Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không

Việc một ủy ban nhân dân phường ở tỉnh Quảng Ninh, nơi đang duy trì "vùng xanh" để giao thương với Trung Quốc, lập biên bản một số phụ huynh vì không đưa con đi tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đang gây ra tranh cãi trong công luận ở Việt Nam.

Đại diện UBND phường Trần Phú của thành phố giáp biên với Trung Quốc đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế đối với một phụ huynh vì không cho con mình đi tiêm phòng vaccine COVID, theo Cổng thông tin điện tử TP Móng Cái.

Biên bản vi phạm hành chính được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của thành phố cho thấy UBND phường Trần Phú cho rằng người phụ huynh này đã không cho con mình “được tiêm vaccine COVID-19” và vi phạm quy định của một nghị định được Bộ Y tế đưa ra ngày 24/1/2022.

Trong khi đó, cũng theo biên bản, người phụ huynh này đã không ký vào biên bản với lý do rằng mình “không đồng ý cho con tiêm chủng vaccine phòng COVID-19” và không vi phạm hành chính.

Theo Cổng thông tin điện tử TP Móng Cái, Điều 9 của Nghị định kể trên quy định rằng người “không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng” sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000-50.000 đồng.

Một số phụ huynh khác ở TP Móng Cái, thuộc tỉnh Quảng Ninh, cũng bị lập biên bản vì lý do tương tự. Theo Lao Động, đại diện UBND TP Móng Cái cho biết đã có ít nhất 8-9 phụ huynh bị lập biên bản vì không cho con đi tiêm vaccine COIVD.

Đại diện UBND phường Trần Phú nói với Lao Động rằng chính quyền phường từ nhiều ngày qua đã đến tận nhà để vận động, thuyết phụ các bậc phụ huynh cho con em được tiêm phòng vaccine phòng COVID. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn không đồng ý cho con em họ đi tiêm phòng nên chính quyền đã lập biên bản vi phạm hành chính. Theo đại diện của UBND phường Trần Phú, “việc lập biên bản chỉ là một biện pháp nhắc nhở, vận động, tuyên truyền chứ sẽ không phạt”.

XEM THÊM: Bình Dương/Cưỡng chế xét nghiệm COVID: Bị lên án gay gắt, bí thư phường xin lỗi

Thông tin về việc các phụ huynh ở Móng Cái bị lập biên bản vì không cho con mình đi tiêm phòng vaccine COVID đã lan tuyền trên mạng xã hội và gây ra nhiều luồng ý kiến tranh luận về tính pháp lý việc chính quyền địa phương lập biên bản đối với họ.

Một chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói với VietNamNet rằng việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với các phụ huynh không cho con đi tiêm đủ vaccine COVID của UBND phường Trần Phú “là sai”. Vị chuyên gia này nói rằng chỉ nên “vận động, tuyên truyền” và “mọi hành vi cưỡng chế đều sai trong trường hợp này”.

UBND phường Trần Phú cho biết họ đi vận động phụ huynh cho con em mình đi tiêm phòng là “nhằm bảo vệ sức khỏe của con em và cộng đồng trước thềm năm học mới”.

Hơn 23 triệu giáo viên và học sinh ở Việt Nam đã chính thức bước vào năm học mới với lễ khai giảng được đón chờ hôm 5/9 sau năm học trước đó bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID, theo VietNamNet. Riêng TP Móng Cái có hơn 30.000 học sinh các cấp học vừa bước vào năm học mới sau lễ khai giảng, theo cổng thông tin điện tử của thành phố.

Chủ tịch UBND TP Móng Cái Hồ Quang Huy được Lao Động trích lời nói rằng chủ trương tiêm phòng vaccine COVID cho trẻ em trước thềm năm học mới được triển khai thông suốt từ Trung ương cho tới địa phương, nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân con em.

Hơn thế nữa, vẫn theo ông Huy, thành phố Móng Cái đang ngày đêm nỗ lực duy trì “vùng xanh an tòa” tại các khu vực cửa khẩu, lối mở giáp ranh với Trung Quốc nhằm góp phần thông thương hàng hóa với nước này do phía Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “Zero COVID-19”.

Ông Huy cho biết rằng chỉ cần một ca COVID mới trong khu vực “vùng xanh an toàn” thì phía Trung Quốc sẽ dừng toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu và để duy trì việc này, các khu vực phải an toàn, trong đó tiêm vaccine phòng COVID là biện pháp hữu hiệu, theo Lao Động.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “zero COVID”, Việt Nam trong thời gian gần đây ghi nhận số ca nhiễm tăng cao trong cộng đồng. Theo Zing News, số ca mắc COVID tại Việt Nam tăng vọt lên gần 3.700 ca sau 24 giờ vào ngày 6/9, cao hơn gấp đôi so với ghi nhận của ngày trước đó. Việt Nam ghi nhận trung bình 1 ca tử vong mỗi ngày vì COVID trong 7 ngày qua.

Theo VietNamNet, các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh số ca nhiễm, ca nhập viện tăng, tiêm đủ mũi vaccine COVID rất cần thiết tuy nhiên việc này phải dựa trên sự tự nguyện của người dân.

Luật sư Trần Xuân Tiền, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng hành động lập biên bản của đại diện UBND phường Trần Phú đối với các phụ huynh từ chối cho con tiêm phòng chống COVID là sai luật, theo Gia đình và Pháp luật. Vị luật sư này được trích lời nói rằng vaccine COVID chưa được cập nhật vào Danh mục bệnh truyền nhiễm và các loại vaccine bắt buộc phải tiêm chủng nên việc tiêm vaccine COVID là không bắt buộc và mang yếu tố vận động kết hợp tự nguyện để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân.

Vào năm ngoái, công luận Việt Nam cũng đã bất bình khi một đoạn video cho thấy cán bộ phường ở Bình Dương phá ổ khóa một căn hộ để vào cưỡng chế một phụ nữ đem đi xét nghiệm COVID. Trước khi dỡ bỏ các yêu cầu khắt khe và chuyển sang chung sống với dịch COVID, Việt Nam bị báo chí phương Tây gọi là “nhà tù lộ thiên” vì những hạn chế nghiêm ngặt trong di chuyển của người dân nhằm đối phó với đại dịch.

Từ chối tiêm vaccine Covid-19, đã có chế tài xử phạt?

(ĐCSVN) - Tòa soạn nhận được thắc mắc từ bạn đọc: Hiện nay nhà nước đang tiến hành chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng. Nhưng vẫn còn một số người từ chối tiêm vaccine Covid-19. Vậy những trường hợp từ chối tiêm có bị phạt?

Trả lời:

Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Tiêm vaccine là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Ảnh HC

Theo Khoản 1, Điều 29 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Số: 03/2007/QH12, ngày 21/11/2007) quy định về việc sử dụng vaccine bắt buộc trong các trường hợp: “Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh”. Như vậy người dân có trách nhiệm tiêm vaccine đối với các loại bệnh nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc.

Tuy nhiên, trong danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại Thông tư38/2017 (Số: 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017) của Bộ y tế, Covid-19 không nằm trongdanh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine. Các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine theo Điều 2 Thông tư 38 gồm: bạch hầu, ho gà, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, bệnh dại, bại liệt và rubella. Đến thời điểm hiện tại không rõ Bộ y tế đã cập nhật Covid-19 vào danh sách hay chưa.

Như vậy, tùy tình hình thực tế và yêu cầu chống dịch, khi nào các cơ quan có thẩm quyền ra các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi...) mà người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì mới bị xử phạt theo quy định. Trong trường hợp người dân không tiêm có thể bị xử phạt hành chính từ 1 đến 3 triệu đồng theo Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 117/2020 (Số: 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020).

Phải có miễn dịch cộng động, ngăn chặn dịch bệnh lây lan cuộc sống mới trở lại bình thường. Tiêm vaccine là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Vaccine được cấp phép an toàn và hiệu quả ngày cả khi không đảm bảo 100% những người đã tiêm có thể kháng thể nhưng cũng giảm thiểu nguy cơ rủi ro rất nhiều cho người dân và toàn xã hội. Do đó, Nhà nước đang khuyến khích người dân nên đi tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Cách sử dụng thông tin công dân thay sổ hộ khẩu?
  • Vì sao bánh trung thu còn hạn nhưng vẫn bị mốc?
  • Xử lý khi không vay tiền mà vẫn bị “khủng bố” tin nhắn?
  • Điều kiện được cấp mã định danh cá nhân
  • Trẻ đã mắc COVID-19 có cần tiêm vắc-xin không?
  • Thông tin cá nhân phải lưu trữ theo Luật An ninh mạng
  • Căn cước công dân không gắn chip có cần cấp đổi?

Bộ Y tế dừng công bố ca mắc COVID-19 mới tại các tỉnh, thành phố

(ĐCSVN) - Bộ Y tế dừng công bố ca mắc COVID-19 mới tại các tỉnh, thành phố; Biến thể phụ BA.5 của Omicron lây lan nhanh hơn biến thể cũ; Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố không từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO… là một số tin tức đáng chú ý diễn ra trong ngày 29/6.

Bộ Y tế dừng công bố ca mắc COVID-19 mới tại các tỉnh, thành phố

Chiều 29/6, Bộ Y tế cho biết, từ hôm nay, bản tin dịch về dịch COVID-19 sẽ được rút gọn, không cập nhật chi tiết ca nhiễm mới hằng ngày tại các tỉnh, thành phố.

Theo Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10,745 triệu ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ 108.457 ca nhiễm/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Ảnh minh họa. Nguồn: Chinhphu.vn

Về điều trị ca mắc COVID-19, theo các sở y tế, hôm nay có 9.387 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Có 49 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó 6 ca thở máy xâm lấn, không có ca nguy kịch điều trị ECMO. Trong 24 giờ qua không ghi nhận ca tử vong do COVID-19.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.087 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong tại Việt Nam xếp thứ 24/227 quốc gia, vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong tại Việt Nam xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Theo Bộ Y tế, với việc Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan dịch bệnh, cuộc sống người dân trở lại bình thường, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối tiêm vắc xin tại nhiều địa phương. Nhiều người dân đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc xin tiếp theo do nghĩ rằng đã được miễn dịch, bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.

Bên cạnh đó, cả nước có hơn 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm mũi bổ sung vắc xin phòng COVID-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo.

Mặc dù số ca mắc và tử vong do COVID-19 trên cả nước hiện đã giảm rõ rệt, nhưng các địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận những trường hợp phải điều trị tại bệnh viện do bệnh nặng và vẫn ghi nhận các ca tử vong do COVID-19; nhiều người phải điều trị những biến chứng hậu COVID-19. Do đó, người dân cần tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan y tế để ngừa tái nhiễm và giảm nguy cơ nhập viện.

Biến thể phụ BA.5 của Omicron lây lan nhanh hơn biến thể cũ

Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Ảnh: Báo Sức khỏe và đời sống).

Biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 tiếp tục có xu hướng tăng lên trên toàn cầu, đã được phát hiện ở lần lượt 62 và 58 quốc gia. Theo Bộ Y tế, với xu hướng giao thương đi lại tấp nập như hiện nay, việc các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Việt Nam là điều không thể tránh khỏi.’

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam đã liên tục phát huy việc giám sát và qua giải trình tự gen cho thấy, hiện đã có sự xâm nhập biến thể phụ BA.5 của Omicron vào nước ta. Biến thể này có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ (BA.1 và BA.2).

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, việc xâm nhập này là tất yếu vì các nước ở châu Âu, Mỹ cũng đã ghi nhận. Với sự giao lưu đi lại như hiện này, điều này là bình thường. Bộ Y tế tiếp tục giám sát để có điều chỉnh các biện pháp chống dịch an toàn, hiệu quả.

Tiến sĩ Sorroco Escalante, quyền Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, khi virus tiếp tục lưu hành, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều biến thể mới. Các biến thể mới có thể dễ lây lan hơn và có thể gây ra bệnh nặng hơn. Các biến thể mới có thể dễ dàng lan truyền, đặc biệt là khi du lịch toàn cầu tăng lên.

"Các biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 tiếp tục có xu hướng tăng lên trên toàn cầu và đã được phát hiện lần lượt ở 62 và 58 quốc gia. Ở một số quốc gia, sự gia tăng các trường hợp mắc cũng dẫn đến sự gia tăng nhập viện và cần chăm sóc tích cực. Một điều cần khẳng định là COVID-19 không phải là một bệnh nhẹ. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh, không có gì đảm bảo rằng khi mắc bệnh bạn sẽ bị nhẹ. Tiêm vaccine bao gồm cả liều nhắc lại giúp ngăn ngừa việc mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể dẫn đến nhập viện và tử vong", Tiến sĩ Sorroco nhấn mạnh.

Về tính lây lan của hai biến thể phụ BA.4 và BA.5, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân cho biết, hiện nay, thế giới vẫn đang tiếp tục các đánh giá. Một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy, hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.

Về khả năng gây bệnh nặng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có biểu hiện tăng nặng tại khu vực châu Phi.

"Để có được bức tranh đầy đủ hơn về biến chủng này. Chúng ta vẫn cần có những nghiên cứu bài bản hơn", Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân cho biết.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, biến thể phụ BA.5 thuộc biến thể Omicron, do đó, chúng có một số đặc điểm tương tự các biến thể phụ khác của Omicron là có khả năng lây lan cao. Đồng thời, dự đoán BA.5 xuất hiện ở Việt Nam sẽ làm tăng số ca mắc COVID-19 và tạo ra một làn sóng dịch nhưng chưa phải là bùng phát dịch. Làn sóng dịch này sẽ nhỏ hơn so với làn sóng dịch trước đây. Do đó, người dân cần cảnh giác nhưng không nên quá lo lắng với biến thể phụ này.

Theo các chuyên gia y tế, đến nay, ngưỡng miễn dịch, ngưỡng bảo vệ của kháng thể chưa xác định được. Tuy nhiên, người đã mắc và đã tiêm vaccine kháng thể tăng rất cao, thời gian bảo vệ lâu hơn. Tương tự các biến thể phụ Omicron trước, BA.5 có khả năng né tránh vaccine một phần. Tuy nhiên, vaccine vẫn giữ được hiệu quả giảm diễn biến nặng và tử vong đối với người nhiễm BA.5.

Vì vậy, người dân cần đi tiêm chủng vaccine khi có chỉ định. Người cao tuổi hoặc người có bệnh nền cần tiêm mũi 4 (mũi nhắc lại thứ 2) khi đã qua 4 tháng kể từ ngày tiêm mũi 3…

Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố không từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO

Ngày 29/6, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố Kiev không từ bỏ kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Ukraine Kuleba phát biểu trong một cuộc phỏng vấn phát ngày 29/6 của đài phát thanh RFI rằng Ukraine không xem xét lại lập trường của mình đối với việc gia nhập NATO.

Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Không tiêm vaccine trung quốc có bị phạt không
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba. Ảnh: NCBC

Trong cuộc phỏng vấn, người đứng đầu ngành ngoại giao Ukraine tỏ ý không nhất trí với ngôn từ của người dẫn chương trình rằng Kiev đã từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Ông Kuleba lưu ý: “Tại sao không? Vấn đề gia nhập NATO đã được ghi trong Hiến pháp Ukraine… Bên cạnh đó, cấu trúc của liên minh này là cơ chế an ninh hiệu quả nhất tại không gian châu Âu”.

Song theo Ngoại trưởng Kuleba, “chỉ mong muốn của chúng tôi là không đủ để gia nhập NATO. Điều cần thiết là liên minh này cũng phải muốn điều đó. Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một quyết định lịch sử. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng kể từ đầu cuộc chiến (với Nga) tới nay, NATO không triển khai bất kỳ bước đi nào hướng tới việc gia nhập của Ukraine”.

Ukraine đã nhiều lần bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, thậm chí đưa mục tiêu trở thành thành viên khối này vào trong Hiến pháp sửa đổi năm 2019. Ukraine hiện không phải là thành viên của NATO hay Liên minh châu Âu nhưng nước này trước đây đã bày tỏ mong muốn gia nhập cả hai liên minh.

Tham vọng gia nhập NATO và EU của Ukraine đã có từ nhiều năm qua và Kiev thậm chí đã đưa mục tiêu này vào Hiến pháp của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc Ukraine vào NATO khó xảy ra trong tương lai gần, trong khi Kiev có thể phải mất nhiều năm nữa mới chính thức gia nhập EU dù đã có tư cách ứng viên.

Khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ cuối tháng 2, Moscow đã tuyên bố chiến dịch chỉ kết thúc khi Kiev cam kết trung lập, không gia nhập NATO, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ và phải công nhận bán đảo Crimea thuộc chủ quyền của Nga…/.

PC (tổng hợp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Nga tuyên bố sẵn sàng trao đổi tù nhân với Mỹ
  • 21 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng
  • Kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương
  • Cách chức Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai với ông Võ Ngọc Thành
  • Chủ tịch EC tuyên bố “châu Âu sẽ thắng Nga”
  • Khởi tố, bắt Giám đốc Trung tâm Tài chính công Hà Tĩnh