Con người tổ tiên chia lãnh thổ như thế nào năm 2024

Người đàn ông trưởng thành này hay MRD được xác định có nguồn gốc từ một giống người tiền sử có tên Australopithecus anamensis – đã từng xuất hiện ở các cao nguyên Ethiopia từ hàng triệu năm trước. Giống người này chính là tổ tiên của “Lucy” – một trong những hóa thạch nổi tiếng nhất thế giới, từng xuất hiện ở cùng một địa điểm ở khoảng thời gian 3,2 triệu năm trước.

Hai giống người tiền sử cùng tồn tại trong 100.000 năm, đập tan nhận định của nghiên cứu trước đó, cho rằng giống người lớn tuổi hơn sẽ nhường chỗ cho những giống người mới. Giống người xuất hiện trước, nguồn gốc của MRD, chính là giống người xuất hiện sớm nhất được phát hiện cho đến nay, là một phần trong cây tiến hóa của loài người.

Yohannes Haile-Selassie, người lãnh đạo nhóm người nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland cho hay “Giống người này chính là giống người đánh dấu sự thay đổi rõ rệt trong tiến hóa của loài người trong suốt Thế Thượng Tân.”

Giống người này đã được biết đến trước đó thông qua các mảnh răng và hàm có niên đại từ 2,4 đến 3,9 triệu năm trước, được tìm thấy ở Kenya và Ethiopia. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, hình dáng của giống người này vẫn là một bí ẩn.

Con người tổ tiên chia lãnh thổ như thế nào năm 2024

Bước đột phá đến vào năm 2016 khi hàm trên của mẫu vật được một công nhân địa phương tìm thấy ở khu vực Afar, Ethiopia, cách hóa thạch Lucy khoảng 55km. Sau đó, phần còn lại của hộp sọ cũng được tìm thấy.

Tiến sĩ Haile-Selassie chia sẻ “Tôi không thể tin vào mắt mình khi phát hiện ra phần còn lại của hộp sọ. Đó là khoảnh khắc “Eureka” của đời tôi và cũng là khoảnh khắc khi giấc mơ trở thành sự thật.”

Với hộp sọ đầu tiên được phát hiện này, các nhà khoa học giờ đây đã có thể xác định các đặc điểm khuôn mặt chưa-từng-thấy-trước-đây. Có một số đặc điểm tương đồng với Lucy nhưng cũng có một số đặc điểm khác biệt đáng kể, tương đồng với các nhóm nguyên thủy như Ardipithecusus và Sahelanthrop hơn.

Tiến sĩ Haile-Selassie nói “MRD có các đặc điểm nguyên thủy và riêng từng loài trên cả khuôn mặt và hộp sọ. Tôi chưa từng nghĩ sẽ được thấy tất cả các đặc điểm này trên cùng một mẫu vật.”

Giống người Anamensis đã được chúng ta biết đến khá nhiều tuy nhiên đây lại là hộp sọ đầu tiên mà chúng ta tìm thấy. Cuối cùng cũng đã có thể trả cho cái tên một khuôn mặt rõ ràng.”

Hộp sọ được phát hiện tại khu vực Woranso-Mille của Ethiopia, nơi nhiều xương Hominin đã được khai quật. 230 mẫu vật Hominin đã được tìm thấy ở đây, hầu hết có niên đại 3,8 đến 3 triệu năm tuổi.

Stephanie Melillo từ viện Max Planck cho biết “Cho đến bây giờ, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa tổ tiên loài người cổ xưa nhất được biết đến, khoảng 6 triệu năm tuổi và các giống người gần niên đại với “Lucy”, xuất hiện trong khoảng 2-3 triệu năm trước. Một trong những khía cạnh thú vị của khám phá lần này là cách nó kết nối không gian hình thái giữa hai nhóm người kể trên.”

Những mẫu vật còn sót lại được xác định niên đại bằng cách sử dụng khoáng chất trong các lớp đá núi lửa gần đó.

Các nhà khoa học kết luận rằng MRD có thể đã sống gần một đồng bằng, có một con sống chảy vào hồ. Nơi đó có thể có cảnh quan đứt gãy mạnh với những sườn đồi dốc và núi lửa phun trào, phủ đầy tro và dung nham. Con sông có thể sẽ chảy từ các cao nguyên trong vùng cao nguyên Ethiopia.

Naomi Levin, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Miami nói “MRD sống gần một cái hồ rộng lớn nằm ở một vùng khô cằn. Chúng tôi rất mong muốn có thể thực hiện nhiều nghiên cứu hơn ở khu vực này để hiểu thêm về môi trường nơi MRD đã từng sống, mối quan hệ với biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sự tiến hóa của con người.”

Người nam ở cả hai giống người này đều có chiều cao khoảng 1,5m và cân nặng khoảng 45kg. Người nữ cao khoảng hơn 1m và nặng khoảng 28kg.

Các nhà khoa học hiện đang tìm hiểu cách các giống người này tương tác và có hay không việc họ tranh giành thức ăn và không gian.

Giáo sư Fred Spoor, từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết “Hộp sọ chính là sự bổ sung tuyệt vời nhất cho hồ sơ hóa thạch. Hộp sọ được tìm thấy lần này có lẽ sẽ trở thành một trong số các biểu tượng “đáng ăn mừng” về sự tiến hóa của loài người.”

Có thể nói Châu Phi là cái nôi của nhân loại và những bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng những người tiền sử đã di cư từ Châu Phi tới những khu vực khác nhau trên hành tinh của chúng ta, những cuộc di cư này được diễn ra trên quy mô lớn và vô cùng phức tạp.

Theo những lý thuyết truyền thống được đưa ra từ những năm 1980 thì khoảng 60.000 năm trước, có 150 - 1.000 người Homo sapiens bắt đầu di cư từ đông bắc Châu Phi, băng qua Trung Đông, và sau đó đến các khu vực trên lục địa Á-Âu, họ không phải là những người Homo sapiens di cư đầu tiên, nhưng dường như họ lại trở thành tổ tiên của loài người ở những nơi khác trên thế giới.

Và với công nghệ phân tích DNA ngày nay, điều này lại một lần nữa được củng cố mạnh mẽ hơn, nhưng điều này lại sinh ra một câu hỏi khiến cho các nhà khoa học đau đầu mà cho tới nay vẫn chưa có lời giải đáp nào thực sự được cho là chính xác: Tại sao họ lại rời Châu Phi?

Con người tổ tiên chia lãnh thổ như thế nào năm 2024

Trước khi các nhà khoa học đưa ra một số lý thuyết chính, chúng ta có thể xem xét các vấn đề khác xung quanh câu hỏi này. Có thể người Homo sapiens đã nhiều lần rời Châu Phi, hóa thạch của xương hàm và răng người thời kỳ đầu được tìm thấy tại một địa điểm ở Israel, điều này đã chứng minh rằng một nhóm người Homo sapiens đã thực hiện một cuộc di cư đường dài cách đây 180.000 năm. Thậm chí, có bằng chứng cho thấy rằng, 20.000 năm trước tổ tiên loài người đã đến khu vực lục địa của Ả Rập.

Có nhiều giả thuyết cho rằng hành trình di cư của người tiền sử có thể còn sớm hơn, thậm chí quá trình di cư này còn bắt đầu từ thời đại của người Homo erectus, có niên đại từ 2 triệu năm trước. Loài này đã vượt ra khỏi Châu Phi và tới Trung Quốc, Indonesia và Châu Âu. Người Homo erectus định cư ở Châu Phi có lẽ còn là tổ tiên của người Homo sapiens và người Neanderthal.

Trong số những câu hỏi xoay quanh vấn đề những loài này di cư như thế nào và hành trình di chuyển ra sao vẫn còn là một bí ẩn, nhưng có lẽ câu hỏi khó giải đáp nhất vẫn là tại sao tổ tiên của nhân loại là quyết định rời khỏi Châu Phi.

Chúng ta có thể không bao giờ biết câu trả lời chính xác, bởi vì nhân loại vẫn chưa thể chế tạo ra cỗ máy thời gian để có thể quay trở về quá khứ mà tận mắt quan sát tổ tiên của chúng ta sống trên đồng bằng Châu Phi như thế nào. Bởi vậy chúng ta chỉ có thể tìm ra câu trả lời nhờ vào những bằng chứng hóa thạch để tìm ra một lời giải thích hợp lý. Và dưới đây là một số giả thuyết giải thích vì sao người tiền sử lại di cư khỏi lục địa Châu Phi.

Con người tổ tiên chia lãnh thổ như thế nào năm 2024

Homo erectus, còn được dịch sang tiếng Việt là trực nhân, là một loài người tuyệt chủng từng sinh sống trong phần lớn khoảng thời gian thuộc thế Pleistocen. Loài này bắt nguồn từ Châu Phi hoặc Châu Á và lan tỏa xa tới Anh, Gruzia, Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Java.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là lý do phổ biến nhất được các nhà khoa học cho là ảnh hưởng đến việc người Homo sapiens rời khỏi Châu Phi. Lý thuyết được đưa ra như sau: Người Homo sapiens phát triển mạnh trong khí hậu có lượng mưa dồi dào, bởi đây là yếu tố có thể trực tiếp kiểm soát sự phát triển của thực vật. Sự phát triển của thực vật lại ảnh hưởng sự sinh tồn của tổ tiên chúng ta vì nó là yếu tố tác động trực tiếp tới mật độ và sự đa dạng của các loài động vật ăn cỏ lớn, bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hệ sinh thái cũng sẽ khiến tổ tiên của chúng ta phải thay đổi khu vực sinh sống.

Trên thực tế, hệ thống khí hậu của Châu Phi cổ đại đã trải qua những thay đổi rất lớn. Ví dụ, khi Trái Đất thay đổi quỹ đạo và tiến vào kỷ băng hà, lượng mưa và các yếu tố khí hậu cũng bị thay đổi theo, dẫn đến sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái và toàn bộ hành tinh thay đổi, gây ra những bất lợi ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người.

