Chức năng của phòng Tổng hợp trong ngân hàng

Website nhà trường chuyển sang Cổng thông tin

Trưởng  phòng  : Ths. Vũ Văn Hoàng    

Phó trưởng phòng : Ths. Nguyễn Anh Tuấn

I. Chức năng, nhiệm vụ       

1. Chức năng:

Phòng Hành chính Tổng hợp là đơn vị tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý hành chính, công tác kế hoạch tổng hợp, văn thư lưu trữ, công tác đối nội, đối ngoại và một số lĩnh vực công tác khác có liên quan.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Công tác quản lý hành chính, văn thư lưu trữ:

- Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản giúp Hiệu trưởng quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ.

- Tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về công tác quản lý hành chính, công tác văn thư lưu trữ theo quy định của Nhà nước và các văn bản do nhà trường ban hành.

- Quản lý và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, giao nhận các công văn, tài liệu trong phạm vi quyền hạn và quy định của công tác văn thư; lưu trữ các tài liêu, bảo vệ các tài liệu mật theo các quy định của Nhà nước.

- Quản lý đảm bảo tính pháp chế các loại văn bản; tư vấn, thẩm định cơ sở pháp lý, thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản của Nhà trường trước khi ký ban hành.

- Thực hiện cấp thẻ đeo, giấy giới thiệu, giấy đi đường cho các cá nhân thuộc các đơn vị trong toàn trường khi đi công tác theo Quyết định của Hiệu trưởng.

- Thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các văn bản, tài liệu do Trường ban hành, thực hiện sao gửi các văn bản liên quan đến Nhà trường [kể cả văn bản của tổ chức Đảng và các đoàn thể].

- Quản lý các loại con dấu của Nhà trường [trừ con dấu của tổ chức Đảng, các tổ chức Đoàn thể, dấu của các Trung tâm] và sử dụng các con dấu theo đúng quy định của Nhà nước.

- Chuẩn bị các báo cáo tổng kết, sơ kết của trường, bài phát biểu của Hiệu trưởng theo yêu cầu.

- Tổng hợp chương trình công tác, lập các báo biểu và báo cáo thống kê các lĩnh vực thuộc phòng; ghi chép các cuộc họp giao ban của Ban giám hiệu và ghi biên bản các cuộc họp cấp trường, thông tin, theo dõi tiến độ thực hiện của các đơn vị trong trường.

- Tổng hợp, xây dựng chương trình công tác của Trường, sắp xếp kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm của Ban Giám hiệu. Hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị phối hợp thực hiện theo các chương trình, kế hoạch trên.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị chức năng trong trường xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và ban hành các nội quy, quy chế làm việc trong trường phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển. Giúp Hiệu trưởng điều hành mối quan hệ, lề lối làm việc giữa các đơn vị trong toàn trường theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định.

2.2. Công tác phục vụ, đi nội đối ngoại:

- Đầu mối trong việc tổ chức công tác hiếu, hỉ, lễ tân, khánh tiết, lễ hội truyền thống, hội nghị cán bộ, viên chức giao tiếp đối nội, đối ngoại của nhà trường.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tố chức trang trí và phục vụ các hội nghị, lễ hội, đại hội, hội nghị và họp mặt của trường.

- Chủ trì phối hợp xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển phòng truyền thống của trường. Thường trực xây dựng cơ quan đạt danh hiệu văn hóa.

- Quản lý, điều phối sử dụng toàn bộ xe ô tô của Trường.

- Lập kế hoạch đặt báo chí, mua sắm văn phòng phẩm và tổ chức in ấn các ấn phẩm văn phòng phục vụ công tác quản lý hành chính của nhà trường.

- Quản lý nhà khách và tổ chức phục vụ theo quy định của nhà trường.

- Làm đầu mối quản lý, tổ chức khai thác có hiệu quả công tác quản lý xe của CBVC, người học và khách đến công tác.

- Điều phối sử dụng các phòng họp trong trường. Phục vụ nước uống và vệ sinh phòng làm việc, phòng họp của Ban giám hiệu.

- Quản lý mạng thông tin điện thoại.

2.3. Công tác an ninh trật tự, quốc phòng:

- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự và công tác phòng cháy chữa cháy của Trường. Trực tiếp chỉ đạo Tổ vệ sĩ thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thường trực công tác dân quân tự vệ, quốc phòng an ninh của Trường.

- Kiếm tra, đôn đốc, nhắc nhở, kiến nghị biện pháp khắc phục vi phạm về việc thực hiện an ninh, an toàn của các đơn vị và trong toàn Trường.

2.4. Công tác khác:

- Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị được nhà trường giao.

- Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan tới chức năng được giao theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

II. Tổ chức bộ máy

   Số lượng CBCNV: 4 cán bộ

   Địa chỉ liên hệ: Văn phòng tại trường ĐH TC - QTKD, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên. Phone : 0436590449, Email :

Thông tin liên hệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

Số 3 Vũ Công Đán, P. Tứ Minh, TP Hải Dương

Điện thoại: 0220 3559 666

Hotline: 0987 759 668

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CN TP HÀ NỘI

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

Theo Quyết định 1358/QĐ-NHNN ngày 26/6/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định nhiệm vụ của các phòng thuộc cơ cấu tổ chức của của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội như sau:

1. Phòng Tổng hợp, Nhân sự, Kiểm soát nội bộ:  Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện các công việc liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự của Chi nhánh.

- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Xây dựng Quy chế, nội quy làm việc, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tài sản tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

- Tổ chức mua sắm tài sản cố định, công tác xây dựng cơ bản, bố trí, sử dụng tài sản và các cơ sở vật chất khác thuộc quyền quản lý của Chi nhánh.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

- Thực hiện công tác thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trong phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

- Thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng; xây dựng báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương và Đoàn Đại biểu Quốc hội.

- Quản lý công bố thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn; tiếp nhận, xử lý các thông tin do báo chí phản ánh liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn. Những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo Thống đốc [qua Văn phòng] để xử lý.

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. Trong trường hợp cần thiết, tham mưu, giúp Giám đốc đề nghị Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về công tác báo cáo.

- Thực hiện công tác Thi đua - Khen thưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

2. Phòng Quản lý ngoại hối - Vàng : Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Chỉ đạo, quản lý hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn.

- Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành chế độ quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng đối với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

- Cấp các loại giấy phép và giấy xác nhận liên quan đến hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc.

- Thẩm định hồ sơ và tham mưu, giúp Giám đốc trình Thống đốc cấp một số giấy phép liên quan đến hoạt động ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3. Phòng Kế toán - Thanh toán : Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện các công việc liên quan đến cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thực hiện công khai tài sản, tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

- Thực hiện các công việc liên quan đến công tác tin học, quản lý trang thiết bị tin học.

- Quản lý và vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

4. Phòng Tiền tệ - Kho quỹ : Tham mưu, giúp Giám đốc:

- Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

- Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

- Đầu mối phối hợp với công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả, tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả

- Quản lý, bảo quản an toàn quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Chi nhánh; thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành; thu, chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh và giao nhận tiền mặt với các tổ chức tín dụng và khách hàng theo quy định

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

5. Phòng Thanh tra, giám sát ngân hàng : Tham mưu, giúp Giám đốc:

5.1. Thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng sau đây:

a] Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội;

b] Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc trách nhiệm thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

c] Đơn vị trực thuộc có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội của các đối tượng:

- Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Ngân hàng chính sách.

- Ngân hàng hợp tác xã.

- Ngân hàng liên doanh.

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

- Ngân hàng thương mại cổ phần.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

- Tổ chức tài chính vi mô.

- Chương trình, dự án tài chính vi mô thuộc trách nhiệm thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố khác.

- Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.

- Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

d] Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội;

đ] Chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn thành phố Hà Nội, trừ chương trình, dự án tài chính vi mô thuộc trách nhiệm thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

e] Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội;

g] Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng cỏ trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội, trừ Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam;

h] Đối tượng khác khi được Thống đốc giao.

5.2. Giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sau:

a] Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

b] Đơn vị trực thuộc có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội của các đối tượng:

- Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Ngân hàng hợp tác xã.

- Ngân hàng liên doanh.

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

- Ngân hàng thương mại cổ phần.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

- Tổ chức tài chính vi mô.

c] Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội;

d] Đối tượng khác khi được Thống đốc giao.

5.3. Giám sát theo quy định cùa pháp luật đối với đơn vị trực thuộc có trụ sở đặt tại địa bàn thành phố Hà Nội của các đối tượng sau:

- Ngân hàng chính sách.

- Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

- Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.

- Đối tượng khác khi được Thống đốc giao.

5.4. Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xừ lý vi phạm, quyết định mức độ giám sát đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

5.5. Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng thương mại, tổ chức túi dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức túi dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác cỏ hoạt động ngân hàng theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc.

5.6. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

5.7. Thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật.

5.8. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.

5.9. Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức túi dụng trên địa bàn khi được Thống đốc ủy quyền.

5.10. Có ý kiến bằng văn bản với Thành ủy và với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nam giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đom vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và chức danh tương đương của đem vị trực thuộc trên địa bàn.

5.11. Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.

5.12. Tham mưu, đề xuất cử công chức thuộc Chi nhánh tham gia Ban kiểm soát đặc biệt, Tổ giám sát thanh lý và Ban, Tổ khác đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đối tượng thanh tra, đối tượng giám sát khác có trụ sở [chính] đặt trên địa bàn thuộc trách nhiệm thanh tra, giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

5.13. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định

5.14.  Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Video liên quan

Chủ Đề