Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta cần phải có các điều kiện nào

ĐỀ TÀIMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁCNGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TAMỤC LỤC1MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiDịch vụ là khu vực có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thếgiới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đây là khu vực kinh tế rất đa dạng vàphức tạp. Trong nền kinh tế đương đại, dịch vụ trở thành hoạt động không thểthiếu được nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất và đời sốngxã hội.Khác với ngành công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ là ngành không trựctiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt nhờ việc làm tăngthêm giá trị của hàng hóa và là giá trị vô hình. Giữa sản phẩm nông nghiệp, côngnghiệp với sản phẩm dịch vụ có sự khác nhau rõ rệt về giá trị thương mại, giá trịsử dụng và ngày công lao động được tích lũy trong mỗi sản phẩm.Về cơ cấu, khu vực dịch vụ là một tổng thể của nhiều ngành, hoạt động vàhết sức phức tạp. Ở nhiều nước người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. Dịch vụ kinh doanhgồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, dịch vụcá nhân [như y tế, giáo dục, thể thao]… Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụhành chính công, các hoạt động đoàn thể…Đất nước ta từ khi bước vào công cuộc Đổi mới, khu vực dịch vụ ngàycàng phát triển. Nó đảm nhận một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiệncác đường lối chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị. Nó thamgia vào hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh mối liên hệliên ngành và liên vùng, đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu của sản xuất và đời sốngcho từng thành viên trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ còn tạođiều kiện cho nước ta nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và trênthế giới.2Do tính chất quan trọng như vậy, nên trong những năm gần đây, ngànhdịch vụ luôn được quan tâm trong chương trình giảng dạy Địa lí tại các trườngphổ thông, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Với những lý do trên, tôiviết đề tài “Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nướcta”.Với Chuyên đề này, tôi mong muốn được đóng góp một số kiến thức và kĩnăng, giúp các em học sinh phổ thông trong các đội tuyển thi học sinh giỏi Địa lícó thể tìm thấy nhiều điều bổ ích và thú vị trong quá trình học tập.Tuy nhiên, Chuyên đề cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rấtmong nhận được sự động viên và những ý kiến đóng góp chân thành của Quýthầy cô và các em học sinh để Chuyên đề hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thànhcảm ơn!2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đíchTrên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội nói chung,ngành dịch vụ nói riêng và cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, đề tài tậptrung vào việc nghiên cứu sâu về sự phát triển và phân bố của một số ngành dịchvụ ở nước ta [tập trung vào bốn ngành sau: ngành giao thông vận tải, thông tinliên lạc, thương mại, du lịch], từ đó đưa ra và giải quyết có hiệu quả các dạngcâu hỏi bổ trợ cho đội tuyển thi học sinh giỏi.2.2. Nhiệm vụĐề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:- Tổng quan một số vấn đề về sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụở nước ta.- Đưa ra và giải quyết có hiệu quả các dạng câu hỏi liên quan đến sự pháttriển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch.3NỘI DUNGCHƯƠNG I: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐCÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TAI. Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở nước ta1. Mạng lưới giao thông vận tảiNhìn chung, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thôngvận tải với đầy đủ các loại hình vận tải, bao gồm: vận tải đường bộ [đường ô tô,đường sắt], đường thủy [đường sông, đường biển], đường hàng không và đườngống. Trong đó, mạng lưới đường ô tô có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội đất nước.1.1. Đường ô tôCho đến nay, về cơ bản, mạng lưới ô tô đã phủ khắp các vùng trong cảnước với tổng chiều dài các loại là 256.684 km. Mạng lưới đường ô tô ngàycàng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầucủa công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai đầu mối giao thông lớn nhất cả nước với cáctuyến lan tỏa nhiều hướng.Các tuyến đường chính:- Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh là 2 trục đường bộ xuyên quốc gia.Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị [Lạng Sơn] đến Năm Căn [Cà Mau] dài2.300 km, là tuyến đường xương sống đi qua các vùng kinh tế của cả nước [trừTây Nguyên]. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XHcủa dải đất phía Tây đất nước.