Kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân

Báo cáo trên đã dành một phần để nêu các chỉ số của khu vực kinh tế tư nhân, từ đó rút ra kết luận “kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước”.

Cụ thể, về đóng góp GDP, báo cáo cho hay trong 3 năm qua, khu vực kinh tế tư nhân luôn chiếm hơn 40% GDP. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP và con số này có dấu hiệu tăng lên.

Trong cùng giai đoạn đó, kinh tế nhà nước chỉ loanh quanh ở mức 28%, thậm chí năm 2018 còn giảm xuống 27,6%. Như vậy, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tư nhân hiện đang cao gấp 1,5 lần kinh tế nhà nước.

Cơ cấu đóng góp GDP của các thành phần kinh tế

Về tạo việc làm, năm 2018, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 45,2 triệu người. Mức độ áp đảo của kinh tế tư nhân so với kinh tế nhà nước và khu vực FDI gần như là tuyệt đối.

Về đầu tư phát triển và thương mại, trong 2 năm 2017-2018, vốn đầu tư của kinh tế tư nhân tăng trưởng lần lượt 17,1% và 18,5% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư toàn xã hội [khoảng 11-12%/năm].

Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh và đã vượt mức 40% [năm 2017: 40,6% và năm 2018: 43,27%].

Kinh tế tư nhân huy động nguồn vốn lớn trong xã hội cho phát triển kinh tế. Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp thành lập mới có tổng số vốn đăng ký là 2,77 triệu tỷ đồng [chưa bao gồm gần 4,28 triệu tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động].

Về thương mại, trong hai năm 2017-2018, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 25,3 -26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và chiếm tỷ trọng 34,7 - 34,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, lớn gấp hơn 10 lần về xuất khẩu và gần 7 lần về nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước [không kể dầu thô].

Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội

Về thu ngân sách, thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh [trên 15%/năm] cao khoảng gấp 2 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, nộp ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng âm [năm 2016: -0,59%; năm 2017: -3,55%; năm 2018: -26,43%].

Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước của kinh tế tư nhân ngày càng lớn. Từ năm 2016 trở về trước, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng dưới 30% tổng thu từ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, thấp hơn cả tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước [thấp hơn đến 11%] và tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, đến năm 2018, tỷ trọng này của kinh tế tư nhân đã đã vượt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và vượt xa [gần 9%] khu vực doanh nghiệp nhà nước.

“Đóng góp vào tăng thu ngân sách nhà nước cho thấy sự phát triển của kinh tế tư nhân đã phát huy vai trò đối với việc củng cố nền tài chính quốc gia”, báo cáo khẳng định.

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Chỉ khi kinh tế tư nhân phát triển mới có dân giàu, nước mạnh

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 9:11 | 22/05 Lượt xem: 65821

Ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh.

Khi đánh giá về khát vọng làm giàu của các nhà tư bản, nhà kinh tế học người Anh T.J.Dunning [1799 - 1873] có câu nói nổi tiếng: “Với một lợi nhuận thích đáng tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận, người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% là hoạt bát hẳn lên; được 50% trở nên thật sự táo bạo …”.

Câu nói được hiểu dưới góc độ lòng tham của các nhà tư bản làm giàu bằng mọi giá ở giai đoạn Chủ nghĩa Tư bản bản hoang dã. Cách hiểu đó không sai trong của hoàn cảnh lịch sử giai đoạn đó, không những vậy ngày nay ở đâu đó vẫn đúng.

Tuy nhiên nếu có cái nhìn khách quan và thực tế, sẽ thấy khát vọng làm giàu chân chính của con người đã sản sinh ra kinh tế thị trường và cũng là động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và nền văn minh nhân loại.

Nếu con người không có khát vọng làm giàu thì làm sao thế giới có những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh với những thương hiệu và đẳng cấp danh tiếng toàn cầu như: Ford Motor, Microsoft; Mercedes-Benz; Peugeot; Toyota, Sony; Samsung, Kia Motor…

Những tập đoàn, công ty tư nhân hàng đầu ở các nước công nghiệp phát triển luôn đóng vai trò đầu tàu đưa quốc gia trở thành những cường quốc kinh tế. Đó cũng là những thương hiệu mang lại niềm kiêu hãnh cho người dân của các quốc gia đó.

Ngày nay, ở các nước phát triển, thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, l
à nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh.

Ảnh: Lê Anh Dũng

Không ai khác, chính những tập đoàn và công ty đó cùng với các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tư nhân ở các nước phát triển đã mang lại công ăn việc làm cùng khối lượng của cải khổng lồ không chỉ cho riêng các chủ doanh nghiệp mà cho toàn xã hội, đáp ứng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của con người.

Ngày nay, ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh.

Đồng thời bằng chính sách điều tiết thu nhập các giai tầng trong xã hội, khát vọng làm giàu của con người ở các quốc gia phát triển là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất tạo tiềm lực tài chính để thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội tiến bộ. Điển hình là quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan…

Ở Việt Nam, từ năm 1954 [với miền Bắc] và từ năm 1975 [trên phạm vi cả nước] đến trước thời kỳ đổi mới cả nước năm 1986, do ảnh hưởng của mô hình CNXH Xô viết, kinh tế thị trường bị kỳ thị, tẩy chay do vậy trừ kinh tế cá thể nhỏ lẻ, còn lại kinh tế tư nhân, trước hết là các doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ.

Vì vậy năng lực và động lực sáng tạo của con người trong sản xuất kinh doanh vươn lên làm giàu cho bản thân và cho đất nước gần như bị triệt tiêu; sức sản xuất bị kìm hãm, đình đốn; đời sống nhân dân cả nước lâm vào đói nghèo, thiếu ăn.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI [năm 1986], đã đề ra đường lối Đổi mới, với chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần từ mô hình kinh tế đơn thành phần là nhà nước.

Đảng thừa nhận kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất mà nhân loại đã tìm ra, là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, chứ không phải chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Đây là bước ngoặt về đổi mới tư duy của Đảng, mở đường cho đất nước phát triển, để người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Tuy nhiên, từ chỗ kỳ thị kinh tế thị trường chuyển sang thừa nhận và phát triển kinh tế thị trường, Việt Nam không tránh khỏi tình trạng “rón rén”, “dò đá qua sông” khi phát triển kinh tế tư nhân trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân.

Sau hơn 30 năm Đổi mới, đến tháng 6/2017, lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương [khóa XII] ban hành Nghị quyết “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Mặt khác, quán tính của mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung cùng với tư tưởng giáo điều, cửa quyền, hệ thống xin-cho còn phủ đầy, nguồn lực vẫn tập trung phần lớn trong tay nhà nước vẫn lực cản lớn đối với sự hồi sinh kinh tế tư nhân, đặc biệt là với doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong hơn ba thập kỷ vừa qua.

Lực cản đó được thể hiện bằng hàng nghìn giấy phép con. Đây là “cái gậy” để các ngành, các cấp hành các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân mà trong vô vàn trường hợp là để trục lợi, tư lợi.

Trong khi các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI được trải thảm đỏ, được ưu đãi mọi mặt từ đất đai, vay vốn, thuế…thì doanh nghiệp tư nhân trong nước không những không được ưu đãi gì lại phải lo lót đủ các loại phí bôi trơn. Đến mức, ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang là Chủ tịch Quốc hội phải thốt lên: “Thủ tục để được cấp chứng chỉ hành nghề bây giờ cay nghiệt, độc ác lắm! Vì sao? Vì phải có tiền người ta mới cấp”.

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần phải trả 0,7-1 đồng tiền chi phí không chính thức”.

Những lực cản trên đây khiến kinh tế tư nhân của Việt Nam èo uột, không lớn nổi. Hàng năm, một số lượng rất lớn doanh nghiệp tư nhân phải ngừng hoạt động hoặc bị giải thể. Trong hai năm 2017 - 2018, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động so với số doanh nghiệp thành lập mới lần lượt là 47,73% và 69,05%; gần 50% doanh nghiệp của tư nhân kinh doanh thua lỗ.

Trong những năm gần đây, tỉ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP có xu hướng giảm, từ 43% [1995], 39% [2010] và 38% [2017]. Tỉ trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong GDP chỉ 8,64% [2017], theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều xác định kinh tế tư nhân là động lực, là xương sống của nền kinh tế. Từ đó nhà nước tạo mọi điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển. Nhờ vậy, giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đều đạt hai con số, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

Còn Việt Nam, trong khoảng hai thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 6,8%. Thu nhập GDP theo đầu người của Việt Nam năm 2018 chỉ đứng thứ 136/168 nước tham gia xếp hạng của thế giới, theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Mặc dù kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, nhưng xét theo số tuyệt đối, GDP bình quân đầu người của thế giới ngày một doãng xa so với Việt Nam. Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn của Việt Nam 3.900 USD, nhưng nay đã vọt lên hơn 7.500 USD, gần gấp đôi, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái.

Không chỉ vậy, nền kinh tế Việt Nam, lệ thuộc quá lớn vào khu vực FDI, khi thành phần kinh tế này chiếm trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp và trên 70% giá trị xuất khẩu.

Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu và quá lệ thuộc vào khu vực FDI, trước hết phải đặt kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân trong nước đúng vị thế vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường.

Trân trọng khát vọng làm giàu chính đáng của người dân, coi đó là động lực phát triển của quốc gia. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh cải cách thể chế, để người dân được làm những gì pháp luật không cấm, cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Từ thực tiễn phát triển mấy trăm năm của kinh tế thị trường trên thế giới cùng những thành công và chưa thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế, cho thấy chỉ khi kinh tế tư nhân được phát triển theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường thì mới có dân giàu, nước mạnh. Tuy nhiên, điều kiện đủ của mục tiêu cao cả này là sự vận hành khoa học của thể chế nhà nước.

Tác giả: Nguyễn Huy Viện [Theo báo việt nam net]

Nguồn tin: //vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/chi-khi-kinh-te-tu-nhan-phat-trien-moi-co-dan-giau-nuoc-manh-533536.html

[Trở về]

Các tin mới:

12345678910...

Bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV [Ngày đăng: 9:52 | 17/06 ]
Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường khảo sát thực địa Trạm Dược liệu sâm Ngọc Linh [Ngày đăng: 8:16 | 15/06 ]
Một số bất cập trong pháp luật về giải quyết tranh chấp địa giới hành chính [Ngày đăng: 13:58 | 14/06 ]
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xác định giá trị cốt lõi của Quảng Nam [Ngày đăng: 10:51 | 05/06 ]
Kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm nhiều khởi sắc [Ngày đăng: 8:52 | 06/05 ]
Phục hồi đà tăng trưởng sau đại dịch [Ngày đăng: 15:00 | 05/05 ]
Nhiều ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết hỗ trợ đầu tư, tu bổ di tích [Ngày đăng: 16:39 | 06/04 ]

Các tin khác:

12345678910...

Dễ hình thức, nếu giảm đại biểu chuyên trách các Ban [Ngày đăng: 7:17 | 13/05 ]
Đưa nghị quyết vào cuộc sống [Ngày đăng: 10:31 | 04/05 ]
Sơ kết vụ sản xuất Đông Xuân 2018 - 2019 [Ngày đăng: 10:14 | 16/04 ]
“Chậm lớn” vì khó tiếp cận vốn vay [Ngày đăng: 19:55 | 25/03 ]
"Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi phải trở thành cực tăng trưởng mới, có sức lan tỏa trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên" [Ngày đăng: 19:47 | 25/03 ]
Chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp [Ngày đăng: 8:16 | 13/03 ]
Thủ tướng: Miền Trung cần thay đổi mạnh mẽ về tư duy phát triển [Ngày đăng: 14:34 | 18/02 ]

Video liên quan

Chủ Đề