Giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi cần cung cấp đủ

Cùng với nước, protein, năng lượng (glucid, lipid), các chất khoáng (C, Fe, K, P, Cu…), vitamin cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của gia súc. Cụ thể, các vitamin đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình trị dị hóa, đồng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến từng giai đoạn sinh trưởng, sinh sản. Ngoài ra, vitamin còn giúp nâng cao sức đề kháng giúp gia súc chống chọi các tật bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vai trò của vitamin cho gia súc trong chăn nuôi nhé!

1. Vitamin A

Vitamin A có nhiều trong bắp vàng, bột cỏ… Vitamin A có đặc tính kém bền: phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, dễ bị oxy hóa trong không khí, tan trong dầu mỡ (không tan trong nước). Do đó, khi phối trộn vitamin cho gia súc cần chú ý bổ sung thêm chất chống oxy hóa. Ngoài ra, thức ăn công nghiệp có chứa vitamin A cần được sử dụng sớm, để càng lâu càng dễ bị hao hụt giá trị dinh dưỡng của vitamin.

Giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi cần cung cấp đủ

Vitamin A giúp gia súc phát triển khỏe mạnh

Vai trò: Khi nhắc đến 3 quá trình sinh trưởng, sinh sản, kháng bệnh thì không thể không đề cập đến vitamin A:

  • Cần thiết cho gia súc ở giai đoạn tăng trưởng
  • Hỗ trợ con đực và cái trong việc sản xuất giao tử
  • Có tác dụng trong việc bảo vệ và phục hồi niêm mạc, da bị tổn thương, hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh qua da

Nếu thiếu vitamin A gia súc dễ bị chậm lớn, giác mạc bị khô. Đối với heo thì sản lượng thịt giảm, nếu thiếu trầm trọng có thể dẫn đến tình trạng heo con bị khiếm thị (không có tròng mắt).

2. Vitamin E

Vitamin này tồn tại nhiều trong tự nhiên. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các loại hạt, bột lá… Cũng giống như vitamin A, vitamin E kém bền: dễ phân hủy trong không khí vì nhạy cảm với oxy (khi có thêm ánh sáng làm xúc tác thì quá trình phân hủy sẽ diễn ra nhanh hơn).

Vai trò của vitamin E:

  • Kích thích gia súc sản sinh các hooc-mon ở tuyến yên
  • Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu vitamin A, D
  • Tạo điều kiện lý tưởng cho việc trao đổi Phốt-pho (P), protein và glucid - các chất cần thiết cho sự sống
  • Ổn định màng tế bào tuyến sinh dục và thành mạch

Nếu cung cấp không đúng liều lượng vitamin cho gia súc, đặc biệt là vitamin E thì sẽ gây ra tình trạng tổn thương tế bào. Cụ thể là hoại tử gan, bắp cơ bị phù nề, tái màu… hay nghiêm trọng nhất là dẫn đến đột tử. Đối với gia súc trong giai đoạn sinh sản, thiếu hụt vitamin E gây xuất tinh thất thường, tinh trùng yếu (ở con đực), và rụng trứng ít (ở con cái). Hậu quả của việc này là số lượng con non giảm, sức khỏe yếu ớt.

3. Vitamin D

Vitamin D có trong ánh nắng tự nhiên và các loại rau xanh, nấm. Do đó, cách tăng cường vitamin D cho gia súc chính là xây dựng môi trường sống thuận lợi, tạo điều kiện cho chúng vận động, tắm nắng.

Giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi cần cung cấp đủ

Gia súc có thể hấp thụ vitamin D có tự nhiên trong ánh nắng mặt trời

Khá giống với vitamin E, vitamin D giúp quá trình chuyển hóa Phốt-pho (P) diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn giúp cơ thể gia súc hấp thụ - chuyển hóa Can-xi (Ca), cấu thành nên khung xương chắc khỏe.

Ở gia súc, đặc biệt là heo, nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn đến bệnh viêm xương cơ hóa và bệnh mềm xương.

4. Vitamin C

Thông thường, lượng vitamin C có trong rau xanh không đủ cho nhu cầu của gia súc ở giai đoạn tăng trưởng. Do đó, người ta thường bổ sung vitamin C cho gia súc bằng các sản phẩm vitamin nhân tạo qua thường ăn, uống hoặc tiêm bắp. Nếu thiếu vitamin C vật nuôi sẽ chậm lớn, sinh sản kém, dễ bị chảy máu cam (ở heo), thịt giảm chất lượng (màu tái nhợt, độ mỡ cao…)

Cũng giống như hầu hết các loại vitamin cho gia súc cơ bản, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản và sinh trưởng của vật nuôi:

  • Giúp gia súc lớn nhanh, khỏe mạnh
  • Hỗ trợ quá trình sinh sản
  • Tăng sức đề kháng, tăng sức chống chịu virus, vi trùng
  • Tăng độ nạc, độ mềm của thịt (bổ sung vitamin C ở giai đoạn cuối, gần thu hoạch)

5. Vitamin B

Vitamin B không tồn tại đơn lẻ mà được phân thành nhiều nhóm với các tác dụng đặc trưng khác nhau. Nhưng nhìn chung loại vitamin này có hỗ trợ đường tiêu hóa, cơ quan vận động và chức năng sinh lý của gia súc. Có thể kể đến một số loại vitamin B phổ biến như sau:

Vitamin B1: giúp chuyển hóa Glucid tạo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nếu thiếu sẽ khiến gia súc chán ăn, chậm lớn, hệ thần kinh bị tổn thương, chân bị yếu (hoặc bại chân), đẻ chậm, thai yếu, con cái bị mất sữa...

Giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể vật nuôi cần cung cấp đủ

Vitamin B1 giúp gia súc ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng

Vitamin B2: giúp vết thương nhanh lành, ngăn chặn mầm bệnh xâm hại cơ thể. Khi bổ sung vitamin B2 cần chú ý liều lượng vừa phải, nếu thừa sẽ gây ra tình trạng bài tiết nước tiểu tần suất cao, nước tiểu gia súc bị vàng màu, tăng chi phí vệ sinh chuồng trại.

Vitamin B3: có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất. Gia súc dễ bị tiêu chảy, viêm da hoặc có biểu hiện thần kinh không ổn định nếu thiếu vitamin B3.

Vitamin B5: tăng cường sức khỏe da - lông. Ở heo, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra triệu chứng yếu chân, dáng đi lạch bạch, hệ miễn dịch kém.

Vitamin B6: có tác dụng đặc biệt trong thai kỳ, giúp chống nôn mửa, chống ngộ độc nghén, có tác dụng an thai. Ngoài ra khi có nhu cầu di chuyển gia súc đi xa trong thời gian dài thì việc bổ sung B6 cũng giúp an thần.

Vitamin B9, B12: đặc biệt cần thiết vì giúp tạo hồng cầu. Vật nuôi bị thiếu vitamin B9 sẽ gặp tình trạng thiếu máu, số lượng con non giảm.

Biết được vai trò của từng loại vitamin cho gia súc hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chăn nuôi. Hy vọng với một số thông tin về vitamin trong bài viết trên, Animaid đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc đàn vật nuôi.

Nhu cầu Muối natri clorua (NaCl) bao gồm 2 nguyên tố natri (Na+) và clo (Cl). Bởi vậy muối được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của vật nuôi về Na và Cl. Hai nguyên tố này được hấp thu từ thức ăn, nước uống qua ruột vào cơ thể. Ở trong cơ thể, Na nằm chủ yếu trong các dịch thể, một phần nằm trong mô cương và mô thần kinh. Na tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu và trao đổi dịch thể. Ngoài ra, Na còn kết hợp với kali (K) trong sự truyền dẫn xung động thần kinh. Na có trong thân tế bào và ty thể, đồng thời ổn định sự hoạt động cho các men Cholinaxetylaza, Photphotransaxetilaza và hệ enzyme hoạt hóa axetat. Còn Cl cũng nằm chủ yếu trong dịch ngoại bào và cùng với Na tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu của máu. Cl còn có vai trò lớn trong dịch vị dạ dày (là thành phần HCl), ổn định độ pH cho men pepsin hoạt động. Rất ngắn gọn, Na và Cl là các chất điện giải lớn góp phần vào việc duy trì sự chênh lệch điện hóa màng tế bào (được gọi là điện thế màng). Chúng cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa (HCl trong dạ dày), hấp thụ (Na) và vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột vào máu. Không dừng lại ở đó,  chúng còn đóng góp vào việc duy trì lượng máu và áp lực máu, và tham gia vào hệ thống renin-angiotensin-aldosterone. Rõ ràng từ danh sách các chức năng ấn tượng này mà natri và clo là rất cần thiết cho cơ thể và cho sự sống vật nuôi. Theo NRC (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ), nhu cầu về muối dao động khoảng 0,1 - 0,25% trong các loại thức ăn hoàn chỉnh cho heo và gia cầm. Giả sử muối tinh khiết chứa 39,5% Na và 60,5% Cl, khi bổ sung 0,5% muối vào khẩu phần tương đương với cung cấp khoảng 0,20% Na và 0,30% Cl. Điều này là bằng chứng làm sáng tỏ quy tắc bổ sung 0,5% muối là để đảm bảo cung cấp đủ Na mà chưa quan tâm đến Cl. Lượng Cl dư thừa sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.

Ảnh hưởng

Gia súc, gia cầm không được cung cấp đầy đủ muối sẽ là nguyên nhân gây ra các trường hợp giảm năng suất ở vật nuôi. Trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến phù não, co giật, hôn mê, tổn thương não và cuối cùng là tử vong. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, việc thiếu hụt Na và Cl là do quá trình thiết lập công thức thức ăn hoặc trộn thức ăn. Và điều này vẫn thường xuyên xảy ra tại các nhà máy sản xuất thức ăn, tuy nhiên người nuôi lại ít nhận thấy được cho đến khi nó đã ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm. Đây cũng chính là nguyên nhân trong các trường hợp vật nuôi có năng suất thấp và giảm lợi nhuận của người nuôi. Na và Cl có nhiều trong muối ăn. Hai nguyên tố này có vai trò giúp ổn định độ toan kiềm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào. Tham gia vào hệ đệm của máu, làm ổn định nhịp tim và hô hấp. Đặc biệt là các thành phần của HCl (Acid Clohydric) trong dạ dày giúp tiêu hoá Protein thức ăn. Nếu thiếu Na và Cl sẽ làm heo giảm tính thèm ăn, giảm tiêu hoá thức ăn dẫn đến làm giảm tăng trọng, mất áp suất thẩm thấu của máu. Thức ăn bị mặn muối, heo có thể đề kháng được khi được cung cấp nước đầy đủ, nhưng thiếu nước heo sẽ bị ngộ độc, thể hiện heo ốm yếu, lảo đảo, động kinh, tê liệt và có thể chết. Vậy trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của heo sinh sản, heo choai và heo vỗ béo cần bổ sung 0,3 - 0,5% muối.

Nguyên liệu

Các nguyên liệu giàu Na và Cl là bột cá, sữa cùng các dẫn xuất và các sản phẩm từ máu. Trong thực tế, sự kết hợp của các nguyên liệu này trong khẩu phần đắt tiền thường làm vượt quá yêu cầu về Na và Cl. Điều này khiến cho gia súc, gia cầm non càng có nhu cấu sử dụng nước không bị nhiễm mặn. Bởi vậy, tại một số vùng khi nước mặn là nguồn nước duy nhất có sẵn, nên tránh hoàn toàn các nguyên liệu như vậy trong khẩu phần. Bột huyết tương có thể chứa lên đến 5% Na và 2% Cl, trong khi đó bột cá chứa không nhiều hơn 1% trong mỗi chất. Tương tự, bột thịt có nồng độ muối ở khoảng giống như bột cá, điều này cần phải xem xét khi các nguyên liệu này được cho phép sử dụng trong khẩu phần của động vật. Mặt khác, một thành phần thường được sử dụng (ngay cả trong thức ăn khởi động của gia cầm thịt), bột whey chứa khoảng 1% Na và 1,5% Cl.

Lưu ý sử dụng

Trên thực tế, động vật có thể chịu được nồng độ muối khá cao trong khẩu phần ăn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng heo choai có thể chịu đựng lên đến 8% muối trong khẩu phần (tức là cao hơn 40 lần so với mức cần thiết). Tuy nhiên, để điều hòa được mức độ muối cao như vậy và để tiếp tục phát triển, chúng cần một lượng nước ngọt rất lớn. Nếu không đủ nước hoặc nước bị nhiễm mặn heo có thể không chịu đựng nổi 1% muối trong khẩu phần (lượng này mới chỉ gấp 2 lần nhu cầu của chúng). Gia cầm không linh hoạt trong khả năng chịu mặn, đặc biệt là gia cầm đẻ vì muối làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng của chúng. Động vật mới sinh hoặc mới nở được cung cấp chế độ ăn giàu Na và Cl có thể có nguy cơ ngộ độc nếu chúng không biết cách uống nước từ hệ thống cấp nước. Trong trường hợp này, người nuôi cần sử dụng cốc uống sẽ có lợi thế hơn thay vì núm uống. Nếu không có cốc uống, nên để núm uống nhỏ nước liên tục trong vài ngày đầu sẽ đảm bảo vật nuôi dễ dàng phát hiện ra nguồn nước. Cho ăn đủ muối với vật nuôi giai đoạn sinh sản là rất quan trọng nhằm đáp ứng các nhu cầu của heo nái mang thai ăn chế độ ăn hạn chế và cải thiện tính ngon miệng của thức ăn cho heo nái nuôi con. Ngược lại, gia cầm đẻ nên được cho ăn đủ muối để đáp ứng các nhu cầu Cl, và sau đó, bổ sung Na từ nguồn không chứa Cl để đáp ứng nhu cầu về Na.

Ở nhiều vùng trên thế giới, nguồn cung cấp nước duy nhất cho chăn nuôi bị nhiễm mặn. Trong khi đó, nước ven biển có thể chứa tới 200 mg/L Na, hoặc thậm chí nhiều hơn trong một số trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp như vậy, cần phải tính đến yếu tố nước mặn khi xây dựng khẩu phần ăn. Điều này được thực hiện bằng cách giảm tỷ lệ tương ứng của muối trong thức ăn hoặc tránh các thành phần giàu muối (ví dụ, bột cá, sữa, sản phẩm máu…). Nếu không, vật nuôi sẽ phải giải độc muối dư thừa bằng cách sử dụng nước mặn, điều này sẽ khiến cho vật nuôi có khả năng bị ngộ độc muối cao hơn. Trong trường hợp ít nghiêm trọng, hiện tượng tiêu chảy nhẹ có thể xuất hiện và tiếp tục kéo dài khi vấn đề nước ngọt còn chưa được giải quyết do bị phá vỡ sự cân bằng anion-cation.