Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì năm 2024

Trưởng văn phòng đại diện là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của văn phòng đại diện, thực hiện các công việc dựa trên sự ủy quyền của công ty.

1.

Trưởng văn phòng đại diện thực hiện các công việc dựa trên sự ủy quyền của thương nhân nước ngoài.

The representative office manager performs the work based on the authorization of the foreign trader.

2.

Trưởng văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

The representative office manager must be responsible to the foreign trader for his or her activities and that of the representative office within the scope authorized by the foreign trader.

Trong tiếng Anh, manager đều chỉ cả quản đốc và quản lý nhưng trong tiếng Việt thì 2 từ này có nghĩa khác nhau đó. Cùng xem qua nhé!

- Quản đốc (manager) là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên cùng công việc trong một bộ phận sản xuất nào đó.

- Quản lý (manager) là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Người đứng đầu văn phòng đại diện (VPĐD) hay còn gọi là Trưởng VPĐD có vai trò rất quan trọng, bởi đó là người điều hành, quản lý mọi hoạt động tại VPĐD.

Tuy nhiên, người đứng đầu văn phòng đại diện là ai? Khi tiến hành bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD công ty cần lưu ý gì để không vi phạm pháp luật, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua những thông tin được pháp luật quy định dưới đây!

1. Người đứng đầu văn phòng đại diện là ai?

  • Là người đứng đầu văn phòng đại diện, đó cũng là người chịu trách nhiệm chính vè kết quả hoạt động kinh doanh của VPĐD
  • Các hoạt động tại VPĐD không được tự ý tổ chức hay tư ý hoạt động mà phải được ủy quyền của doanh nghiệp.
  • Việc ủy quyền này thông qua văn bản, mọi hình thức ủy quyền khác không được pháp luật chấp thuận.

\>> Xem thêm: Trưởng văn phòng đại diện là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động không?

Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì năm 2024
Quy định về quyền hạn của người đứng đầu văn phòng đại diện

2. Việc ủy quyền lại này phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như sau:

  • Việc ủy quyền lại do bên ủy quyền lập bằng văn bản.
  • Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu.
  • Phạm vi ủy quyền không được quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
  • Trường hợp hết thời hạn ủy quyền nhưng người ủy quyền chưa trở lại Việt Nam, nhưng chưa có văn bản ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người ủy quyền có mặt tại Việt Nam.
  • Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày, mà không ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành lập ủy quyền điều hành VPĐD cho người khác.
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ được ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết, chứ không được áp dụng đối với các hợp đồng mới ký kết lần đầu.
    Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì năm 2024
    Việc ủy quyền phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật

3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được cùng lúc đảm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu một Chi nhánh.
  • Người đại diện theo pháp luật.
  • Người đại diện tất cả tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

\>> Xem thêm: Quy định pháp luật về bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện

Trên đây là ý kiến về người đứng đầu văn phòng đại diện. Tuy nhiên, việc áp dụng còn tùy thuộc vào từng vụ việc, trường hợp cụ thể. Hãy liên hệ với TinLaw – công ty tư vấn thành lập văn phòng đại diện để được hướng dẫn chi tiết hơn về vấn đề này.

Hiện nay nhu cầu mở văn phòng đại diện ngày càng nhiều, đặc biệt khi nền kinh tế dần ổn định trở lại, các doanh nghiệp đều muốn mở rộng quy mô kinh doanh sang các thị trường mới. Vậy khi mở văn phòng đại diện thfi ai là người đứng đầu văn phòng đại diện? Người đứng đầu văn phòng đại diện có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định hiện hành. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật M.J để hiểu hơn về vấn đề này.

1. Văn phòng đại diện được hiểu là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ai là người đứng đầu văn phòng đại diện?

Theo Luật doanh nghiệp 2020, thì người đứng đầu văn phòng đại diện là người:

– Người đứng đầu văn phòng đại diện là người chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện.

– Các hoạt động tại văn phòng đại diện không được tự ý tổ chức hay tự ý hoạt động mà phải được sự ủy quyền của doanh nghiệp.

– Việc ủy quyền phải thông qua văn bản, có chữ ký và xác thực từ công ty mẹ, mọi hình thức ủy quyền khác không được pháp luật chấp thuận.

Ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện:

+ Việc ủy quyền lại do bên ủy quyền lập bằng văn bản.

+ Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu.

+ Phạm vi ủy quyền không được quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

+ Trường hợp hết thời hạn ủy quyền nhưng người ủy quyền chưa trở lại Việt Nam, nhưng chưa có văn bản ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người ủy quyền có mặt tại Việt Nam.

+ Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày, mà không ủy quyền cho người khác thì doanh nghiệp phải tiến hành lập ủy quyền điều hành văn phòng đại diện cho người khác.

+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ được ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết, chứ không được áp dụng đối với các hợp đồng mới ký kết lần đầu.

Như vậy theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì không yêu cầu bắt buộc người đứng đầu văn phòng đại diện là một cá nhân hay tổ chức nào, do đó có thể là chủ sở hữu của công ty, người thuộc công ty hoặc là cá nhân do công ty thuê từ bên ngoài, thực hiện quản lý và hoạt động theo uỷ quyền từ công ty mẹ.

3. Người đứng đầu văn phòng đại diện gọi là gì?

Hiện nay, theo quy định của luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định về chức danh của người đứng đầu văn phòng đại diện, chức danh của người đứng đầu văn phòng đại diện là gì sẽ do doanh nghiệp quyết định và được thể hiện rõ trong quyết định bổ nhiệm.

Ngoài ra, người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty mẹ không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

– Trưởng Chi nhánh cùng một công ty mẹ.

– Trưởng Chi nhánh của công ty khác công ty mẹ.

– Người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ đó hoặc công ty mẹ khác.

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện

– Người đứng đầu văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện trong phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.

– Người đứng đầu văn phòng đại diện phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.

– Người đứng đầu văn phòng đại diện phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của công ty mẹ. Người đứng đầu văn phòng đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

– Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đứng đầu văn phòng đại diện chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu văn phòng đại diện trở lại làm việc hoặc cho đến khi công ty mẹ bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì Công ty mẹ phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu văn phòng đại diện.

– Trong trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện được Công ty mẹ ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì Công ty mẹ phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật M.J đối với câu hỏi ai là người đứng đầu văn phòng đại diện. Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về chức danh cũng như các điều kiện đối với người đứng đầu văn phòng đại diện. Theo đó tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn ra người đứng đầu. Tuy nhiên cần chú ý người đứng đầu văn phòng đại diện sẽ làm việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi mà mình được uỷ quyền.