Gà bị tụ huyết trùng có an được không

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm. Chúng tôi biết rằng nuôi gà không phải là điều dễ dàng, thật không may khi gà mắc bệnh, có nhiều người vì tiếc nên quyết định tận dụng gà bị bệnh làm thức ăn. Vậy câu trả lời như thế nào?

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không?

Không nên! Đó là khuyến cáo của các bác sỹ thú y hàng đầu, gà bị tụ huyết trùng sẽ mang theo nhiều bệnh tích, cơ quan nội tạng sẽ bị ảnh hưởng, gan bị sưng có nốt hoại tử, phổi tụ máu. niêm mạc bị tụ, chảy máu, phế quản tổn thương và có dịch nhầy.

Đặc biệt khi gà bị bệnh tụ huyết trùng, thịt sẽ giảm chất lượng, nhão, da có dịch nhớt sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn gà bị tụ huyết trùng.

Với các biểu hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà vừa kể trên, đôi khi các bạn sẽ bị nhầm với một số bệnh khác nên để xác định bệnh cách tốt nhất vẫn là phải mổ khám để xem bệnh tích của gà. Nếu gà bị tụ huyết trùng sẽ thấy có một số bệnh tích như tim gà bị sưng có dấu hiệu như bị nhồi máu cơ tim, gan bị sưng với các nốt hoại tử, phổi tụ máu có màu nâu thẫm, niêm mạc ruột bị tụ máu, chảy máu, phế quản có chứa dịch nhầy. Ngoài ra, có thể dễ dàng thấy cơ thể gà bị sưng phù, mặc dù gầy sụt cân nhưng nhìn bên ngoài khá béo, thịt không mềm mà nhão, dưới da có dịch nhớt.

Gà bị tụ huyết trùng có an được không
 

Ảnh 1: Không nên ăn gà bị tụ huyết trùng

Cách phòng bệnh tụ huyết trùng

Để giữ vững thành quả, cũng như giảm thiểu những rủi ro khi chăn nuôi nói chung và những tác hại của bệnh tụ huyết trùng nói riêng, bà con cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

Vệ sinh chuồng trại để phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại là vấn đề quan trọng mà bà con đặc biệt cần quan tâm, khi mới mua gà bà con cần tách đàn trong khoảng thời gian từ 20 ngày tới 1 tháng để theo dõi dịch, nếu phát hiện gà bị bệnh cần có biện pháp kịp thời. Bà con cần tăng cường đảm bảo vệ sinh chuồng trại, làm sách máng, đảm bảo thức ăn và nước uống cho gà, các dụng cụ máng nước, máng thức ăn cần phải vệ sinh sạch sẽ.

Gà bị tụ huyết trùng có an được không

Ảnh 2: Vệ sinh chuồng trại là vấn đề quan trọng giúp bà con hạn chế bệnh tụ huyết trùng ở gà

Tăng sức đề kháng cho gà

Gia tăng sức đề kháng cho gà cũng là yếu tố giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng ở trên gà, bà con nên bổ sung các loại men tiêu hoá để giúp gà tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Với nội dung trong bài viết trên chắc chắn bạn đã tự trả lời được câu hỏi gà bị tụ huyết trùng có ăn được không, đừng quên chăm sóc, phòng bệnh cho gà để có được năng suất tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà hay còn gọi là gà toi là một bệnh rất phổ biến xảy ra trên đàn gà đặc biệt là những đàn gà nuôi nhốt tập trung. Bệnh tụ huyết trùng cũng có thể mãn tính, thể cấp tính và quá cấp gây thiệt hại rất lớn đối với người chăn nuôi. Nhiều bạn thắc mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà có nguyên nhân từ đâu, cách phòng và điều trị như thế nào. Thậm chí có một số bạn còn thắc mắc gà bị tụ huyết trùng có ăn được không. Tất cả những vấn đề trên liên quan đến bệnh tụ huyết trùng ở gà đều sẽ được NNO giải đáp ngay sau đây cho các bạn.


  • Bệnh đầu đen trên gà
  • Bệnh thương hàn ở gà
  • Bệnh nấm phổi ở gà
  • Bệnh khô chân ở gà
  • Bệnh cúm gia cầm ở gà
Gà bị tụ huyết trùng có an được không
Bệnh tụ huyết trùng ở gà (gà toi)

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có nguyên nhân do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Loại vi khuẩn này có thể sản sinh do môi trường nuôi ô nhiễm, do thay đổi thời tiết đột ngột, do sinh sôi trong thức ăn nước uống cho gà… Bệnh này rất phổ biến với 3 thể là mãn tính, cấp tính và quá cấp. Thể mãn tính là vi khuẩn Pasteurella đã có sẵn trong cơ thể con gà, khi gà sức đề kháng kém hoặc khi điều kiện thuận lợi sẽ phát triển gây bệnh. Thể cấp tính và quá cấp là do vi khuẩn Pasteurella bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gà và gây bệnh, trường hợp thể quá cấp gà có thể không có nhiều triệu chứng rõ ràng sau đó chết ngay chỉ sau vài tiếng.

