Cô đôi cam đường ở đâu

Bản văn Cô đôi Cam Đường trong bài viết này được dùng để hát thờ và hát khi hầu đồng.

Nội dung của 2 bản văn này đề nói lên sự tích và sự uy linh của Đôi Cô Cam Đường

Tìm hiểu thần tích Cô đôi Cam Đường

Xưa kia, vùng Lào Cai là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa tấp nập giữa miền xuôi và miền ngược, ngày đó có 2 người con gái còn rất trẻ, tuổi độ đôi mươi, quê từ làng Đình Bảng- Bắc Ninh lên buôn bán vải.

Hai cô gái thường ở lại khu làng Chiềng On để buôn bán trao đổi vải lấy các sản phẩm khác đem về xuôi, tình cảm của dân làng với 2 cô gái rất gắn bó và thân thiết.

Bẵng đi một thời gian không thấy 2 cô gái đến nữa, rồi một ngày người làng Chiềng bỗng phát hiện thấy xác 2 cô trôi dạt về làng [nơi đền Đôi Cô ngày nay].

Làng Chiềng lập miếu thờ hai cô. Từ đó dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu… tiếng lành đồn xa, không những người dân địa phương mà cả du khách khắp mọi miền cũng về đây thắp hương tưởng nhớ 2 cô gái trẻ tốt bụng luôn phù hộ cho người dân có cuộc sống ấm no, yên bình.

Người già trong làng còn kể rằng, chính hai cô gái trẻ đó là người thường xuyên vận chuyển hàng hóa vải vóc lên vùng Lào Cai tiếp tế quân lính chống giặc ngoại xâm. Hai cô bị giặc phát hiện giết chết ném xác xuống suối, rồi trôi dạt về làng Chiềng On.

Dưới đây là 2 lời văn [theo lối hát xá ] thường được xử dụng để hát thờ vào ngày tiệc và các cung văn hát khi hầu giá Cô đô Cam Đường:

Bản văn Cô đôi Cam Đường thông dụng

Bản văn của soạn giả Phúc Yên được dùng khi hầu giá Cô

Lòng thành thắp một tuần hương
Dâng văn sự tích Cam Đường tiên cô

Quê nhà ở đất xưa Đình BảngDòng nối dòng buôn bán vải tơCô quản gì nắng sớm chiều mưaCong cong đòn gánh sớm trưa cho đờiNào tơ lụa vải sồi lĩnh tíaĐủ mặt hàng chẳng thiếu thức chiChiều chiều quảy gánh ra đi

Lung linh gót ngọc quảy đi cho đời

Cô tới đâu hoa cười chim hótCác bản làng nhẹ gót thênh thênhSuối khe đồi núi gập ghềnh

Vải tơ đem đến ấm tình ngược xuôi

Dân đâu đấy nhớ người tiên nữDáng thanh thanh mắt tựa sao saThơm thơm tóc phượng dà dàHây hây má phấn da ngà lưng ongNúm đồng tiền dáng trông ngọc thuyếtNở nụ cười vẻ nguyệt in hoaKhăn vuông đen thẫm đậm đàLưng đeo xà tích tai hoa bấm vàngÁo đổi vai dịu dàng vạt thắt

Mối lưng bao nhiệm nhặt đường cong

Tư trời sánh với trăng trongCông dung ngôn hạnh đức cùng thanh taoSở mãn hạn thiên tào bỗng gọiTrở về trời để lại nhớ thươngNgười tiên gửi đất Cam Đường

Dấu tiên để lại bốn phương phụng thờ

Thuở sinh thời vải tơ đem đếnLúc về trời vẫn hiện đêm khuyaCanh ba quảy gánh đi vềTay tiên hái quả trẩy huê cho đờiSang canh tư dạo chơi các bảnGọi chim rừng gợi sáng canh nămAnh linh nức tiếng bốn phương

Có cô tiên nữ Cam Đường thiêng thay

Dân đâu đó đêm ngày nguỡng mộĐội ơn cô tế độ sinh nhânBan tài tiếp lộc xa gầnKêu sao được vậy nhân dân ơn nhờĐôi đãy nải thủa xưa ghi lại

Cô Cam Đường tiếng mãi mai sau

Hôm nay dâng tiến văn chầuCung đàn tiếng hat đôi câu tâm thànhCô về lai giáng điện đình

Xin cô bốn chữ khang ninh thọ trường

Bản văn nay ít được các cung văn sử dụng

Gương tần tảo đời đời ghi nhớChữ kiệm cần ví tựa vàng sonTrăm năm bia đá đã mòn

Cam Đường cổ tích miếu đền ngàn thu

Đường quan lộ chợ Dầu – Đình BảngCó cô đôi buôn bán tha phươngĐòn cong túi đẫy dịu dàngNgược xuôi thuận mỏ Cam Đường chợ buônHai túi đẫy lượt là vải nhiễuLụa tơ vàng sồi đũi hoa trơnHai vai gánh nặng càn khônChàm xanh lĩnh tía, nâu non vải sồngĐường xa lắc mà lòng khôn ngại

