Đau râm râm bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 8 và không phải là hiện tượng lạ lẫm đối với các mẹ bầu, ngay từ những tháng đầu mang thai hiện tượng nay đã dần xuất hiện tuy không thường xuyên như những tháng cuối.những tháng đầu đó chỉ là dấu hiệu này là do quá trình phôi thai làm tổ gây ra. Những ở những tháng cuối thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau bà cần lưu ý.

Nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ hay bị đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 8 đó chính là do sự phát triển và tăng kích thước nhanh chóng của thai nhi khiến tử cung giãn nỡ điều này làm cho dây chằng phải hoạt động hết sức để nâng đỡ bụng mẹ . Sự căng cơ này khiến mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm hoặc đau ê mỏi ở vùng bụng dưới, đáy thắt lưng, hai bên hông chậu

Đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 8 là bình thường

Tùy theo kích thước của bé mà mẹ sẽ cảm thấy nhiều hay ít, diễn ra trong thời gian ngắn hay dài. Đau bụng lâm râm torng những tháng cuối là rất bình thường thai phụ không cần bận tâm và lo lắng nhiều, trừ những trường hợp đau nhiều, dữ dội, thường xuyên trong ngày và kèm theo những triệu chứng bất thường khác.Những trường hợp đau bụng khi mang thai tháng 8 cần lưu ý:

  • Đi tiểu thường xuyên nhiều lần, nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, tiểu gắt, khi có những triệu chứng này rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội, lien tục kèm theo xuất hiện màu đông, có thể đây là trường hợp xảy thay đến ngay bác sĩ để khám.
  • Đau bụng kèm theo sốt cao và co giật cũng là trường hợp rất nguy hiểm.

Cần khám bác sĩ khi có các dấu hiệu nguy hiểm

Cách giảm những cơn đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 8

Bà bầu tháng 8 có thể hạn chế các cơn đau bụng bằng việc đi đứng sinh hoạt, nghĩ ngơi và ăn uống vận động đúng cách. Những việc này không những giúp mẹ giảm đau mà còn rất tốt cho thai nhi các mẹ nên chú ý nhé.

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới

  • Uống nhiều nước trong ngày, theo các lời khuyên của bác sĩ thì mỗi ngày bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước. Không nên uống nhiều 1 lần mà nên uống nhiều lần mỗi lần  một ượng ít.
  • Ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả giúp tiêu hóa dễ dàng hơn tránh táo bón gây căng bụng giảm đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 8 cho các mẹ.
  • Nên hạn chế quan hệ tình dục trong những tháng cuối để tránh tác động đến thai nhi.
  • Đi bộ tập thể dục nhẹ mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, tốt cho giấc ngủ các mẹ bầu.
  • Tư thế nằm nghiêng bên trái là tư thế nằm đúng cho mẹ bầu nó khiến các tĩnh mạch bên phải không bị áp lực, máu sẽ tuần hoàn tốt hơn.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng ngồi nằm ở một tư thế quá lâu nhưng phải chú ý khi thay đổi tư thế phải nhẹ nhàng tránh đột ngột gây áp lưc lên bụng. khi nằm chuyển sang ngồi cần chậm rãi nghiêng người dùng tay lam điểm tựa là ngồi dậy từ từ.

Mẹ bầu cần biết những cách giảm đau bụng

Đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề các mẹ phải gặp torng thai kỳ.  hiện tượng này là rất bình thường xuất phát từ những thay đổi của cơ thể mẹ để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi bị đau bụng không nên quá lo lắng, chú ý sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lỳ sẽ hạn chế tình trạng này rất nhiều. Nhưng cũng cần lưu ý những trường hợp nguy hiểm để đến gặp bắc sĩ kịp thời khi mắc phải.

Mang thai tháng thứ 8 và những tháng cuối bà bầu gặp phải rất nhiều vấn đề vì thế nên tìm hiểu nhiều thông tin kiến thức và những vấn đề đó, phòng tránh các trường hợp nguy hiểm và chăm sóc cho bé yêu của bạn tốt hơn. Những kiến thức cần thiết khi mang thai tháng thứ 8 có tại: //mangthaiantoan.com/mang-thai/mang-thai-thang-thu-8

Thai phụ là người cần được chăm sóc đặc biệt, nếu có bất cứ hiện tượng lạ họ cần đến bác sĩ kiểm tra sớm. Một trong số những hiện tượng bạn cần quan tâm đó là tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này xảy ra, trong trường hợp đó bà bầu cần xử lý như thế nào?

1. Những nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai

Chắc hẳn các bà bầu không khỏi lo lắng khi thấy hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng này. Không phải lúc nào tình trạng trên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Vậy những nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là gì?

Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ bị đau bụng dưới là do trứng làm tổ ở tử cung.

1.1. Thai làm tổ trong buồng tử cung

Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày rồi dần dần biến mất.

1.2. Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai, bà bầu nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Điều này giúp cho bạn có sức khỏe tốt đồng thời đảm bảo thai nhi hấp thụ được dinh dưỡng và phát triển bình thường.

Một số mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai, nguyên nhân chính là do bạn chưa có chế độ ăn uống phù hợp. Kết quả là bạn bị chứng đau bụng dưới, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi người phụ nữ mang thai, tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động. Điều này vô tình khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý tới việc lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường, chúng gây ra hiện tượng người phụ nữ tiêu hóa kém, hay bị đau bụng dưới.

Thai phụ nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể.

1.3. Thai phát triển bên ngoài tử cung

Bên cạnh đó, chúng ta không nên chủ quan nếu như thấy hiện tượng đau bụng dưới. Đây có thể là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung [chít hợp vòi tử cung,...]. Tốt nhất, trước khi mang thai chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để có các biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Một số triệu chứng chủ yếu khi thai phát triển bên ngoài tử cung có thể kể đến như: người phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó máu âm đạo.

1.4. Em bé đạp mẹ

Một trong những hiện tượng người phụ nữ nào cũng gặp phải khi mang thai đó là thai nhi trong bụng đạp. Đây là một hiện tượng rất bình thường, chúng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Cha mẹ rất hào hứng cảm nhận em bé đang đạp trong bụng người phụ nữ.

Hiện tượng phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai có thể là do em bé đạp mẹ.

Tuy nhiên, khi thai nhi bắt đầu đạp mạnh, thành bụng của thai phụ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới. Bạn đừng lo lắng quá nhé, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, chúng sẽ dần dần biến mất.

1.5. Bong nhau thai

Trong một số trường hợp, người phụ nữ gặp phải trường hợp bong nhau thai, cụ thể chúng sẽ bong ra khỏi tử cung khiến bạn cảm thấy rất đau đớn bởi vì tử cung dần trở nên căng cứng. Người phụ nữ không nên chủ quan trước tình huống này, bởi vì thông thường nhau thai chỉ bong sau khi bạn sinh em bé.

Dấu hiệu thường gặp đó là đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối, đồng thời dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể xuất hiện máu đỏ hoặc màu đen. Thực tế, số người gặp phải tình trạng này rất hiếm, song bạn nên cẩn thận nếu có những triệu chứng kể trên. Tốt nhất thai phụ nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh những hậu quả xấu.

Ngoài ra, trong những ngày gần sinh, người phụ nữ có thể gặp hiện tượng này, đó là dấu hiệu thông báo bạn sắp được đón em bé chào đời. Vì thế, hãy chuẩn bị đồ đạc để sẵn sàng chào đón bé nhé!

2. Cách xử lý trong trường hợp đau bụng dưới khi mang thai

Nếu như trong thời gian mang thai, bạn gặp phải tình trạng đau bụng dưới thì cần bình tĩnh và xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Tùy vào từng trường hợp khác nhau chúng ta sẽ đưa ra những cách xử lý phù hợp nhất.

Đối với hiện tượng đau bụng do thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc em bé đạp mẹ thì chúng ta chỉ cần tuân thủ một số điều sau để hạn chế tình trạng trên.

Thai phụ hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong những ngày cuối thai kỳ.

Đầu tiên, các mẹ bầu nên nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn hợp lý, trong đó việc bổ sung thêm nhiều chất xơ là vô cùng cần thiết. Chất này thường có trong rau củ quả, hoa quả và một số loại ngũ cốc. Đồng thời bạn hãy uống thật nhiều nước nhé!

Thời gian đầu, chúng ta không nên nằm một chỗ quá lâu, tốt nhất bạn nên tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe. Đến giai đoạn cuối chuẩn bị sinh, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Chúng ta cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón em bé.

3. Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ

Một số người bị đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu thông báo tình trạng thai nhi không ổn định, ví dụ như người mẹ mang thai ngoài tử cung hoặc là bị bong nhau thai. Đây là những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và bạn nên đi kiểm tra bác sĩ càng sớm càng tốt.

Như vậy, chúng ta sẽ nắm được tình trạng phát triển của thai nhi, phát hiện các vấn đề thai phụ và bé đang gặp phải và đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.

Nếu thấy biểu hiện lạ, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nhé!

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khiến người phụ nữ gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Chúng ta cần xác định rõ lý do gây ra tình trạng trên để có thể đưa ra cách xử lý phù hợp nhất. Nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu khác thường bạn hãy đi gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé!

Video liên quan

Chủ Đề