Ngân hàng quản lý gì

Theo giải thích tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi năm 2017, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.

Tùy tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình: Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã. Cụ thể:

- Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng này nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

- Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận [theo Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng].

- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân và do các quỹ này cùng với một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân là chủ yếu.

Hiện nay, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng thương mại được quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng.

Trong đó, ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động ngân hàng là:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn.

-Cấp tín dụng dưới các hình thức là:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán như:

+ Thanh toán trong nước: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngoài hoạt động ngân hàng thì ngân hàng thương mại còn được thực hiện các hoạt động khác như:

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.

- Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán.

- Góp vốn, mua cổ phần.

- Tham gia thị trường tiền tệ.

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các sản phẩm phái sinh.

- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.

- Các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; mua, bán trái phiếu; môi giới tiền tệ; lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng...

So sánh ngân hàng và công ty tài chính [Ảnh minh họa]

2. Công ty tài chính là gì? Thực hiện những hoạt động nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là một trong 03 mô hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Theo đó, công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tin dụng quy định về hoạt động của các công ty tài chính như sau:

- Công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như:

+ Nhận tiền gửi của tổ chức;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn của tổ chức;

+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Cho vay, bao gồm vay trả góp, cho vay tiêu dùng;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;

+ Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Ngoài ra, công ty tài chính cũng được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; góp vốn, mua cổ phần; thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như:

+ Tham gia thị trường tiền tệ; mua, bán, bảo lãnh trái phiếu;

+ Đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

+ Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. 

+ Tư vấn ngân hàng, tài chính, đầu tư.

+ Quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng...  
 

3. So sánh ngân hàng và công ty tài chính

Dựa vào các quy định về hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính, có thể thấy cả hai đều có rất nhiều hoạt động tương đồng, trong đó công ty tài chính cũng được thực hiện hầu hết các hoạt động ngân hàng phổ biến như cho vay, nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu...

Tuy nhiên, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn so với ngân hàng. Đồng thời, công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Bên cạnh đó, khi so sánh về mức vốn pháp định thì vốn pháp định của ngân hàng cao hơn của Công ty tài chính rất nhiều. Cụ thể, Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định vốn pháp lệnh của các tổ chức tín dụng như sau:

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ.

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã: 0,5 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường hoặc liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Trên đây là một số thông tin về: Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192  để được tư vấn.

>> Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC?

Một trong những thông tin mà nhiều bạn thắc mắc khi tìm hiểu về ngành ngân hàng chính là các phòng ban làm việc. Vậy, các phòng ban trong ngân hàng bao gồm những phòng ban nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết “Các phòng ban trong ngân hàng – 4 phòng ban chính bạn cần biết” của TopCV.

Bộ phận điều hành ngân hàng

Là khối các quản lý cấp cao, có vai trò quan trọng trong điều hành, định hướng phát triển cho ngân hàng. Bộ phận điều hành có thể bao gồm những vị trí tổng giám đốc, giám đốc điều hành, các giám đốc bộ phận, các phó giám đốc trong ngân hàng.

Điều hành cấp cao là một trong các phòng ban trong ngân hàng

Bộ phận Kinh doanh ngân hàng

Kinh doanh là một trong các phòng ban trong ngân hàng, đây cũng là bộ phận có vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bộ phận Kinh doanh sẽ bao gồm những phòng ban nhỏ hơn như:

  • Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn;
  • Phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Phòng khách hàng cá nhân;
  • Phòng đầu tư;
  • Phòng dịch vụ;
  • Phòng định chế tài chính.

Tùy từng ngân hàng, các phòng ban trong bộ phận Kinh doanh có thể sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, đều sẽ bao gồm những nhân sự như sau:

  • Chuyên viên kinh doanh, phát triển thị trường;
  • Chuyên viên kinh doanh khách hàng cá nhân;
  • Chuyên viên kinh doanh khách hàng doanh nghiệp;
  • Chuyên viên phân tích, hỗ trợ kinh doanh;
  • Chuyên viên kinh doanh cho khách hàng là doanh nghiệp lớn;
  • Chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng;
  • Nhân viên hỗ trợ KD tín dụng;
  • Chuyên viên kinh doanh phi tín dụng;
  • Nhân viên hỗ trợ KD phi tín dụng.

Bộ phận phòng ban khối Dịch vụ

Khối Dịch vụ thuộc các phòng ban trong ngân hàng sẽ là bộ phận cung cấp, quản lý các công việc liên quan đến dịch vụ của ngân hàng như:

  • Trung tâm thẻ;
  • Phòng dịch vụ ngân hàng số;
  • Phòng thanh toán ngân quỹ;
  • Sở giao dịch.

Khối Dịch vụ sẽ thực hiện những công việc như trực tiếp tư vấn hoặc cung cấp các dịch vụ, giải đáp cho khách hàng về các thắc mắc, xử lý khiếu nại liên quan đến dịch vụ của ngân hàng. Bộ phận này sẽ bao gồm những nhân sự như sau:

  • Nhân viên chăm sóc dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên kế toán thẻ;
  • Chuyên viên dịch vụ ATM;
  • Giao dịch viên ngân hàng.

>> Xem thêm: Công việc của giao dịch viên ngân hàng sẽ làm gì?

Bộ phận Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro cũng là một trong các phòng ban trong ngân hàng. Khối Quản trị rủi ro sẽ đảm nhiệm chính các công việc như nhận dạng, đo lường, phân tích, đánh giá các rủi ro, thường liên quan đến hoạt động tài chính của ngân hàng. Từ các phân tích đó, thực hiện các biện pháp để khắc phục, hạn chế rủi ro nhất có thể.

Khối Quản trị rủi ro sẽ bao gồm những nhân sự chính như sau:

  • Nhân viên quản lý rủi ro;
  • Nhân viên quản lý thu hồi nợ vay;
  • Nhân viên thẩm định, quản lý các rủi ro tín dụng.
KHối quản trị rủi ro sẽ giúp hạn chế các rủi ro trong quá trình ngân hàng hoạt động

Bộ phận khối Hỗ trợ

Khối hỗ trợ sẽ bao gồm khá nhiều bộ phận, các phòng ban khác trong ngân hàng như sau.

Bộ phận kiểm toán ngân hàng

Là bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra, giám sát trong hoạt động ngân hàng. Bộ phận này cũng sẽ là nơi đưa ra các ý kiến tham mưu cho ban giám đốc để giúp kiểm soát được tài chính tốt hơn.

Bộ phận kiểm toán của ngân hàng thường bao gồm những vị trí nhân sự như sau:

  • Kiểm soát viên kế toán;
  • Kiểm soát viên nội bộ.

Bộ phận Marketing

Bộ phận Marketing sẽ sử dụng các nghiệp vụ của mình để thực hiện thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, thực hiện được những mục tiêu liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương tự với các doanh nghiệp khác, bộ phận Marketing của ngân hàng sẽ có 2 phòng ban hoặc 2 nhóm nhỏ hơn là:

  • Marketing đối nội;
  • Marketing đối ngoại.

Bộ phận IT trong ngân hàng

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các ngân hàng số, bộ phận IT cũng là một phận đóng vai trò hỗ trợ cho ngân hàng. Bộ phận IT sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý, đảm bảo hoạt động cho các sản phẩm số của ngân hàng như ngân hàng số, internet Banking,..

Ngoài ra, bộ phận IT còn có nhiệm vụ đảm bảo, bảo trì và bảo mật cho hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Phòng ban Thủ quỹ

Đây là bộ phận sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt, các loại ngoại tệ, các loại ngân phiếu thanh toán. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận sẽ quản lý, kiểm tra các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến thu và chi của ngân hàng.

Một số vị trí nhân sự khác

Ngoài những vị trí nhân sự trên, các phòng ban trong ngân hàng sẽ có thể có thêm những vị trí như sau:

  • Nhân viên telesale ngân hàng;
  • Nhân viên vận hành;
  • Nhân viên tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế;
  • Nhân viên bảo vệ.
Trong ngân hàng sẽ bao gồm các bộ phận hỗ trợ khác

Tạm kết

Các phòng ban trong ngân hàng sẽ có những nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Tuy nhiên, các phòng ban trong ngân hàng luôn cần phải gắn kết với nhau nhiều hơn để có thể giúp ngân hàng phát triển.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về các phòng ban trong ngân hàng hôm nay của TopCV sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này. Nếu bạn muốn tìm việc làm nhanh với đãi ngộ tốt, đừng quên truy cập vào TopCV để tham khảo nhé.

>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc hấp dẫn lương cao

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Video liên quan

Chủ Đề