Diem gpa la gi

Với những bạn đang có ý định du học và săn học bổng, GPA chắc chắn không còn là một khái niệm xa lạ. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng nhập học và chất lượng học bổng mà du học sinh có thể nhận được. Vậy cụ thể GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ra sao? Điểm GPA du học tính như thế nào…hãy cùng ApplyZones tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Diem gpa la gi

Tổng quan về điểm GPA

Khái niệm điểm GPA

GPA (được viết tắt của từ Grade Point Average – điểm trung bình các môn học) là chỉ số điểm trung bình đánh giá kết quả học tập học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc một khóa học nhất định.

Dù du học ở bất quốc gia nào, sinh viên cũng cần phải cung cấp điểm GPA của mình trong khoản thời gian học tập ở Việt Nam. GPA là điều kiện bắt buộc và quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng được nhận vào trường của du học sinh.

Thang điểm GPA phổ biến

Tùy từng quốc gia và trường đại học mà số điểm GPA yêu cầu sẽ khác nhau. Hệ thống chấm điểm theo đó cũng sử dụng các thang điểm khác nhau như: chữ cái, chữ số, hoặc phần trăm.... Dưới đây là một số thang điểm GPA phổ biến trên thế giới bạn có thể tham khảo:

  • Thang điểm 10 (1 - 10): Việt Nam, Canada, Hà Lan, Colombia,...
  • Thang điểm 4 (1 - 4): Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...
  • Thang điểm chữ (A - F): Mỹ, Canada, Úc, Việt Nam, Thái Lan,...
  • Thang điểm 5 (1 - 5): Đức, Áo, Nga,..
  • Tỷ lệ phần trăm (%): Bỉ, Ba Lan, Mỹ,...

Cách tính GPA

GPA bậc đại học

Đối với bậc đại học, cách tính điểm GPA ở Việt Nam thường bao gồm điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ chia theo tỉ lệ lần lượt là 1:3:6. Tỉ lệ này sẽ dao động ít nhiều phụ thuộc vào từng môn học.

- Công thức tính điểm GPA đại học

(∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ

(Điểm GPA ở đại học thường sẽ làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số)

Cụ thể trong một kì học bạn đăng ký 3 môn: Kinh tế (2 tín chỉ), Triết học (3 tín chỉ) và Marketing (3 tín chỉ) thì điểm tổng kết tương ứng là

Kinh tế - A (tương ứng 4 theo thang điểm 4)

Triết học -B (tương ứng 3 theo thang điểm 4)

Marketing – C (tương ứng 2 theo thang điểm 4)

Nhân số điểm tương ứng với số tín chỉ của mỗi học phần, bạn có 4 x 2 = 8 điểm Kinh tế, 3 x 3 = 9 điểm Triết và 2 x 3 = 6 điểm Marketing. Cộng lại bạn có 23 điểm. Theo cách tính điểm GPA đại học, ta chia số điểm này cho tổng số tín chỉ của tất cả các học phần bạn đã học (2 + 3+ 3 = 8). Tổng GPA của bạn: 23/8 là 2.87

GPA bậc trung học

Khác với cách tính điểm bậc đại học, những bạn đang học cấp 2 hoặc cấp 3 tại Việt Nam quan tâm đến du học thì cách tính điểm GPA sẽ như sau:

(∑Điểm trung bình của mỗi năm) / Số năm học (bậc THCS tại Việt Nam có 4 năm, bậc THPT tại Việt Nam có 3 năm)

(Điểm GPA ở bậc trung học sẽ làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số)

Ví dụ, nếu điểm tổng kết trong 3 năm THPT của bạn là 7. – 8.2 – 8.9, theo công thức ta có: GPA = (7.2+ 8.2+ 8.9) / 3 = 8.1. Như vậy nếu xét theo thang điểm 10 thì GPA của bạn là 8.1

Quy đổi điểm GPA theo tiêu chuẩn quốc tế

Phần lớn các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn còn băn khoăn các câu hỏi liên quan đến quy đổi điểm trung bình tích lũy sang điểm GPA. Điển hình như câu hỏi GPA 3.0 tương đương với bao nhiêu điểm hệ 10. Dưới đây là bảng quy đổi GPA theo tiêu chuẩn quốc tế bạn có thể tham khảo: 

Thang điểm 10

Thang điểm chữ

Thang điểm 4 (GPA)

Xếp loại

8.5 – 10

A

4.0

Giỏi

8.0 – 8.4

B+

3.5

Khá giỏi

7.0 – 7.9

B

3

Khá

6.5 – 6.9

C+

2.5

Trung bình khá

5.5 – 6,4

C

2

Trung bình

5.5 – 6,4

D+

1.5

Trung bình yếu

4.0 – 4.9

D

1

Yếu

<4.0

F

0

Kém (không đạt)

Tuy yêu cầu điểm GPA của mỗi trường, mỗi nước khác nhau, nhưng nhìn chung điểm GPA càng cao thì sinh viên càng dễ nhập học và cơ hội nhận học bổng càng lớn. Vì vậy, nếu bạn cũng có ước mơ du học thì hãy cố gắng học tập thật tốt và giành được số điểm cao ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Đừng quên thường xuyên cập nhật những thông báo tuyển sinh của trường mà mình có ý định du học bạn nhé.

Điều kiện điểm GPA khi đi du học ở một số nước phổ biến

Du học được xem là quyết định quan trọng đối với bất kỳ một người nào đó. Ở mỗi một đất nước sẽ có hệ thống giáo dục, trường học với những yêu cầu về điểm GPA hoàn toàn không giống nhau.

Điểm GPA du học Canada

  • Du học chương trình trung học phổ thông: yêu cầu GPA 3 năm gần nhất > 6.5 (thang điểm 10)
  • Du học chương trình dự bị đại học: yêu cầu GPA> 6.5
  • Du học chương trình Đại học, cao đẳng: yêu cầu GPA 3 năm gần nhất > 6.0 - 7.0 nếu đã tốt nghiệp THPT
  • Du học chương trình thạc sĩ: yêu cầu GPA từ 3.0/4.0 hoặc 7.0/10

Điểm GPA du học Úc

  • Du học chương trình trung học phổ thông: yêu cầu GPA tối thiểu 6.5 trở lên
  • Du học chương trình dự bị đại học: yêu cầu GPA tối thiểu 6.0 trở lên
  • Du học chương trình Đại học, cao đẳng: yêu cầu GPA > 6.5 -7.0
  • Du học thạc sĩ: yêu cầu điểm GPA 4 năm đại học trung bình 6.5 trở lên

Điểm GPA du học New Zealand

  • Du học chương trình trung học phổ thông: yêu cầu GPA đạt GPA trên 7.5
  • Du học chương trình dự bị đại học: yêu cầu GPA> 6.5
  • Du học chương trình Đại học, cao đẳng: yêu cầu GPA > 6.0 trở lên
  • Du học chương trình thạc sĩ: yêu cầu GPA từ 3.0 /4.0

Điểm GPA du học Mỹ

Tùy từng chương trình học, các bang, các trường học mà điều kiện về điểm GPA khi du học Mỹ sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung để có thể học tập ở các trường tại Mỹ, bạn cần có điểm GPA đầu vào 7.0 trở lên. Nếu muốn săn học bổng, số điểm GPA phải lên tới 8.5 trở lên.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về điểm GPA

GPA có cần thi hay không?

Điểm GPA là điểm trung bình tích lũy của cả một kỳ học, một năm học hay khóa học. Do đó, sẽ không có bất kì kì thi GPA cụ thể nào mà bạn sẽ phải học và hoàn thành đủ các các bài kiểm tra của từng môn trong chương trình để tính điểm trung bình mỗi môn, từ đó tính ra điểm GPA của 1 kỳ, 1 năm, 1 bậc học.

GPA thấp ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xét tuyển du học hay xin học bổng không?

Bất kì chương trình du học, học bổng nào cũng đều có những điều kiện riêng về điểm GPA. Vì vậy, để nhập học và xin được học bổng bạn nhắm đến đưa ra thì trong quá trình học tập hằng ngày bạn nên cố gắng để có cho mình một bảng điểm càng tiến bộ càng tốt. Điểm GPA càng cao, cơ hội nhập học và xin học bổng của bạn càng lớn. Tuy nhiên, ngoài ra bạn cũng nên lưu ý đến các điều kiện khác mà chương trình học yêu cầu như chứng chỉ ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa, tài chính, kinh nghiệm,..

Có cần phải tham gia hoạt động ngoại khóa để có GPA cao không?

Hoạt động ngoại khóa và điểm tích lũy GPA không liên quan trực tiếp với nhau. Do đó, tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ chỉ giúp bạn ghi được điểm cộng trong hồ sơ xét tuyển du học hoặc xét học bổng. Chứ không quyết định đến việc điểm GPA cao hay thấp.

Những thông tin mà ApplyZones chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc điểm GPA là gì? bảng quy đổi và cách tính điểm GPA. Nếu bạn còn có băn khoăn gì liên quan đến điểm tích lũy GPA. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.