Luyện tập về phép điệp phép đối

a. Ở ngữ liệu (1) nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này... thì câu thơ sẽ mất hay, mức độ biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa cũng như khả năng gợi hình tượng nghệ thuật sẽ giảm sút, cũng không gợi được hình ảnh người con gái...

Cũng như ngữ liệu (1)

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá mắc câu

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Ở đây có sự lặp lại ở hai câu sau. Sự lặp lại đó giúp cho sự so sánh thêm rõ ý, tạo âm hưởng và khiến người đọc dễ nhớ hơn.

b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ. Việc lặp từ ở đây có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa và khiến người đọc dễ nhớ hơn.

c. Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn dạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

II. Luyện tập về phép đối

Bài tập 1

a. Ở ngữ liệu (1) và (2) ta thấy cách sắp xếp từ ngữ có nét đặc biệt là phân chia thành hai vế cân đối với nhau, gắn kết lại nhờ phép đối xứng vị trí của các danh từ (chim, người, tổ, tông...) các tính từ (đói rách, sạch, thơm...) các động từ (có, diệt, trừ...) tạo thế cân đối rất mực chỉnh chu.

b. Trong ngữ liệu (3) và (4)

Ngữ liệu (3) có tiểu đối trong bốn chữ: hoa cười / ngọc thốt và tiểu đối trong khuôn khổ một câu: Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang và Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da.

Ngữ liệu (4) 2 câu: câu trên đối với câu dưới tạo thế cân xứng giữa hai câu.

c. Học sinh tự tìm một số ví dụ về phép đối trong:

- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo).

- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).

- Truyện Kiều (Nguyễn Du).

- Thơ Đường luật.

d. Học sinh tự phát biểu định nghĩa về phép đối đã học.

Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ cụm từ và câu ở vị trí câu xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm ngợi ca một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt một ý nghĩa nào đó.

Bài tập 2

a. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng:

- Phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).

- Thống nhất hài hòa về âm thanh

- Cần đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.

- Hoàn chỉnh và khả năng ghi nhớ.

Người ta không thể thay được những từ đó vì trong những từ đó đã được chắt lọc kĩ càng.

Phép đối còn dựa vào biện pháp ngôn ngữ vần như ta thường thấy.

b. Tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố giữ lại mà vẫn được lưu truyền là nhờ biện pháp ngôn ngữ vần, nhờ phép đối.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu bài “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối”.

Luyện tập về phép điệp phép đối

I. Luyện tập về phép điệp

1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng phép điệp

-Khái niệm: Phép điệp là biện pháp lặp đi lặp lại một yếu tố diễn đạt (Ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

-Đặc điểm: Có nhiều cách phân chia phép điệp

  • Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu,…
  • Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp.
  • Theo tính chất: điệp đơn giản, điệp phức hợp.

-Tác dụng: Câu văn thêm tính hài hòa, cân đối nhịp nhàng.

2. Luyện tập

“Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay

– Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Bài ca dao trên có 3 điệp ngữ:

  • Nụ tầm xuân
  • Cá mắc câu
  • Chim vào lồng

Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa khác sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.

“Cá mắc câu” và “chim vào lồng” điệp lại làm rõ sự so sánh về hoàn cảnh của cô gái

-> Tiếc nuối, xót xa.

II. Luyện tập về phép đối

1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng phép đối

-Khái niệm: Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.

Mục Lục

  • 1 Bài tập về Phép điệp
  • 2 Bài tập về Phép đối
  • 2.1 Phép điệp
  • 2.2 Phép đối
  • Bài tập về Phép điệp

    Nhận biết:
    Điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.
    – Có nhiều cách điệp:
    + Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp vần…
    + Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp, điệp ngữ vòng, điệp ngữ bắc cầu
    Tác dụng của phép điệp:
    – Câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng.
    -Nhấn mạnh về ý
    – Biểu đạt cảm xúc
    Luyện tập về phép điệp
    Bài 1:
    Tìm ví dụ điệp từ, điệp câu nhưng không mang sắc thái tu từ:
    Bài 2: phân tích hiệu quả của phép điệp trong những câu sau:
    1.

    Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
    Giật mình mình lại thương mình xót xa.
    Khi sao phong gấm rủ là,
    Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
    Mặt sao dày gió dạn sương,
    Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
    Vui là vui gượng kẻo là,
    Ai tri âm đó mặn mà với ai.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    2.

    Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
    Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
    Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
    Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

    (Chinh phụ ngâm – Đặng trần Côn)

    3.

    Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
    Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

    (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

    4.

    Trời xanh đây là của chúng ta

    Núi rừng đây là của chúng ta

    Những cánh đồng thơm mát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

    (Nguyễn Đình Thi)

    5.

    Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

    Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

    Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

    Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

    (Phạm Tiến Duật)

    6.

    Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh chỉ mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

    (Đoàn Thị Điểm)

    7.
    Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta (Lê Duẩn)
    8.

    Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

    Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

    (Nhị hồ- Xuân Diệu)

    Bài tập về Phép đối

    Nhận biết phép đối: là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
    -Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
    – Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
    – Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).
    – Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
    Có hai loại đối:
    + Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
    + Trường đối ( bình đối ): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
    Tác dụng của đối:
    -Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
    -Tạo ra sự hài hoà về thanh.
    -Nhấn mạnh ý.
    Luyện tập về phép đối
    1.

    Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
    Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

    (Tú Xương)

    2.

    Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

    Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

    (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    3.

    Mai cốt cách tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    4.

    Vầng trăng ai xẻ làm đôi

    Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    5.

    Lúc khó thì chẳng ai nhìn

    Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em

    Đáp án:

    Phép điệp

    Bài 1:
    -Này chồng, này vợ, này cha,
    Này là em ruột, này là em dâu.
    -Lúa mới cấy được mấy ngày lúa đã bén chân.
    -Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu và mẹ thầm hỏi con đang làm gì
    -Con bò đang gặm cỏ, con bò ngẩng đầu lên, con bò rống ò ò.
    Bài 2:
    1.

    Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
    Giật mình mình lại thương mình xót xa.
    Khi sao phong gấm rủ là,
    Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
    Mặt sao dày gió dạn sương,
    Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
    Vui là vui gượng kẻo là,
    Ai tri âm đó mặn mà với ai.

    ->> phép điệp góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm
    Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho đoạn thơ
    2.

    Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
    Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
    Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
    Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

    Điệp từ : hoa, nguyệt ->>miêu tả không gian đẹp,thơ mộng, hài hòa, làm nền để miêu tả sự cô đơn lẻ loi trong lòng người chinh phụ. Hoa- nguyệt gắn bó đối lập với nỗi cô đơn ( “trong lòng xiết đâu”)
    3 Điệp :Muốn làm
    Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ…
    4.

    Trời xanh đây là của chúng ta

    Núi rừng đây là của chúng ta

    Những cánh đồng thơm mát

    Những ngả đường bát ngát

    Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

    Điệp ngữ tạo âm hưởng, nhịp điệu nhanh, khỏe khoắn, nhấn mạnh cảm xúc vui tươi ,hồ hởi của tác giả khi đất nước giành được độc lập, niềm vui của những con người sống trong chế độ mới
    5.

    Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

    Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

    Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

    Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều

    Điệp ngữ tạo âm hưởng cho câu thơ và nhấn mạnh khoảng thời gian dài ( rất lâu), khắc họa hình ảnh Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
    6.
    Đoạn trích của “Chinh phụ ngâm” có dùng phép điệp nhiều lần (thấy, ngàn dâu…), đặc biệt là phép điệp liên hoàn: từ ngữ cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau.
    – Tác dụng: Diễn tả sự cách xa đôi ngả, với không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người ở lại.
    7.
    Điệp ngữ: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta => âm điệu hùng hồn, trang nghiêm, tự hào, khẳng định
    8.Điệp âm: thanh bằng => không gian đêm trăng nhẹ nhàng, êm đềm, lãng mạn => cảm xúc lâng lâng, chơi vơi

    ( còn nữa )Phép đối

    1.

    Đối giữa câu trên và câu dưới:

    Trên ghế- dưới sân

    Bà đầm- ông cử

    Ngoi- ngỏng

    Đít vịt- đầu rồng

    ->>Phép đối nhằm mục đích mỉa mai, châm biếm đối với những cử nhân nước ta thời bấy giờ ( mang đầu của cử nhân để đối với đít của con mụ đàn bà thì là nhục)
    2.
    Đối về cấu trúc ,về ý, giữa câu trên và câu dưới: còn-hết
    ->> phép đối tạo ra sự đối lập giữa 2 hoàn cảnh , nhấn mạnh ý: lúc giàu sang, khá giả thì nhiều người theo, được nhiều người tôn trọng, lúc nghèo khó thì không ai quan tâm…Câu thơ khái quát triết lí về cách ứng xử của mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau
    3.
    đối giữa 2 vế của câu:
    Mai cốt cách – tuyết tinh thần
    Mỗi người một vẻ -mười phân vẹn mười.
    ->> vẻ đẹp cân đối , hài hòa của 2 chị em Thúy Kiều
    4.
    Đối giữa 2 vế của câu bát
    Nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường.
    ->> Miêu tả tâm trạng của Thúc Sinh và Thúy Kiều trong giây phút biệt li, nhấn mạnh nỗi buồn, sự cô đơn, lẻ bóng của các nhân vật khi phải xa nhau
    Tham khảo thêm về các biện pháp tu từ tại đây: Các biện pháp tu từ đã học
    Xem thêm bài tập về phép điệp, phép đối phần 2 tại đây :
    bài tập về phép điệp, phép đối phần 2

    Bài viết gợi ý:

    1. Đề đọc hiểu Ngữ Văn hay :Cây xấu hổ

    2. Đề Nghị luận xã hội hay

    3. Nghị luận xã hội về Đàn ghi ta của Lorca( Thanh Thảo)

    4. Đề thi thử THPT QG môn Văn - THPT chuyên Đại học Vinh

    5. Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn - THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên

    6. Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống

    7. Đề thi thử THPT quốc gia Ngữ Văn 12