Trình độ ngoại ngữ bậc 2 là bằng gì

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam là một khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ của giáo viên và người dùng ngoại ngữ Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam[1].

Theo khung này, trình độ ngoại ngữ của người Việt được chia làm 3 cấp [Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp] và 6 bậc [từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR]. Cụ thể như sau:

  • Sơ cấp: có Bậc 1 ~ A1 và Bậc 2 ~ A2.
  • Trung cấp: có Bậc 3 ~ B1 và Bậc 4 ~ B2.
  • Cao cấp: có Bậc 5 ~ C1 và Bậc 6 ~ C2.

Mục lục

  • 1 Chi tiết 6 bậc ngoại ngữ theo quy định của Việt Nam
  • 2 Cơ sở và mục tiêu của quy định
  • 3 Ứng dụng
  • 4 Liên kết ngoài
  • 5 Tham khảo

Chi tiết 6 bậc ngoại ngữ theo quy định của Việt NamSửa đổi

  • Sơ cấp - Bậc 1 [Tương đương CEFR A1]: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
  • Sơ cấp - Bậc 2 [Tương đương CEFR A2]: Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản [như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm]. Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
  • Trung cấp - Bậc 1 [Tương đương CEFR B1]: Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
  • Trung cấp - Bậc 2 [Tương đương CEFR B2]: Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
  • Cao cấp - Bậc 1 [Tương đương CEFR C1]: Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.
  • Cao cấp - Bậc 2 [Tương đương CEFR C2]: Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

Cơ sở và mục tiêu của quy địnhSửa đổi

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR [Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu] và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Với các tư duy và làm này, xuất phát điểm và mục tiêu thì có thể đúng song lại kết hợp tình hình VN vào thời điểm hiện tại thì không phải là cách làm tốt bởi xuất phát điểm thường là thấp và rất thấp. Chính vì vậy, các nỗ lực cải cách vấn đề này hầu hết dẫm chân tại chỗ hoặc kết quả rất khiêm nhường.

Ứng dụngSửa đổi

Khung này được ứng dụng trong hệ thống giáo dục nhằm đánh giá năng lực của giáo viên và xếp hạng họ [2]. Theo đó khung này đóng vai trò để chia giáo viên ra làm 3 hạng.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Thông tư số 01/2004 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam//thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-01-2014-TT-BGDDT-Khung-nang-luc-ngoai-ngu-6-bac-Viet-Nam-220349.aspx

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam”.
  2. ^ “Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên THPT”.

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 là giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ dựa trên tiêu chuẩn khung đánh giá năng lực 6 bậc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chứng chỉ này có cấp độ và cấu trúc thi khá riêng biệt. Nếu bạn muốn thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2, hãy tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng sau đây.

Chứng chỉ ngoại ngữ A2 rất quan trọng trong học tập và làm việc

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 là gì?

Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hay còn gọi là chứng chỉ tiếng Anh bậc 2 hoặc chứng chỉ tiếng Anh A2 theo khung ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam. Chứng chỉ này cho các trường được bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức thi và tổ chức cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ tiếng Anh bậc 2 là yêu cầu bắt buộc đối với người muốn thi công chức, viên chức hay nâng ngạch chuyển ngạch chuyên viên. Chứng chỉ A2 tương đương với Toeic từ 150 đến 350 điểm và IELTS là 3.0 [căn cứ theo quyết định 66/2008 QĐ-BGDĐT]. 

Người muốn có chứng chỉ A2 cần tham gia bài thi đánh giá năng lực. Bài thi đòi hỏi ứng viên hiểu được các cấu trúc câu đơn giản, hiểu được các nội dung cơ bản về thông tin cá nhân, gia đình, mua sắm, công việc, hỏi đường… Ngoài ra, người đạt trình A2 cần có khả năng giao tiếp các chủ đề quen thuộc như mô tả bản thân, mô tả môi trường xung quanh, những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Mẫu chứng chỉ tiếng Anh bậc 2 

Cấu trúc đề thi chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2

Nếu đang tìm hiểu và muốn thi chứng chỉ A2, bạn cần nắm được những yêu cầu, luật thi và ôn luyện đúng cấu trúc đề thi để đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là những thông tin quan trọng bạn cần ghi nhớ:

Các yêu cầu trong đề thi chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2

