Không quan trọng bạn sống bao lâu

Hãy để mục đích của bạn giúp bạn vượt qua nỗi đau trong đời sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn.

  • Cuộc sống giàu sang của hot girl Việt sinh năm 1995
  • Những bức ảnh sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn về cuộc sống
  • Cận cảnh cuộc sống của nữ diễn viên phim người lớn phía sau ống kính
  • Những câu trả lời nhỏ xíu, ấm áp cho câu hỏi "cuộc sống là gì?"


Ben Newman là một nhà văn, một diễn giả quốc tế và là một huấn luyện viên biểu diễn có khách hàng bao gồm các công ty trong danh sách Fortune 500, những lãnh đạo kinh doanh, những người bán hàng có năng suất cao và những vận động viên ở giải NFL, PGA và NCAA. Cuốn sách mới nhất của Ben, “Leave YOUR Legacy”, được xếp hạng bởi CEO READ là một trong 25 cuốn sách kinh doanh hàng đầu năm 2015.

Sự nghiệp của tôi được bao quanh bởi những người cực kì có động lực. Suốt chặng đường đó, tôi đã nhận được khá nhiều lời khuyên từ những nhà lãnh đạo và các vận động viên thành công và được thế giới biết tới. Mặc dù, nó có thể làm bạn ngạc nhiên rằng những lời khuyên tốt nhất mà tôi từng có được không đến từ 1 trong những người cực kì thành công này, thay vào đó chính là mẹ của tôi.

Khi tôi 7 tuổi, mẹ của tôi được chẩn đoán bị bệnh thoái hóa tinh bột, và cuộc sống của bà nhanh chóng hóa thành một cuộc chiến liên tục với những liệu trình điều trị đau đớn. Mặc dù, thay vì đầm mình, bà đã đưa ra một lựa chọn để biến cơn đau của mình thành mục đích. Điều từng là một chuyến đi khó khăn từ căn nhà ở St. Louis của bà tới trung tâm y tế ở Boston thay vào đó trở thành một kì nghỉ gia đình vui vẻ.

Sự từ chối của mẹ tôi không bị xem thường bởi căn bệnh đã dạy tôi bài học cuộc đời lớn nhất: Không phải bạn sống bao lâu mà là cách bạn chọn sống cuộc đời mình.

Kể từ khi bà qua đời năm 1986, tôi đã dùng triết lý này để dạy những người khác cách để duy trì quan điểm và đưa ra những lựa chọn đúng đắn hàng ngày. Sau đây là 3 lời khuyên lớn sẽ thêm vào sự hoàn thiện và thành công tới cuộc sống của bạn.

1. Hãy để mục tiêu vượt lên cơn đau

Khi tôi có một ngày khó khăn, mất một hợp đồng lớn hay gặp khó khăn để tìm kiếm động lực, hình ảnh mẹ tôi kéo một chiếc túi tới bàn ăn tối lại hiện lên trong đầu tôi. Tôi và anh tôi sẽ đang làm bài tập, và bà sẽ luôn hỏi chúng tôi về ngày đi học mặc cho bà cảm thấy không khỏe. Không hề dễ dàng cho bà để tiếp tục, nhưng bà đã chọn để tiếp tục kết nối với mục đích của mình. Qua cơn đau của mình, bà vẫn là người lãnh đạo và người ủng hộ lớn nhất của chúng tôi, biết được thế mạnh của bà sẽ hướng dẫn chúng tôi trong tương lai.

Hãy tưởng tượng bạn đã mất một hợp đồng lớn. Bạn có thể mở một bữa tiệc, hoặc bạn có thể tập trung vào việc liên kết các hành vi đã đẩy bạn vào một tình thế để mất hợp đồng và thay vào đó đề ra một giải pháp. Nếu bạn tấn công quá trình, bạn sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn để làm câm lặng những tiêu cực. Điều đó sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn để quên về hợp đồng đã mất và tập trung vào hoàn thành hợp đồng lớn tiếp theo của bạn.

2. Hãy dũng cảm

Cuộc đời quá ngắn ngủi để tránh những cuộc hội thoại và những tình huống khó khăn. Khi bạn xác định mục tiêu và ưu tiên của mình, bạn phải dũng cảm theo đuổi chúng – mặc cho chúng có khó khăn để đạt được ra sao.

Hãy nỗ lực để theo đuổi những mối quan hệ bạn tin vào. Chúng ta đều có cảm giác quyết tâm đó khi chúng ta không thoải mái và không muốn hỏi những câu hỏi cần thiết để đưa những mối quan hệ của mình tới đúng chỗ. Khiến bản thân chúng ta không thoải mái chính là điều cho chúng ta khả năng tiếp tục phát triển.

Gần đây, tôi đã đến thăm một trong những công ty tài chính hàng đầu thế giới, và những nhà lãnh đạo của tổ chức đó đã chia sẻ rằng những cuộc nói chuyện can đảm hơn đã đưa họ tới cấp độ tiếp theo của thành công. Họ bắt đầu hỏi những câu hỏi cần được hỏi về cả chính họ và khách hàng của họ.

Chúng tôi sau đó nói về những gì đang thành công và những gì không. Điều này làm nhóm lên một tia sáng và giúp họ nhận ra rằng sự can đảm đã tạo ra sự khác biệt trong thành công của họ và ảnh hưởng của họ lên khách hàng trong 12 tháng qua.

3. Nỗ lực để đạt được thành công mỗi ngày

Mẹ tôi dạy tôi rằng để thành công, bạn phải cống hiến hết sức mỗi một ngày. Không quan trọng liệu bạn mệt mỏi, bệnh hay không có cảm hứng. Sống trong thời điểm hiện tại và đưa ra một quyết định rõ ràng mỗi buổi sáng để trở thành người tốt nhất bạn có thể. Về sau, cam kết của bạn tới những điều vĩ đại sẽ tự tạo ra thành công. Không ai có thể lấy điều này ra khỏi bạn, và bạn sẽ đi ngủ vào mỗi tối biết rằng bạn đã làm mọi thứ có thể.

Nếu bạn có ý định thành công mỗi ngày, thì bạn phải có chủ đích trong việc thiết kế thành công của bạn sẽ như thế nào. Hãy xem xét vào thời điểm trong trong cuộc sống khi mà bạn thành công nhất trong sự nghiệp.

Hành vi của bạn trông như thế nào, và những hành động hàng ngày nào bạn thực hiện? Hỏi bản thân bạn là bạn phải làm những gì để lặp lại những hành vi đó ngày qua ngày. Hãy dùng thời khắc đó như là nhiên liệu để tiến tới với việc kinh doanh của bạn hiện giờ.


PV: Nhận xét của anh về tác dụng của một số đầu sách hướng dẫn tư duy làm giàu, bí quyết thành công [ví dụ: Dạy con làm giàu, Cha giàu cha nghèo, Sức mạnh của tư duy tích cực, Đắc nhân tâm, Đọc vị bất kỳ ai…].

Bạn hỏi tôi câu này cũng giống như bạn hỏi tôi nhận xét về “tác dụng” của trường đại học. Nếu “thích” trường đại học, tôi sẽ đưa ra hàng loạt các ví dụ để chứng tỏ rằng học đại học là cần thiết [như đưa ra những tấm gương vượt khó để vào đại học và thành công chẳng hạn]. Nếu “không thích” trường đại học, tôi sẽ đưa ra hàng loạt những “tấm gương” thi mãi chẳng vào đại học [người thích thì khen là kiên định, người không thích thì chê là ảo tưởng], hay những “tấm gương” học đại học xong ra trường thất nghiệp nhưng nhất định không chịu đi làm những việc “dưới trình độ”. Cả hai cách lý luận đó để chứng tỏ điều mình thích hoặc không thích đều phiến diện.

Cho nên tôi sẽ không nhận xét về những quyển sách đó. Tôi chỉ muốn kể bạn nghe một câu chuyện.

Cách đây khoảng 25 năm, có một đứa bé tầm 10 tuổi, nhà nghèo, cái gì cũng thiếu thốn, nhưng nó vẫn nói với mẹ rằng sau này lớn lên nó muốn trở thành triệu phú. Giữa một xóm lao động nghèo mà người dân phải mua gạo ăn theo từng bữa, những mơ ước như vậy có thể bị xem là điên khùng, ảo tưởng. Nhưng người mẹ đã nói với nó rằng: “Ừ, sau này lớn lên cố gắng thành triệu phú. Không những vậy, phải thành triệu phú trước 30 tuổi nha con.”

Nó nhớ mãi câu nói đó của mẹ. Đến 30 tuổi nhìn lại, nó chẳng buồn ngồi đếm tài sản xem mình đã là triệu phú hay chưa. Nó chỉ có một công ty tàm tạm với gần trăm thành viên và có rất nhiều người yêu thương nó, dù không ruột rà máu mủ mà vẫn xem nó như “anh trai”. Nó tự gọi mình là “triệu phú của yêu thương”.

Không chỉ là “quyển sách sống” đã truyền cho nó niềm tin, mẹ còn là người đã chỉ vào đống sách cũ bảo nó tìm sách mà đọc – vì nghèo, mẹ không có tiền cho nó có những thứ khác để giải trí. Trong đống sách cũ, nó tìm được quyển Đắc Nhân Tâm [do học giả Nguyễn Hiến Lê dịch] cũ kỹ, bụi bặm, vàng ố. Nó đọc một lần, hai lần, rồi ba lần. Có lẽ nó chẳng có gì để chơi nên đành đọc sách chứ cũng chẳng ham đọc sách gì đâu. Nhưng sau này lớn lên, nó nghiệm ra rằng có lúc nó sống quá thật đến mức người ta thù ghét nó, hãm hại nó. Nhưng khi biết “đắc nhân tâm” một chút, nó không những không đánh mất chính mình mà còn được yêu thương nhiều hơn, thậm chí trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Chắc bạn cũng đoán ra đứa bé đó là tôi. Dĩ nhiên, câu chuyện của tôi không thể chứng minh được những quyển sách ấy hữu ích cho tất cả mọi người, vì chúng có thể hữu ích với tôi nhưng không hữu ích với người khác. Tôi cũng không định chứng minh điều gì, mà chỉ muốn nói rằng đọc những quyển sách ấy là lựa chọn của tôi. Lựa chọn áp dụng điều gì, không áp dụng điều gì hoặc áp dụng một phần cũng là tôi chọn. Tôi tôn trọng lựa chọn của mình và cũng tôn trọng lựa chọn của những người không thích hoặc không bao giờ đọc những quyển sách ấy.

PV: Từng đọc qua loại sách này và tham gia các khóa học để trang bị kỹ năng cho sự thành công, anh có thể chia sẻ trải nghiệm của mình khi tìm đọc, ứng dụng các đầu sách này không? Anh gặp phải khó khăn gì khi đối mặt với thực tế sau trang sách?

Dòng sách self-help hay còn gọi là self-improvement hoặc self-development – xin được tạm dịch là sách phát triển bản thân – là một dòng sách cố gắng đưa các môn khoa học phức tạp hơn như khoa học xã hội, tâm lý học, kinh tế học,… đến gần với thực tế cuộc sống và nhu cầu của đa số mọi người hơn. Các khóa học phát triển bản thân thì không đơn giản như sách nên tôi tạm thời không bàn ở đây.

Thật tình mà nói, lúc còn gặp nhiều thất bại trong cuộc sống sau khi đọc kha khá sách về tư duy và kỹ năng thành công, tôi cũng có lúc đổ lỗi vì những quyển sách này mà tôi thất bại. Nhưng ngày hôm nay nhìn lại, tôi thấy cũng nhờ những quyển sách đó, thay vì phải đi xin việc làm, cố giữ một công việc làm thuê, tôi đang tạo công ăn việc làm và cuộc sống ý nghĩa hơn cho nhiều người khác. Nhờ những quyển sách phát triển bản thân, tôi đã không bỏ cuộc khi nhiều lần thất bại.

Dù bạn đọc hay không đọc sách, cuộc đời luôn có lúc khó khăn. Sách không làm tăng hay giảm những khó khăn của cuộc đời. Chính những lựa chọn của chúng ta mới làm việc đó. Thay vì trốn tránh hoặc đâm đầu vào khó khăn, sách là một cách khác để chúng ta nhìn thấy những lựa chọn khác. Nếu bạn là người thông minh, việc có nhiều lựa chọn sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn vì bạn biết chọn điều tốt nhất cho mình. Nếu bạn là người thiếu thông minh, việc có nhiều lựa chọn đôi khi làm bạn sợ hãi và rối trí. Cho nên muốn có nhiều lựa chọn hơn hay chỉ sống theo một con đường định sẵn, bản thân nó cũng là một lựa chọn bạn buộc phải thực hiện cho cuộc đời mình.

PV: Khoảng cách giữa việc đọc sách với áp dụng thực tế đôi khi rất xa. Anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khi tìm đọc những đầu sách này? Làm sao để không ảo tưởng khi đọc chúng?

Khoảng cách xa hay không là do cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Một người vốn ảo tưởng khi đọc một câu chuyện cổ tích cũng đã bắt đầu ảo tưởng. Một người tư duy tốt và thực tế đọc gì cũng với tinh thần cầu thị. Cái gì thấy hữu ích thì mình học theo, cái gì thấy không hữu ích thì không học theo. Áp dụng vào cuộc sống, mình càng học được nhiều hơn.

Một trong những cách để tránh ảo tưởng trong hầu hết hoàn cảnh là tiếp nhận thông tin càng đa chiều càng tốt. Ở đây, tôi không nói là có nhiều thông tin đa chiều mà là tiếp nhận nhiều thông tin đa chiều. Lý do tôi muốn nhấn mạnh sự tiếp nhận là vì dù thông tin có sẵn không hề thiếu, nhưng vẫn có những người vì chỉ muốn nhìn cuộc đời theo định kiến của họ nên sẽ loại bỏ những thông tin khác chiều [dù chúng không hẳn trái chiều].

PV: Nếu bây giờ vẽ một chân dung độc giả phù hợp để đọc những đầu sách này, anh sẽ “vẽ” chân dung thế nào ạ?

Tôi xin lỗi. Tôi không vẽ được. Một đứa trẻ nhà nghèo, 10-11 tuổi, đọc quyển Đắc Nhân Tâm vẫn có thể chọn được những bài học giúp nó trở thành một người tốt hơn chính nó sau này. Một tiến sĩ đọc cùng quyển sách đó vẫn có thể hiểu quyển sách đó sẽ gây hại cho cuộc đời mình và nhiều người khác. Cho nên tôi không biết lấy tiêu chí gì để “vẽ” một chân dung mô tả những người đọc sách phát triển bản thân. Hãy để chính cuộc đời của họ vẽ nên những gam màu khác cho cuộc sống này. Cuộc đời đẹp vì nó có những gam màu khác nhau. Và cuộc đời có những gam màu khác nhau vì con người có những lựa chọn khác nhau.

PV: Có những bài giảng thiết thực về sự nỗ lực, bí quyết thành công, làm chủ cuộc đời, anh có thể chia sẻ với người trẻ rằng họ cần trang bị những gì để đạt được thành công?

Đối với cá nhân tôi, bí quyết thành công quan trọng nhất gói gọn chỉ trong một từ “cầu thị”, hay nói nhẹ nhàng hơn là “khiêm tốn”. Khiêm tốn không phải là nghĩ mình dốt mình kém, mà là luôn nghĩ mình chưa biết nhiều, chưa hiểu đủ, để từ đó nỗ lực trau dồi thêm. Khiêm tốn không phải là không dám nói về mình, mà là dám nói về những gì mình đã làm được và chưa làm được. Khiêm tốn không phải là nhận mình không biết, mà là cố gắng biết rõ điều mình đã biết và hiểu mình không biết điều mình không biết. Khiêm tốn là tự ý thức được rằng góc nhìn của mình luôn là chủ quan và có thể phiến diện. Chỉ khi ý thức được những giới hạn của bản thân hay bản chất của con người, chúng ta mới tìm cách vượt qua chúng. Khi vượt qua được nhiều giới hạn đó, không thành công thì bạn cũng thành nhân.

Ở độ tuổi hai mươi, có lúc tôi nghĩ mình đọc nhiều, học cao, hiểu rộng, có thể một tay che trời. Ở độ tuổi ba mươi, tôi nhận ra rằng mình chỉ là một người bình thường vẫn cần học thêm rất nhiều kiến thức và hiểu biết để ngày càng hoàn thiện mình hơn, nên tôi đọc nhiều hơn nữa.

PV: Anh có quan niệm thế nào về hai chữ “thành công”? Anh tự đánh giá mình đã đạt được điều đó chưa?

Người nhiều tiền định nghĩa thành công bằng tiền. Người nhiều quyền định nghĩa thành công bằng quyền. Người nhiều kiến thức định nghĩa thành công bằng kiến thức. Người nhiều yêu thương định nghĩa thành công bằng yêu thương. Không có ai đúng ai sai, một lần nữa đó chỉ là lựa chọn của mỗi người.

Tôi rất quan trọng hai chữ “thành công” khi còn ở độ tuổi hai mươi, nhưng giờ đây thì khác. Người khác nghĩ tôi thành công. Tốt. Người khác nghĩ tôi chẳng làm được gì. Cũng tốt. Đơn giản là tôi chẳng quan tâm. Điều quan trọng đối với tôi là tôi đang nỗ lực để sống sao cho đến cuối cuộc đời, tôi biết mình đã không chỉ sống bao lâu mà còn sống bao sâu.

Sống và Khát Vọng 

Nếu bạn mong muốn làm chủ cuộc đời mình, khám phá tiềm năng của bản thân và sống một cuộc đời ý nghĩa thì chắc chắn đây là khóa học mà bạn đang tìm kiếm. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn chiếc chìa khóa để khám phá câu trả lời cho riêng mình và đưa cuộc sống của bạn lên một tầm cao mới thông qua các trải nghiệm tâm lý đặc biệt mô phỏng lại từ thực tế cuộc sống.

ĐĂNG KÝ NGAY

———–

Để cập nhật tin tức mới nhất về EVOL GROUP và theo dõi những chia sẻ đầy tâm huyết của Thầy Trần Đăng Khoa, bạn có thể theo dõi Facebook cá nhân của Thầy tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề