Kết luận của Tiểu luận cách mạng tháng 8

Tiểu luận Lịch sử Đảng

Tiểu luận Lịch sử Đảng : Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởn...View more
  • UniversityHọc viện Báo chí và Tuyên truyền

  • CourseLịch sử đảng [LSD2020]

  • Uploaded byHồng Nguyễn
  • Academic year

    2020/2021

Helpful?40
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.

Students also viewed

  • 100 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
  • Trắc nghiệm tư tưởng
  • 200 câu trắc nghiệm LSĐ VN ÔN THI
  • 80-câu-LSĐ - a practice test
  • Lịch-sử-đảng
  • ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG HIS1001
  • 5. Noi dung giao trinh [khong chuyen]
  • Bài thu hoạch xem phim - Bài thu hoạch xem phim tập 1 & tập 2 môn Lịch Sử Đảng
  • Đường lối QP và AN của ĐCSVN
  • Tuần Sinh Hoạt Công Dân - Grade: K71

Related Studylists

volinhstudy

Preview text

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Học viện Báo chí & Tuyên truyền _____ Khoa Lịch sử Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

***

Bài tiểu luận Môn : Lịch sử Đảng Đề bài : Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộn g sản Việt Nam hiện nay. Giảng viên : Nguyễn Thành Long Sinh viên : Nguyễn Minh Hồng

  • Mã sinh viên :
  • Lớp : Quảng cáo k

A.Mở đầu

Cách mạng Tháng Tám 1945 đã trôi qua được hơn 75 năm nhưng ảnh hưởng của nó tới sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc chưa bao giờ là điều bàn cãi và vẫn còn nguyên giá trị. Thắng lợi của Cách mạng đã tạo nên một cú huých mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trải dài từ chính trị, văn hoá, kinh tế cho tới xã hội. Xây dựng nên một chế độ xã hội mới mẻ hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, sở hữu đầy đủ bản chất dân chủ và nhân văn, với mục đích hướng tới con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể dân tộc, đất nước Việt Nam bất khuất, kiên cường tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay.

Những bài học, kinh nghiệm được đúc kết từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám đã, đang và sẽ luôn là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của những điều trên, bài tiểu luận này dựa trên những sự kiện lịch sử của dân tộc cùng góc nhìn khách quan nhất từ đó đánh giá những di sản mà thắng lợi Cách mạng Tháng Tám để lại. Qua đó giáo dục cho mỗi người Việt Nam nhận thức được tính ưu việt, nhân đạo, nhân văn mà Cách mạng Tháng Tám đem lại. Giá trị của Cách mạng Thám Tám là bất diệt, có sức sống trường tồn đối với dân tộc Việt Nam và thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Với ý nghĩa to lớn đó, hi vọng qua bài tiểu luận này sẽ giúp thế hệ trẻ đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc. Nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với thế hệ trẻ sẽ góp phâng làm cho truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta đi vào thực tiễn của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Việt Nam độc lập Đồng Minh [5/1941]; phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức chính trị phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết, quan hệ mật thiết và là một phần không thể thiếu với Cách mạng thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám.

  • Lực lượng chính trị : Ngay từ những ngày đầu tiên Đảng được thành lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị. Rất nhiều những thanh niên ưu tú được đưa đi đào tạo, học tập tại các trường của Quốc tế cộng sản. Thời kỳ 1930-1931, Đảng tập trung xây dựng khối liên minh công- nông. Đến những năm 1936 - 1939, cuộc vận động dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ. Một bước tiến đáng nói đó chính là : Đảng ra hoạt động công khai nên đã tập hợp được rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, giai cấp ở mọi miền Tổ quốc. Năm 1941, để có thể tập hợp tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là Hội cứu quốc. Mặt trận Việt Minh vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà.
  • Lực lượng vũ trang : Mấu chốt để giành được chính quyền cách mạng, Đảng luôn có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nòng cốt, có vị trí vô cùng quan trọng, trực tiếp tham gia chiến đấu và quyết định trong sự thành bại của cách mạng tháng Tám. Đầu những năm 1930, lực lượng vũ trang phát triển còn rất tự do, nhỏ lẻ, chưa có tổ chức. Từ năm 1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời là hình mẫu cho các đội du kích, lực lượng vũ trang sau này. Đến đầu năm 1945 ta đã có đựợc một đội quân chính quy bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương. Quần chúng nhân dân ra sức ủng hộ lực lượng vũ trang cách mạng, họ không chỉ trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn nuôi giấu bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
  • Căn cứ địa cách mạng : Do có sự chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch cho nên Đảng ta đã thấy được tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa cách mạng

trong việc xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa. Căn cứ địa là nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, cũng là nơi cung cấp người và của cho cách mạng. Đến 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từ đó căn cứ địa đã dần mở rộng ra nhiều nơi. uy nhiên, để xây dựng căn cứ địa cách mạng trong giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo các tiêu chí trên, Đảng ta còn chú ý đến việc phải đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc dễ dàng với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Đảng ta chọn Việt Bắc làm cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến vì ở đó có địa hình thuận lợi, dễ phòng thủ, lại gần Trung Quốc nên thuận tiện cho việc nhận sự giúp đỡ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa. Vùng giải phóng Việt Bắc như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam và ngày càng được mở rộng, làm bàn đạp cho ta tiến sâu xuống vùng đồng bằng để giải phóng hoàn toàn đất nước.

Thời cơ của Cách mạng tháng Tám là thời cơ "ngàn năm có một" để nhân dân ta vùng lên giành độc lập vì: Chưa lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế. Kẻ thù của cách mạng là Phát ít Nhật và tay sai bị quân Đồng Minh đánh bại trước khi ta đánh chúng. Trong khi đó quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương, nhưng chúng chưa kịp vào Đây là thời cơ ngàn năm có một. Thời cơ ngàn năm có một chỉ tồn tại trong thời gian ngắn từ khi Nhật đầu hàng Đồng Minh đến trước khi quân Đồng Minh kéo vào giải giáp quân Nhật[ đầu tháng 9]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt minh nhân dân ta đã kịp thời đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền nhanh chóng trong cả nước. Nếu khởi nghĩa nổ ra trước khi quân Nhật đầu hàng thì có khả năng thất bại,...Nếu khởi nghĩa nổ ra sau khi quân Đồng Minh kéo vào cũng có nguy cơ thất bại,...

1.2Diễn biến Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

+ Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội Ngay từ khi Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Hà Nội đã sôi sục chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa. Nhiều nhà buôn bỏ ra những món tiền lớn mua tín phiếu ủng hộ Việt Minh. Nhiều công chức và cảnh sát đã trở thành quần chúng cảm tình của Việt Minh. Tình hình trên đây càng làm cho bè lũ bán nước và cướp nước vô cùng hoang mang lo sợ. 17/8 quần chúng ở HN tổ chức mít tinh ở nhà hát lớn rồi qua các tuyến phố trung tâm,hô vang khẩu hiệu: Ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập 18/8 cờ đỏ sao vàng xuất hiện khắp nơi, không khí chuẩn bị khởi nghĩa bốc lên ngùn ngụt. Đến sáng 19/8/1945, tại quảng trường nhà hát lớn Hà Nội, đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh, đồng thời hô hào nhân dân đứng dậy giành chính quyền. Chỉ trong ngày 19/8/1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở thủ đô Hà Nội.

+ Khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước Ngay từ đầu tháng Tám, cả nước đã gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa do đã thấm nhuần chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta [12/3/1945] và các nghị quyết của Đảng đề ra từ trước. Điều kiện khởi nghĩa đã chín mồi, các địa phương đã chủ động chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiều nơi như Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam đã đứng lên giành chính quyền từ ngày 14/8/1945 đến 18/8/1945. Chiếu 16/8/1945, theo lệnh của Uy ban khởi nghĩa, một đội quân Giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa. Khi lệnh khởi nghĩa được ban hành, cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc đã nhanh chóng lan rộng.Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân đã đánh chính quyền bù nhìn từ nông thôn đến thành thị.

Ở Huế, thành lũy cuối cùng của phong kiến cũng về tay chính quyền CM ngày 23/8/1945, đến 30/8/1945 Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã trao ấn tín cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Ông nói: Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ. Ngày 25/8/1945, quần chúng cách mạng nổi dậy cướp chính quyền tại Sài Gòn. Trong vòng 15 ngày [14/8 28/8], cách mạng đã thành công trong cả nước một cách nhanh chóng và ít đổ máu. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu, lấy dẫn chứng bằng những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789. Sự kiện này nhằm khẳng định một chân lý, một sự thật đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Tuyên ngôn độc lập nêu tội ác của thực dân Pháp hơn 80 năm thống trị đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta 2

2. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 2.1 Đối với dân tộc

Cách mạng tháng Tám là trang sử vẻ vang, chói lọi trong lịch sử chống xâm lược và chống ách thống trị nước ngoài của dân tộc ta, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc bởi vì :

2 [Văn kiện Đảng toàn tập Sđd, trang 391]

Từ ngày đầu tiên khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà, xâm lược Việt Nam và hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam và cả Đông Dương một cách quy mô. Thực dân Pháp cùng bè lũ phong kiến tay sai trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, áp dụng chế độ phát canh thu tô đối với tá điền; chính sách sưu cao, thuế nặng và hàng ngàn thứ thuế vô lý khác, công với thiên tai khắc nghiệt và sự chểnh mảng của giới cầm quyền, người nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa. Đặc biệt, sau khi thực dân Pháp đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật thì nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh một cổ hai tròng.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chế độ thuộc địa và chế độ quân chủ chuyên chế bị lật nhào, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức bóc lột đã trở thành một người tự do, trở thành người làm chủ. Điều đó được thể hiện ngay trong các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời tập trung củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương; ban hành các sắc lệnh, dự án luật và đặc biệt là Hiến pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền dân chủ của mọi công dân... Hiến pháp khẳng định: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện, chính trị, kinh tế, văn hóa; đều được bình đẳng trước pháp luật, được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình; đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài.... 3

Quyền làm chủ của nhân dân còn được thể hiện ngay trong sự kiện Tổng tuyển cử trong cả nước diễn ra vào ngày 6-1-1946. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân Việt Nam đã được quyền bỏ lá phiếu của mình để lựa chọn ra 333 đại biểu xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc nước.

3 Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946

  • Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định, mở đường cho nhân dân ta tiến lên giành những thắng lợi huy hoàng hơn trong kỷ nguyên độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự kiện: Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng mới chỉ ra đời trong 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ chính quyền của chế độ thuộc địa...Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa. 4 Kết hợp hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam đã kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ, thắng Mỹ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc; đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó khẳng định: Chúng ta đã kết hợp thành công hai loại quy luật: quy luật của chiến tranh cách mạng với quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã phát huy được sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ chiến tranh cứu nước và giữ nước, đồng thời vẫn tiếp tục

4 Giáo trình lịch sử Đảng

Sau khi giải phóng khỏi chủ nghĩa Phát xít, một số nước ở Đông Âu được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội và sau đó phe Xã hội Chủ nghĩa dần hình thành do Liên Xô làm trụ cột và trở thành hệ thống đối trọng với phe Tư bản Chủ nghĩa do Mý đứng đầu. Việt Nam với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã giúp bản đổ của hệ thống XHCN có mặt ở khu vực Đông Nam Á, không chủ góp phần vào độ phủ diện của chủ nghĩa Cộng Sản mà còn là điểm sáng, cổ vũ phong trào dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước thuộc địa xung quanh đi theo đường lối Vô sản.

2.3 Kết luận Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ chói lói và vẻ vang nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất. Cách Mạng Tháng 8 đập tan ách thống trị của phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại dai dẳng mấy nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập tự do do dân nhân dân làm chủ đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhân dân ta từ chỗ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính bản thân mình. Đảng ta từ một Đảng hoạt động trong bóng tối, không hợp pháp trở thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Đây là cuộc nổi dậy của nhân dân ta trong lịch sử. Cách mạng Tháng Tám đã sáng tạo ra những kinh nghiệm quý báu đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng ở một nước thuộc địa phong kiến, tạo ra thế và lực mới cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta sau này. Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa do toàn dân

nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của một Đảng mác-lênin chân chính, có đường lối cách mạng đúng đắn có thể hoàn toàn giành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám: Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức người khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công đã nắm chính quyền toàn quốc 6 Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong [lực lượng toàn dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo] và nhân tố bên ngoài [thắng lợi của Liên Xô và đồng minh đánh bại Chủ nghĩa Phát xít Đức sau đó đập tan một triệu quân Quan Đông của Nhật, buộc Nhật đầu hàng không điều kiện], là kết quả của ba cao trào cách mạng ở nước ta 1930-1931, 1936- 1939, 1939-1945.

3. Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

3.1 Nguyên nhân khách quan Điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi : Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại các nước phát xít, chính phủ Nhật đầu hàng không điều kiện làm cho quân Nhật ở VN tê liệt và chính quyền Trần Trọng Kim ta rã, lung lay tận gốc. Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật. Lợi dụng thời cơ ngàn năm có một đó, nhân dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

3.2 Nguyên nhân chủ quan

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.7, tr.

Trong những nguyên nhân trên sự lãnh đạo tài tình của Đảng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám. Với đường lối cách mạng đúng đắn và sự nhạy bén chính trị, Đảng ta đã : Giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến. Thực hiện có hiệu quả tư tưởng bạo lực cách mạng. Vừa tích cực, kiên trì chuẩn bị lực lượng mọi mặt, vừa kịp thời nắm bắt thời cơ thuận lợi, phát động nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

4. Phân tích bài học về thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm

1945 Giữa lúc tiếng súng đảo chính của Nhật bắt đầu nổ, Ban Thường vụ TW Đảng đã họp và xác định rõ: sự biến ngày 9/3/1945 tạo ra cơ hội tốt cho các điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi. Điều kiện có thể thực hiện Tổng khởi nghĩa là: khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, chúng đã bám chắc, tiến sâu trên đất nước ta. Khi quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng Minh thì phía sau chúng sơ hở. Ta không được ỉ lại và không được tự bó tay mình, phải tích cực chủ động, dựa vào sức mình là chính. Giữa tháng 8/1945, cách mạng đã có ưu thế cả ở nông thôn và đô thị. Chính phủ Nhật đầu hàng. Tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện : quân Nhật ở Việt Nam rệu rã và chính quyền Trần Trọng Kim tan rã. Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật.

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã khẳng định cơ hội tốt cho ta giành độc lập đã đến. Tình thế vô cùng cấp bách đòi hỏi phải chiếm lấy ngay những căn cứ chính trước khi quân Đồng Minh vào, thành lập ngay các Uy ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền, xây dựng chính quyền cơ sở ngay lập tức. Thời cơ trời ban ngàn năm có một xuất hiện. Nhân dân cả nước kiên quyết giành cho được độc lập. Đảng đã nắm chắc thời cơ này, lãnh đạo toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 của nhân dân ta là một điển hình thành công về nghệ thuật chuẩn bị lâu dài về lực lượng và nắm vững thời cơ. Muốn giành thắng lợi phải chuẩn bị lực lượng chu đáo và lâu dài. Công cuộc chuẩn bị lực lượng để tiến lên Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta kéo dài trong 15 năm, qua các phong trào cách mạng, mỗi phong trào là một cuộc diễn tập. Tích cực chuẩn bị lực lượng là một nguyên tắc của đường lối khởi nghĩa vũ trang. Trên cơ sở chuẩn bị lực lượng phải biết dự kiến các điều kiện thời cơ của khởi nghĩa, chớp thời cơ, dũng cảm phát động khởi nghĩa, giành chính quyền.

5. Những bài học kinh nghiệm mà Cách mạng Tháng Tám năm

1945 5.1 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân chủ và dân tộc Con đường cứu nước của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cương lĩnh chính trị của Đảng đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn: trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề