Danh sách bổ sung hỗ trợ đợt 3 phường Tăng Nhơn Phú B

[PLO]- Người dân tại phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức đã ký vào giấy nhận tiền trợ cấp do ảnh hưởng dịch COVID-19 đã lâu nhưng thực tế lại chưa được nhận tiền.

Trưa 14-9, bà Nguyễn Thị Hiếu Hạnh, Bí thư Đảng uỷ phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, TP.HCM, cho biết đã đem toàn bộ danh sách mà người dân ký có thể hiện nhận 1,5 triệu đồng nhưng thực tế chưa nhận tiền cho người dân gạch bỏ.

Trước đó, chiều 13-9, hàng loạt người dân tại tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B đã đến nhà tổ trưởng tổ dân phố để xin lại danh sách mà họ đã ký nhận tiền trước đó.

Theo người dân, danh dách này địa phương đưa cho người dân ký nhận 1,5 triệu đồng hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 với hứa hẹn ký xong sẽ phát tiền. Tuy nhiên, đã qua thời gian rất lâu mà không nhận được tiền nên người dân đồng loạt đến đòi lại danh sách.


Người dân đồng loạt đến đòi lại danh sách ký nhận tiền nhưng thực tế không nhận được tiền. Ảnh: CTV

Bà Nguyễn Thị Hiếu Hạnh, Bí thư đảng uỷ phường cho biết đây chỉ là sự nhầm lẫn ở tổ dân phố. Theo bà Hạnh, thời gian qua phường triển khai hỗ trợ theo gói 2799 đã kết thúc từ 31-8.

Sau đó UBND phường tiếp tục triển khai đợt tiếp theo và phường chuyển xuống cho tổ dân phố để tổ dân phố lập danh sách thống kê chuyển về phường để phường tiếp tục lập danh sách đề xuất thành phố.

“Trong quá trình thực hiện tổ dân phố lại lấy danh sách ký nhận tiền để thống kê. Sau khi người dân phản ánh, trong ngày 13-9 phường đã kiểm tra lại danh sách tổ thống kê thì trong danh sách đó thể hiện số tiền, bên phường đã mang xuống cho dân để dân gạch tên bỏ tại chỗ” bà Hạnh nói thêm.

Bà Hạnh giải thích thêm một lần nữa: “Có lưu ý với cán bộ là danh sách này mình lập và không thể hiện số tiền trong đó nhưng trong quá trình làm anh em sơ suất, lấy danh sách thể hiện tiền mỗi một hộ hoặc một phòng trọ được 1,5 triệu đồng cho ký nên người dân nghĩ là ký để phát tiền”

Nhận tiền hỗ trợ, 13 người tụ tập đánh bài, bị phạt hơn 180 triệu đồng

[PLO]- Vừa được lãnh tiền hỗ trợ của nhà nước, công nhân trong khu nhà trọ tụ tập để đánh bạc.

TỰ SANG

Chị Lê Thị Thanh Mai, 46 tuổi, khu trọ số 54, đường số 1 thuộc tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B [TP Thủ Đức] kể, đầu tháng 9 nhiều người thuê trọ trong 17 phòng nơi chị ở được tổ trưởng dân phố cầm phiếu đến từng nhà lấy danh sách nhận tiền hỗ trợ khó khăn bởi Covid-19. Mọi người được yêu cầu điền thông tin cá nhân và ký tên vào ô ký nhận bên góc phải tờ phiếu, bên cạnh có ghi mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Cán bộ phường nói sau 1-2 ngày sẽ được nhận tiền nhưng nguời dân chờ 2 tuần không thấy phát.

Chị Lê Thị Thanh Mai với bản kê khai người dân ký nhận tiền. Ảnh: Hà An

Cùng ở địa chỉ trên, anh Lương Thanh Quy, 22 tuổi, nhân viên nhà hàng, bị mất việc hơn 3 tháng do quán đóng cửa, cuộc sống dựa vào những phần quà hỗ trợ của nhà hảo tâm. "Thấy cán bộ khu phố lập danh sách phát tiền, tôi ký nhận vì nghĩ mình đúng nhóm được hỗ trợ nhưng giờ chưa thấy tiền đâu", anh Quy nói và cho biết cách đây hai ngày, hàng chục người đến nhà tổ trưởng tổ 6 yêu cầu lấy lại tờ khai thông tin, xóa chữ ký trong danh sách.

VnExpress nhiều lần liên hệ với bà Kiều Xuân, tổ trưởng tổ 6, nhưng không nhận được câu trả lời. Theo ông Cao Văn Hoàng, Chủ tịch UBND phường Tăng Nhơn Phú B, đến nay địa phương đã phát tiền cho khoảng 4.600 người dân. Tuy nhiên, vẫn còn phát sinh nhiều trường hợp cần giúp đỡ nên phường giao các tổ trưởng dân phố, công an khu vực lập danh sách bổ sung.

Về việc cán bộ khu phố yêu cầu người dân ký tên nhưng không nhận được tiền, Chủ tịch phường Tăng Nhơn Phú B giải thích, phường có 2 mẫu phiếu gồm phiếu khảo sát và phiếu chi tiền hỗ trợ. Phiếu khảo sát chỉ ghi thông tin cá nhân người dân và ký tên với mục đích "để xác nhận thông tin", phiếu chi tiền tương tự nhưng thêm mục 1,5 triệu đồng.

"Có thể cán bộ khu phố nhiều việc, lấy nhầm mẫu phiếu chi tiền hỗ trợ và yêu cầu người dân ký nên mới xảy ra sự việc như vậy", ông Hoàng nói và khẳng định "hoàn toàn không có chuyện trục lợi". Phường sẽ chấn chỉnh các tổ trưởng dân phố để không xảy ra sự việc tương tự.

Ông Hoàng cho hay thời gian tới, phường sẽ rà soát người dân ở các khu trọ này, hỗ trợ phần quà gồm lương thực, nhu yếu phẩm. Về việc lập danh sách phát tiền, phường sẽ phân công cán bộ phụ trách từng khu phố để theo dõi, giám sát đảm bảo khách quan, chính xác.

Người dân tổ 6 dùng bút xóa chữ ký trên bản kê khai nhận tiền hỗ trợ. Ảnh: Hà An

Theo một lãnh đạo UBND TP Thủ Đức, quy trình là tổ dân phố lập danh sách người khó khăn trình phường, sau đó đưa lên TP Thủ Đức duyệt, phân bổ kinh phí về mới làm theo biểu mẫu ký nhận tiền. Đằng này cán bộ tổ dân phố phường Tăng Nhơn Phú B lại dùng biểu mẫu ký nhận tiền để thống kê khiến người dân hiểu lầm. Thành phố đã yêu cầu UBND phường Tăng Nhơn Phú B giải trình.

Cũng liên quan hỗ trợ, một tuần trước hơn 140 hộ dân phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, chỉ nhận gạo hỗ trợ nhưng cán bộ khu phố yêu cầu ký tên vào danh sách nhận tiền. Lãnh đạo phường giải thích là "lỗi kỹ thuật" của cán bộ khu phố do thiếu kiểm tra khi phát gạo. Địa phương sau đó gặp người dân để xin lỗi.

Tại cuộc họp báo hôm 13/9, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết qua hai đợt hỗ trợ, TP HCM đã giải ngân gần 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này vẫn không đủ giúp đỡ vì thời gian giãn cách kéo dài, làm phát sinh nhiều người khó khăn. Trước tình hình đó, thành phố tiếp tục triển khai gói thứ ba tổng kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo TP HCM nhìn nhận, đến thời điểm này, hầu như mọi người dân đều gặp khó khăn. Do đó, gói hỗ trợ sắp tới sẽ không phân biệt ngành nghề, già trẻ, hộ khẩu thường trú hay tạm trú... Người dân mất việc, không thu nhập, ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được giúp đỡ.

Người đứng đầu chính quyền TP HCM cho biết trong quá trình triển khai hỗ trợ vẫn có một vài hạn chế như giải ngân chậm hoặc sai người được hưởng, không đúng danh sách ban đầu. Thành phố đã kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mới đây, Thanh tra TP HCM quyết định lập đoàn kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo phản ánh của dư luận, trong đó bao gồm các gói hỗ trợ an sinh cho người dân.

Hà An

Gần 50 hộ dân tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, phải ký vào danh sách nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng, nhưng 2 tuần không được lĩnh.

Chị Lê Thị Thanh Mai, 46 tuổi, khu trọ số 54, đường số 1 thuộc tổ 6 kể đầu tháng 9, nhiều người thuê trọ trong 17 phòng nơi chị ở được tổ trưởng dân phố cầm phiếu đến từng nhà lấy danh sách nhận tiền hỗ trợ khó khăn bởi Covid-19. Mọi người được yêu cầu điền thông tin cá nhân và ký tên vào ô ký nhận bên góc phải tờ phiếu, bên cạnh có ghi mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Cán bộ phường nói sau 1-2 ngày sẽ phát tiền nhưng nguời dân chờ mãi không thấy.