- Các tuyến đường bộ xuyên Á đang hội nhập vào hệ thống đường bộ cácnước trong khu vực.41.2. Đường sắtĐường sắt Việt Nam ra đời từ thời Pháp thuộc. Hiện nay, tổng chiều dàiđường sắt của nước ta là 3143 km. Mật độ đường sắt đạt 7,5 km/1.000 km 2[0,079 km/km2], cao hơn nhiều nước Đông Nam Á. Về chất lượng, 84% tổngchiều dài là khổ rộng 1m, khoảng 7% là đường đạt tiêu chuẩn quốc tế khổ rông1,435m và 9% đường lồng.Mạng lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 trục đường chính là ThốngNhất [Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh dài 1.729 km], Hà Nội – Lào Cai [285 km],Hà Nội – Hải Phòng [96 km], Hà Nội – Đồng Đăng [167 km], Hà Nội – TháiNguyên [gần 55 km], Lưu Xá – Kép – Bãi Cháy [162 km] với 303 nhà ga đườngsắt. Tuyến đường sắt Thống Nhất [Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh] là tuyến quantrọng nhất và có ý nghĩa kinh tế lớn nhất. Tuyến này chạy suốt theo chiều dài đấtnước, song song với quốc lộ 1A. Hai cửa khẩu quốc tế có đường sắt là ĐồngĐăng [Lạng Sơn] và Lào Cai.1.3. Đường sôngNhờ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, giao thông đường sôngnước ta có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên mới chỉ sử dụng 11000 km, mật độtrung bình là 136 km/1.000 km 2. Các phương tiện vận tải trên sông khá đa dạngnhưng còn ít được cải tiến, hiện đại hóaMạng lưới đường sông chủ yếu tập trung ở hai hệ thống sông Hồng - sôngThái Bình và hạ lưu sông Đồng Nai – Mê Kông. Đầu mối giao thông quan trọngnhất là Thành phố Hồ Chí Minh.1.4. Đường biểnNgành vận tải đường biển nước ta cũng có những điều kiện thuận lợi đểphát triển với đường bờ biển dài [3.260 km], địa hình bờ biển thuận lợi cho việcxây dựng các cảng lớn và nhỏ. Hiện nay, cả nước có 160 cảng biển lớn, nhỏ,trong đó có 73 cảng quan trọng với 3 cụm cảng trung tâm [Hải Phòng – QuảngNinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu] và 6 nhóm cảng: Đông Bắc[nhóm 1 từ Quảng Ninh đến Ninh Bình], Bắc Trung Bộ [nhóm 2 từ Thanh Hóa5đến Hà Tĩnh], Trung Trung Bộ [nhóm 3 từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi], NamTrung Bộ [nhóm 4 từ Bình Định đến Bình Thuận], TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa –Vũng Tàu [nhóm 5] và đồng bằng sông Cửu Long [nhóm 6, bao gồm cả nhómcảng phía Tây Nam và Côn Đảo].Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc - Nam. Quan trọngnhất là tuyến Hải Phòng – thành phố Hồ Chí Minh, dài 1.500 km.1.5. Đường hàng khôngLà ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh chóng, ngày càng hiện đại hóacơ sở vật chất.Năm 2014, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 9 sân bay quốc tế: Tân SơnNhất [Thành phố Hồ Chí Minh], Nội Bài [Hà Nội], Đà Nẵng [Đà Nẵng], Vinh[Nghệ An], Phú Bài [Huế], Cam Ranh [Khánh Hòa], Chu Lai [Quảng Nam],Cần Thơ [Cần Thơ], Phú Quốc [Kiên Giang]. Dự kiến đến 2015 nâng cấp 2 sânbay để trở thành sân bay quốc tế: Liên Khương [Lâm Đồng], Cát Bi [HảiPhòng]. Đội máy bay không ngừng được đổi mới, chuyển loại. Việc đào tạo độingũ phi công, kĩ sư, kĩ thuật viên, tiếp viên được chú trọng.Các tuyến đường bay trong nước và quốc tế: Các tuyến bay trong nướcđược khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh và Đà Nẵng. Ngoài ra, nước ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trongkhu vực và trên thế giới.1.6. Đường ốngVận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gồm có đường ống dẫnnước ở thành phố, đường ống dẫn dầu và đường ống dẫn khí. Trong tương lai,khi công nghiệp khai thác dầu khí và nhất là công nghiệp lọc hóa dầu phát triểnmạnh, mạng lưới đường ống sẽ có điều kiện để được đẩy nhanh nhằm góp phầnthực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.Tuyến đường chính: Tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầuB12 [Bãi Cháy- Hạ Long], tuyến đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khíngoài thềm lục địa vào đất liền.62. Tình hình và cơ cấu vận tảiMạng lưới giao thông ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của sảnxuất và đời sống, do đó khối lượng vận chuyển và luân chuyển của ngành GTVTtăng nhanh, tất cả các loại hình đều có xu hướng tăng, tuy mức độ có khác nhauít nhiều.Bảng số liệu: Vận tải hành khách và hàng hóa giai đoạn 1990 – 2010Khối lượng hành kháchNămVận chuyểnLuân chuyểnVận chuyểnLuân chuyển[triệu người][triệu người.km][triệu tấn][triệu tấn.km]1990199520002005200720092010Khối lượng hàng hóa376,5564,4763,61.349,61.638,01.934,32.194,315.252,424.109,332.468,288,4104,7223,817.766,230.910,555.629,757.695,7406,1100.728,371.864,6596,8134.883,085.202,7715,5199.070,298.079,0802,2218.787,7[Nguồn: Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê2011]Trong vòng 20 năm [1990 – 2010], vận tải hành khách và hàng hóa tăngnhanh cả về khối lượng vận chuyển và luân chuyển.Đối với vận tải hành khách, khối lượng vận chuyển và luân chuyển đềutăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 1990, khối lượng vận chuyển chỉđạt 376,5 triệu lượt người thì đến năm 2010 đã tăng 2.194,3 triệu lượt người,tăng 5,8 lần. Khối lượng luân chuyển trong thời gian nói trên tương ứng là15.252,4 triệu lượt người.km và 98.079,0 triệu lượt người.km, tăng 6,4 lần. Cự livận chuyển trung bình tăng từ 40,5 km [năm 1990] lên 44,7 km [năm 2010].7Đối với vận tải hàng hóa, khối lượng vận chuyển năm 2010 so với năm1990 tăng 9,1 lần [802,2 triệu tấn và 88,4 triệu tấn], khối lượng luân chuyển tănglên 12,3 lần [218.787,7 triệu tấn.km và 17.766,2 triệu tấn]. Khối lượng luânchuyển tăng nhanh hơn khối lượng vận chuyển. Cự li vận chuyển trung bìnhtăng từ 201,0 km [năm 1990] lên 272,7 km [năm 2010], tăng 1,4 lần.Về cơ cấu phân theo các loại hình vận tải, nhìn chung đường bộ chiếm ưuthế cả về hành khách và hàng hóa:Đối với vận tải hành khách, đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối cả về khốilượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. Năm 2010, khối lượng vậnchuyển của đường ô tô chiếm tới 91,7% tổng số hành khách vận chuyển của cảnước, tiếp theo là đường thủy [đường sông và đường biển] 7,2%, đường hàngkhông 0,6%, đường sắt 0,5%. Cơ cấu khối lượng hành khách luân chuyển có sựcân đối hơn mặc dù vận tải đường ô tô vẫn chiếm ưu thế. Năm 2010, khối lượngluân chuyển của đường ô tô đạt 70,6%, đứng thứ 2 là đường hàng không 21,6%,đường sắt đạt 4,5% và đường thủy là 3,2%.Về cơ cấu vận tải hàng hóa, ngành vận tải đường biển chiếm ưu thế trongcơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển, còn trong khối lượng vận chuyểnđường ô tô vẫn chiếm ưu thế. Năm 2010, tỉ trọng khối lượng hàng hóa củađường ô tô là 72,9%, đường sông 18,0%, đường sắt 1,0%, còn tỉ trọng củangành hàng không không đàng kể. Về cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển,năm 2010, đứng vị trí số 1 là đường biển với 67,0%, tiếp theo là đường ô tô16,6%, đường sông 14,4%, đường sắt 1,8% và đường hàng không 0,2%.II. Vấn đề phát triển ngành thông tin liên lạc ở nước ta1. Vai trò của ngành thông tin liên lạc trong nền kinh tế thị trườngThông tin liên lạc giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước vàquốc tế được thực hiện nhanh chóng.Trong nền kinh tế thị trường, việc cập nhật thông tin sẽ tạo nên thuận lợidẫn đến thành công trong quản lí, kinh doanh.8Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế cả vềkhông gian và thời gian làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúpcon người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.Thông tin liên lạc gồm hai hoạt động chính là bưu chính và viễn thông.2. Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính và viễn thông2.1. Ngành bưu chínha] Vai tròGóp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, giữa nông thôn vàthành thị, giữa nước ta với quốc tế.Giúp cho nhân dân ở các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, các vùng sâu,vùng xa tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước.b] Thực trạngChủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lướiBưu chính nước ta hiện nay có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85km/bưu cục, khoảng 18.000 điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm vàhơn 8.000 điểm bưu điện – văn hóa xã.Tuy nhiên, hoạt động bưu chính vẫn còn những hạn chế: kỹ thuật còn lạchậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân, phân bốchưa đều trên toàn quốc.c] Phương hướng phát triểnTriển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinhtế thị trường. Áp dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật như cơ giới hóa, tự động hóa,tin học hóa... để đẩy nhanh tốc độ phát triển.2.2. Ngành viễn thônga] Sự phát triểnTrước thời kì đổi mới: Mạng lưới và thiết bị cũ kĩ lạc hậu, dịch vụ nghèonàn, đối tượng và phạm vi phục vụ hẹp, chủ yếu phục vụ các cơ quan, doanhnghiệp Nhà nước và một số cơ sở sản xuất.9Những năm gần đây: Tốc độ tăng trưởng cao, đạt mức trung bình30%/năm. Với 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông [VNPT, Viettel, SaigonPostel, EVN Telecom và Hanoi Telecom], đến năm 2005 nước ta đã có trên 15,8triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đó đến được hầuhết các xã trong toàn quốc. Bước đầu có cơ sở vật chất kĩ thuật và mạng lướitiên tiến hiện đại: kỹ thuật analog lạc hậu được thay bằng mạng kỹ thuật số, tựđộng hóa cao và đa dịch vụ. Dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú. Các tuyếntruyền dẫn liên tỉnh viba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiệnnay. Việt Nam có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinhvà cáp biển hiện đại.b] Mạng lưới viễn thôngMạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng pháttriển.- Mạng điện thoại: bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cốđịnh và mạng di động.+ Mạng điện thoại nội hạt là tổng thể các đài trạm điện thoại, hệ thốngtruyền dẫn và các máy điện thoại thuê bao trên phạm vị một đơn vị lãnh thổhành chính. Mạng này đã được tổ chức ở các thành phố, tỉnh lị, thị xã và cáchuyện trng toàn quốc.+ Mạng điện thoại đường dài là tổng thể các trạm điện thoại đường dài,các nút chuyển mạch tự động kết nối và trung chuyển các cuộc gọi lien tỉnh xuấtphát từ các trung tâm chuyển mạch nội hạt thông qua các đường truyền dẫn tiêuchuẩn.Trên toàn quốc hiện nay đã hình thành 4 trung tâm thông tin đường dàicấp vùng [Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ] và các trung tâm cấptỉnh, huyện, thị.Mạng di động hiện đã sử dụng các công nghệ mới với hình thức dịch vụđa dạng hơn như công nghệ GSM, CDMA, PHS. Ngoài ra, mạng di động còncung cấp các dịch vụ phi thoại như nhắn tin và Internet.10Điện thoại quốc tế có 3 cửa chính [Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng]với nhiều kênh liên lạc trong nước và quốc tế thông qua vệ tinh và cáp quang.Nhìn chung, mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rấtnhanh: từ năm 1990 đến năm 2005, số thuê bao điện thoại tăng 112 lần; về kĩthuật và công nghệ đã được số hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có sự phân bố rấtkhông đều giữa các vùng và các địa phương từng vùng. Năm 2005, Đông NamBộ là vùng dẫn đầu cả nước về số thuê bao [3.110.867 thuê bao, gấp 9,5 lần TâyNguyên - vùng thấp nhất cả nước] và số thuê bao/100 dân là 23,1 [gấp 3,3 lầnvùng Tây Nguyên]. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng [2.613.927 thuêbao và 14,5 số thuê bao/100 dân].- Mạng phi thoại: đang được phát triển với với nhiều loại hình dịch vụmới, kĩ thuật tiên tiến. Bao gồm: mạng Faxcimin [Fax] và mạng truyền trangbáo trên kênh thông tin.- Mạng truyền dẫn: được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau: mạngdây trần, mạng truyền dẫn Viba, mạng cáp quang và mạng viễn thông quốc tế.III. Vấn đề phát triển ngành thương mại ở nước ta1. Nội thương1.1. Tình hình phát triểnViệc buôn bán trao đổi hàng hóa ở nước ta diễn ra từ lâu đời với sự ra đờivà phát triển của một số đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An...Dưới thời Pháp thuộc hình thành một số chợ với quy mô tương đối lớn như chợĐồng Xuân, chợ Sắt, chợ Rồng, chợ Vinh, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành...Đặc biệt phát triển mạnh từ sau Đổi mới, cả nước đã hình thành được thịtrường thống nhất, hàng hóa phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của nhân dân. Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ rệt qua tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của xã hội, năm 1995 cả nướcđạt gần 121,2 nghìn tỉ đồng theo giá thực tế, đến năm 2005 tăng lên 480,3 nghìntỉ đồng.11Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế có sự chuyểndịch theo hướng tích cực: khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhấtvà xu hướng tăng mạnh [1995 là 76,9%, 2005 đạt 83,3% - tăng 6,4%], khu vựccó vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh tỉ trọng tuy nhiên còn chiếm tỉ trọngthấp [1995 là 0,5%, 2005 đạt 3,8% - tăng 3,3%]. Giảm tỉ trọng là khu vực Nhànước [giảm 9,7%].1.2. Phân bốHoạt động nội thương diễn ra không đồng đều theo các vùng lãnh thổ:- Vùng có hoạt động nội thương phát triển mạnh: Đông Nan Bộ, Đồngbằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.- Vùng kém phát triển: Tây BắcTrung tâm buôn bán lớn nhất của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh [gần108 tỉ đồng], Hà Nội [gần 45 tỉ đồng] năm 2005.2. Ngoại thương2.1. Tình hình phát triển- Trong toàn ngành:+ Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá,đa phương hoá. Nước ta đã gia nhập WTO, có quan hệ buôn bán với hầu hết cácnước và vùng lãnh thổ trên thế giới.+ Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu có sự thay đổi: Trước Đổi mới nước ta cócán cân xuất nhập khẩu là nhập siêu. Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhậpkhẩu tiến tới cân đối, xuất siêu. Từ 1993 đến nay tiếp tục nhập siêu nhưng bảnchất khác trước Đổi mới.- Xuất khẩu:+ Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷUSD vào năm 2005.12+ Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú: hàng công nghiệp nặngvà khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâmthuỷ sản.+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, TrungQuốc.- Nhập khẩu:+ Kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên36,8 tỷ USD vào năm 2005  nhập siêu.+ Các mặt hàng nhập khẩu: tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, nguyênliệu…+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vàChâu Âu.2.2. Hạn chếBên cạnh những chuyển biến tích cực thì hoạt động ngoại thương còn tồntại một số hạn chế:- Nhập siêu là chủ yếu.