Giúp người đời tấm vải ấm thân

Niềm tin đồn đại xa gầnCam Đường biên giới thổ dân nức lòngBỗng một buổi trời đông tuyết lạnhVai nặng nề quảy gánh gót xaChiều hôm trời đã xế tàNúi non khuất khúc vào ra vắng ngườiCô dừng bước bên đường gỗ gánh

Biết đâu người đã định mưu gian

Cường hung một lũ bạo tànThẳng tay cướp của rồi xông hại ngườiÂu cũng bởi số trời đã địnhNợ tràn hoàn nhẹ gánh gian laoTinh linh trở lại thiên tào

Cam bề hạnh tử quyết liều hai thân

Ngàn hoa cỏ tần ngần rũ láCảm thương người một dạ kiên trinhNỗi oan khuất thấu thiên đình

Mối sông mộ cổ rành rành bên non

Phép linh ứng hiện hình đưa kháchCứu cho người thoát ách cường hungĐộ người trên bộ dưới thuyền

Thuận buồm xuôi ngược thong dong đi về

Xem thêm: Bản văn cô Chín hay nhất

.

Đền Đôi Cô và Chùa Cam Lộ tọa lạc ở một vị trí khá đẹp tại phường Bình Minh, thành Phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Phía trước là dòng suối trong xanh dựa lưng vào gò đồi đất lớn, đền Đôi Cô còn được người dân gọi với tên gọi khác đó là đền “Cô Đôi” Cam Đường. Ngôi đền đã tồn tại cách ngày nay hàng trăm năm được gắn liền với nhiều truyền thuyết và bí ẩn rằng: Xưa kia ở vùng Lào Cai có 2 người con gái còn rất trẻ tuổi độ đôi mươi quê từ làng Đình Bảng - Bắc Ninh lên buôn bán vải. Hai cô gái thường ngủ lại khu làng chiềng On để buôn bán trao đổi vải lấy các sản phẩm khác đem về xuôi, tình cảm của dân làng với 2 cô gái ngày càng gắn bó và thân thiết. Rồi một ngày dân làng Chiềng bỗng phát hiện thấy xác hai cô chết trôi dạt về làng, người già trong làng kể rằng chính hai cô gái trẻ đó là người thường xuyên vận chuyển hàng hóa vải vóc lên vùng Lào Cai tiếp tế quân lính trống giặc ngoại xâm. Hai cô bị giặc phát hiện giết chết ném xác xuống suối, rồi trôi dạt về làng Chiềng On [khu đền Đôi Cô]. Để tỏ lòng biết ơn, người dân làng Chiềng lập miếu thờ hai cô. Từ đó, dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu...tiếng lành đồn xa không những người dân địa phương mà cả du khách khắp mọi miền cũng về đây thắp hương tưởng nhớ hai cô gái trẻ tốt bụng luôn phù hộ cho người dân có cuộc sống ấm no, yên bình. Ngày lễ chính của đền Đôi Cô tổ chức vào ngày 13 tháng 9 [âm lịch].

Chùa Cam Lộ nằm liền kề Di tích Đền Đôi Cô. Theo lời kể của cổ nhân trong làng truyền lại ngôi chùa được xây dựng cách ngày nay gần 200 năm, khi đó ở đây có 2 ông chức dịch tên là Lý Lợi [ở làng Hẻo] và Phó Ngà [ở làng Trang] mỗi ông có một tính cách khác nhau. Lý Lợi thì rất độc ác và giàu có nhưng lại không có con nỗi dõi tông đường. Phó Ngà nhà nghèo nhưng lại thương dân, gia đình lại đông con, hai ông có những cách nghĩ cách làm khác biệt nhau nên dẫn tới sự mâu thuẫn. Một ngày vào dịp ăn lúa mới, hầu cận của Lý Lợi đi mời khách ở làng Hẻo về nhà ăn mừng lúa mới nhưng không thấy trở về, ngựa cũng không tìm thấy.

Sau một thời gian bỗng dưng con ngựa trở về, gia đình chủ lần theo lối ngựa đi lên tới làng của người Xa Phó, tới đây Lý Lợi tập trung dân tra hỏi và được biết con ngựa đó là của người hầu của Phó Ngà đem gửi; vì hai gia chủ ghét nhau nên hầu cận của Phó Ngà đã mai phục ném cho ngựa giật mình vật ngã hầu cận của Lý Lợi, sau đó chém chết và đem ngựa lên gửi trong làng, sự việc này được hầu cận trung thành của Phó Ngà giữ kín. Sau sự việc này làm cho Phó Ngà và gia đình gặp hoạn nạn, Phó Ngà bị tù đày, gia đình bị ly tán.Rồi một hôm em trai Phó Ngà đến nơi tù đày thăm anh, ở trại có một con ngựa lớn không ai thuần hóa được, em Phó Ngà thấy vậy nhận thuần con ngựa. Chỉ trong 3 ngày sau, con ngựa bất kham trở nên ngoan ngoãn. Vì vậy trại tù đã tha bổng cho người anh là Phó Ngà, sau đó hai anh em trở về làng tụ tập làm ăn cuộc sống đạm bạc đơn sơ. Còn Lý Lợi sau đó ốm liên miên, bán hết của cải để chữa bệnh và cho người về xuôi đặt tượng phật bằng đá chuyển bằng đường sông. Khi đưa tượng lên thuyền, thuyền chòng chành lật đổ tượng, cho người mò tìm mà không thấy. Lý Lợi thấy đó là điềm xấu cho nên lại đặt tượng lần thứ hai, nhưng lần này ông cho làm lễ cúng phật rất to trước khi chuyển lên thuyền, chuyến đi thuận buồm xuôi gió về chùa Cam Lộ. Khi đó chùa Cam Lộ đã hư hỏng, dột nát, Lý Lợi liền cho người mua gỗ về sửa chữa lại ngôi chùa và chuyển toàn bộ tượng phật bằng đá vào trong chùa. Sau khi ông chết gia đình đưa bát hương của ông vào chùa thờ tự.

Chùa Cam Lộ tổ chức ngày lễ chính lớn nhất là ngày 12/4 âm lịch với quy mô lớn mang ý nghĩa tưởng nhớ đến ngày sinh của Phật.

Thắp một tuần nhang lòng thành thắp một tuần nhang.

Dâng văn sự tích Cam Đường Tiên Cô.

Gương tần tảo đời đời ghi nhớ.

Chữ thiện tâm ghi tựa vàng son.

Trăm năm bia đá vẫn mòn.

Trăm năm bia đá vẫn mòn.

Cam đường cổ tích miếu đền ngàn thâu.

Đường cam lộ; chợ dầu đình bảng.

Có đôi cô buôn bán tha hương.

Đòn cong túi đẫy dịu dàng.

Đòn cong túi đẫy dịu dàng;

Cam đường cổ tích miếu đền ngàn thâu.

Đường cam lộ chợ dầu đình bảng.

Có đôi cô buôn bán tha hương.

Đòn cong túi đẫy dịu dàng.

Đòn cong túi đẫy dịu dàng.

Ngược xuôi thuận nẻo cam đường chợ xa.

Hai túi đẫy lượt là nhiễu vải.

Lụa tơ vàng ; sồi ; đũi; hoa trơn.

Hai vai gánh nặng càn khôn.

Hai vai gánh nặng càn khôn.

Tràm xanh linh tía; cau non vải trầu.

Đường xa tắp mà lòng cô không ngại.

Giúp người đời có vải ấm thân.

Niềm tin đồn đai xa gần.

Cô đi tới đâu hoa cười chim hót.

Các bản làng nhẹ gót thanh thanh.

Suối khe đồi núi gập ghềnh.

Suối khe đồi núi gập ghềnh.

Vải tơ đem đến thắm tình ngược xuôi.

Dân đâu đó nhớ người tiên nữ.

Vẻ thanh thanh mắt tựa sao sa.

Hương thơm thơm tóc phượng già già.

Thơm thơm tóc phượng già già.

Hây hây má phấn da ngà lưng ong.

Núm đồng tiền giá trong ngọc khuyết.

Nở nụ cười héo nguyệt hờn hoa.

Cô độ người trên bộ dưới sông.

Thuận buồm xuôi ngược thong dong cô đi về.

Khắp nương bản nhờ uy tế độ.

Ai khẩn cầu phúc thọ tài danh.

Cam đường dựng miếu anh linh.

Sở cầu như nguyện; hữu tình thế gian.

Cô dạo cảnh đông cuông trái út.

Đền bảo hà; mỏi gót lào cai.

Sông thao bẻ lái chèo bơi.

Khi vào đom hán; khi chơi lạng giàng.

Khi chơi cảnh Hà giang bắc lục.

Thú lâm tuyền rừng trúc rừng mai.

Cam đường quả ngọt hoa tươi.

Lẵng hoa cô quẩy trên vai dịu dàng.

Khi ngoạn cảnh hà giang bắc lục.

Thú lâm tuyền rừng trúc rừng thông.

Xe loan thánh giá hồi cung.

Video liên quan

Chủ Đề