Gross PPE là gì

Home | Kiến thức | Phân tích báo cáo tài chính | Chi phí khấu hao, Capex, và PPE và mối liên hệ?

Công ty bạn muốn mở rộng kinh doanh bằng việc đầu tư vào máy móc hoặc nhà xưởng. Những tài sản này thường sẽ có giá trị sử dụng dài hạn (vài năm trở lên). Và chúng ta sẽ phân bổ chi phí cho việc mua sắm đó trong nhiều năm.

Chi phí (tài sản cố định) được phân bổ trong nhiều năm gọi là chi phí khấu hao (depreciation).

Chi phí để mua tài sản đó gọi là chi phí vốn tài sản cố định (capital expenditure: Capex)

Tài sản bạn mua được gọi là tài sản cố định hữu hình (tangible fixed assets hoặc Property, Plant & Equitment: PP&E)

Công thức tính capex: Capex = PP&E + Depreciation

Cũng giống như những khoản mục mà chúng ta đã tìm hiểu như là: khoản phải thu, khoản phải trả, chi phí trả trước.,..việc xuất hiện capex sẽ làm cho có sự chênh lệch giữa tiền mặt sinh ra (ở cash flow statement) và lợi nhuận (ở income statement). Nhưng điểm khác đây là tài sản có giá trị sử dụng dài hạn (như là máy móc, nhà xưởng, xe tải,…), nên chúng ta sẽ phân bổ chi phí trong nhiều năm thay vì chỉ vài tháng trở lại như những khoản mục nêu trên.

Tác động lên báo cáo tài chính?

Gross PPE là gì
taichinhhub.com

Đối với income statement: Sẽ xuất hiện khoản mục chi phí khấu hao. Và khi chi phí khấu hao được ghi nhận sẽ làm giảm lợi nhuận trong năm đó.

Đối với balance sheet: sẽ xuất hiện khoản mục tài sản cố định (PP&E) ở mục tài sản dài hạn (long-term assets)

Đối với cashflow statement: chi phí khấu hao sẽ xuất hiện một lần nữa. Nhưng ở “income statement” chúng ta ghi nhận nó là chi phí (và trừ đi trước khi tính lợi nhuận). Còn ở “cash flow statement” thì chúng ta “cộng lại”. Bởi vì chí phí khấu hao không phải là chi phí tiền mặt thật sự (non-cash expenses).

Lí do là chúng ta đã thanh toán tiền cho việc mua tài sản cố định (máy móc thiết bị,…). Và bây giờ chúng ta chỉ phân bổ chi phí đó ra (theo nguyên tắc kế toàn) dựa trên thời hạn sử dụng của tài sản cố định đó. Chứ chúng ta không phải trả thêm bất cứ khoản tiền mặt nào nữa.

Key takeaways

Lúc đầu, khi chưa ghi nhận “depreciation” thì lợi nhuận ghi nhận (ở income statement) sẽ lớn hơn khoản tiền mặt sinh ra (ở cash flow statement). Nhưng khi ghi nhận depreciation thì lợi nhuận sẽ bắt đầu giảm đitiền mặt sẽ được tăng lên. Bởi vì như mình đã nói depreciation không phải là chi phí tiền mặt. Do đó, sẽ được “cộng lại” ở bảng cash flow và làm cho tiền mặt sẽ tăng lên.

Phân biệt giữa chi phí vốn tài sản cố định (capex), và chi phí hoạt động kinh doanh (operating expenses: Opex):

Opex: là chi phí ngắn hạn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh công ty được diễn ra thông suốt.

Capex: khoản đầu tư tài sản cố định dài hạn (> 1 năm) để duy trì hoặc phát triển kinh doanh.

Chỉ số liên quan đến capex:

Gross PPE là gì

hoặc là: CFO/Capex
* CFO: cash flow from operations

Chỉ số này sẽ cho biết dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh của công ty có đáp ứng được nhu cầu mua sắm tài sản cố định hay không? Nhìn vào chỉ số này sẽ cho bạn biết sức khỏe tài chính của công ty.

Nếu CFO/Capex > 1: có nghĩa là công ty có dư tiền mặt để phục vụ cho việc đầu tư tài sản cố định.

Nếu CFO/Capex<1: có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề về dòng tiền. Và nếu muốn mua sắm tài sản cố định thì cần phải vay tiền.

