Current Situation Analysis là gì

Tomorrow Marketers Lên chiến lược và kế hoạch kinh doanh luôn là một thách thức với các nhà quản lý, đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát, tổng thể, nhưng mục tiêu đặt ra cũng cần cụ thể và có thể đo lường. Vậy làm thế nào để phân tích môi trường doanh nghiệp, lên tầm nhìn, chiến lược một cách thực tế nhất và có thể theo dõi? Sau đây là 9 mô hình phổ biến nhất cho strategic thinking bạn có thể tham khảo.

1. Balanced Scorecard

Balanced Scorecard [BS] là một mô hình quản trị được tạo ra bởi Drs. Robert Kaplan và David Norton. BS bao gồm:

  • Mục tiêu [Objectives] những mục tiêu tầm cao của tổ chức
  • Đo lường [Measures] những chỉ số giúp bạn đạt được mục tiêu của mình một cách có chiến lược và kế hoạch.
  • Sáng kiến [Initiatives] những chương trình hành động chính [key action programs] giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Balanced Scorecard còn là một cách hiệu quả, trực tiếp để giúp team của bạn cùng chung suy nghĩ về chiến lược. Có nhiều cách để tạo Balanced Scorecard, bao gồm việc sử dụng những phần mềm như Excel, Google Sheets, PowerPoint hoặc phần mềm báo cáo. Dưới đây là ví dụ về Balanced Scorecard.

2. Strategy Map

Strategy Map là một công cụ trực quan được thiết kế cho việc giao tiếp rõ ràng một kế hoạch mang tính chiến lược để đạt được mục tiêu lớn trong kinh doanh. Strategy Mapping là một phần chính của Balanced Scorecard và đem đến một phương pháp để truyền đạt những thông tin, ý tưởng ở tầm cao đến tất cả mọi người trong tổ chức theo một cách dễ hiểu nhất.

Lợi ích của Strategy Map:

  • Cung cấp một cách trình bày đơn giản, rõ ràng và trực quan.
  • Thống nhất tất cả mục tiêu theo một chiến lược.
  • Đem đến cho mọi nhân viên một mục tiêu rõ ràng để ghi nhớ, để hành động theo và đo lường thành công.
  • Nhận biết mục tiêu chính [key goals].
  • Giúp bạn hiểu hơn yếu tố nào cần thiết để chiến lược hiệu quả.
  • Nhìn thấy các mục tiêu tác động lẫn nhau.

3. SWOT Analysis

Mô hình phân tích SWOT [SWOT matrix] là mô hình cấp cao được sử dụng tại thời điểm bắt đầu của một tổ chức khi lên chiến lược. Mô hình bao gồm điểm mạnh [Strengths], điểm yếu [Weaknesses], cơ hội [Opportunities] và thách thức [Threats]. Điểm mạnh và điểm yếu được cho là yếu tố nội tại, còn cơ hội và thách thức là những yếu tố ngoại cảnh.

Phân tích SWOT giúp tổ chức nhận ra họ đang làm tốt ở đâu, cũng như những điều cần cải thiện. Hơn nữa, mô hình SWOT khi phát triển lên có thể trở thành mô hình lợi thế cạnh tranh.

4. PEST Model

Cũng như SWOT, PEST là viết tắt của Political [Chính phủ], Economic [Kinh tế], Sociocultural [Văn hóa Xã hội] và Technological [Công nghệ]. Mỗi yếu tố này dùng để nhìn nhận một nền kinh tế hoặc môi trường ngoài doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những yếu tố đó có thể ảnh hưởng thế nào đến tổ chức. Mô hình PEST thường được sử dụng trong sự kết hợp với những yếu tố ngoại cảnh của mô hình SWOT.

Mô hình PEST đôi khi cũng trở thành PESTEL hoặc PESTLE, bởi các yếu tố khác được thêm vào như môi trường [environmental] hoặc luật pháp [legal]. STEEPLED là một thuật ngữ khác, viết tắt cho sociocultural, technological economic, environmental, political, legal, education, và demographic.

5. Gap Planning

Gap Planning cũng được biết đến với cái tên Need-Gap Analysis, Need Assessment, hoặc Strategic Planning Gap. Gap Planning thường được dùng để so sánh tổ chức hiện giờ đang ở đâu, mục tiêu mong muốn là gì và làm thế nào để bắc cầu khoảng cách giữa hai điều này. Đây là mô hình cơ bản để nhận ra những khuyết điểm về nội bộ.

6. Blue Ocean Strategy

Blue Ocean Strategy là một mô hình chiến lược được đề ra trong một cuốn sách có tên tương tự trong năm 2005. Cuốn sách có tên Blue Ocean Strategy: How to Create Uncontested Market Space and Make Competition Irrelevant [tạm dịch: Chiến lược đại dương xanh: Làm thế nào để tạo ra khoảng thị trường không cạnh tranh và khiến đối thủ không can dự].

Ý tưởng đằng sau chiến lược này là khiến tổ chức tự phát triển khoảng không gian thị trường không cạnh tranh [blue ocean] thay vì thị trường người khác đã phát triển hoặc nắm giữ [red ocean]. Dưới đây là so sánh đơn giản từ website Blue Ocean Strategy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn liệu mình có đang làm việc trong blue ocean hay red ocean.

7. Porters Five Forces

Porters Five Forces [tạm dịch: mô hình 5 áp lực cạnh tranh] là một mô hình cũ hơn được xây bởi những áp lực ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của một nền kinh tế hoặc một thị trường. 5 áp lực cạnh tranh mô hình này đưa ra để kiểm định là:

  • Mối nguy từ đối thủ mới gia nhập thị trường: Đây có phải thị trường dễ dàng để gia nhập, hay có vô số rào cản mà các công ty phải vượt qua?
  • Mối nguy từ những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế: Khách hàng có thể dễ dàng thay thế sản phẩm của bạn bằng sản phẩm khác hay không?
  • Khả năng áp giá của khách hàng: Các khách hàng có thể đặt áp lực để có mức giá thấp hơn?
  • Quyền lực của nhà cung cấp: Những nhà bán lẻ lớn có thể đặt áp lực cho doanh nghiệp để giảm mức giá.
  • Sự cạnh tranh khốc liệt giữa những nhãn hàng sẵn có: Những đối thủ hiện tại của bạn có đang giữ lợi thế phát triển? Nếu đối thủ khởi động một sản phẩm mới hoặc có bằng sở hữu trí tuệ hoặc các văn bản khác, điều đó có ảnh hưởng đến công ty của bạn?

Những áp lực kể trên có thể giúp bạn định hình những khả năng trong tương lai chúng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn.

Đọc thêm: Phân tích thị trường và đánh giá tiềm lực doanh nghiệp theo mô hình Porters 5 Forces và mô hình SWOT

8. VRIO Model

Mô hình VRIO là viết tắt cho value, rarity, imitability, organization [giá trị, sự khan hiếm, sự có thể mô phỏng, tính tổ chức] Chiến lược này sẽ liên quan nhiều hơn đến việc đặt nền móng cho tầm nhìn hơn là cả chiến lược. Mục đích cuối cùng của việc phân tích mô hình VRIO là chỉ ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

  • Value: Bạn đang có khả năng khai thác những cơ hội hay vô hiệu hóa một nguy cơ bằng cách áp dụng những tiềm lực riêng?
  • Rarity: Có hay không nguồn tài nguyên lớn để cạnh tranh trong thị trường, hay chỉ một vài công ty kiểm soát những tài nguyên trên?
  • Imitability: Liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể dễ dàng bị bắt chước hoặc mô phỏng lại, hay sẽ có khó khăn cho các tổ chức bên ngoài khi muốn làm điều đó?
  • Organization: Công ty của bạn có được tổ chức đủ chặt chẽ để có thể khai thác sản phẩm hay tài nguyên.

9. OKRs [Objectives and Key Results]

Mô hình chiến lược này là lựa chọn của Google, Intel, Sportify, Twitter, LinkedIn và rất nhiều thành công ở thung lũng Silicon. Mô hình OKR là một trong những công cụ lên chiến lược một cách trực tiếp. Mô hình được thiết kế để tạo ra sự liên kết xung quanh những mục tiêu được đo lường bằng cách định hướng rõ ràng:

  • Objectives [Mục tiêu]: Bạn muốn đạt được điều gì. Chọn từ 3 5 mục tiêu ngắn gọn, truyền cảm hứng và theo từng thời gian cụ thể.
  • Key Results [Kết quả chính]: Bạn sẽ đo lường thành tích như thế nào. Đặt ra 3 5 key results [chúng phải độc lập với nhau] cho mục tiêu.

Mô hình này hiệu quả chính bởi sự đơn giản của nó.

Tạm kết

Trên đây là 9 mô hình lên chiến lược cho kinh doanh. Những mô hình sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn hình thành nên tư duy lên chiến lược để áp dụng vào những business case hóc búa nhất. Tham khảo khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers để trang bị tư duy Problem Solving bài bản, sẵn sàng ứng dụng để giải quyết mọi đề Case Study từ các Trainers giàu kinh nghiệm, là

Bài viết của ClearPoint Strategy và biên dịch bởi Tomorrow Marketers.

Khoá học Data Analysis Phân tích dữ liệu cho quyết định chiến lược

Khoá học Data Analysis for Decision Making được Tomorrow Marketers thiết kế phối hợp cùng các giảng viên là giám đốc, quản lý cấp cao tại các tập đoàn, nội dung khoá học tập trung truyền đạt tư duy phân tích số liệu, nhằm giúp các Marketers trẻ tự tin làm việc với số liệu để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định chính xác cho doanh nghiệp.

Bài viết thuộc bản quyền của Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép hay đăng lại dưới mọi hình thức.

Video liên quan

Chủ Đề