- Hàng xuất khẩu chủ yếu dựa trên thế mạnh về tự nhiên và nguồn laođộng, sản phẩm chứa hàm lượng kĩ thuật cao còn ít, tỉ trọng hàng chế biến haytinh chế còn thấp, tăng chậm, hàng gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn [90-95%hàng dệt may] hoặc phải nhập nguyên liệu [60% đối với da giày]. Hàng nhậpkhẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất giá cao.IV. Vấn đề phát triển ngành du lịch ở nước ta1. Khái niệm về tài nguyên du lịchTài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhânvăn, công trình lao động sáng tạo của con người…có thể được sử dụng nhằmthỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khudu lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.2. Tài nguyên du lịch2.2. Thế mạnh13a] Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nênnhiều cảnh đẹp. Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khaithác di lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, động Phong Nha,khu vực Ninh Bình “Hạ Long cạn”... Dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển cókhoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó nhiều bãi dài tới 15 – 18 km. [Tính đếnnăm 2014, nước ta có 3 di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận: Vịnh HạLong vào năm 1994 và năm 2000; vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng côngnhận vào năm 2003; Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang công nhận năm2010].Tài nguyên khí hậu: tương đối thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Sự phânhóa theo vĩ độ, theo mùa nhất là theo độ cao tạo sự đa dạng của khí hậu. Trởngại chủ yếu với hoạt động du lịch là thiên tai [bão, lũ lụt] và phân mùa của khíhậu.Tài nguyên nước: Nhiều vùng sông nước như đồng bằng sông Cửu Long,các hồ tự nhiên [Ba Bể..] và nhân tạo [Hòa Bình, Thác Bà, Dầu Tiếng…] đã trởthành các điểm tham quan du lịch. Nước ta có khoảng vài trăm nguồn nướckhoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch. Nước tahiện có hơn 30 vườn quốc gia, trong đó Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiênthành lập năm 1962.b] Tài nguyên du lịch nhân vănTài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú, gắn liền với lịchsử hang ngàn năm dựng nước và giữ nước.Các di tích văn hóa – lịch sử: là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trịhàng đầu. Trên phạm vi toàn quốc, hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại, trongđó có hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạnh. Có nhiều di tích đã đượccông nhận là di sản văn hóa thế giới.14Các lễ hội: diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với di tíchvăn hóa lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịchsau tết Nguyên Đán với thời gian dài, ngắn khác nhau. Trong số này, có ý nghĩaquốc gia là lễ hội Đền Hùng, còn kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương, tới 3 tháng.Các lễ hội thường thường gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian như hát đối đápcủa người Mường, ném còn của người Thái, lễ đâm trâu và hát trường ca thầnthoại Tây Nguyên…Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian vàhàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệthuật cao. Đây cũng là một loại tài nguyên nhân văn có khả năng khai thác đểphục vụ mục đích du lịch.[Tính đến năm 2014, nước ta có 18 di sản văn hóa được UNESCO công nhận] :- Di sản văn hóa phi vật thể:+ 2008: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng TâyNguyên.+ 2009: Dân ca quan họ, Ca trù+ 2010: Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc [Hà Nội].+ 2011: Hát xoan.+ 2012: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.+ 2013: Đờn ca tài tử Nam Bộ.+ 2014: Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh.- Di sản văn hóa vật thể:++ 1993: Quần thể di tích Cố Đô Huế.+ 1999: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn [Quảng Nam]. 2010: Hoàng+ 2009: Mộc bản triều Nguyễn [di sản tư liệu].thành ThăngLong, bia đá Văn Miếu Quốc Tử Giám.+ 2011: Thành nhà Hồ.+ 2012: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm- Bắc Giang [di sản tư liệu].+ 2014: Châu bản triều Nguyễn [di sản tư liệu].152.2. Hạn chế- Thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.- Tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn đang bị hư hỏng,xuống cấp, cần thường xuyên tôn tạo, bảo vệ.3. Tình hình phát triển du lịch và sự phân hóa theo lãnh thổ3.1. Tình hình phát triểnNgành du lịch nước ta có quá trình hoạt động từ những năm đầu thập kỉ60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên chỉ thật sự phát triển nhanh từ thập kỉ 90 đến nay.- Về số khách du lịch: khách nội địa tăng nhanh từ năm 1995 – 2007 tăng13,6 triệu lượt khách [tăng 3,5 lần]; khách quốc tế có xu hướng tăng nhưng cònbiến động, từ năm 1995 – 2007 tăng 3,0 triệu lượt khách.- Về doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh và liên tục: từ năm 1995 đến2007 tăng 48 nghìn tỉ đồng [tăng 7,0 lần].- Về cơ cấu khách du lịch quốc tế:+ Số lượng khách du lịch từ Đông Nam Á đến nước ta chiếm tỉ trọng caonhất: năm 2007 là 16,5%, thứ 2 là Trung Quốc 13,6%, tiếp theo là Hàn Quốc11,2%, số khách khu vực Tây Âu, Bắc Mĩ đến nước ta còn chiếm tỉ lệ nhỏ.+ Cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự chuyển dịch: tăng tỉ trọng của củakhu vực Đông Nam Á, các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: HoaKì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia… Giảm tỉ trọng của một số quốc gia nhưTrung Quốc, Đài Loan…3.2. Sự phân hóa theo lãnh thổVề phương diện du lịch, nước ta chia thành ba vùng: Vùng du lịch BắcBộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.Các khu vực phát triển hơn cả tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịchlà Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang –Đà Lạt và ở dải ven biển.16Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta là Hà Nội [ở phía Bắc], Thànhphố Hồ Chí Minh [ở phía Nam], Huế - Đà Nẵng [ở miền Trung].Hãy giải thích vì sao Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng lạilà những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.Ngoài ra, nước ta còn một số trung tâm du lịch quan trọng khác như: HạLong, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ…4. Phát triển du lịch bền vữngỞ nước ta, phát triển du lịch bền vững là một trong những mục tiêu quantrọng hàng đầu của ngành du lịch. Sự bền vững phải được thể hiện ở các ba gócđộ: bền vững kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên – môitrường.Để phát triển bền vững, cần phải có hàng loạt giải pháp đồng bộ. Trong sốnày nổi lên một số giải pháp chủ yếu như tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo,tôn tạo và bảo vệ tài nguyên – môi trường gắn với lợi ích của cộng đồng, tổ chứcthực hiện theo quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch..17CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VỀ CÁC NGÀNH DỊCHVỤ Ở NƯỚC TAĐể học tập có hiệu quả trong ôn luyện thi học sinh giỏi địa lí, ngoài việcnhớ kiến thức một cách logic để nắm chắc kiến thức cơ bản thì việc rèn luyện kĩnăng tư duy là rất cần thiết.Tư duy được biểu hiện bằng các thao tác tư duy [phân tích, tổng hợp, sosánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa]. Để đánh giá một người có tư duy tốt haykhông, thường dựa vào việc đánh giá khả năng các thao tác tư duy. Do vậy, rènluyện kĩ năng tư duy, chính là rèn luyện việc sử dụng các thao tác tư duy. Việcrèn luyện tư duy một cách thông dụng nhất trong thực tế học tập là dựa vào việctrả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập. Ứng với mỗi thao tác tư duy, có mộtloại câu hỏi tương ứng. Trong học tập địa lí hiện nay, học sinh nên rèn luyện kĩnăng tư duy theo các dạng câu hỏi sau:I. Dạng câu hỏi có mẫuVới dạng câu hỏi này, khá dễ dàng đối với học sinh giỏi do các em chỉ cầnnhớ được các mẫu câu hỏi và những kiến thức cơ bản để trả lời. Có những mẫucâu hỏi về khái niệm, về nguồn lực.Dưới đây là ví dụ về dạng câu hỏi với mẫu nguồn lực. Các em cần nắmvững thế nào là nguồn lực và các nhóm nguồn lực như sau:[Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân ra 3 nhóm nguồn lực]:+ Vị trí địa lí: vị trí về tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông.+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật,khoáng sản.18+ Kinh tế - xã hội: Dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học– kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.Mỗi nhóm nguồn lực, học sinh cần trình bày những thuận lợi và hạn chế.Ví dụ minh họa: Phân tích điều kiện phát triển của ngành giao thôngvận tải ở nước ta ở nước ta?Hướng dẫn trả lời:1. Vị trí địa líThuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế:- Gần các tuyến đường hàng hải quốc tế từ Châu Á sang Châu Úc, từ TháiBình Dương sang Ấn Độ Dương.- Nằm ở đầu mút của các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á.- Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến hàng không quốc tế.- Hình dáng lãnh thổ: hướng vận tải chủ yếu theo hướng Bắc Nam.2. Điều kiện tự nhiêna] Địa hình- Miền núi có các thung lũng sông, các đèo cho phép mở các tuyến đườngtừ đồng bằng lên miền núi. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt dữ dội nên việc xâydựng đường xá gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải làm nhiều cầu cống, hầmxuyên núi.- Ở vùng đồng bằng điều kiện về giao thông vận tải tương đối thuận lợi.Tuy nhiên, khó khăn ở đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng, đồng bằng sôngCửu Long có vùng ngập nước sâu trong mùa lũ. Dải đồng bằng hẹp ven biểnthuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt [Quốc lộ1, đường sắt Thống Nhất]. Tuy nhiên, khó khăn là có các mạch núi ăn lan ra sátbiển, vì thế trên quốc lộ 1 có những đèo cao nguy hiểm như đèo Ngang, HảiVân, Cù Mông, đèo Cả.- Các cửa sông, các vũng vịnh kín ven biển là nơi thuận lợi để xây dựngcác cảng nước sâu.b] Thủy văn19- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả nước có 2360 con sông dài trên10km…- Những hệ thống sông có giá trị về giao thông vận tải đường thủy là sôngHồng – Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạchchằng chịt ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số sông khác có giá trị về đườngthủy như sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn.- Tuy nhiên, sông ngòi ở miền núi lắm thác ghềnh, ở đồng bằng chế độnước chênh lệch lớn theo mùa, gây khó khăn cho giao thông vận tải.c] Khí hậu- Cho phép khai thác mạng lưới vận tải quanh năm, nhưng khí hậu nhiệtđới ẩm gió mùa cũng gây nhiều khó khăn cho giao thông vận tải.- Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, các phương tiện vận tải bị rỉ, ăn mònnhanh, đòi hỏi phải có công nghệ nhiệt đới hóa máy móc.- Việc xây dựng kho tàng, bến bãi, bảo quản hàng hóa trong quá trình vậnchuyển phải rất chu đáo…- Về mùa mưa bão, giao thông bị tắc nghẽn do ngập lụt ở đồng bằng, sạtlở đường ở miền núi…- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng lớn đến tính chất mùa vụ của hoạtđộng vận tải.3. Điều kiện kinh tế - xã hộia] Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc tới sự pháttriển và phân bố ngành giao thông vận tải.- Nước ta hiện nay trong quá trình đổi mới, giao thông vận tải được đầu tưđi trước một bước, đồng thời những chuyển biến trong cơ cấu ngành và cơ cấulãnh thổ nền kinh tế, sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các trungtâm công nghiệp, sự phát triển mạng lưới đô thị đang thúc đẩy ngành giao thôngvận tải phát triển.b] Cơ sở vật chất kĩ thuật20- Mạng lưới giao thông vận tải phát triển ở trình độ nhất định, đã hìnhthành một số đầu mối vận tải tổng hợp.- Đã phát triển công nghiệp xây dựng, cơ khí vận tải, đội ngũ kĩ sư, côngnhân kĩ thuật có trình độ ngày càng cao.- Khó khăn: nhiều công trình đường xá, bến cảng đã bị xuống cấp. Thiếuvốn. Phái nhập khẩu gần như toàn bộ xăng, dầu.c] Chính sách: ưu tiên phát triển ngành giao thông vận tải.II. Dạng câu hỏi không có mẫu1. Câu hỏi chứng minhCâu hỏi chứng minh, giúp cho học sinh xác lập được tính thống nhất vàmối liên hệ giữa các thuộc tính của các sự vật, bộ phận hay dấu hiệu của chúng.Câu hỏi tổng hợp không phải là tổng cộng đơn thuần các bộ phận của sự vật địalí. Sự tổng hợp đúng sẽ là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất vềchất.Quy trình các bước:- Bước 1: Nhớ lại kiến thức cơ bản.- Bước 2: Chọn lọc kiến thức cơ bản và các số liệu phù hợp [nếu có].- Bước 3: Đưa ra những bằng chứng, ví dụ cụ thể để chứng minh.Ví dụ minh họa:Câu 1: Chứng minh tính đa dạng về các loại hình giao thông vận tải ở nướcta.Hướng dẫn trả lờiMạng lưới giao thông vận tải khá phát triển, gồm nhiều loại hình vận tải:- Đường bộ: mạng lưới đường bộ được mở rộng, hiện đại hóa, đã phủ kíncác vùng, với nhiều tuyến quốc lộ quan trọng [dẫn chứng].- Đường sắt: tổng chiều dài 3143 km, với nhiều tuyến đường [dẫn chứng],tuyến quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất.- Đường sông: 11000 km, tập trung ở một số hệ thống sông chính [dẫnchứng].21- Đường biển: 73 cảng biển lớn nhỏ, các cảng và cụm cảng quan trọng,các tuyến đường biển [dẫn chứng].- Đường hàng không: 22 sân bay, trong đó 5 sân bay quốc tế, các tuyếnđường bay [dẫn chứng]…- Đường ống vận chuyển xăng dầu, khí đốt…Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằngtài nguyên du lịch của nước ta phong phú và đa dạng.Học sinh cần nhớ lại kiến thức cơ bản để chứng minh tài nguyên du lịchcủa nước ta phong phú và đa dạng:- Tài nguyên du lịch tự nhiên:+ Địa hình.+ Tài nguyên khí hậu.+ Tài nguyên nước.+ Tài nguyên sinh vật.- Tài nguyên du lịch nhân văn:+ Các di tích văn hóa – lịch sử.+ Các lễ hội.+ Văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực…Hướng dẫn trả lời1. Tài nguyên du lịch tự nhiênTài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nênnhiều cảnh đẹp. Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khaithác di lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, động Phong Nha,khu vực Ninh Bình “Hạ Long cạn”... Dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển cókhoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó nhiều bãi dài tới 15 – 18 km.- Tài nguyên khí hậu: tương đối thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Sựphân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo sự đa dạng của khí hậu. Trở ngạichủ yếu với hoạt động du lịch là thiên tai [bão, lũ lụt] và phân mùa của khí hậu.22- Tài nguyên nước: Nhiều vùng sông nước như đồng bằng sông CửuLong, các hồ tự nhiên [Ba Bể..] và nhân tạo [Hòa Bình, Thác Bà, Dầu Tiếng…]đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước ta có khoảng vài trăm nguồnnước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.- Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch. Nướcta hiện có hơn 30 vườn quốc gia [kể tên dựa vào Atlat – từ 3 đến 4 vườn quốcgia], trong đó Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên thành lập năm 1962.2. Tài nguyên du lịch nhân vănTài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú, gắn liền với lịchsử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.Các di tích văn hóa – lịch sử: là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trịhàng đầu. Trên phạm vi toàn quốc, hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại, trongđó có hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạnh. Có nhiều di tích đã đượccông nhận là di sản văn hóa thế giới [dẫn chứng từ 3 – 4 di sản].Các lễ hội: diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với di tíchvăn hóa lịch sử. Ví dụ: lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương. Các lễ hội thườngthường gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian như hát đối đáp của người Mường,ném còn của người Thái, lễ đâm trâu và hát trường ca thần thoại Tây Nguyên…Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian, làngnghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.[Kể tên một số di sản văn hóa được UNESCO công nhận]Câu 3: Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta đang cónhững chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.Hướng dẫn trả lời- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa,đa phương hóa. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTOvà hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.- Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sựcân đối. Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa so với23nhập siêu thời kì trước Đổi mới.- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990.- Cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanhnghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạchtoán kinh doanh, tăng cường sự quản kí thống nhất của Nhà nước bằng luật phápvà chính sách.- Xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu phong phú [hàng công nghiệp nặngvà khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm– thủy sản]. Thị trường xuất khẩu mở rộng, lớn nhất hiện nay là Mĩ, Nhật Bản,Trung Quốc…- Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh. Các mặt hàngnhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất [máy móc, thiết bị…] và mộtphần nhỏ hàng tiêu dùng. Thị trường chủ yếu là khu vực Châu Á – Thái BìnhDương và Châu Âu.2. Câu hỏi giải thíchĐây là loại câu hỏi nêu lên mối liên hệ nhân quả, một trong những dạngliên hệ có tính chất phổ biến trong bài đại lí. Muốn trả lời tốt dạng câu hỏi này,trước hết học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản, sau đó tìm mối liên hệ giữacác sự vật, hiện tượng địa lí và cuối cùng cần khái quát hóa để đưa ra đượcnhững nguyên nhân. Thường bắt đầu bằng các từ hỏi “Tại sao”, “Vì sao”, “Giảithích tại sao”…Quy trình gồm 3 bước:- Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi và định hướng trả lời.- Bước 2: Tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí theo yêu cầucủa câu hỏi.- Bước 3: Khái quát các mối liên hệ để đưa ra được nguyên nhân.Ví dụ minh họaCâu 1: Tại sao nói sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải cómối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế?24Hướng dẫn trả lời: [Đối với câu hỏi này, học sinh cần xác định được định hướngcâu hỏi liên quan đến vai trò của ngành giao thông vận tải với các ngành kinhtế]Giao thông vận tải có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế kháctrong tổng thể nền kinh tế quốc dân.Giao thông vận tải tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất,từ cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất vàđưa sản phẩm cuối cùng đến thị trường tiêu thụ. Điều đó giúp cho sự hình thànhvà phát triển của các quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối trong xã hội.- Đối với công nghiệp, giao thông vận tải cung ứng nguyên, nhiên, vậtliệu, năng lượng, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng…Giaothông vận tải tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm công nghiệp. Đối với mộtsố ngành công nghiệp, chẳng hạn công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chiếmphần lớn giá thành sản phẩm.Ngành công nghiệp lại tác động trở lại: tạo ra cơ sở vật chất, phương tiệnphục vụ cho ngành giao thông vận tải và tác động đến sự vận chuyển hànghóa…- Đối với nông nghiệp, giao thông vận tải thúc đẩy nền nông nghiệp thâmcanh và sản xuất hàng hóa, qua việc cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc,vật tư, sản phẩm nông nghiệp được chuyên chở kịp thời, tránh bị hư thối, mấtphẩm chất trước khi tới các cơ sở chế biến và tiêu thụ.Sự thâm canh, chuyên môn hóa trong nông nghiệp lại có ảnh hưởng rõ rệttới hoạt động của ngành giao thông vận tải: quy mô chuyên chở tăng…- Đối với thương mại, giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trongviệc phục vụ lưu thông, phân phối, thực hiện tốt các chức năng tiêu thụ, chuyênchở hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, cũng như trong hoạtđộng xuất nhập khẩu.25

Video liên quan

Chủ Đề