Đề thi chứng chỉ tiếng Anh bậc 2 theo mẫu đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 4 kỹ năng chính là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Trong đó, yêu cầu cụ thể như sau:

  • Kỹ năng Nghe [gồm 5 phần, thi trong vòng 25 phút]: Thí sinh luyện nghe hội thoại ngắn để làm câu hỏi trắc nghiệm và điền từ vào chỗ trống.
  • Kỹ năng Đọc [gồm 4 phần, thi trong vòng 40 phút: Thí sinh luyện đọc văn bản về các chủ đề khác nhau. Độ khó của văn bản tương đương từ bậc 2 đến bậc 3 mức thấp, tổng số từ khoảng 700-750 từ. 
  • Kỹ năng Viết [gồm 3 bài, thi trong vòng 35 phút]: Thí sinh luyện kỹ năng viết câu hoàn chỉnh từ những cụm từ gợi ý, luyện kỹ năng viết một tin nhắn hay một văn bản ghi nhớ, luyện kỹ năng viết thư/bưu thiếp.
  • Kỹ năng Nói [thi trong vòng 10 phút, gồm 4 phần là chào hỏi, tương tác xã hội, miêu tả và nêu quan điểm]: Thí sinh nghe và trả lời được câu hỏi, giao tiếp được với giáo viên về những chủ đề đơn giản, nói lên quan điểm cá nhân về một vấn đề.

Mỗi kỹ năng thi Nghe/ Nói / Đọc/ Viết tương đương với 25 điểm, tổng là 100 điểm. Điểm số cuối cùng sẽ được quy về thang điểm 10. Thí sinh sẽ đạt chứng chỉ tiếng Anh bậc 2 nếu đạt tối thiểu 6.5/10 điểm. 

Để đăng ký dự thi, bạn cần lên cổng thông tin của các trường ĐH có tổ chức cấp chứng chỉ A2 rồi nộp hồ sơ theo mẫu. Lệ phí thi ở mỗi cơ sở tổ chức thi không giống nhau. Bạn nên tham khảo lệ phí thi trước khi quyết định nộp hồ sơ.

Cấu trúc đề thi ngoại ngữ bậc 2

Cấu trúc đề thi tiếng Anh A2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 

Cụ thể về từng phần trong cấu cấu trúc đề thi tiếng Anh A2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau: 

Kỹ năng nghe:

  • Phần 1 + phần 2: Nghe thông báo hướng dẫn hội thoại ngắn và trả lời câu hỏi ABC 
  • Phần 3 [gồm 5 câu]: Nghe hội thoại rồi điền từ vào chỗ trống. 
  • Phần 4 [gồm 5 câu]: Nghe một đoạn hội thoại dài rồi chọn đáp án A B C 
  • Phần 5 [gồm 5 câu]: Nghe một bài độc thoại rồi điền từ vào chỗ trống.

Kỹ năng đọc: 

  • Phần 1: Đọc một đoạn văn ngắn rồi chọn các từ vựng điền vào chỗ trống.
  • Phần 2: Đọc và nối các biển báo với các câu giải nghĩa đúng.
  • Phần 3: Đọc và điền từ vào biểu mẫu.
  • Phần 4: Đọc hiểu trắc nghiệm và chọn ABC.

Kỹ năng viết:

  • Phần 1: Viết thành câu đầy đủ [gồm 5 câu] dựa vào các từ gợi ý.
  • Phần 2: Viết một tin nhắn hoặc một bản ghi nhớ.
  • Phần 3: Viết một email hoặc postcard.

Kỹ năng nói:

  • Phần 1: Chào hỏi.
  • Phần 2: Trả lời câu hỏi về những chủ đề quen thuộc quanh bạn.
  • Phần 3: Miêu tả về chủ đề như nhà cửa, quê quán, nghề nghiệp, công việc…
  • Phần 4: Thảo luận và đưa ra ý kiến về một câu nói/ vấn đề/ nhận định.

Mẫu đề thi chứng chỉ ngoại ngữ A2 

Như vậy, chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 có vai trò rất quan trọng trong xã hội, giúp bạn có thêm nhiều cơ hội học tập và công việc hấp dẫn. Nếu có ý định thi lấy chứng chỉ để thể hiện năng lực ngoại ngữ của mình, bạn hãy nộp hồ sơ dự thi và dành thời gian ôn tập nghiêm túc để đạt được kết quả tốt nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề