Chuột rút khi mang thai là gì năm 2024

Chuột rút khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, xuất hiện ở một số giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Vậy làm sao để hết chuột rút khi mang thai, Happy Mommy sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết nhé!

Chuột rút là gì?

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng xuất hiện cơn co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hay nhiều nhóm cơ như đùi, bắp tay, bắp chân gây nên. Chuột rút ở bụng khi mang thai như thế nào? Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhói đột ngột ở vùng bụng và tự hết sau khoảng 5 phút hoặc sẽ đau âm ỉ khó chịu. Chuột rút bụng dưới khi mang thai hay xuất hiện bởi các cơn co thắt bụng mà chỉ mẹ bầu mới hay gặp phải.

Chuột rút xảy ra ở tất cả mọi người tuy nhiên thai phụ là đối tượng mắc phải nhiều hơn. Bà bầu bị chuột rút khi mang thai nhìn chung sẽ thấy không có gì đáng lo ngại nhưng hiện tượng này gây khó chịu, khó khăn cho cử động của mẹ bầu, đồng thời còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ bầu.

Chuột rút khi mang thai là gì năm 2024

Dấu hiệu chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai thường xuất hiện vào ban đêm khi mẹ bầu vừa mới vào giấc ngủ hoặc khi đang ngủ say. Theo thống kê, dấu hiệu chuột rút khi mang thai sẽ xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn co thắt kéo dài từ vài giây đến vài phút nhưng cũng có thể lặp lại.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai tuần đầu thường xuất hiện ở các bộ phận như chân, tay và đùi, đôi khi cũng xảy ra trên thân mình. Trường hợp nguy hiểm nhất với mẹ bầu là bị chuột rút bụng khi mang thai, tình trạng này nếu rơi vào tình huống xấu nhất có thể dẫn đến sảy thai nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai

Happy Mommy đã tổng hợp một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai như:

Tăng cân

Khi thai nhi ngày càng phát triển, trọng lượng cơ thể của mẹ tăng lên đáng kể gây áp lực lên các cơ bắp ở chân dẫn đến bà bầu bị chuột rút. Đồng thời việc ăn uống không khoa học dẫn đến cơ thể mẹ tăng làm kích thích và tê bì các cơ dẫn đến chuột rút.

Chuột rút khi mang thai là gì năm 2024
Tăng cân gây áp lực lên các cơ bắp dẫn đến chuột rút

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu canxi vào giai đoạn cuối thai kỳ dẫn đến nhu cầu canxi tăng cao để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể sẽ lấy canxi của mẹ để cung cấp cho bé khiến mẹ bị thiếu canxi, dẫn đến bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối.

Mất nước

Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút vì cơ thể bị rối loạn điện giải. Mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng bởi các cơn nghén nên tình trạng mất nước rất dễ xảy ra, trường hợp ốm nghén nặng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu.

Thói quen ngồi nhiều

Việc giữ cơ thể ở một tư thế nhất định trong một thời gian dài khiến cơ bị căng cũng có thể dẫn đến bầu bị chuột rút bắp chân. Ngồi nhiều khiến máu không được lưu thông ở một số bộ phận và gây ra tình trạng chuột rút.

Tuần hoàn máu chậm

Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu đưa máu từ chân lên tim và ngược lại. Bên cạnh đó, các dây thần kinh từ tủy sống xuống chân bị chèn ép gây khó chịu và dẫn đến tình trạng chuột rút bắp chân khi mang thai.

Các nguyên nhân khác

Câu hỏi được khá nhiều bà mẹ quan tâm là bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì? Khi cơ thể mẹ bầu thiếu một số chất khoáng như kali, canxi hoặc magie trong chế độ ăn uống cũng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai.