PPE là gì ? Khám phá sự cần thiết của PPE trong công việc

Thiệp Nhân Ái » Giải Đáp Câu Hỏi » PPE là gì ? Khám phá sự cần thiết của PPE trong công việc

PPE là gì ? Giải nghĩa từ viết tắt PPE đơn giản dễ hiểu, khám phá sự cần thiết vô cùng quan trọng của PPE trong công việc tại nơi làm việc.

Chắc chắn bạn đã nghe đến rất nhiều về PPE phải không nào, đặc biệt là bạn bắt đầu làm việc ở một công ty nào đó. Vậy thực chất PPE là gì và chúng được định nghĩa như thế nào? Bạn đã hiểu chính xác và cụ thể về khái niệm này chưa? Nếu chưa thì rõ thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Gross PPE là gì

PPE là gì

Nghĩa PPE là gì ?

PPE là gì ? là câu hỏi được mọi người đặt ra rất nhiều hiện nay, thực chất nó là một cụm từ được viết tắt trong tiếng anh đó là “Personal Protective Equipment”. Cụm từ này được dịch ra tiếng Việt đó là thiết bị bảo vệ cá nhân.

Thiết bị bảo vệ cá nhân được Wikipedia định nghĩa là “Thiết bị bảo bảo hộ cá nhân bao gồm như: quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, trang phục hoặc các thiết bị bảo hộ khác. Chúng được thiết kế nhằm bảo vệ cơ thể giúp người mặc tránh được các chấn thương hay tai nạn nghề nghiệp không đáng có”.

Mặt khác, các thiết bị này còn giúp bạn có thể giải quyết được các mối nguy hiểm về điện, nhiệt, vật lý, hóa chất, sinh học và bụi có hại trong không khí. PPE giúp người dùng đảm bảo sự an toàn và vệ sinh lao động, an toàn hơn trong các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí khác.

Mục đích chính của việc sử dụng các thiết bị bảo hộ đó là giảm được những tiếp xúc của người lao động với những mối nguy hiểm trong quá trình làm việc. Giúp chúng ta có thể kiểm soát dễ dàng để có thể giảm được những rủi ro, nguy hiểm xuống mức thấp nhất. Chính vì vậy, PPE là sản phẩm cực kỳ cần thiết trong quá trình lao động đặc biệt là đối với những người công nhân.

Bên cạnh đó, PPE còn là cụm từ được viết tắt từ hàng loạt những từ ngữ tiếng anh, điển hình là:

Sự cần thiết của việc sử dụng PPE ở nơi làm việc

Như đã được nói và tìm hiểu ở trên, PPE giúp bạn giảm được những rủi ro và hạn chế những chấn thương khi làm việc. Cho dù là bạn làm công việc nào đi chăng nữa thì cũng không tránh được những trường hợp xấu trong quá trình làm việc.

Kể cả những công việc văn phòng thì vẫn tồn tại những nguy cơ và yếu tố gây nguy hiểm cho bạn. Do đó, ngay cả khi làm công việc văn phòng, đánh máy vi tính thì bạn vẫn cần phải sử dụng chúng để tránh được những nguy hiểm xung quanh.

Vậy chúng tôi vừa giúp bạn khám phá PPE là gì phải không nào. Qua đó chúng ta cũng thấy được sự cần thiết cũng như vai trò của nó rất cần thiết trong cuộc sống con người. Mong rằng qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu rõ hơn về PPE và tầm quan trọng của PPE giúp bạn hạn chế được tai nạn lao động.

Giải Đáp Câu Hỏi -

Trong doanh nghiệp, tài sản dài hạn (non-current assets) là những tài sản có vốn đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài.

Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và các tài sản dài hạn khác.

Gross PPE là gì

Trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào tài sản Đất đai, Nhà xưởng, Thiết bị; cách hạch toán khấu hao, đánh giá lại và thanh lý tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

I. Mục tiêu

  • Chuẩn mực kế toán IAS 16: Đất đai, Nhà xưởng, Thiết bị.
  • Hạch toán khấu hao tài sản dài hạn
  • Đánh giá lại tài sản dài hạn
  • Thanh lý tài sản dài hạn

II. Nội dung

1. Chi phí vốn hóa (Capital Expenditure) và chi phí hoạt động (Operating Expenditure)

Gross PPE là gì

2. Doanh thu vốn hóa (Capital Income) và Doanh thu kinh doanh (Revenue Income)

Gross PPE là gì

3. Chuẩn mực IAS 16: Đất đai, nhà xưởng và thiết bị (PPE - Property, Plant, Equipment)

Trong các tài sản dài hạn hữu hình (Tangible non-current assets) của doanh nghiệp sản xuất, PPE chiếm một tỷ trọng lớn về mặt giá trị. Vì thế, chúng ta sẽ ưu tiên nói đến PPE khi đề cập đến tài sản dài hạn hữu hình.

a. Định nghĩa

Theo IAS 16, Đất đai, nhà xưởng và thiết bị là tài sản hữu hình (tangible assets) đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn:

  • Được sở hữu bởi doanh nghiệp, phục vụ cho sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ, để cho thuê hoặc phục vụ cho công việc quản lý
  • Ước tính thời gian sử dụng nhiều hơn 1 kỳ kế toán

Gross PPE là gì
Lưu ý: PPE không bao gồm bất động sản cho thuê và bất động sản nắm giữ chờ tăng giá

PPE có thể được hình thành từ việc mua từ người bán, xây dựng nội bộ hoặc qua trao đổi. PPE còn được gọi là tài sản cố định (fixed assets) trong doanh nghiệp, và được trình bày trong mục Tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

b. Các thuật ngữ liên quan

Gross PPE là gì
c.  Tiêu chuẩn ghi nhận PPE

Kế toán ghi nhận PPE nếu tài sản đó thỏa mãn:

  • Có thể thu được lợi ích kinh tế
  • Chi phí của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy

Ngoài ra, tài sản cũng phải thỏa mãn các yêu cầu cụ thể về mức giá trị do doanh nghiệp quy định.

Ghi nhận ban đầu (Initial Measurement)

Nguyên giá của PPE được ghi nhận bao gồm tât cả chi phí cần thiết để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Các chi phí cần thiết bao gồm các khoản dưới đây:

  • Giá mua trên hóa đơn (sau khi trừ đi chiếu khấu thương mại và các khoản giảm giá)
  • Chi phí chuẩn bị địa điểm
  • Chi phí vận chuyển
  • Chi phí lắp đặt
  • Chi phí thuê chuyên gia
  • Chi phí chạy thử sau khi trừ tiền thu được từ việc bán sản phẩm tạo ra khi chạy thử
  • Chi phí nhân viên phát sinh trực tiếp
  • Chi phí ước tính cho việc tháo dỡ tài sản và phục hồi địa điểm về nguyên trạng

Nguyên giá của PPE không bao gồm:

  • Hao hụt vượt định mức (hỏng hóc, mất…) trong quá trình hình thành và nâng cấp tài sản
  • Chi phí quản lý và chi phí sản xuất chung
  • Chi phí lắp đặt và chi phí trước vận hành
  • Chi phí vận hành ban đầu trước khi tài sản đạt tới hiệu suất yêu cầu
  • Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng tài sản
  • Hợp đồng bảo dưỡng đã trả cho tài sản

Ghi nhận tiếp theo (Subsequently Measurement)

Trong các kỳ kế toán tiếp theo, giá trị trên sổ sách (CV) của PPE được tính toán theo 2 phương pháp:

  • Phương pháp nguyên giá (Cost model):
    Gross PPE là gì
  • Phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluation model):
    Gross PPE là gì

Bút toán ghi nhận ban đầu:

Nợ PPE tại nguyên giá

Tiền/Nợ phải trả

Dự phòng cho việc tháo dỡ tài sản và chi phí phục hồi địa điểm

4. Kế toán khấu hao tài sản (Depreciation Accounting)

a. Các khái niệm

Khấu hao (Depreciation) là phần phân bổ giá trị hao mòn của tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích.

Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life) là thời gian mà tài sản dài hạn phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh.

Giá trị còn lại (Residual value) là giá trị chênh lệch mà doanh nghiệp kỳ vọng thu được từ một tài sản vào cuối thời gian sử dụng hữu ích, sau khi trừ đi các chi phí kỳ vọng của việc thanh lý tài sản đó.

b. Cách ghi nhận khấu hao tài sản dài hạn

Khấu hao của tài sản trong kỳ được tính vào lãi hoặc lỗ của kỳ kế toán một cách trực tiếp hoặn gián tiếp

Bút toán ghi nhận:

Nợ Chi phí khấu hao (Depreciation Expense)

Tài khoản khấu hao lũy kế/Dự phòng khấu hao

(Accumulated deprication account/Allowance for depreciation) 

c. Các phương pháp tính khấu hao

Có 3 phương pháp tính khấu hao phổ biến: Khấu hao đường thẳng, Khấu hao theo số dư giảm dần và Khấu hao tổng các chữ số.

Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method)

Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng kỳ kế toán không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ

Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng:

Gross PPE là gì

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method)

Phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm được tính theo tỷ lệ phần trăm cố định của giá trị trên sổ sách của tài sản

Giá trị khấu hao hằng năm được tính bằng:

Trong đó:

n: Số năm sử dụng hữu ích

r: Giá trị còn lại

c: Nguyên giá

Phương pháp khấu hao tổng các chữ số (Sums of digits)

Phương pháp trích khấu hao này tạo ra mức khấu hao ở các năm đầu sử dụng lớn và giảm dần ở các năm tiếp theo.

Giá trị khấu hao hàng năm được tính bằng:

Gross PPE là gì

Trong đó:

y: Số năm sử dụng hữu ích còn lại

d: Tổng các chữ số của các năm sử dụng =

Gross PPE là gì

5. Đánh giá lại giá trị PPE (PPE Revaluation)

Theo phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluatuon model), việc đánh giá lại tài sản phải được tiến hành thường xuyên, nhằm để giá trị ghi sổ (carrying amount) của một tài sản không khác biệt một cách trọng yếu so với giá trị hợp lý (fair value) trên Bảng cân đối kế toán.

Nguyên tắc chung:

  • Khi một tài sản được đánh giá lại giá trị, các tài sản cùng loại trong PPE cũng phải được đánh giá lại
  • Việc đánh giá lại tài sản phải được dựa trên giá trị hợp lý – dựa trên giá trị thay thế hoặc chỉ số định giá chuyên nghiệp
  • Khi có một tài sản được đánh giá lại, phải thường xuyên cập nhật việc đánh giá lại này để đảm bảo rằng giá trị trên sổ sách (carrying value) xấp xỉ giá trị hợp lý (fair value) tại ngày lập Báo cáo Tài chính.

Có hai trường hợp khi doanh nghiệp đánh giá lại PPE: Đánh giá lại tăng giá trị và đánh giá lại giảm giá trị.

Đánh giá lại làm tăng giá trị tài sản(Upward Revaluation):

Các bước ghi nhận:

  • Điều chỉnh Giá trị hợp lý cũ thành Giá trị hợp lý mới
  • Xóa sổ khấu hao lũy kế
  • Hoàn nhập những khoản lỗ (nếu có) phát sinh từ các khoản đánh giá lại giảm giá trị trước đó
  • Ghi nhận khoản chênh lệch tăng giá trị tài sản vào tài khoản Thặng dư đánh giá lại tài sản (Revaluation Surplus)

Đánh giá lại làm giảm giá trị tài sản (Downward Revaluation):

Các bước ghi nhận:

  • Điều chỉnh Giá trị hợp lý cũ thành Giá trị hợp lý mới
  • Xóa sổ khấu hao lũy kế
  • Hoàn nhập những khoản thu được (nếu có) phát sinh từ các khoản đánh giá lại tăng giá trị trước đó
  • Ghi nhận khoản chênh lệch giảm giá trị tài sản lên Báo cáo Thu nhập (Income Statement)

6. Thanh lý Tài sản dài hạn (Non-current assets disposal)

Trong doanh nghiệp, tài sản dài hạn được thanh lý khi hết thời gian sử dụng hữu ích, hoặc cần phải được thay thế để mua tài sản mới có hiệu quả cao hơn. Khi thanh lý, doanh nghiệp sẽ phát sinh khoản lãi hoặc lỗ tùy thuộc vào giá trị thu hồi được và giá trị trên sổ sách của tài sản đó:

  • Giá trị thu hồi được > Giá trị trên sổ sách (NBV): Doanh nghiệp có lãi
  • Giá trị thu hồi được < Giá trị trên sổ sách (NBV): Doanh nghiệp chịu lỗ

Lợi nhuận thu được từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trên Báo cáo Thu nhập (Income Statement) trong phần Thu nhập khác.

Lỗ từ việc thanh lý tài sản dài hạn được trình bày trong phần Chi phí trên Báo cáo Thu nhập (Income Statement).

Bút toán ghi nhận:

Kế toán ghi nhận đồng thời 3 bút toán khi thanh lý:

Nợ Thanh lý tài sản dài hạn (Disposal of non-current asset)

Tài sản dài hạn tại nguyên giá (Non-current asset at cost)

Nợ Khấu hao lũy kế (Accumulated depreciation)

Thanh lý tài sản dài hạn tại giá trị của khấu hao tại ngày thanh lý (Disposal of non-current asset with the accumulated depreciation on the asset á at the date of sale)

  • Ghi nhận tiền thu được từ thanh lý

Nợ Phải thu khách hàng/Tiền

Thanh lý tài sản dài hạn tại giá bán (Disposal of non-current asset at price)

7. Trình bày Tài sản dài hạn (Disclosure of non-current assets)

IAS 16 yêu cầu đối chiếu giữa giá trị ghi sổ đầu kỳ và cuối kỳ của tài sản dài hạn trước khi được trình bày trên báo cáo tài chính.

Việc đối chiếu cần phải trình bày sự dịch chuyển của số dư của tài sản dài hạn, bao gồm những khoản:

  • Thêm tài sản
  • Thanh lý tài sản
  • Tăng/Giảm giá trị từ việc đánh giá lại tài sản
  • Giảm giá trị ghi sổ tài sản
  • Khấu hao tài sản
  • Các khoản thay đổi giá trị khác

Báo cáo tài chính phải trình bày:

Một diễn giải chính sách kế toán trình bày cơ sở đo lường để xác định giá trị mà tài sản được khấu hao, cùng với các chính sách kế toán khác
Với mỗi loại Đất đai, nhà xưởng và thiết bị:

  • Phương pháp khấu hao được sử dụng
  • Thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao được sử dụng
  • Tổng khấu hao được phân bổ từng kỳ
  • Khấu hao lũy kế đầu kỳ và cuối kỳ

Đối với tài sản được đánh giá lại:

  • Cơ sở đánh giá lại tài sản
  • Ngày có hiệu lực của việc đánh giá lại
  • Người định giá (nếu không độc lập với công ty)
  • Giá trị ghi sổ của mỗi loại đất đai, nhà xưởng và thiết bị đã được bao gồm trong báo cáo tài chính

Sự thay đổi thặng dư đánh giá lại tài sản trong kỳ và mọi hạn chế trong việc phân phối số dư tới chủ sở hữu
8. Bảng danh mục Tài sản cố định (The fixed assets register)

Bảng danh mục tài sản cố định được sử dụng để ghi chép toàn bộ tài sản cố định. Bảng danh mục tài sản cố định phục vụ cho việc kiểm soát nội bộ dựa trên tính chính xác của sổ cái.

Bảng danh mục tài sản cố định cần phải được kiểm tra theo các ghi chép kế toán. Bất kỳ một sự khách nhau nào giữa bảng danh mục và các ghi chép kế toán cũng cần phải được xác định và ghi chép một cách chính xác. Điều này giúp cho doanh nghiệp ngặn chặn được các sự cố mất cắp.

Gross PPE là gì

Bài tập minh họa:

A car was purchase by a newsagent business in May 20X0 for:

Gross PPE là gì

The business adopts a date of 31 December as its year end. The car was traded in for replacement vehicle in August 20X3 at an agreed value of $5000. It has been depreciated at 25% per annum on the reducing balance method, changing a full year’s depreciation in the year of purchase and non in the year of sale.

What was the profit and loss on disposal of the vehicle during the year ended December 20X3?

Hướng dẫn giải:

B1:  Tính giá trị còn lại tại năm thứ 3 từng năm sử dụng của tài sản

Gross PPE là gì

B2: Tính lợi nhuận/lỗ khi thanh lý

Lãi/Lỗ khi thanh lý = Giá trị có thể thu hồi được – Giá trị ghi sổ năm cuối = 5000 – 4,218.75 = 781.25

Vậy: Lãi $781.25

Author: Quang Khanh