Đối với các dịch vụ bảo hiểm có thu xếp tái bảo hiểm, khi tổn thất xảy ra, người đươc̣ bảo hiểm:

Dịch bệnh không chỉ khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh; mà còn khiến việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… trở nên khó khăn. Và không thể không kể đến các doanh nghiệp bảo hiểm. Chính những doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn trong việc duy trì hợp đồng đối với khách hàng. Và một trong những giải pháp khắc phục chính là tái bảo hiểm. Vậy tái bảo hiểm là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có thành lập công ty cổ phần bảo hiểm ở Hà Nội. Hiện tại tôi đang có nhu cầu thành lập một chi nhánh tại Hải Phòng. Tuy nhiên tôi không nắm rõ các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập chi nhánh? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Tái bảo hiểm là gì?

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần; nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Việc chuyển đổi này dựa trên cơ sở nhượng lại cho doanh nghiệp bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm; thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Đây được coi như hình thức bảo hiểm cho chính những doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể gặp phải đã được phân tán.

Tuy nhiên pháp luật có sự giới hạn đối với mức trách nhiệm này. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.

Điều kiện doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài

Không phải bất cứ doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài nào cũng có thể nhận tái bảo hiểm. Các doanh nghiệp này cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể

  • Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp; và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
  • Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s; hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best; “Baal” theo Moody’s; hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
  • Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài; hoặc các công ty trong cùng tập đoàn mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.

Mời bạn đọc xem thêm:

Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

Tái bảo hiểm tạm thời

Hình thức tái bảo hiểm đầu tiên là tái bảo hiểm tạm thời. Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Và doanh nghiệp bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào; với tỷ lệ bao nhiêu; cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nào là tùy theo mong muốn của họ.

Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối; hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm.

Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc

Là hình thức bảo hiểm mà không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mình nhận bảo hiểm; nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này; với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm.

Chức năng của tái bảo hiểm?

Chức năng của tái bảo hiểm chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc, thể hiện ở các mức độ khác nhau:• Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.• Có thể loại trừ được những tổn thất lớn.

• Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm theo tỷ lệ tối đa là bao nhiêu?

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?

Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc với doanh nghiệp chuyên doanh tái bảo hiểm [bên nhận tái bảo hiểm], theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển rủi ro mà họ chịu trách nhiệm cho bên nhận tái bảo hiểm tương ứng với số phí tái bảo hiểm đã nhận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Có được phép khởi kiện doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không?

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu hay khởi kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà không có các quyền này đối với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm,

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về tái bảo hiểm là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

0 trên 5

Bảo hiểm lúc nào cũng được liệt kê vào phần quyền lợi trong bản mô tả công việc. Vậy có những loại bảo hiểm nào? Tại sao chúng ta nên tham gia bảo hiểm?

1. Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua chấp nhận trả chi phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Bảo hiểm tiếng anh là Insurance – là hình thức quản lý rủi ro, là phương pháp bảo vệ cá nhân hoặc doanh nghiệp trước các tổn thất ngẫu nhiên về tài chính do tài sản bị cháy, trộm cắp…[bảo hiểm chung], các tổn thất về sinh mạng [bảo hiểm nhân mạng], các tai nạn lao động, giao thông [bảo hiểm tai nạn]…

2. Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc.

Khi công ty bảo hiểm gốc không bị giải thể, cũng như không có sự can thiệp vào nội dung quy định của hãng này. Hợp đồng tái bảo hiểm là một hợp đồng độc lập. Mối quan hệ hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và người bảo hiểm không bị đụng chạm tới.

Công ty bảo hiểm gốc vẫn có nghĩa vụ tự mình phải trả cho người được bảo hiểm quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm. Mặt khác, trong trường hợp có thiệt hại, hãng bảo hiểm gốc sẽ nhận được các khoản bồi hoàn [hay một phần] từ bên tái bảo hiểm, trong phạm vi rủi ro xảy ra đã được bảo hiểm lại. Tại Việt Nam hiện nay có 2 công ty tái bảo hiểm là Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và Công ty tái bảo hiểm PVI [PVI Re].

Chức năng của tái bảo hiểm

Xem thêm: Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2022: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Đối với các thể loại khác nhau của tái bảo hiểm chức năng của chúng cũng khác nhau. Chức năng của tái bảo hiểm đi chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Sự đảm bảo này phụ thuộc vào các dạng hợp đồng tái bảo hiểm và được thể hiện ở các mức độ khác nhau:

  • Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.
  • Có thể loại trừ được những tổn thất lớn.
  • Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra.

Tái bảo hiểm tiếng anh được hiểu là Reinsurance – là hoạt động theo đó công ty bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của công ty bảo hiểm khác nhằm cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam năm 2010, công ty bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác, kể cả công ty bảo hiểm ở nước ngoài.

Đồng bảo hiểm tiếng anh được hiểu là Co-insurance – là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi [phí bảo hiểm] và trách nhiệm [bồi thường, chi phí] theo tỉ lệ. Đồng bảo hiểm thường được áp dụng để giảm áp lực cạnh tranh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bảo hiểm. 

3. Các quy định về bảo hiểm, tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm:

*] Bảo hiểm:

Quyền lợi có thể được bảo hiểm bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với đối tượng được nhận bảo hiểm Trong bảo hiểm tài sản thì người mua bảo hiểm có liên hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận: quan hệ của chủ sở hữu, quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì quyền lợi bảo hiểm căn cứ theo quy định của luật pháp về ràng buộc trách nhiệm dân sự.

– Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận có tính chất ràng buộc pháp lý, được thành lập thành văn bản mà thông qua đó, người tham gia bảo hiểm phải cam kết nộp phí bảo hiểm để người được hưởng quyền lợi bảo hiểm nhận được một số tiền chi trả, bồi thường từ công ty bảo hiểm khi phát sinh các sự kiện được quy định trong Hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm gồm các văn bản, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn/quy tắc bảo hiểm, điện bảo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. [Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm].

– Các loại bảo hiểm phổ biến

+ Bảo hiểm xã hội:

Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

Là sự đảm bảo bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, mất thu nhập do ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, thất nghiệp, hết tuổi lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đây là loại hình phi lợi nhuận và được Nhà nước tổ chức, quản lý và bảo hộ – không bị phá sản. Bảo hiểm xã hội giúp thỏa mãn các nhu cầu ổn định cuộc sống vật chất của người lao động khi họ gặp rủi ro.

+ Bảo hiểm y tế:

Là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm các chi phí để điều trị y tế. Công ty bảo hiểm sẽ trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, chi phí thuốc men… Đây đang là loại bảo hiểm được nhiều người chọn mua nhất vì chi phí khám, chữa bệnh ở các bệnh viện, cơ sở y tế đang rất đắt đỏ. Là hình thức bảo hiểm của Nhà nước, không vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Nhà nước đứng ra tổ chức Bảo hiểm y tế với các cá nhân, tổ chức liên quan.

+ Bảo hiểm kinh doanh:

Là hoạt động dịch vụ tài chính để phân phối lại tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bảo hiểm kinh doanh là bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho bên kia khi gặp phải rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Bảo hiểm kinh doanh là quan hệ kinh tế gắn liền với huy động nguồn tài chính thông qua đóng góp của các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm kinh doanh giúp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo sự an toàn trong cuộc sống mọi người.

+ Bảo hiểm nhân thọ:

Mang lại lợi ích tài chính cho người thân của bạn để họ sống vào khoản tiền đó nếu bạn qua đời. Bảo hiểm này thường thanh toán tiến một lần hoặc hàng năm. Đây là sự bảo đảm về tài chính, là hình thức tiết kiệm cho mỗi người.

+ Bảo hiểm xe:

Xem thêm: Thử việc bao lâu thì được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm?

Bảo hiểm xe đang nằm trong top bảo hiểm được khá nhiều người sử dụng. Một chiếc xe máy mới mua hay một chiếc xe hơi đắt tiền đều cần được mua bảo hiểm. Bảo hiểm xe giúp bạn giảm bớt tổn thất tài chính khi không may gặp tai nạn hoặc mất cắp, hư hỏng.

+ Bảo hiểm du lịch:

Là chính sách dành cho các bạn muốn đi du lịch sang nước ngoài. Loại hình này đang trở lên khá phổ biến vì nhu cầu du lịch nước ngoài tăng cao. Bảo hiểm du lịch bao gồm việc đảm bảo giảm bớt rủi ro như trì hoãn, hủy lịch bay, giấy tờ, tài sản và sức khỏe trong chuyến hành trình của bạn. Bảo hiểm du lịch thường chỉ có hiệu lực trong thời gian du lịch mà bạn đã kê khai. Ngoài ra trên thị trường còn nhiều loại bảo hiểm phổ biến khác mà bạn có thể gặp như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm tài sản; bảo hiểm thương mại…

*] Tái bảo hiểm:

Đối với các thể loại khác nhau của tái bảo hiểm chức năng của chúng cũng khác nhau. Chức năng của tái bảo hiểm đi chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Sự đảm bảo này phụ thuộc vào các dạng hợp đồng tái bảo hiểm và được thể hiện ở các mức độ khác nhau:

  • Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.
  • Có thể loại trừ được những tổn thất lớn.
  • Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra.

Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

– Tái bảo hiểm tạm thời

Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

Xem thêm: Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là tuỳ họ.

Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm.

Trên thực tế nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế.
  • Cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình.
  • Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ, do đó việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời.
  • Như vậy, công ty bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ. Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó giảm lợi nhuận thu được.
  • Trước mỗi thời kỳ tái bảo hiểm tiếp tục, công ty bảo hiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Chưa kể việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh.

– Tái bảo hiểm cố định:

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Ưu điểm:

Xem thêm: Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Đóng bảo hiểm khi tạm hoãn HĐLĐ?

  • Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết .
  • Công ty nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo.
  • Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ.
  • Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc “quy luật số đông” giúp nhà tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận rủi ro mới.

Nhược điểm:

  • Thông thường nó có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng.
  • Vì mọi rủi ro phải đem tái đi cho nên đứng về phía công ty nhượng những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có khả năng đảm đương được.
  • Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được.

– Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc

Là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm.

Ưu điểm:

  • Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay vì đem phân chia toàn bộ các phần vượt quá khả năng ấy cho các nhà tái bảo hiểm.
  • Để phòng ngừa trường hợp này xảy ra, nhà tái bảo hiểm phải nắm được ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết.
  • Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời.
  • Công ty nhượng tái bảo hiểm có điều kiện đem chào tái bảo hiểm bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay cho một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay cho việc phải đem phân chia tất cả phần thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm.

Nhược điểm:

  • Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhưng rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
  • Hình thức này không thuận lợi lắm cho các nhà tái bảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên và tổn thất gây ra rất thất thường. Các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các nhà tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý.
  • Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém.

*] Đồng bảo hiểm:

Đồng bảo hiểm chính là cách thúc để phân tán, chia sẻ rủi ro theo chiều ngang bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm khác nhau cho cùng 1 đối tượng bảo hiểm. 

Khi xảy ra những rủi ro, thiệt hại tổn thất của đối tượng bảo hiểm thi các công ty bảo hiểm sẽ cùng có trách nhiệm bảo hiểm này theo tỉ lệ thỏa thuận và mức phí mà khách hàng đã đóng trước đó

Xem thêm: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?

Thông thường người ta thường áp dụng phương thức đồng bảo hiểm cho những trường hợp đặc biệt đồng thời giúp cho doanh nghiệp chia sẻ, phân tán rủi ro trên thị trường bảo hiểm. 

Thường nó sẽ được áp dụng khi giá trị của hợp đồng bảo hiểm quá lớn như bảo hiểm thân tàu thủy nội địa, bảo hiểm máy bay… 

Kết luận: Người tham gia bảo hiểm sẽ được thanh toán khi xảy ra các sự kiện được ghi nhận/ được ký kết trong hợp đồng bảo hiểm, hạn chế rủi ro cho cá nhân tham gia bảo hiểm. Vì vậy tham gia bảo hiểm có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề