Em hay rút ra đặc điểm chung về chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Lời giải:

Các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn mang trong mình tư tưởng bành trướng "Đại Hán", tự coi mình là một quốc gia lớn, các nước khác phải thần phục. Do đó, chính sách đối ngoại xuyên suốt của tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc đều là đẩy mạnh bành trướng, xâm lược các khu vực xung quanh để mở rộng lãnh thổ.

Đáp án cần chọn là: B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi:Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là:

A.quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng

B.mở rộng quan hệ sang phương Tây

C.thần phục các nước phương Tây

D.gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

Lời giải:

Đáp án đúng: D.gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến trung quốc làgây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

Giải thích:

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ, thôn tính đất đai của các nước xung quanh:

- Nhà Tần, Hán: từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng [Cam Túc], thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

- Nhà Đường: đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Trung Quốc vào thời kỳ đế quốc phong kiến phát triển nhất và Văn hoá Trung Quốc thời bấy giờ phát triển ra sao nhé!

1. Trung Quốc thời Đường

Chính trị:

- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương;cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam [lãnh thổ Việt Nam hồi đó], ép Tây Tạng phải thần phục.

Kinh tế:

- Phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.

- Thủ công nghiệp:Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp:hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Đến cuối thời Đường:

- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên.Nạn đói thường xuyên diễn ra.

- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.

- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.

2.Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

- Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, độc đáo.

* Tư tưởng:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

- Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Bắc Tống cho xây chùa, tạc tượng, in kinh,...

* Sử học:

- Đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

* Toán học:

- Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi [thời Nam - Bắc triều] đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

* Thiên văn học:

- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

* Y dược:

- Có nhiều thầy thuốc giỏi: Hoa Đà [thời Hán], người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

* Kĩ thuật:Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

* Kiến trúc nghệ thuậtđặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay

* Văn học:

- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Với nhiều tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

- Tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

AGiữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.

BĐẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

CLiên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.

DChinh phục các nước thông qua đường biển.

Các câu hỏi tương tự

Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam. Đó là chímhh sách của triều đại nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Tần [221-206 TCN].

B. Nhà Hán [206 TCN đến 220].

C. Nhà Tùy [589-618].

D. Nhà Đường [618-907]

Các cậu ơi giúp mik ná mik tick cho!!!!!

Câu 3: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.Câu 4: Nhà Lý đã làm nhiều việc để củng cố quốc gia thống nhất:A. Ban hành bộ luật Hình thư;B. thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”;C. gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống;D. dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.Câu 5: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.Câu 6: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?A. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình.B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.C. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người.D. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm.Câu 7: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.Câu 8: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.Câu 9: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nướcD. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.Câu 10: Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý?A]Giai cấp nông dân. B] Giai cấp công nhân.C] Tầng lớp thợ thủ công. D] Tầng lớp nô tì.Câu 11: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn dưới thời Lý?A] Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật.B] Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.C] Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.D]Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.Câu 12: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?A]Chế độ Thái thượng hoàng. B] Chế độ lập Thái tử sớm.C] Chế độ nhiều Hoàng hậu. D] Chế độ Nhiếp chính vương.Câu 13: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?A] Phong kiến phân quyền.B]Trung ương tập quyền.C] Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.D] Vua nắm quyền tuyệt đối.Câu 14: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?A] Tích cực khai hoang.B] Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.C] Lập điền trang.D]Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.Câu 15: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?A]Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.B] Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.C] Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.D] Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.Câu 16: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?A] Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến.B] Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng.C] Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ.D]Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba.Câu 17: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần khángchiêbns chống Mông - Nguyên?A]Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.B] Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.C] Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.D] Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá.Câu 18: ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng [4/1288] là gì?A] Thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuần.B] Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần.C] Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.D]Vừa thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần, tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, vừa đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên.Câu 19; Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên làA. quý tộc tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.B. đất nước hòa bình.C.. Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.Câu 20: Trong nghề nông thời Trần, bộ phận ruộng đất đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước làA. ruộng đất của địa chủ. B. ruộng đất điền trang.C. ruộng đất tư của nông dân. D. ruộng đất công làng xã.

Video liên quan

Chủ Đề