Chị Lê Thị Thanh Mai với bản kê khai người dân ký nhận tiền. Ảnh: Hà An

Cùng ở địa chỉ trên, anh Lương Thanh Quy, 22 tuổi, nhân viên nhà hàng, bị mất việc hơn 3 tháng do quán đóng cửa, cuộc sống dựa vào những phần quà hỗ trợ của nhà hảo tâm. "Thấy cán bộ khu phố lập danh sách phát tiền, tôi ký nhận vì nghĩ mình đúng nhóm được hỗ trợ nhưng giờ chưa thấy tiền đâu", anh Quy nói và cho biết cách đây hai ngày, hàng chục người đến nhà tổ trưởng tổ 6 yêu cầu lấy lại tờ khai thông tin, xóa chữ ký trong danh sách.

VnExpress nhiều lần liên hệ với bà Kiều Xuân, tổ trưởng tổ 6, nhưng không nhận được câu trả lời. Theo ông Cao Văn Hoàng, Chủ tịch UBND phường Tăng Nhơn Phú B, đến nay địa phương đã phát tiền cho khoảng 4.600 người dân. Tuy nhiên, vẫn còn phát sinh nhiều trường hợp cần giúp đỡ nên phường giao các tổ trưởng dân phố, công an khu vực lập danh sách bổ sung.

Về việc cán bộ khu phố yêu cầu người dân ký tên nhưng không nhận được tiền, Chủ tịch phường Tăng Nhơn Phú B giải thích, phường có 2 mẫu phiếu gồm phiếu khảo sát và phiếu chi tiền hỗ trợ. Phiếu khảo sát chỉ ghi thông tin cá nhân người dân và ký tên với mục đích "để xác nhận thông tin", phiếu chi tiền tương tự nhưng thêm mục 1,5 triệu đồng.

"Có thể cán bộ khu phố nhiều việc, lấy nhầm mẫu phiếu chi tiền hỗ trợ và yêu cầu người dân ký nên mới xảy ra sự việc như vậy", ông Hoàng nói và khẳng định "hoàn toàn không có chuyện trục lợi". Phường sẽ chấn chỉnh các tổ trưởng dân phố để không xảy ra sự việc tương tự.

Ông Hoàng cho hay thời gian tới, phường sẽ rà soát người dân ở các khu trọ này, hỗ trợ phần quà gồm lương thực, nhu yếu phẩm. Về việc lập danh sách phát tiền, phường sẽ phân công cán bộ phụ trách từng khu phố để theo dõi, giám sát đảm bảo khách quan, chính xác.

Người dân tổ 6 dùng bút xóa chữ ký trên bản kê khai nhận tiền hỗ trợ. Ảnh: Hà An.

Theo một lãnh đạo UBND TP Thủ Đức, quy trình là tổ dân phố lập danh sách người khó khăn trình phường, sau đó đưa lên TP Thủ Đức duyệt, phân bổ kinh phí về mới làm theo biểu mẫu ký nhận tiền. Đằng này cán bộ tổ dân phố phường Tăng Nhơn Phú B lại dùng biểu mẫu ký nhận tiền để thống kê khiến người dân hiểu lầm. Thành phố đã yêu cầu UBND phường Tăng Nhơn Phú B giải trình.

Cũng liên quan hỗ trợ, một tuần trước hơn 140 hộ dân phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, chỉ nhận gạo hỗ trợ nhưng cán bộ khu phố yêu cầu ký tên vào danh sách nhận tiền. Lãnh đạo phường giải thích là "lỗi kỹ thuật" của cán bộ khu phố do thiếu kiểm tra khi phát gạo. Địa phương sau đó gặp người dân để xin lỗi.

Tại cuộc họp báo hôm 13/9, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết qua hai đợt hỗ trợ, TP HCM đã giải ngân gần 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này vẫn không đủ giúp đỡ vì thời gian giãn cách kéo dài, làm phát sinh nhiều người khó khăn. Trước tình hình đó, thành phố tiếp tục triển khai gói thứ ba tổng kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo TP HCM nhìn nhận, đến thời điểm này, hầu như mọi người dân đều gặp khó khăn. Do đó, gói hỗ trợ sắp tới sẽ không phân biệt ngành nghề, già trẻ, hộ khẩu thường trú hay tạm trú... Người dân mất việc, không thu nhập, ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được giúp đỡ.

Người đứng đầu chính quyền TP HCM cho biết trong quá trình triển khai hỗ trợ vẫn có một vài hạn chế như giải ngân chậm hoặc sai người được hưởng, không đúng danh sách ban đầu. Thành phố đã kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mới đây, Thanh tra TP HCM quyết định lập đoàn kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo phản ánh của dư luận, trong đó bao gồm các gói hỗ trợ tiền, an sinh cho người dân.

Tác giả: Hà An

Video liên quan

Chủ Đề