Gà bị tụ huyết trùng có an được không
Bệnh tụ huyết trùng ở gà (gà toi)

Biểu hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà

Như vừa nói ở trên, bệnh tụ huyết trùng ở gà (gà toi) có các thể mãn tính, cấp tính và quá cấp. Mỗi thể nhiễm lại có những triệu chứng bệnh khác nhau:

1. Triệu chứng gà bị tụ huyết trùng thể mãn tính

Thể mãn tính vi khuẩn Pasteurella có sẵn trong cơ thể gà và sẽ phát bệnh khi điều kiện thích hợp. Lúc này bạn sẽ thấy gà bị sưng phù nhất là mào và tích, yếm bị hoại tử, đi ngoài phân lỏng màu vàng, ủ rũ bỏ ăn sút cân nhanh nhưng cơ thể gà vẫn to do bị sưng.

2. Triệu chứng gà bị tụ huyết trùng thể cấp tính

Ở thể cấp tính, gà bị tụ huyết trùng có nhiều biểu hiện đặc trưng như sốt cao, xù lông, mũi miệng chảy dãi, dịch đôi khi còn lẫn máu, phân lỏng màu nâu, khó thở, mào tích tím bầm sưng to. Ở thể cấp tính gà cũng có thể chuyển biến khá nhanh sang sang thể quá cấp gây chết hàng loạt.

3. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà thể quá cấp

Ở thể quá cấp, gà không có nhiều dấu hiệu mà đôi khi chỉ ủ rũ, chảy nước mũi, da hơi tím tái, tai, tích bị sưng. Khi gà bị thể quá cấp thì từ khi có dấu hiệu đến khi chết chỉ khoảng vài tiếng (1 – 2 tiếng).

Gà bị tụ huyết trùng có an được không
Bệnh tụ huyết trùng ở gà (gà toi)

Bệnh tích tụ huyết trùng gà

Với các biểu hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà vừa kể trên, đôi khi các bạn sẽ bị nhầm với một số bệnh khác nên để xác định bệnh cách tốt nhất vẫn là phải mổ khám để xem bệnh tích của gà. Nếu gà bị tụ huyết trùng sẽ thấy có một số bệnh tích như tim gà bị sưng có dấu hiệu như bị nhồi máu cơ tim, gan bị sưng với các nốt hoại tử, phổi tụ máu có màu nâu thẫm, niêm mạc ruột bị tụ máu, chảy máu, phế quản có chứa dịch nhầy. Ngoài ra, có thể dễ dàng thấy cơ thể gà bị sưng phù, mặc dù gầy sụt cân nhưng nhìn bên ngoài khá béo, thịt không mềm mà nhão, dưới da có dịch nhớt.

Gà bị tụ huyết trùng có an được không
Bệnh tích tụ huyết trùng gà

Cách chữa gà bị tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra nên hoàn toàn có thể dùng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn này để ức chế và điều trị bệnh. Thông thường, phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng là cho gia cầm sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng kết hợp với các loại thuốc bổ, thuốc trợ lực như Super Vitamin, điện giải, Gluco-KC để giúp gà hồi phục tốt hơn. Một liệu trình điều trị gà bị tụ huyết trùng thường vào khoảng 7 ngày. Các bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị sau:

  • Dùng Amocin liều 1g/2 lít nước cho gà uống 5 – 6 ngày. Nếu không dùng Amocin cũng có thể dùng thuốc Nexymix liều lượng 1g/3 lít nước cho gà uống 5 ngày liên tục.
  • Bổ sung vitamin ADE, chất điện giải, Gluco-KC để trợ lực cho gà đến khi gà khỏi hoàn toàn.

Bên cạnh việc chữa bệnh thì các bạn cũng nên lưu ý phòng bệnh cho đàn gà. Để phòng bệnh cho đàn gà các bạn nên chú ý khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc khi giao mùa thời tiết thay đổi nhanh thì có thể dùng ngay phác đồ bên trên nhưng chỉ cho gà uống 3 ngày để phòng bệnh là đủ. Chú ý là hiện nay có vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng nhưng theo một số chuyên gia thì vắc xin của bệnh này không mang lại nhiều hiệu quả cho lắm. Tất nhiên, các bạn cũng có thể căn nhắc sử dụng vắc xin như một phương pháp phòng bệnh.

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không

Trước đây, nhiều hộ chăn nuôi khi gặp gà bị tụ huyết trùng thì vẫn có tâm lý tiếc rẻ nên vẫn dùng làm thực phẩm để ăn như bình thường. Tất nhiên, khi đã đun chín thì vi khuẩn gây bệnh không còn ảnh hưởng nhiều khi chúng ta ăn nhưng chắc chắn là không tốt vì đây là gà bệnh. Hơn nữa, gà bị tụ huyết trùng thịt sẽ nhão chứ không thơm ngon, da cũng có màng nhầy bên dưới nên chắc chắn bạn nào đã từng tiếc rẻ mà ăn cũng sẽ thấy thịt gà không giống bình thường. Do đó, NNO khuyên các bạn khi đã xác định được gà bị tụ huyết trùng thì không nên ăn, những con gà bị chết nên đem đi tiêu hủy để tránh dịch bệnh lây lan.

Lưu ý: gà bị tụ huyết trùng là do gà bị bệnh gây ra, tụ huyết trùng khác với gà bị tụ huyết. Tụ huyết là trường hợp gà bị bầm dập do va đập nên những con gà bị tụ huyết vẫn có thể ăn bình thường.

Gà bị tụ huyết trùng có an được không
Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không

Với các thông tin trên, có thể thấy bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Hiện nay vẫn có thuốc đặc trị bệnh này nên tuy bệnh có thể diễn biến nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi nhưng không phải vấn đề quá lớn nếu phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.