Giáo án luyện tập phân tích và tổng hợp

Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp. Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. Sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.

Chúng ta cần đọc sách, không chỉ vì sách lưu giữ và truyền lại tri thức nhân loại, những kiến thức từ xa xưa khi khai thiên lập địa mà còn để hình thành nhân cách, để làm người. Người ta đọc sách, nghiền ngẫm, suy tư, từ đó học được tính tự học, tư duy logic hơn. Không chỉ vậy, những cuốn sách văn học còn dẫn óc tưởng tượng ta bay đến bao miền đất lạ... Như vậy, đọc sách vừa cho ta tiếp thu nguồn kiến thức vô hạn của người xưa, vừa rèn cho ta những thói quen tư duy, tự học, rèn luyện nhân cách và học làm người.

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngắn 2

Câu 1:

a. Câu đầu đưa ra nhận định chung về quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ, giữa các phần của bài thơ. (thao tác tổng hợp)
- Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu (thao tác phân tích)

b. Trình tự ngược với đoạn (a). Đầu tiên, tác giả đưa ra và phê phán các ý kiến ấy chỉ đúng một phần về nguyên nhân của sự thành đạt. (thao tác phân tích)
Sau khi "loại trừ" tất cả các quan điểm phiến diện, tác giả kết luận (thao tác tổng hợp): "Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người".

Câu 2: Học qua loa, đối phó, không học thật sự sẽ gây ra nhiều tác hại.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.

Câu 3: Lí do bắt buộc mọi người chọn sách để đọc:
- Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chì có hạn do đó phải chọn lọc sách mà đọc.
- Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc. Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết.
- Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc.
- Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn những sách đọc cần thiết.

Câu 4:

Gợi ý: Bài văn Bàn về đọc sách gồm những luận điểm chính nào? (Tầm quan trọng của việc đọc sách; Phải chọn sách mà đọc; Phải biết kết hợp giữa đọc sách chuyên môn và sách thường thức...). Đoạn văn phải thâu tóm được những luận điểm chính đã phân tích để rút ra nhận định chung về việc đọc sách.

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngắn 3

Câu 1:

- Tác giả đã vận dụng phép lập luận tổng hợp. 

- Ban đầu, tác giả đưa ra nhận định chung về quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ. Sau đó, phân tích chi tiết những đặc sắc trong bài thơ “Thu điếu”

- Tác giả đã vận dụng thao tác lập luận phân tích kết hơp tổng hợp

- Ban đầu, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân và chỉ tán đồng một phần ý kiến đưa ra. Sau đó, loại trừ những quan điểm trái ngược rồi rút ra nhận xét: mấu chốt của thành đạt là bản thân chủ quan mỗi người”

Câu 2: Cần nêu được những ý chính sau:

- Học qua loa, đối phó là học như thế nào? (là học những không thực sự xem việc học là mục đích quan trọng, là học một cách bị động của thể do nguyện vọng của gia đình chứ không phải do thực sự muốn học….)

- Vậy, hậu quả của học đối phó là gì? ( tốn thời gian nhưng không có bất kỳ một hiệu qủa hữu ích nào; làm cho bản thân càng chán ghét việc học; làm mất niềm tin từ gia đình và bạn bè ….) 

2020-01-14T03:29:44+11:00 2020-01-14T03:29:44+11:00 Tiết 96 - Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP luyện tập, Phép phân tích và tổng hợp https://baikiemtra.com/uploads/news/2020_01/giao-an-ngu-van-9.jpg

Bài Kiểm Tra https://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

Thứ ba - 14/01/2020 03:28

Tiết 96 - Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I.  MỤC TIÊU:                                      
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm về phân tích và tổng hợp.
- Hiểu và vận dụng được các phép phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận.
2. Kĩ năng:                   
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt và vận dụng phép phân tích tổng hợp trong văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong làm văn.
4. Định hướng phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
-  Năng lực chuyên biệt:   Giao tiếp, trình bày.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, gợi mở , liên hệ thực tế.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:Hoạt động của thầy và tròNội dungA.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS nhận diện văn bản phân tích:
- Mục tiêu: Nhận diện văn bản.
- Phương pháp:  Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 13p
- Điều  chỉnh:
.........................................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 ? Hãy cho biết luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Hãy cho biết luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và sửa chữa.

GV: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
? Thế nào là học qua loa, đối phó?
HS: ( Trả lời  )

GV: Nhận xét.
? Bản chất của lối học đối phó là gì?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Nêu tác hại của việc học đối phó?
HS: ( Trả lời )
 

1. Bài tập 1:   Nhận diện văn bản phân tích:

  a. Luận điểm: Cái hay của bài thơ “Thu điếu”: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
+ Ở các điệu xanh
+ Ở những cử động
+ Ở các vần thơ, chữ thơ không non ép

  b. Luận điểm:  Phép lập luận phân tích và tổng hợp:
- Phân tích mấu chốt của sự thành đạt
+ Nêu lên các quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt
+ Chứng minh để bác bỏ nguyên nhân khách quan, khẳng định vai trò của nguyên nhân chủ quan
-  Phép lập luận tổng hợp : Rút cuộc mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân con người, ở tinh thần phấn đấu, trau dồi đạo đức.

2. Bài tập 2:  Thực hành phân tích một vấn đề.
* Phân tích bản chất của lối học đối phó:
 a. Biểu hiện:
+  Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí, không có kiến thức cơ bản.
+ Học chỉ để khoe mẽ ( Có bằng nọ, bằng kia ) nhưng đầu óc trống rỗng.
+ Học cốt chỉ để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo giải quyết việc trước mắt.
+ Học không cóp hứng thú.
  b. Bản chất:
- Có hình thức của học tập như: Cũng đến lớp, cũng đọc sách, có điểm thi và có bằng cấp.
- Không có thực chất, đầu óc trống rỗng, làm hỏng việc…
 c. Tác hại:
- Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng lâu dài cho XH về nhiều mặt.
- Đối với bản thân: Sẽ không có hứng thú học tập và hiệu quả học tập ngày càng thấp.

Hoạt động 2: HDHS phân tích một văn bản:
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp:  thảo luận, thực hành.
- Thời gian: 15p
- Điều  chỉnh:....................................................................................................................
GV: ? Dựa vào văn bản “ Bàn về đọc sách” để lập dàn ý?
HS: ( Tập lập dàn ýà Trình bày.)

GV: Nhận xét, sửa chữa.

à Nêu yêu cầu bài tập 4.
? Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”.
HS: ( Luyện viết đoạn văn.)
à Trình bày và nhận xét.
GV:  Nhận xét, sửa chữa và chốt lại.

 

3. Bài tập 3:    Thực hành phân tích 1 văn bản:
  * Dàn ý:
- Sách là kho tàng về tri thức được tích lũy hàng nghìn năm của nhân loại. Vì vậy, bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.
- Càng đọc sách càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông.
à Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng có phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới hiệu quả ( Đọc sách không cần nhiều, đọc kĩ, sâu mới có ích… )
 4. Bài tập 4:  Thực hành tổng hợpC. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Viết đoạn văn tổng hợp.
- Điều  chỉnh:.............................................................................................................D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp:  Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Tìm đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp?
- Điều  chỉnh:..................................................................................................................E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:  Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo: Tiếng nói của văn nghệ.
- Điều  chỉnh:...................................................................................................................