6 Cách giảm chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng rất bình thường song cũng mai lại không ít khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu. Dưới đây là 6 cách chữa chuột rút khi mang hiệu quả mẹ bầu cần biết:

Duy trì cân nặng hợp lý

Việc duy trì cân nặng hợp lý giúp trọng lượng cơ thể sản phụ ở mức vừa phải, không gây áp lực lên cơ bắp chân. Đồng thời duy trì cân nặng còn giúp sản phụ không bị nặng nề khi di chuyển. Ở giữa thai kỳ, em bé ngày càng phát triển nếu cân nặng không được kiểm soát dễ bị chuột rút khi mang thai tháng thứ 5.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống nhiều nước là một trong những cách giảm chuột rút khi mang thai, giúp cơ bắp của bạn thư giãn và giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và ít bị kích thích. Bên cạnh đó uống nhiều nước còn giúp cân bằng điện giải, hạn chế bị chuột rút.

Chuột rút khi mang thai là gì năm 2024
Uống nhiều nước giúp hạn chế chuột rút khi mang thai

Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu

Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, các loại hải sản (ngao, sò, tôm cua…), nấm hương, rau cải chíp, rau chân vịt,… Bên cạnh đó, mẹ bầu nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung có chứa canxi để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để không bị chuột rút khi mang thai.

Thường xuyên massage chân

Việc massage chân sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng chuột rút. Nên massage từ đùi xuống bắp chân, mắt cá chân rồi đến ngón chân để thư giãn và hạn chế chuột rút.

Chuột rút khi mang thai là gì năm 2024
Massage chân giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện chuột rút

Vận động thể chất nhẹ nhàng

Đi lại thường xuyên và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Đồng thời vận động còn giúp giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh, hạn chế tối đa tình trạng chuột rút.

Lưu ý trong cách sinh hoạt

Tư thế sinh hoạt hằng ngày như đứng lâu, ngồi lâu sẽ khiến cơ bị căng và gây nên tình trạng chuột rút. Vào cuối ngày sau bước massage chân mẹ bầu nên thêm bước ngâm chân trong nước ấm để thoải mái cơ thể và ngủ ngon giấc hơn mà không bị chuột rút.

Lời kết

Chuột rút khi mang thai không đáng lo ngại nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn thì mẹ bầu nên đi khám bệnh để điều trị kịp thời. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám sản phụ khoa hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0937873699 hoặc ghé trực tiếp tại 2 cơ sở quận 1, quận 7 Tp.HCM để được hỗ trợ nhé!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Happy Mommy để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức phụ khoa, kiến thức thai kỳ, chăm sóc mẹ mang thai và hiếm muộn nhé!

Tại sao lại bị chuột rút khi mang thai?

Kích thước tử cung tăng nhanh khiến các mạch máu xung quanh bị chèn ép, lượng máu dẫn xuống chân bị hạn chế làm cho chân tay tê nhức, thậm chí bị chuột rút. Ngoài ra, các dây thần kinh từ tủy đến chân cũng bị chèn ép khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và khó chịu.

Bị chuột rút khi mang thai nên ăn gì?

Nghiên cứu hạn chế cho thấy việc bổ sung magiê có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Sản phụ cũng có thể cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu magiê, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt. Hãy bổ sung đầy đủ canxi.

Tại sao khi ngủ hay bị chuột rút?

Nguyên nhân gây chuột rút lúc ngủQuá trình vận động sẽ làm tiêu hao lượng đường ở gan, nếu tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo cho cơ thể, sẽ khiến chân dễ bị chuột rút về đêm. Cơ thể thường xuyên bị thiếu nước, bổ sung nước không đủ lượng cần thiết trong ngày là nguyên nhân dẫn đến chuột rút vào ban đêm.

Thiếu canxi khi mang thai nên ăn gì?

Hàm lượng canxi (mg) trong 100g loại thức ăn phổ biến là:.

Rau dền cơm có chứa 341mg canxi..

Sữa bột tách bơ có chứa 1.400mg canxi..

Rau cần ta có chứa 310mg canxi..

Tôm đồng có chứa 1.120mg canxi..

Rau đay có chứa 182mg canxi..

Phô mai có chứa 760mg canxi..

Rau ngót có chứa 169mg canxi..

Lòng đỏ trứng vịt có chứa 146mg canxi..