Đánh giá của du khách đối với NHỮNG điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang

SÁCH CÓ TẠI THƯ VIỆN [Kho mượn đọc – Tầng 3]

  1. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ : bản sắc và giá trị / Võ Văn Sen [chủ biên] ... [và những người khác. - Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh , 2016.680 tr. ; 28 cm. 340000đ. Số phân loại: 398.4109597/T311
  2. Văn hoá tâm linh Nguyễn Đăng duy. - 1st. - Hà Nội : Hà Nội , 1996.- 315 tr, 21cm. Số phân loại: 291.3/D523
  3. Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội Văn Quảng. - Hà Nội : Lao động , 2009.- 359tr ; 21cm. 49.000đ. Số phân loại: 291.3/Qu106
  4. Văn hóa dân gian Nam Bộ - Tín ngưỡng dân gian / Nguyễn Thị Tâm Anh ... [và những người khác. - Hồ Chí Minh : Văn hóa - Nghệ thuật , 2017.-287 tr. ; 21 cm. 85000đ. Số phân loại: 398.4109597/V115

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI NGUYÊN NỘI SINH
- Bản điện tử - địa chỉ truy cập: //dspace.agu.edu.vn:8080/
- Bản in được lưu trữ tại quầy Tham khảo Tầng 4 [Hoặc liên hệ cán bộ thư viện tại quầy để được hỗ trợ].

  1. Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở lễ hội Vía bà chúa xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang : Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm ngành Giáo dục chính trị / Nguyễn Hồ Thanh. - An Giang : Đại học An Giang , 2008.- 62tr : Minh họa ; 30cm.kèm theo một bảng tóm tắt và 2 bảng phụ lục. Số phân loại: 306.4/Th107 / SVLV000047
  2. Phát triển khu du lịch Núi Sam thành phố Châu Đốc [tỉnh An Giang] - Thực trạng và giải pháp : Luận văn Thạc sĩ Địa lí học chuyên ngành Địa lí học. Mã số: 60 31 05 01 / Tô Minh Châu ; PGS.TS. Phạm Xuân Hậu [hướng dẫn khoa học]. - Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh , 2014.-118 tr. : minh họa ; 30 cm. Số phân loại: 338.4791/Ch125/LV00223
  3. Hành vi của du khách ở Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc / Lư Hoàng Phố. - An Giang : Đại học An Giang , 2007.-58 tr. ; 30 cm. - [Khóa luận tốt nghiệp]. Số phân loại: 338.4/Ph450 / SVLV000326
  4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh tại thành phố Châu Đốc của người dân thành phố Long Xuyên / Hồ Phi Khanh; Th.S Trịnh Hoàng Anh [Giảng viên hướng dẫn]. - An Giang : Đại học An Giang , 2016.viii; 61 tr ; 30 cm. - [Chuyên đề tốt nghiệp]. Số phân loại: QTKD-DH13QT/Kh107 / CDTN000314

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ
- Địa chỉ truy cập: //lhtv.vista.vn/ [Chọn STD-Tài liệu KH&CN Việt Nam]
- Lưu ý: Bạn đọc vui lòng truy cập theo hệ thống mạng nội bộ của Trường Đại học An Giang để đọc và download toàn văn tài liệu.

TẠP CHÍ IN [Bản in được lưu tại quầy Tham khảo – Tầng 4 TV]

  1. Văn hóa tâm linh qua hệ thống đình ở An Giang / Phạm Văn Thống .- Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2000-2004, tr.199 – 204
  2. Du lịch Việt Nam vùng tâm linh chưa được đánh thức / Nguyễn Văn Đáng .- Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing / 2010, Số 01, tr. 54-57
  3. Du lịch tâm linh và lễ hội văn hóa ở Việt Nam thời kỳ toàn cầu hóa / Trần Thị Hồng Anh .- Tạp chí Văn hóa nghệ thuật / 2014, Số 7 [361], tr. 42–45
  4. Lễ hội và du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Hải Hà .- Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 2016, Số 2[380], tr. 44-47
  5. Kết nối du lịch tâm linh ở các nước tiểu vùng sông Mekong / Nguyễn Hoài Sanh, Lê Thị Bích Ngọc .- Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2017, Số 4, tr.17-21
  6. Một cách nhìn khác về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam / Vũ Trung .- Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 7[124], 2010, tr. 67-71

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC CẦN THƠ [Truy cập vào các đường dẫn]

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET [Truy cập vào các đường dẫn]

  1. Lễ hội Bà Chúa Xứ và dịch vụ cho thuê heo quay: sự biến đổi linh hoạt của một hiện tượng văn hóa / Bùi Thị Ngọc Phương .- Tạp chí Văn hóa dân gian số 1/2016
  2. Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang / Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Quang Vũ .- .Tạp chí Phát triển KH & CN, 2016, Tập 19, Số X5
  3. Phát triển du lịch An Giang theo hướng hiện đại – Nhận thức & giải pháp / TS. Ngô Quang Láng
  4. Du lịch tâm linh tại Việt Nam:những vấn đề lý luận và thực tiễn .- Tạp chí Phát triển KH & CN, 2016, Tập 19, Số X5 / Dương Đức Minh
  5. Văn hóa tâm linh và phát triển tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam Bộ Việt Nam / Nguyễn Ngọc Thơ .- TC Phát triển kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, tháng 6/2012
  6. Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Đồng Tháp / Nguyễn Minh Triết, Mai Võ Ngọc Thanh .- TC KHXH & NV, 2017, Số 8, Tập 14, tr. 137-147
  7. Tìm hiểu loại hình du lịch tâm linh tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long / Huỳnh Đức Dũng; Nguyễn Thạch Thảo; Võ Thị Thùy Trang .- Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016
  8. Thiết chế văn hóa tâm linh qua tục thờ Thiên Hậu của người Hoa ở Tây nam Bộ: truyền thống & biến đổi / Trần Hồng Liên .- Nghiên cứu Tôn giáo, 2015, Số 2[140], tr. 102-107
  9. Sưu tập chuyên đề: Khám phá vùng đất Phương Nam [Phần Du lịch An Giang từ trang 34 đến 49]
  10. Du lịch tâm linh ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển
  11. Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh

THƯ VIỆN
 

Đăng bởi Cẩm Thiêu Chuyên mục: Địa lí - Lịch sử Được đăng: 15 Tháng 3 2018 Cập nhật lần cuối: 15 Tháng 3 2018 Lượt xem: 4290

Du lịch tâm linh và du lịch văn hóa đang là xu thế phát triển của du lịch Việt Nam. Sự phát triển của loại hình du lịch này không những mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho du khách. An Giang vốn là vùng đất hội tụ nhiều chùa chiền, đình miếu, lăng tẩm nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chúng mang giá trị độc đáo về kiến trúc và có bề dày lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước công nhận. Đây thật sự là lợi thế lớn để An Giang khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch của Tỉnh.

Một số điểm đến văn hóa tâm linh ở An Giang bao gồm: miếu Bà Chúa Xứ - một trong 10 điểm thu hút nhiều khách hành hương nhất ở Việt Nam [Tổ chức kỷ lục Việt Nam]; chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Hang [cụm di tích Núi Sam]; chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế ở Vồ Bồ Hông [khu du lịch Núi Cấm]; điện Ngọc Hoàng, điện U Minh, điện Phật Thầy, điện A-di-đà, điện Phật Mẫu, điện Huỳnh Long, điện Chư Thần, điện Ba Cô, điện Ngũ Hành, điện Trúc Lâm [khu du lịch Núi Két],…

1. Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang / Nguyễn Trọng Nhân, Cao Mỹ Khanh

Tóm tắt: Du lịch văn hóa tâm linh đang là xu thế phát triển của du lịch Việt Nam và  sự phát triển của loại hình du lịch này không những mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho du khách. An Giang là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, thời gian qua, An Giang cũng như nhiều tỉnh/thành khác ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển có chất lượng và hiệu quả loại hình du lịch này. Do đó, mục đích chính của nghiên cứu là khảo sát sự đánh giá của du khách để biết được thực trạng các điều kiện và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang. Qua đó, tác giả cũng cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc thực thi những giải pháp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của loại hình du lịch – cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh An Giang.
Nguồn trích: Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ / 2014, Số 32, tr. 121-128

2. Văn hóa tâm linh qua hệ thống đình ở An Giang / Phạm Văn Thống.

Tóm tắt: Bài trích giới thiệu quy trình nghiên cứu văn hóa tâm linh qua hệ thống đình ở An Giang.
Nguồn trích: Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2000-2004, tr.199 - 204

3. Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang / Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Quang Vũ

Tóm tắt: Du lịch tâm linh đang là một trong xu thế phát triển mới của ngành du lịch nhiều quốc gia. Phát triển du lịch tâm linh không chỉ đem lại những hiệu quả về kinh tế - xã hội, giải quyết nguồn lao động, nâng cao trình độ dân trí mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị về mặt văn hóa - tín ngưỡng của cộng đồng địa phương. An Giang được biết đến là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, những công trình di tích lịch sử - văn hóa lâu đời, đặc biệt là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian

Nguồn trích: Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ / 2016, Số 5, Tập 19, tr. 104–112

4. Hội đua bò Bảy Núi – Từ góc nhìn lịch sử, văn hóa / Liêu Ngọc Ân

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những giá trị văn hóa của lễ hội đua bò Bảy Núi nhìn từ phương diện lịch sử, văn hóa. Trong đó, tác giả đưa ra những nhận định về việc tìm hiểu thời gian hình thành Hội đua bò Bảy Núi này. Qua đó, tác giả cho thấy, lễ hội này đã trở thanh hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tự phát dưới góc nhìn địa văn hóa, và tạo dựng nên những giá trị đặc sắc cho lễ hội này như: [1] hình thành từ nhu cầu sống, lao động sản xuất bình thường, có tồn tại yếu tố niềm tin tôn giáo, cầu mong hạnh phúc trong vụ mùa mới; [2] hình thức và nội dung của lễ hội gần như không thay đổi, vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa thể hiện tinh thần coi trọng truyền thống; [3] lễ nghi tôn giáo chuyển hóa và dung hòa giữa lễ đua bò và lễ Sen Dolta [lễ cúng ông bà]; [4] thể hiện tinh thần tự thức làm nên tính cộng đồng sâu sắc của bà con Khmer vùng Bảy Núi, tạo bước chuyển biến trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong cộng đồng người Khmer.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa lịch sử An Giang / 2013, Số 9[102], tr. 14–17,45

5. Vài nét đặc trưng văn hóa vùng Bảy Núi An Giang / Diệp Lạc

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những nét đặc trưng của văn hóa vùng Bảy Núi như: [1] từ điều kiện tự nhiên tạo nên một quần thể núi với dốc cao trải dài chiếm hầu hết diện tích của vùng; [2] hình thức sản xuất trên đất ruộng là gieo sạ không đều nhau, chỉ sản xuất vào mùa mưa, mùa nắng để đất hoang là đặc trưng không gian văn hóa về nông nghiệp của vùng; [3] hệ thống đình, chùa, miếu, thánh thất dày đặc theo đặc điểm tôn giáo khác nhau; [4] các lễ hội cổ truyền, lễ hội tâm linh đặc trưng của người Kinh, người Khmer xuất phát từ phong tục tín ngưỡng của từng dân tộc; [5] cây thốt nốt hình thành nên các giá trị văn hóa [ẩm thực, nghề leo cây, tạo dựng một nhịp sống cộng đồng]; [6] làng nghề truyền thống [nghề làm gốm, đan đệm bàng, dệt thổ cẩm]; [7] văn hóa ẩm thực truyền thống đa dạng và phong phú; [8] hình thái cư trú tạo thành mô típ rất riêng của cộng đồng dân cư vùng đất này; [9] cách thức sản xuất nông nghiệp theo lối thủ công, chăn nuôi thả rong trên sườn núi.

Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa lịch sử An Giang / 2013, Số 3, tr. 26–27

6. Tạo sức hút cho du lịch lễ hội An Giang / Hồ Thị Đào

Tóm tắt: Theo tác giả, để tạo sức hút và nâng cao hiệu quả của loại hình du lịch lễ hội, An Giang cần thực hiện những giải pháp sau: [1] nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; [2] đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội; [3] xúc tiến quảng bá, tiếp thị mở rộng thị trường; [4] hợp tác liên kết với các khu vực quốc tế; [5] phát triển du lịch lễ hội gắn với du lịch cộng đồng; [6] quản lý tốt an ninh trật tự trong mùa lễ hội; [7] xây dựng và khai thác hiệu quả các tuyến du lịch lễ hội mới.

Nguồn trích: Tạp chí Du lịch / 2015, Số 3, tr. 28-29

7. Du lịch Việt Nam vùng tâm linh chưa được đánh thức / Nguyễn Văn Đáng

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu hành trình từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể và giới thiệu về các điểm nhấn văn hóa tâm linh của người Việt.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing / 2010, Số 01, tr. 54-57

8. Du lịch tâm linh và lễ hội văn hóa ở Việt Nam thời kỳ toàn cầu hóa / Trần Thị Hồng Anh

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến vấn đề du lịch tâm linh và lễ hội văn hóa truyền thống ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Tác giả cho rằng du lịch tâm linh, lễ hội văn hóa là những yếu tố bảo đảm và thúc đẩy tự do tín ngưỡng: mở ra sự giao lưu, gặp gỡ mang tính văn hóa tâm linh giữa một số cộng đồng xã hội; cộng đồng tôn giáo quốc gia, quốc tế; giúp con người nâng cao nhận thức về văn hóa tín ngưỡng, lịch sử tâm linh, triết học các tôn giáo. Vì vậy, du lịch tâm linh, lễ hội văn hóa cổ truyền và tự do tín ngưỡng là những giá trị tinh thần liên quan mật thiết với nhau, góp phần thúc đẩy tự do tôn giáo lành mạnh và đích thực.
Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật / 2014, Số 7 [361], tr. 42–45

9. Sức mạnh cộng đồng trong bảo tồn di tích tín ngưỡng làng Việt / Nguyễn Xuân Hồng

Tóm tắt: Bài viết cho thấy thực trạng của những di tích và sự cần thiết của việc bảo tồn. Theo tác giả, sức mạnh cộng đồng có vai trò hết sức to lớn trong việc bảo tồn phát huy các giá trị di tích tín ngưỡng làng Việt. Qua đó, để công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa này thì cần thực hiện một số giải pháp như: năng cao năng lực quản lý văn hóa qua việc định hướng ý thức xã hội về bảo tồn một không gian văn hóa, một công trình kiến trúc; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống cao đẹp; cần pháp luật hóa những quy định về trình tự thủ tục trong việc bảo quản, phục hồi di tích; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động bảo quản, trùng tu.

Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật / 2014, Số 9 [363], tr. 96–98

10. Lễ hội Việt Nam từ góc nhìn thích ứng và hội nhập văn hóa / Đinh Thị Dung

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những nhân tố dẫn đến sự biến đổi văn hóa lễ hội. Qua đó, tác giả cũng cho thấy những biểu hiện biến đổi của lễ hội Việt Nam trong thời hiện đại về: [1] sự gia tăng về số lượng lễ hội; [2] quy mô, phạm vi tổ chức lễ hội; [3] nội dung và tính chất lễ hội; [4] xu hướng phát triển lễ hội.

Nguồn trích: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật / 2014, Số 12 [366], tr. 28–32


Tổng hợp: Nguyễn Thị Cẩm Thiêu

Video liên quan

Chủ Đề