Hội đồng trường tiểu học gồm những ai


TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
 

a] Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hàng năm của trường đại học; b] Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; c] Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; d] Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật; đ] Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; e] Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học; g] Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; h] Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hàng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường; i] Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học;

k] Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG


 

          Chủ tịch Hội đồng trường có trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng trường; sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường đại học để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

[Điều 16, Luật 34/2018/QH14]

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG


 

a] Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học; b] Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của Hội đồng trường; c] Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng trường, sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; d] Đề xuất Hội đồng trường xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; đ] Hàng năm, báo cáo trước Hội đồng trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và Ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao; e] Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng trường và các bên liên quan; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức có liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

[Điều 20, Luật 34/2018/QH14]


 

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Một điểm khá mới trong dự thảo bổ sung, sửa đổi lần này, có thêm một vị trí việc làm lãnh đạo, quản lí trong trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cụ thể, trường học sẽ gồm có 3 vị trí [thay vì 2 vị trí như trước đây]: chủ tịch hội đồng trường; hiệu trưởng; phó hiệu trưởng.

[Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại]

Hiện nay, ở các cấp học phổ thông đã có hội đồng trường mà chủ tịch hội đồng trường chủ yếu là hiệu trưởng nhà trường. Thế nên, sự xuất hiện thêm một chức danh quản lý cho chủ tịch hội đồng trường gần như không có ý nghĩa gì.

Tuy nhiên, nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra: Nếu hiệu trưởng không được bầu làm chủ tịch hội đồng trường thì quyền hành trong nhà trường sẽ thuộc về hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường?

Hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng trường ai sẽ cao hơn? Điều này không rõ ràng sẽ dễ dẫn đến rối loại trong nhà trường.

Trường phổ thông công lập có thực sự cần có hội đồng trường hay không?

Nói đến chuyện trường học có cần hội đồng trường hay không, người viết nhớ đến chuyện của cách đây chục năm khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đã quy định rõ các cấp học này phải có hội đồng trường.


Còn tồn tại nhiều bất cập trong việc triển khai cơ chế Hội đồng trường

Hội đồng trường có chủ tịch, 1 thư ký và các thành viên khác. Tổng số thành viên của hội đồng trường từ 9 đến 13 người.

Từ khi Thông tư ra đời, trường học nào cũng nhanh chóng ra quyết định thành lập ngay hội đồng trường.

Chỉ là thành lập để ghi vào biên bản cho đúng quy định chứ thực chất hội đồng trường cũng chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Suốt cả năm học đó và những năm học về sau, hội đồng trường không tổ chức một buổi họp nào, mà có tổ chức họp cũng chỉ như những buổi họp hội đồng, họp chuyên môn chứ không có gì khác.

Hiệu trưởng [cũng chính là chủ tịch hội đồng trường] của tôi lúc đó giải thích: “Nội dung các cuộc họp hội đồng đã thể hiện đủ nên không cần phải họp Hội đồng trường vì cũng chỉ bấy nhiêu người, xoay quanh bấy nhiêu nội dung”.

Thế là, giáo viên quên dần với sự có mặt của một hội đồng trường, có chăng chỉ được khơi gợi khi cuối năm, khi tổng kết, sơ kết học kỳ hay mỗi lần đại hội đều được điểm tên trong các bản báo cáo.

Rối tung rối mù khi giáo viên được bầu làm chủ tịch hội đồng trường

Theo quy định của Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, chủ tịch hội đồng trường có thể là giáo viên, trong thực tế đã có trường làm thế và không ít rắc rối đã xảy ra.

Thầy giáo C. ở Kiên Giang [đề nghị không nêu tên] cho biết: “Mình thật sự gặp rắc rối khi được giáo viên bầu làm chủ tịch hội đồng trường. Làm một năm mà cứ như bù nhìn vì chỉ có danh chứ không có thực quyền”.

Rồi thầy C. chia sẻ, từ ngày được bầu vào vị trí ấy, chính thầy phải chịu sức ép từ nhiều phía.

Đầu tiên, là việc không hiểu rõ, không nắm rõ nhiệm vụ của một chủ tịch hội đồng trường là phải làm những gì? Làm như thế nào?

Đảm nhận thêm chức danh nhưng không có một thực quyền gì thì nói cũng chẳng ai nghe, ai nể. Bản thân chủ tịch hội đồng trường vẫn phải lên lớp đầy đủ các tiết dạy, thao hội giảng và hồ sơ sổ sách như một giáo viên.

Đặc biệt, chịu sức ép lớn từ hiệu trưởng. Vì không biết nhiệm vụ, không đủ thực quyền nên muốn tổ chức một buổi họp hội đồng trường cũng phải xin ý kiến hiệu trưởng.

Nhiều giáo viên nhận ra, thực chất cái chức danh chủ tịch hội đồng trường cũng chỉ trên danh nghĩa nên không dám ủng hộ công khai vì sợ mất lòng hiệu trưởng.

Không chịu nỗi áp lực, thầy C. nói mình phải làm đơn xin từ chức chủ tịch hội đồng trường.

Còn cô giáo H. tại Bình Thuận cũng được bầu làm chủ tịch hội đồng trường. Cô H. nói: “Giữ thêm chức danh cho đúng quy định chứ cũng không biết làm gì cả”.

Nếu đọc kỹ nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập chúng ta sẽ thấy những nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch hội đồng trường cũng chẳng khác gì nhiệm vụ, quyền hạn của một hiệu trưởng.

Đó là, quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường…

Gần như những nhiệm vụ này hiệu trưởng nhà trường đang làm. Bởi thế, chủ tịch hội đồng trường do hiệu trưởng đảm nhận thì cũng như không nhưng nếu do giáo viên đảm nhận rắc rối sẽ xuất hiện như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Thêm một chức danh lãnh đạo để trường học hoạt động tốt hơn là việc nên làm còn tăng thêm chức danh cũng như không hoặc làm trường học rối tinh rối mù, tạo thêm bè phái, vây cánh, tranh giành quyền lực thì Bộ Giáo dục rất cần phải nghiên cứu lại.

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Phan Tuyết

Video liên quan

Chủ Đề