Học bổng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra quyết định ban hành quy định xét cấp học bổng cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc. Mục đích để thu hút, khuyến khích người học có thành tích, năng lực nghiên cứu tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ, thực tập sau tiến sĩ; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Lễ trao bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Theo quyết định này, từ năm 2022, mỗi nghiên cứu sinh được xét cấp học bổng sẽ được cấp tối đa 100 triệu đồng/năm [12 tháng], đơn vị đào tạo có thể xem xét quyết định miễn học phí cho nghiên cứu sinh; mỗi thực tập sinh được cấp tối đa 120 triệu đồng/năm.

Với nghiên cứu sinh, để được đăng ký xét cấp học bổng, ứng viên là thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ hoặc đang là nghiên cứu sinh đang tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ tại đơn vị đào tạo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội; có năng lực nghiên cứu tốt, có khả năng công bố quốc tế và cam kết đạt các chuẩn đầu ra mà ĐH Quốc gia Hà Nội quy định.

Điểm trung bình chung học tập ở bậc đại học [với ứng viên dự tuyển từ cử nhân], hoặc đại học và thạc sĩ [ứng viên dự tuyển từ thạc sĩ], đều phải đạt tối thiểu từ 2,8 [trên thang điểm 4] trở lên. Có đề cương nghiên cứu, trong đó có dự kiến kế hoạch thực hiện để trong thời gian đào tạo là tác giả chính của ít nhất 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục tạp chí ISI/Scopus, trong đó có ít nhất 1 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q1 đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, hoặc ít nhất một bài trên tạp chí Q2 trở lên với các lĩnh vực khác.

Ứng viên phải có nhà khoa học có uy tín bảo trợ giới thiệu [nhà khoa học này không nhất thiết là người hướng dẫn luận án của nghiên cứu sinh].

Với thực tập sau tiến sĩ, ứng viên có thể là người ở trong hoặc ngoài nước, trong hoặc ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội, có năng lực nghiên cứu tốt, đề cương nghiên cứu phù hợp và có nhà khoa học nhận làm người hướng dẫn, bảo trợ nghiên cứu. Trong thời gian thực tập, thực tập sinh phải đạt tối thiểu mỗi năm 1 bài báo Q2 trở lên. Có nhà khoa học bảo trợ giới thiệu và được một giảng viên hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận làm người hướng dẫn trong thời gian thực tập sinh.

Xét 6 tháng/lần

ĐH Quốc gia Hà Nội cũng giới hạn độ tuổi với nghiên cứu sinh [đến ngày có quyết định công nhận nghiên cứu sinh] là không quá 40 tuổi; thực tập sinh [đến ngày dự tuyển] không quá 45 tuổi. Riêng với thực tập sinh còn có thêm điều kiện ứng viên mới có bằng tiến sĩ không quá 5 năm.

Cả 2 đối tượng này đều phải chịu sự quản lý của đơn vị đào tạo trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội. Các công bố của nghiên cứu sinh, thực tập sinh đều phải ghi tên đơn vị đào tạo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và chú thích là kết quả nghiên cứu được quỹ học bổng dành cho nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau tiến sĩ của ĐH Quốc gia Hà Nội tài trợ.

Việc xét học bổng lần đầu và học bổng duy trì mỗi năm được thực hiện 2 lần, vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. Hội đồng xét học bổng sẽ xem xét và đánh giá cấp học bổng định kỳ cho nghiên cứu sinh, thực tập sinh. Với mỗi ứng viên sẽ có xét học bổng lần đầu các các lần tiếp theo 6 tháng/lần. Với nghiên cứu sinh, mỗi lần xét các lần tiếp theo, các em không cần phải có bài báo, mà chỉ cần cam kết có đủ bài khi tốt nghiệp.

Trao đổi với báo Thanh Niên, GS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết nguồn kinh phí để cấp học bổng cho nghiên cứu sinh, thực tập sinh huy động tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua Quỹ học bổng do Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ định; kinh phí được cân đối từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho ĐH Quốc gia Hà Nội; kinh phí từ các nguồn thu của đơn vị để cùng cấp học bổng cho các nghiên cứu sinh, thực tập sinh của đơn vị.

Chỉ tiêu cấp học bổng không hạn chế, miễn là đạt các yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học. ĐH Quốc gia hy vọng thu hút ổn định được khoảng 200 – 300 ứng viên, trong đó khoảng 20% là nghiên cứu sinh, còn lại là thực tập sinh. “Với nghiên cứu sinh, với yêu cầu phải tham gia đào tạo toàn thời gian nên ứng viên các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, y dược sẽ có lợi thế. Các lĩnh vực còn lại thì có thể có thêm ngành kinh tế”, GS Quân nói.

