Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm cho cán bộ, công chức

Nghị định gồm 4 Chương và 26 Điều. Cụ thể: Chương I: Quy định chung; Chương II: Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Chương III: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời điểm, sử dụng kết quả, lưu giữ tài liệu đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Chương IV: Điều khoản thi hành.


Đáng chú ý, Nghị định mới không còn yêu cầu xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm.


Trước đây tại Nghị định số 02/VBHN-BNV hợp nhất Nghị định 56 và Nghị định 88/NĐCP về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, để đánh giá loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ, công chức đều phải có sáng kiến hoặc giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả...


Cụ thể, một trong những điều kiện để được đánh giá cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cần có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền công nhận (Khoản 8, Điều 11, Nghị định số 02/VBHN-BNV).


Để công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải đảm bảo có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận (Điểm h, Khoản 1, Điều 18 và Điểm đ, Khoản 1, Điều 25 của Nghị định số 02/VBHN-BNV).


Trong Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức vừa được ban hành, những nội dung này đã không còn. Các tiêu chí cũng được giảm đáng kể về số lượng.
Nghị định số 90/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/8/2020 và bãi bỏ các các Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP.

Minh Sang