Con người tổ tiên chia lãnh thổ như thế nào năm 2024

Đã có nhiều kỷ băng hà trong lịch sử Trái Đất, mỗi kỷ kéo dài hàng chục nghìn năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng sự xuất hiện của các kỷ băng hà đã làm thay đổi rất nhiều điều kiện khí hậu ở đông bắc Châu Phi. Đây có thể là một trong những giai đoạn có nhiều khả năng loài người sơ khai đã di cư trên quy mô lớn đầu tiên.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy khi con người đầu tiên rời Châu Phi, khoảng 60.000 năm trước, khí hậu ở đông bắc Châu Phi đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi kỷ băng hà. Vào thời điểm đó, khí hậu lạnh và khô. Do đó, các yếu tố môi trường này đã thúc đẩy người tiền sử rời khỏi Châu Phi. Môi trường lúc bấy giờ rất xấu, mục đích rời Châu Phi của họ là để thoát khỏi môi trường không thuận lợi để sinh tồn và tìm những khu vực thích hợp hơn để phát triển.

Đi theo hành trình di cư của các loài động vật khác

Bằng chứng từ những con vật bị giết mổ và xương cùng những chiếc răng cổ có thể thấy rõ con người sơ khai đã săn bắt và ăn thịt những động vật lớn, không những thế, họ còn có thể tận dụng đường di cư của các loài động vật có vú tại Châu Phi như voi và bò rừng để tổ chức những cuộc săn bắt, phục kích. Các nhà khảo cổ cũng từng tìm thấy một địa điểm săn bắt của người Homo erectus ở Kenya.

Vào năm 2020, các nhà khoa học đã có một phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc tại một hồ nước ở Ả Rập Saudi, người ta đã tìm thấy hàng trăm hóa thạch dấu chân voi, bò, ngựa giẫm lên nhau. Điều gây sốc là 3 trong số những dấu chân đó thuộc về con người. Đây là bằng chứng lâu đời nhất về sự tồn tại của người Homo sapiens được tìm thấy ở Ả Rập Saudi.

Mặc dù khám phá này không thể chứng minh rằng con người rời lục địa Châu Phi theo sự di cư của động vật, nhưng nó có thể cho thấy rằng sự tồn tại của người tiền sử có liên quan chặt chẽ đến nguồn thức ăn, cũng như sự tồn tại của con người liên quan đến biến đổi khí hậu và động vật có vú bị săn đuổi bởi người tiền sử. Các thói quen ăn uống có thể đã ảnh hưởng đến quá trình di cư của tổ tiên chúng ta.

Học hỏi thói quen di cư từ người tiền sử phía nam

Một giả thuyết khác cho rằng không phải những người đầu tiên sống ở miền đông Châu Phi đã rời lục địa Châu Phi, mà ngược lại, những người đầu tiên thực hiện quá trình di cư đến từ miền nam Châu Phi. Ngoài ra, bằng chứng khảo cổ học cho thấy những người tiền sử ở miền nam Châu Phi đã sở hữu một số hành vi và những kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc di cư vĩ đại ở Châu Phi. Nhưng phân tích di truyền lại chỉ ra rằng những người nguyên thủy sống ở miền nam Châu Phi không phải là tổ tiên của những người đã rời khỏi lục địa Châu Phi.

Dựa trên lý thuyết này, một trong những kịch bản có khả năng xảy ra nhất là trước khi người Homo sapiens rời lục địa Châu Phi, một nhóm người Homo sapiens đã di cư từ nam sang đông trên lục địa Châu Phi. Vào thời cổ đại, khí hậu của lục địa Châu Phi có thể đã thay đổi, giữa 60.000 - 70.000 năm trước, trong một thời kỳ ngắn, một hành lang xanh giữa phía đông và phía nam của lục địa Châu Phi đã được hình thành. Đây là cơ hội tuyệt vời cho người Homo sapiens ở miền nam Châu Phi di cư về phía đông.

Những người Homo sapiens ở miền nam Châu Phi này đến Đông Phi sống cùng với cư dân địa phương và dạy những cư dân ở đây văn hóa và kỹ năng của họ. Sau khi họ sống cùng nhau một thời gian, cư dân Đông Phi đã rời đi và nhường lại chỗ cho những cư dân đến từ phía nam để họ tiếp tục sống ở đây.

Con người tổ tiên chia lãnh thổ như thế nào năm 2024

Giả thuyết không

Theo loại mô hình di cư do các nhà nghiên cứu thiết lập, chúng ta không cần phải vượt ra ngoài hành vi của con người để hiểu lý do tại sao người tiền sử rời Châu Phi. Trên thực tế, loài người ban đầu hình thành các quần thể dựa trên các đặc điểm chung và duy trì ranh giới khu vực, bởi vậy họ di cư tự phát vì nhiều lý do .

Ở những nơi có mật độ dân số cao thì khả năng di cư tự nhiên càng cao. Khi Châu Phi có mật độ dân số cao, những người tiền sử hình thành nhu cầu mở rộng phạm vi sinh sống để tìm kiếm nguồn thức ăn phong phú hơn cũng như không gian để sinh sản.