Công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh

Câu hỏi và đáp án Module 5

Công tác phối hợp giữa nhà trường [giáo viên] với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học - Module 5. Để trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 5 thêm chính xác hơn.

  • Đáp án Module 5 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ, chi tiết
  • Gợi ý đáp án Module 5 đầy đủ

1. Chọn đáp án đúng nhất

Câu hỏi: Mục tiêu cụ thể của công tác phối hợp giữa nhà trường [giáo viên] với gia đình [cha mẹ học sinh] trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học là tạo ra sự đồng thuận cao và hợp tác hiệu quả trong các tác động đến học tập, tu dưỡng của học sinh ở cả nhà trường, gia đình và xã hội trên cơ sở hiểu biết đặc điểm tâm lí và phát triển của học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Câu trả lời: Đúng

2. Chọn đáp án đúng nhất

Câu hỏi: Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học đặt ra mấy nhiệm vụ cơ bản?

Câu trả lời: 4 nhiệm vụ cơ bản

3. Chọn đáp án đúng nhất

Câu hỏi: Yêu cầu đối với công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học là:

Câu trả lời: Xuất phát từ quyền lợi của học sinh; đồng thuận và hợp tác có trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục.

Đáp án Module 5 Tiểu học

  • Đáp án Module 5 Tiểu học
  • Đáp án trắc nghiệm và câu hỏi tương tác Mô đun 5 Tiểu học
  • Bài tập trắc nghiệm cuối khoá Module 5 Tiểu Học
  • Đáp án câu hỏi tương tác Module 5 Tiểu Học

Câu hỏi Module 5 khác

  • Mẫu báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh Module 5
  • Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh Module 5
  • Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5

Trên đây là câu hỏi Công tác phối hợp giữa nhà trường [giáo viên] với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học- Module 5. Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!

3.1. Công tác phối hợp giữa nhà trường [giáo viên] với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động dạy học và giáo dục

  • Hiểu được ý nghĩa của công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động dạy học và giáo dục;
  • Nêu được mục tiêu, các nhiệm vụ và yêu cầu cơ bản đối với công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động dạy học và giáo dục.
  • Nghiên cứu tài liệu về công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động dạy học và giáo dục
  • Nghiên cứu thông tin Infographic.
  • Trả lời các câu hỏi tương tác liên quan tới nội dung 3.1
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Mục tiêu cụ thể của công tác phối hợp giữa nhà trường [giáo viên] với gia đình [cha mẹ học sinh] trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở là tạo ra sự đồng thuận cao và hợp tác hiệu quả trong các tác động đến học tập, tu dưỡng của học sinh ở cả nhà trường, gia đình và xã hội trên cơ sở hiểu biết đặc điểm tâm lí và phát triển của học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Câu trả lời

Đúng

  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học cơ sở đặt ra mấy nhiệm vụ cơ bản?

Câu trả lời

4 nhiệm vụ cơ bản

  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Yêu cầu đối với công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS là:

Câu trả lời

Xuất phát từ quyền lợi của học sinh; đồng thuận và hợp tác có trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục

Nội dung chính thức chia sẻ bởi giáo viên cốt cán trong mô đun 5

MÔ ĐUN 5 TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC

Mọi ý kiến về bài viết cũng như bản quyền vui lòng inbox page: fb/blogtailieu hoặc để lại bình luận phía bên dưới.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục gồm gia đình, nhà trường, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giáo dục và dạy học nói chung, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh nói riêng. Mỗi lực lượng có cách thức và ưu thế riêng mang đến sự phát triển tâm lí, nhân cách cho học sinh nên cần phối hợp chặt chẽ cả ba lực lượng này. Đặc biệt cần giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục, hiệu quả giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả thì việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh càng đạt kết quả cao. Do đó, trong các văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục và dạy học học sinh luôn được nhấn mạnh. Cụ thể là: Tại khoản 2, Điều 3 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019 đã khẳng định: “Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông đã chỉ ra, nhà trường cần “thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi và tác động của những thay đổi đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh”. Trong thực tế, giáo viên sẽ không thực hiện được mục đích dạy học, giáo dục nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, vì gia đình là môi trường gắn bó các thành viên bằng mối quan hệ huyết thống và sự chia sẻ thân tình nên cha mẹ là người hiểu rất rõ con mình, tạo lập từ sớm những nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân cách cho con. Ngược lại, cha mẹ cũng không thể giúp con họ trưởng thành nếu không có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh dễ ủng hộ và phối hợp với nhà trường để giáo dục con em mình. Nói cách khác, mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và cha mẹ học sinh có thể thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn, phát huy được tối đa tiềm năng của mình, nhất là ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, vẫn còn những giáo viên cho rằng công việc chính của họ là dạy học, họ không có trách nhiệm phải xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh vì điều đó làm mất nhiều thời gian và công sức. Thậm chí, có giáo viên còn đặt cha mẹ vào mối quan hệ căng thẳng, gay gắt khi hai bên không đồng thuận trong giáo dục học sinh. Ngược lại, một bộ phận cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thức đầy đủ về sự phối hợp, ảnh hưởng lẫn nhau của giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình nên hoặc đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên khi con phát triển không như mong đợi, hoặc tham gia các hoạt động của trường, lớp - nơi con mình học tập - một cách thụ động và hình thức. Về phía học sinh, nếu các em nhận thấy giữa giáo viên và cha mẹ mình luôn tôn trọng, thống nhất và phối hợp ăn ý với nhau thì bản thân các em cũng tin tưởng giáo viên và nỗ lực nhiều hơn trong học tập, rèn luyện. Nhưng nếu học sinh biết rằng giáo viên và cha mẹ không thường xuyên trao đổi, thậm chí xung đột, bất hợp tác với nhau sẽ khiến nhiều học sinh có khuynh hướng chống lại giáo viên hoặc có vấn đề về hành vi trong lớp học. Điều đó có ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm rõ rệt hiệu quả giáo dục và dạy học dẫn đến việc, cuối cùng, chính học sinh mới là người chịu thiệt thòi nhất. Nói cách khác, sự phối hợp với gia đình, mà trực tiếp và chủ yếu là cha mẹ học sinh có ý nghĩa quan trọng, vừa là một trách nhiệm của nhà trường [giáo viên], đồng thời vừa là một trong những con đường, cách thức hiệu quả, bền vững để giáo dục học sinh.

Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là tạo sự thống nhất về giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiện nay, một bộ phận cha mẹ chưa quan tâm, hoặc không có thời gian quan tâm tới việc giáo dục con cái. Để thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh và toàn xã hội, Trường mầm non Trần Nguyên Hãn đã làm tốt công tác ba phối hợp, cụ thể:


Trước tiên, nhà trường đã phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trong công tác tham mưu, phối hợp:

- Phối hợp với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương: Nhà trường đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về việc tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, về chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi đến trường.

- Phối hợp với trạm y tế tại địa phương cùng chăm lo sức khỏe cho trẻ: Nhà trường đã phối hợp với Trạm y tế Phường tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ; tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ; Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em: Các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi… Phối hợp xử lí khi có các dịch bệnh xảy ra ở trường.

- Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp tốt với các tổ chức khác như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... để tạo thành một lực lượng hùng hậu, rộng khắp ủng hộ tích cực cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.

Bạn đang xem: Công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh

Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tặng quà cho các cháu.

Lãnh đạo UBND, HĐND Phường chúc mừng ngày khai giảng và tặng quà cho các cháu.

Phối hợp với Trạm y tế Phường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

Ngoài sự phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường và nhóm lớp, nhà trường đã tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như:

- Thứ nhất: Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ: Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định. Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đóng góp các loại phí hỗ trợ giáo dục theo quy định của nhà trường.

- Thứ hai: Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ: Phụ huynh cùng tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhóm/ lớp. Đồng thời, phụ huynh có thể tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình như: hoạt động trải nghiệm, tổ chức ngày Hội, lễ, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ... Ngoài ra, gia đình cũng cần phải trao đổi với giáo viên tại nhóm lớp những đặc điểm riêng của con mình như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính... để giáo viên có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.

- Thứ ba: Phụ huynh phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của trường/ lớp mầm non: Các bậc phụ huynh theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường... của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. Ngoài ra, phụ huynh còn có thể đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm/ lớp hay thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh.

- Thứ tư: Nhà trường huy động gia đình cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất nhà trường: Nhà trường đã vận động các bậc phụ huynh tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Góp phần cải tạo môi trường giáo dục của trường, lớp, ủng hộ các nguyên vật liệu cho trẻ thực hành...

Để công tác tuyên truyền, phối hợp đạt được hiệu quả cao nhất, nhà trường, nhóm lớp đã phối hợp với gia đình thông qua các hình thức như: Thông qua bảng tuyên truyền tại nhóm lớp; Trao đổi trực tiếp với giáo viên tại nhóm lớp qua các giờ đón, trả trẻ hàng ngày; Họp phụ huynh định kì; Trao đổi qua nhóm Zalo của lớp hoặc theo dõi trên Website, Fanpage của nhà trường; Gọi điện trao đổi; Trao đổi qua sổ liên lạc của trẻ; Phối hợp tổ chức các ngày Hội, lễ cho trẻ; Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, Đài truyền hình...

Ban Đại diện CMHS nhà trường chúc mừng ngày khai giảng.

Họp phụ huynh tại các nhóm lớp.

Xem thêm: Em Có Suy Nghĩ Gì Về Lí Tưởng Sống Của Thanh Niên Ngày Nay Qua Bài Lặng Lẽ Sa Pa

Trao đổi thường xuyên qua nhóm Zalo của lớp.

Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, Trường mầm non Trần Nguyên Hãn đã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội. Hy vọng rằng, các bậc phụ huynh và toàn xã hội sẽ cùng chung tay với nhà trường để xây dựng cho các bạn nhỏ có được môi trường sống và học tập tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề