Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Tốt nghiệp Đại học Thương mại Hà Nội, có việc làm ổn định ở thủ đô với mức lương cao, nhưng Nguyễn Đại Lợi (SN 1985, thôn Long Lập, xã Tân Dân, Đức Thọ) vẫn quyết định về Hà Tĩnh khởi nghiệp...

Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Từ bỏ việc làm ổn định có thu nhập cao ở thành phố Nguyễn Đại Lợi về quê xây dựng xưởng cán tôn, kinh doanh sắt thép xây dựng phục vụ cho nhân dân trong vùng.

Nguyễn Đại Lợi tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành kế toán, Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Nhiều năm làm việc ở thủ đô với mức lương khá ổn định, nhưng năm 2019, anh vẫn quyết định về lập nghiệp trên chính quê hương của mình.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ở địa phương khá cao, Lợi quyết định đầu tư xưởng cán tôn mang tên Đại Lợi để phục vụ người dân địa phương và các vùng lân cận với tổng số vốn đầu tư 2 tỷ đồng. Ngoài ra, anh cũng kinh doanh thêm các mặt hàng sắt thép xây dựng.

Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Tôn lợp các loại - sản phẩm chủ lực của xưởng cán tôn Đại Lợi đã dần có chỗ đứng trên thị trường và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường.

Lúc đầu khởi nghiệp, Lợi gặp không ít khó khăn, nhất là về nguồn vốn đầu tư mở xưởng, thị thường tiêu thụ sản phẩm… nhưng với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, anh đã lặn lội đi khắp các công trình xây dựng, nhà thầu, thợ cơ khí để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm.

Với phương châm vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm và vốn để mở rộng sản xuất, mặc dù xưởng cán tôn của anh Lợi chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, nhưng nhờ uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý, nên các loại sản phẩm của xưởng được khách hàng tin dùng.

Doanh thu năm 2019 đạt 5 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên gấp đôi, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương, với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Anh Nguyễn Đại Lợi: “Sắp tới tôi sẽ mở rộng nhà xưởng lắp đặt thêm một giây chuyền sản xuất tôn lạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân”.

Anh Lợi chia sẻ: “Ở quê tôi, muốn mua tôn lợp, sắt thép xây dựng người dân phải xuống trung tâm huyện lỵ cách hàng chục km, vì thế tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng cán tôn để phục vụ nhân dân vùng thượng huyện Đức Thọ và các xã vùng hạ của các huyện Vũ Quang, Hương Sơn. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng nhà xưởng lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất tôn lạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân".

Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Dây chuyền cán tôn tự động được đầu tư lắp đặt để phục vụ cho việc sản xuất thuận lợi và rút ngắn thời gian, tiết kiệm được nhân công

Anh Bùi Văn Nam - chủ doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện Đức Thọ cho biết: “Sản phẩm tôn thép, xà gồ của xưởng cán tôn Đại Lợi rất đa dạng, giá cả cạnh tranh đáp ứng được thị hiếu của người dân. Hơn nữa, với phương châm kinh doanh hết sức khéo léo, luôn tôn trọng khách hàng, biết khách hàng cần để phục vụ của chủ xưởng nên khách hàng như chúng tôi rất thoải mái khi hợp tác với anh Lợi”.

Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Không chỉ sản xuất tôn lợp, anh Lợi còn kinh doanh các loại sản phẩm sắt thép xây dựng phục vụ thêm nhu cầu của người dân

Bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, anh Lợi còn thường xuyên tham gia các hoạt động Đoàn, Hội LHTN. Bằng những kinh nghiệm vốn có trong quá trình phát triển kinh tế, anh luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với các thanh niên có khát vọng và ý tưởng làm giàu trên quê hương mình.

Từ mô hình như của anh Lợi, nhiều thanh niên trong vùng đã có thêm niềm tin trong phát triển kinh tế bằng những ngành nghề mới.

Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Tự động hóa, cơ giới hóa trong các khâu sản xuất đã giúp cho Nguyễn Đại Lợi tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian trong sản xuất kinh doanh.

Anh Võ Khắc Thức - Bí thư đoàn xã Tân Dân cho biết: “Anh Nguyễn Đại Lợi là thanh niên dám nghĩ, dám làm. Không chỉ sớm thành công với quyết định có phần hơi mạo hiểm của mình, anh Lợi còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên ở địa phương có việc làm và thu nhập ổn định”.

✤ Đối với một doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, việc mở xưởng/ nhà máy cán tôn để bắt đầu hoạt động kinh doanh là điều tất yếu. Muốn mở xưởng sản xuất đâu có phải đơn giản. Nếu bạn đang chuẩn bị mở xưởng sản xuất chắc hẳn bạn còn trăn trở nhiều thứ. Với nhiều năm kinh nghiệm. Đã tư vấn và hỗ trợ thành công hàng trăm công trình nhà xưởng cán tôn, Saigon Machine - SGM sẽ giúp bạn giải quyết hết những khó khăn, vướng mắc mà bạn đang lo lắng.


1. Địa đểm mở xưởng:


Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn
Địa điểm cần đáp ứng được yêu cầu như: diện tích mở xưởng máy cán tôn


Khi có kế hoạch mở nhà máy cán tôn, địa điểm để mở xưởng sản xuất tôn thép là yếu tố cần quan tâm đầu tiên. Địa điểm cần đáp ứng được yêu cầu như: diện tích mở xưởng máy cán tôn, vị trí xây dựng.

Vị trí xây dựng nhà máy cán tôn cần thông đường lớn để xe lớn vận chuyển tôn cuộn, sắt thép có thể hoạt động bình thường. Vị trí xây dựng xưởng nên đặt ở cách vị trí các nhà máy cán tôn trước đó bán kính 10km, đặt tại các khu đang phát triển có nhu cầu xây dựng cao, xưởng không nhất thiết ở khu vực đông dân cư.


2. Mặt bằng nhà máy cán tôn thì càng rộng càng tốt?


Diện tích tối thiểu để bạn có thể mở xưởng cán tôn từ 120 mét vuông trở lên, chiều rộng xưởng 6m và chiều dài tối tiểu là 16m là diện tích cơ bản để hoạt động sản xuất tôn thép.

Một nhà máy cán tôn, kinh doanh tôn thép cơ bản sẽ bao gồm: máy cán tôn, máy xả cuộn, máy chấn tôn, tôn cuộn, sắt thép, phụ kiện. Như vậy địa điểm mở nhà máy cán tôn bạn cần diện tích để đặt máy cán tôn, máy xả cuộn, máy chấn tôn, diện tích chứa sắt thép tổng hợp, diện tích để tôn cuộn...

Máy cán tôn thông thường sẽ có kích thước rộng 1.6m, dài 11m, giá để tôn cuộn là 3m (để 2 cuộn tôn), còn lại là khu vực ra tôn sóng. Máy chấn tôn loại thông dụng có chiều dài 6m, rộng 1.1m, cao 2m. Máy xả cuộn tôn thông thường sẽ có kích thước rộng 2m6, dài 1,5m…


Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Saigon Machine - SGM gợi ý mô hình vị trí lắp đặt máy


Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn

Saigon Machine - SGM gợi ý mô hình vị trí lắp đặt máy


3. Cần trang bị những thiết bị gì cho nhà máy:


Thiết bị cần trang bị cho nhà máy cán tôn cơ bản bao gồm máy cán tôn, máy xả cuộn, máy chấn tôn,... ngoài ra xưởng cán tôn cần lắp dặt hệ thống cổng trục, Palan cầu trục có tải trọng nâng tối thiểu 5 tấn.


3.1. Chi phí đầu tư máy thiết bị hiện nay trung bình như sau:


- Máy cán tôn 1 tầng giá từ: 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng ☞ XEM THÊM: MÁY CÁN TÔN 1 TẦNG

- Máy cán tôn 2 tầng giá từ 450 triệu đồng đến 700 triệu đồng => Máy cán tôn 2 tầng là máy cán có thể cán ra hai loại sóng khác nhau ví dụ: máy cán tôn 2 tầng 11 sóng + 13 sóng Laphong, máy cán tôn 2 tầng 11 sóng + 5, 6, 7 sóng vuông, máy cán tôn 2 tầng 11 sóng + sóng ngói,... ☞ XEM THÊM: MÁY CÁN TÔN 2 TẦNG

- Cầu trục, nhà xưởng cho nhà máy cán tôn cơ bản khoảng 300 triệu đồng.

(Lưu ý: Chi phí trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo)


3.2. Ngoài ra còn có một số máy móc nâng cao như:


- Máy cán xà gồ giá từ 350 triệu đồng đến 600 triệu đồng. ☞ XEM THÊM: MÁY CÁN XÀ GỒ

- Máy cán tôn sóng ngói giá từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng ☞ XEM THÊM: MÁY CÁN TÔN SÓNG NGÓI

- Máy chấn tôn giá từ 90 triệu đồng đến 200 triệu đồng. ☞ XEM THÊM: MÁY CHẤN TÔN

- Máy xẻ tôn phụ kiện giá từ 15 triệu đồng đến 50 triệu đồng. ☞ XEM THÊM: MÁY CẮT XẺ TÔN

- Dây chuyền tôn xốp giá từ 1,7 tỷ đồng đến 2,4 tỷ đồng,... ☞ XEM THÊM: MÁY CÁN TÔN XỐP (PU)

(Lưu ý: Chi phí trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo)


Làm xưởng cán tôn cần bao nhiêu vốn
Quy mô nhà xưởng lớn cần đầu tư các máy theo giai đoạn


4. Chọn nhà cung cấp thiết bị:


Toàn bộ dây chuyền sản xuất ở nhà máy cán tôn luôn vận hành mỗi ngày, nên khi chọn nhà cung cấp máy cần lưu ý chọn nhà cung cấp uy tín, sản phẩm có chất lượng tốt. Để chọn thiết bị phù hợp cho mỗi chủ đầu tư thì vấn đề giá cả và chất lượng máy luôn phải cân nhắc.

Mỗi dây chuyền máy móc đều có cấu tạo chung gồm: Phần cơ khí, phần điện, phần thủy lực và phần bảo hành của nhà cung cấp. Tại nhà máy cán tôn, các máy hoạt động thường xuyên ưu tiên chọn thiết bị tốt, tầm quan trọng của từng bộ phân xếp theo thứ tự như sau: bộ phận dẫn hướng dao cắt, dao cắt, con lăn tạo hình, trục cán, vòng bi. Phần điện và phần thủy lực là 2 phần như tim gan phổi của máy nên các bạn nên ưu tiên chọn thiết bị tốt.

Trên đây là những kinh nghiệm, ý kiến cơ bản của Saigon Machine - SGM về nhận định mở nhà máy cán tôn.

Với chiến lược luôn đổi mới để phát triển, công ty TNHH cơ khí công nghiệp Sài Gòn | Saigon Machine - SGM không ngừng thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và thẩm mỹ cao, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng.