Mắt bị lẹo phải làm sao

Hiện tượng nhiễm khuẩn cục bộ làm sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi được gọi là lẹo mắt. Khi mắt không may gặp phải tình trạng này, nhiều người thường băn khoăn không biết tại sao bị lẹo ở mắt. Nếu trả lời được câu hỏi này, việc điều trị và phòng bệnh lẹo mắt sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng lẹo mắt

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do tình trạng nhiễm trùng nhỏ ở khu vực mà lông mi được gắn vào mắt. Căn bệnh này thường do tụ cầu khuẩn gây ra và thường xuất hiện ở sát bờ mi, khiến mi mắt ngứa, sưng đỏ, đau nhức. Tại khu vực bị đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn giống như mụn nhọt hoặc khối u nhỏ. Sau khi vỡ mủ, lẹo sẽ xẹp nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở những vị trí khác trên mắt.

Có hai loại lẹo ở mắt thường gặp nhất là:

– Lẹo ngoài mí mắt mọc ở bên ngoài bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.

– Lẹo trong mí mắt mọc ở bên trong bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Meibomian.

Mắt bị lẹo phải làm sao

Lẹo mắt là tình trạng thường gặp ở nhiều người

2. Tại sao bạn bị lẹo ở mắt?

Khi thấy dấu hiệu sưng mí mắt, nổi nốt lớn, đa số mọi người thường tìm hiểu vì sao mắt bị lên lẹo. Các bác sĩ chuyên khoa Mắt cho rằng, khi những tuyến ở xung quanh mí mắt tiết ra quá nhiều dầu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến dầu. Khi đó, dầu sẽ tích tụ và gây ra viêm nhiễm, tạo thành một khối u nhỏ.

Các bác sĩ thường không xác định được chính xác nguyên nhân bị lẹo mắt của từng người. Bởi vì tính chất của mỗi một loại da là khác nhau hoặc do mắc bệnh viêm mí mắt. Đôi khi, lẹo mắt có thể phát triển song song với bệnh chắp mắt.

Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị lên lẹo ở mắt, các bạn phải áp dụng các phương pháp phòng ngừa, làm giảm nguy cơ mắc lẹo mắt như sau:

– Tay chưa được vệ sinh sạch sẽ đã thay kính áp tròng hay không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào trong mắt.

– Để lớp trang điểm ở trên mắt qua đêm.

– Dùng mỹ phẩm cũ hoặc quá hạn sử dụng.

– Đã từng bị viêm mí mắt hoặc viêm mí mắt mãn tính.

Mắt bị lẹo phải làm sao

Tại sao bị lẹo ở mắt là thắc mắc của nhiều người

3. Bị lẹo mắt khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết trong các trường hợp, lẹo mắt không gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bị lẹo mắt kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây, các bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám:

– Bị sốt trên 37 độ trở lên

– Thị lực có vấn đề

– Lẹo mắt không cải thiện sau 2 ngày.

– Sưng tấy và đỏ bên dưới mi mắt, sưng má cùng một vài bộ phận khác trên khuôn mặt.

– Lẹo mắt chảy máu, cục u sưng lớn và đau đớn, nốt rộp hình thành ở trên mí mắt hoặc cả mí mắt, mắt bị đỏ.

Mắt bị lẹo phải làm sao

Mọi người nên đi khám khi bị lẹo mắt để được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất

4. Một số phương pháp điều trị hiệu quả khi mắt bị lên lẹo

Nếu các bạn đã hiểu rõ những lý do vì sao mắt hay lên lẹo và những nguy cơ khiến mắt bị lên lẹo, chắc chắn khả năng tái phát bệnh sẽ bớt đi. Khi mắt bị lên lẹo, mọi người có thể đặt túi chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 15 phút vài lần trong những ngày đầu. Mục đích của việc làm này là giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn lại và mở các tuyến dầu. Không chỉ vậy, chườm ấm còn giúp lẹo mắt đỡ sưng và đỏ.

Trong trường hợp lẹo mắt bị nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để giúp hết sưng. Nếu lẹo mắt sưng to, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chích mụn lẹo. Để vết chích mau lành và giảm khả năng mọc lại, bác sĩ sẽ kê loại kem bôi đặc trị cho người bệnh.

5. Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh lẹo mắt

Để hạn chế tốc độ phát triển của bệnh lẹo mắt, các bạn nên thực hiện những điều như sau:

– Giữ cho da đầu, mặt, tay và lông mày luôn sạch sẽ

– Hạn chế hoặc tránh sử dụng phấn trang điểm mắt

– Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn lẹo ở mắt

– Ngưng dùng kính áp tròng cho tới khi mụn lẹo khỏi hoàn toàn

– Kiêng thuốc lá, rượu bia, hành lá, tỏi, hẹ, ớt, thịt dê,…

Mặc dù lẹo mắt là căn bệnh nhỏ ngoài da nhưng nếu chủ quan, không điều trị kịp thời và đúng cách, nó sẽ trở nên nghiêm trọng, cũng như có thể gây ra những hệ lụy không đáng có. Do đó, các bạn phải luôn chăm sóc sức khỏe đôi mắt nói riêng và cơ thể nói chung thật an toàn, cẩn thận. Khi các dấu hiệu bị lẹo ở mắt có sự bất thường, hãy nhanh chóng đến ngay Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên khoa Mắt trực tiếp thăm khám và điều trị.

Với biểu hiện là những khối sưng đỏ, hình thành dọc theo rìa mí mắt, gần với lông mi. Đôi khi, lẹo mắt có thể hình thành bên trong hoặc dưới mí mắt.

Đây là một tình trạng ở mắt phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Mặc dù lẹo mắt thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn.

Thông thường, lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, có một số tình huống cần được tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Phân loại

Có hai loại lẹo mắt được phân loại tùy thuộc vào vị trí của chúng.

  • Lẹo mắt bên ngoài: Khi lẹo nằm ở gốc của nang lông mi.
  • Lẹo mắt bên trong: Khi lẹo hình thành trong các tuyến dầu bên trong hoặc dưới mí mắt.

Mắt bị lẹo phải làm sao

Nguyên nhân nào gây lẹo mắt

Lẹo mắt có thể do viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi.

Các tuyến dầu nhỏ nằm xung quanh mí mắt và thoát qua các ống dẫn vào lông mi. Nếu hệ thống dẫn lưu bị tắc, dầu không thể thoát ra mà chảy ngược vào các tuyến dẫn đến tình trạng các tuyến bị sưng và viêm, gây ra mụn lẹo.

Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể bị lẹo ở mắt, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:

  • Những người đã từng bị lẹo mắt hoặc nấm da trong trước đó có nhiều khả năng tái phát;
  • Một số tình trạng ở da nhất định - như bệnh rosacea (tình trạng ửng đỏ ở da) hoặc viêm da;
  • Các vấn đề sức khỏe khác - bao gồm bệnh tiểu đường, sưng mí mắt và lipid huyết thanh cao;
  • Sử dụng lớp trang điểm cũ hoặc không tẩy trang ở mắt thường xuyên.

Điều trị lẹo mắt như thế nào?

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh nếu mụn lẹo bị nhiễm trùng hoặc không cải thiện khi điều trị tại nhà. Ngoài ra, steroid dạng tiêm cũng có thể sử dụng để giảm sưng hoặc viêm ở lẹo.

Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc mụn lẹo bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực, có thể cần tiểu phẫu.

Mắt bị lẹo phải làm sao

Các triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo thường chỉ xảy ra ở một mắt tại một thời điểm, rất ít trường hợp có thể bị lẹo ở cả hai mắt. Các triệu chứng ban đầu của lẹo mắt thường nhẹ và có thể bao gồm cảm giác hơi khó chịu hoặc mẩn đỏ dọc theo bờ mi. Mắt bị ảnh hưởng cũng có thể bị kích thích. Khi mụn lẹo phát triển, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Xuất hiện vết sưng đỏ giống như một mụn dọc theo mí mắt gần với lông mi;
  • Hình thành đốm nhỏ màu vàng ở giữa vết sưng;
  • Cảm giác lộm cộm ở trong mắt;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Chảy nước mắt hoặc có ghèn dọc mí mắt;
  • Xuất hiện nốt sần gây ra các triệu chứng tương tự, nhưng khối sần cứng và không đau.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà một cách dễ dàng. Các biện pháp sau đây sẽ giảm thiểu thời gian bị lẹo mắt và ngăn ngừa tái phát:

Rửa tay thường xuyên - giúp ngăn ngừa bụi bẩn cọ xát vào mắt làm tắc nghẽn các tuyến nhờn. Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa lẹo mắt phát triển và giảm kích ứng đối với lẹo mắt hiện có.

Không nặn lẹo: Nặn lẹo mắt có thể làm vỡ túi mủ và lây lan nhiễm trùng. Tốt nhất là để mụn lẹo tự thoái triển một cách tự nhiên.

Chườm ấm: Cách điều trị hiệu quả nhất thường là chườm ấm. Nhúng khăn sạch vào nước ấm và đắp lên vùng mắt bị lẹo trong tối đa 15 phút. Nên áp dụng biện pháp này 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết mụn lẹo.

Chườm túi trà: Tương tự như biện pháp trên, nhưng thay vì sử dụng khăn, hãy cho túi trà đã được ngâm trong nước nóng. Trà xanh có một số đặc tính kháng khuẩn giúp giảm tình trạng lẹo mắt.

Thay đổi thói quen trang điểm: Không nên trang điểm để che mụn lẹo, điều này không những làm chậm quá trình lành mà còn gây kích ứng mụn lẹo. Nhiều vi khuẩn cũng có thể lây lan từ mụn lẹo qua cọ trang điểm và chì kẻ mắt. Nếu bộ trang điểm đã sử dụng quá lâu nên thay mới, đồng thời thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm vì chúng có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Không nên để lớp trang điểm trên da qua đêm.

Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng: Nên rửa tay trước khi lấy ra, lắp vào và vệ sinh kính. Ngoài ra, nên tránh chạm vào vùng mắt để ngăn vi khuẩn lây lan sang vùng da quanh mắt

Khi nào đến gặp bác sĩ

Nếu mụn lẹo không thoái triển trong vài ngày sau khi chườm ấm hoặc tiếp tục tái phát mặc dù đã được điều trị, mọi người nên đến gặp bác sĩ.

Các dấu hiệu khác cho thấy nên đi khám bao gồm:

  • Lẹo mắt trở nên trầm trọng hơn;
  • Có tình trạng chảy máu;
  • Bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực;
  • Lẹo mắt phát triển che khuất tầm nhìn của mắt;
  • Có mẩn đỏ ở má hoặc các bộ phận khác của khuôn mặt.

Xem thêm: Viêm bờ mi

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Mắt bị lẹo phải làm sao
  facebook.com/BVNTP

Mắt bị lẹo phải làm sao
  youtube.com/bvntp