GS Quân cũng cho biết thêm, bên cạnh học bổng, nếu nghiên cứu sinh và thực tập sinh có nguyện vọng thì sẽ được ký hợp đồng trợ giảng hoặc giảng viên, vì hiện nay ĐH Quốc gia Hà Nội có định mức 60 giờ giảng/năm học với những người trong diện bồi dưỡng giảng viên.

Để tránh việc chạy theo thành tích nghiên cứu khoa học một cách hình thức của ứng viên, việc xét học bổng sẽ gắn với uy tín và trách nhiệm của người thầy. Cơ chế để đảm bảo nghiên cứu thực chất là trong quá trình đào tạo, nghiên cứu sinh sẽ làm việc toàn thời gian và tham gia cùng nhóm nghiên cứu, có hội đồng thẩm định khi tốt nghiệp.

“Những người được hưởng học bổng vừa là nguồn lực cho khoa học công nghệ, vừa là lực luợng bổ sung quan trọng để bồi dưỡng đội ngũ kế cận”, GS Quân nói.

Theo GS Quân, vấn đề quan trọng nhất trong việc thực hiện quyết định này là có đủ nguồn “người giỏi”, những bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học. Còn phía ĐH Quốc gia sẽ có trách nhiệm tìm kiếm nguồn kinh phí để phát triển quỹ bền vững. Quỹ học bổng hiện đã có 5 tập đoàn bảo trợ ban đầu, nên ngoài việc được hưởng học bổng trong quá trình học tập - nghiên cứu, nghiên cứu sinh còn được hưởng lợi ích khác là có cơ hội hợp tác với các tập đoàn để phát triển hoạt động nghiên cứu.

Cách đây 2 năm, Quỹ Sáng tạo đổi mới VINIF [Vingroup] trao tặng đợt học bổng đầu tiên dành cho sinh viên sau đại học [thạc sĩ và tiến sĩ]. Theo GS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học VINIF, mục tiêu đầu tiên của hoạt động này là để hỗ trợ cho các bạn trẻ yêu khoa học; nhưng mục tiêu thứ hai, quan trọng hơn, là quỹ muốn khẳng định học sau đại học là một giai đoạn rất cấp thiết, một nghề nghiệp, và cần được làm với toàn vẹn thời gian và sức lực [full-time]. Bởi những người với bằng cấp cao này sẽ là những nhân tố quan trọng nhất trong công cuộc phát triển công nghệ, cũng như giảng dạy trong các trường đại học và tấm bằng của họ phải được thực sự tin tưởng. Việc ĐH Quốc gia Hà Nội, cơ sở đào tạo đại học lớn nhất của cả nước, sẽ phê duyệt học bổng rất có giá trị giành cho nghiên cứu sinh và thực tập sau tiến sĩ là một tin rất vui, thể hiện bước đột phá về nhận thức và hành động với hoạt động đào tạo tiến sĩ. Rất hy vọng những chương trình tương tự sẽ được thực hiện bởi các đại học lớn trong nước trong một ngày không xa, và tấm bằng tiến sĩ sẽ được trở lại giá trị thật của nó”, GS Văn chia sẻ.

Tin liên quan

 “Nguyên tắc vàng” trong điều chỉnh nguyện vọng

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 29/8/2021 đến 5/9/2021, thí sinh trên cả nước sẽ điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2021. Ông có thể tư vấn cho thí sinh cách điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển cao vào các ngành, các trường mong muốn?

- Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 29/8/2021 – 5/9/2021 bằng hình thức online. Trong thời gian này, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần - đây là một trong những điểm khác biệt lớn của điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2021; tuy nhiên, không vì thế mà các em chủ quan. Thí sinh và phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn thật kỹ trước khi điều chỉnh nguyện vọng và có thể tham khảo “nguyên tắc vàng” trong điều chỉnh nguyện vọng sau đây:

PGS.TS Lê Trung Thành - Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế  khuyên sinh viên tham khảo “nguyên tắc vàng” trong điều chỉnh nguyện vọng.

Trước hết thí sinh chia nguyện vọng ra làm 3 nhóm: Nhóm nguyện vọng đầu là các ngành và trường thật sự yêu thích và mong muốn theo học: Sắp xếp nhóm nguyện vọng đầu là ngành/trường rất thích học và chắc chắn sẽ theo học nếu đỗ. Đừng để nguyện vọng "chắc ăn" lên đầu.

Nhóm nguyện vọng thứ hai là ngành và trường vừa tầm với điểm thi tốt nghiệp THPT mà thí sinh đạt được. Thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển các năm trước để có căn cứ đối chiếu và so sánh.

Nhóm nguyện vọng thứ ba bao gồm ngành và trường mà có điểm trúng tuyển các năm trước thấp hơn điểm thi tốt nghiệp THPT thí sinh đạt được để chắc chắn cơ hội đỗ ĐH.

Điểm trúng tuyển không biến động nhiều

Được biết trường ĐH Kinh tế đã công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2021 là 23 điểm, cao hơn so với năm 2020. Vậy điểm trúng tuyển vào trường năm 2021 có biến động như thế nào, thưa ông?

- Vừa qua, nhà trường đã thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo của trường là 23 điểm, tính theo thang điểm 30. Tuy nhiên, các thí sinh và các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng bởi điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không ảnh hưởng đến sự biến động của điểm trúng tuyển [điểm chuẩn]. Dự kiến điểm trúng tuyển năm 2021 vào trường Đại học Kinh tế sẽ không biến động nhiều so với điểm trúng tuyển năm 2020. Vì vậy, các thí sinh và các bậc phụ huynh có thể tham khảo điểm trúng tuyển năm 2020, cũng là một căn cứ để lựa chọn ngành phù hợp với điểm thi của mình.

 Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế gặp gỡ, động viên sinh viên online đang lưu trú tại Ký túc xá Mỹ Đình.

Tuy nhiên, nhà trường có 2 tiêu chí phụ khi xét tuyển: [1] là về điểm toán và [2] thứ tự nguyện vọng ưu tiên dành cho các bạn thí sinh BẰNG điểm trúng tuyển của nhà trường và ở cuối danh sách. Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các thí sinh mong muốn trở thành sinh viên trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà là nên cân nhắc lựa chọn đăng ký những nguyện vọng đầu dựa trên các ngành, những trường mà các em yêu thích nhất.

Nhiều nguồn học bổng tiếp sức sinh viên

Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn tạm thời về tài chính cho một số gia đình. Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ có những sản phẩm hỗ trợ tài chính nổi bật nào dành cho tân sinh viên 2k3?

- Hệ thống học bổng và quỹ hỗ trợ sinh viên của trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội luôn được đánh giá là phong phú và có giá trị cao, kịp thời khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạt kết quả tốt.

Nhà trường có học bổng khuyến khích học tập, được xét, cấp theo từng học kỳ trong năm học [2 học kỳ/năm, mỗi kỳ 5 tháng]. Học bổng này được chia làm 3 loại A, B, C với lần lượt bằng 125% - 110% và 100% mức học phí của chương trình đào tạo.

 Niềm vui của sinh viên trường Đại học Kinh tế khi nhận quà động viên từ nhà trường.

Ngoài học bổng khuyến khích học tập, sinh viên còn có nhiều cơ hội tiếp cận với hàng chục quỹ học bổng ngoài ngân sách của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và quốc tế dành riêng cho sinh viên trường ĐH Kinh tế và sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, như: Học bổng “Thắp sáng Tài năng Việt” 2021, Chương trình học bổng Mitsubishi, Nhật Bản, Chương trình học bổng Lotte, Chương trình trao đổi tại ĐH OTH Regensburg, CHLB Đức, Học bổng của Đại học Laval [Quebec, Canada]...

Đặc biệt, sinh viên trúng tuyển năm học 2021 - 2022 còn được thụ hưởng Quỹ hỗ trợ “Đồng hành kiến tạo tương lai” bao gồm Gói tài trợ vay vốn cho sinh viên đóng học phí tổng trị giá 50 tỷ đồng và Học bổng hỗ trợ lãi vay tổng trị giá 80 triệu đồng/năm. Sinh viên UEB-VNU sẽ được vay tối đa tối đa 100% học phí với mức lãi suất ưu đãi nhất hiện nay dành cho sinh viên....

Bỏ lại những âu lo do hạn chế về tài chính, giờ đây, các em hoàn toàn có quyền học tập tại ngôi trường ĐH mơ ước; hoặc có thể đồng thời theo học nhiều chương trình để tích lũy thêm tri thức. Xin chúc các em sinh viên 2k3 sẽ đăng ký nguyện vọng thành công và rất mong được gặp các em tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội trong ngày tựu trường sắp tới!

          Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề