Mô hình ad as là gì

Trước tiên, tôi cùng anh chị và các bạn nghiên cứu đường tổng cung của nền kinh tế trước hay còn gọi là AS. Về mặt định nghĩa, tổng cung của một nền kinh tế là sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng sản xuất trong nước tại một mức giá. Lượng tổng cung phụ thuộc vào quyết định của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán cho các hộ gia đình, chính phủ và các doanh nghiệp khác cũng như xuất khẩu ra thế giới bên ngoài.

Thật ra các bạn không cần phải nhớ định nghĩa của nó mà mọi người phải nhớ biểu đồ của nó. Trong biểu đồ này thì trục tung chính là P hay còn gọi là giá, còn trục hoành là Y được gọi là sản lượng, AS là một đường thẳng dốc lên về phía bên phải và nó thể hiện một mối quan hệ cùng chiều về sản lượng và mức giá. Dựa vào biểu đồ này thì tôi sẽ thử giống nó sang bên trục giá. Ví dụ như là trúc giá ở điểm này, nếu tôi giống lên trục giá ở phía trên thì chúng ta sẽ được một sản lượng cao hơn.

Anh chị và các bạn cứ hiểu đơn giản thế này, khi mà giá cao, giá của hàng hóa cao thì lúc này lợi nhuận nó sẽ cao hơn. Vậy nên về mức độ về sản xuất, người ta cũng sẽ sản xuất ra số lượng hàng hóa nhiều hơn, cái này tỉ lệ thuận với nhau. Trong biểu đồ này thì nó thể hiện một mối quan hệ cùng chiều về sản lượng và mức giá, đấy là biểu đồ trong ngắn hạn.

Còn một biểu đồ nữa đó là tổng cung trong dài hạn, thì đây là biểu đồ về tổng cung trong dài hạn. Thực ra là ở trong vĩ mô thì chúng ta sẽ chủ yếu nghiên cứu về đường tổng cung trong ngắn hạn, cái dài hạn này chúng ta không áp dụng nhiều. Trong biểu đồ này thì đường tổng cung AS về dài hạn, nó là một đường thẳng song song với trục tung và vuông góc với trục hoành. Y0 được gọi là mức sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế trong dài hạn.

Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích về sự di chuyển và sự dịch chuyển trên đường AF này. Những cái tác động lên sự di chuyển trên đường AS này đó chính là mức giá hay còn gọi là nhân tố nội sinh của AS. Có nghĩa là với các nhân tố nội sinh, cụ thể ở đây là giá thì nó sẽ gây ra sự di chuyển. Nó sẽ di chuyển lên xuống trên trục AS này.

Tôi sẽ lấy ví dụ trên biểu đồ về tổng cung AS trong ngắn hạn. Ví dụ ở mức giá P1 thì trên đường AS nó là điểm này. Chúng ta sẽ tăng cho P1 lên điểm P2 thì lúc này điểm trên AF sẽ là điểm này. Có nghĩa là khi mà P này thay đổi thì nó sẽ tạo ra sự di chuyển trên đường AS này.

Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích đến nhân tố ngoại sinh. Các nhân tố ngoại sinh này sẽ tác động trực tiếp đến việc dịch chuyển của các đường tổng cung này, anh chị em chú ý là dịch chuyển. Lúc nãy là chúng ta đang trao đổi về sự di chuyển còn bây giờ là dịch chuyển. Về những nhân tố ngoại sinh này thì điều mà nó tác động trực tiếp đến yếu tố dịch chuyển đó chính là chi phí sản xuất. Trong chi phí sản xuất thì phải kể đến những yếu tố ví dụ như là giá điện, giá nước, giá xăng dầu. Ngoài ra thì chúng ta phải kể thêm những yếu tố như là giá nguyên vật liệu rồi tiền lương cho nhân viên, công nhân,… Nói chung là tất cả những yếu tố có tác động vào chi phí sản xuất thì tất cả những yếu tố này sẽ tạo ra sự dịch chuyển của đường AS. Khi mà một trong những yếu tố này nó tăng nghĩa là nó sẽ tác động cho chi phí sản xuất tăng lên. Điều này nó dẫn tới là AS sẽ giảm và khi mà AS giảm thì nó sẽ dịch chuyển về hướng bên trái.

Trong trường hợp ngược lại, khi mà chi phí sản xuất nó giảm lúc này thì AS sẽ tăng và khi mà AS tăng thì AS sẽ dịch chuyển sang phải. Mọi người nhớ rõ các nguyên tắc này, tôi nhắc lại là nếu trong trường hợp mà AS tăng đường này nó sẽ dịch chuyển sang phải và khi mà AS giảm thì nó sẽ dịch chuyển sang trái. Lát nữa, tôi sẽ lấy một số ví dụ cụ thể áp dụng trong thực tế của nền kinh tế để anh chị em sẽ hiểu rõ hơn. Chẳng hạn trên đường tổng cung này, đây là đường AS chưa dịch chuyển. Lấy ví dụ như là khi chi phí sản xuất tăng thì giá điện nước và giá xăng dầu tăng, giá của những chi phí đầu vào này nó tăng lên thì nó làm cho chi phí sản xuất tăng. Khi mà chi phí sản xuất tăng thì AS nghĩa là tổng cung, nó sẽ giảm. Bởi vì khi những chi phí sản xuất đã tăng lên thì gần như tất cả những doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất người ta sẽ hạn chế sản xuất. Bởi vì không biết là sản xuất nhiều ra thị trường có bán được hay không? Vậy nên là khi mà chi phí sản xuất tăng thì tổng cung sẽ giảm.

Tiếp theo, khi mà các tổng cung này giảm nghĩa là đường AS sẽ dịch chuyển sang bên trái. Tôi thử vẽ cho anh chị xem, đường tổng cung dịch sang trái thì ta sẽ thấy đường AS lúc này sẽ dịch chuyển sang thành đường AS1. Mọi người chú ý nhớ nguyên tắc này.

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với yếu tố thứ hai gọi là tổng cầu. Về lý thuyết thì mọi người cũng có thể hiểu là tổng cầu. Nó là tổng giá trị của các loại hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trên một lãnh thổ mà các tác nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. Về hình dáng của đường tổng cầu này, nó là một đường thẳng dốc xuống về phía phải. Trục tung này thì vẫn là P mức giá còn Y là sản lượng, bởi vì biểu đồ này nó sẽ thể hiện một mối quan hệ ngược chiều giữa sản lượng Y và mức giá P này. Đường tổng cầu này nó sẽ cho biết mối quan hệ giữa tổng cầu và mức giá, đường tổng cầu dốc xuống thể hiện cho điều là nếu trong trường hợp những biến số khác không thay đổi thì khi mức giá chung nó giảm, ví dụ như là từ P1 xuống P2 nó sẽ tạo ra xu hướng làm cho lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước tăng lên. Ví dụ như P1 này nó sẽ tương ứng với điểm Y1 và P2 nó sẽ tương ứng với điểm Y2, nghĩa là khi mức giá giảm thì sản lượng sẽ tăng lên.

Mọi người cứ hiểu đơn giản là khi mức giá rẻ ví dụ như là một bộ quần áo nó rẻ đi thì anh chị em chúng ta sẽ mua nhiều hơn, nếu mà giá cao thì chúng ta sẽ mua ít hơn, đây là mối liên hệ của nó.

Trên đây là chúng ta nói về mức giá cũng tương tự nhân tố nội sinh của đường tổng cung AS lúc nãy. Về đường tổng cầu này thì khi mà mức giá thay đổi nghĩa là khi P  thay đổi thì nó cũng sẽ gây ra sự di chuyển trên đường AD này, là di chuyển chứ không phải dịch chuyển.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đến các nhân tố ngoại sinh của đường AD này. Cụ thể hơn thì chính các nhân tố ngoại sinh của AD này nó sẽ tạo ra sự dịch chuyển sang trái hoặc sang phải của đường tổng cầu AD.

Trước tiên thì anh chị em sẽ cần biết công thức C + I + G + NX trong đó thì NX = EX – IM. Tôi sẽ giải thích rõ những điều này, trong một nền kinh tế mở thì tổng cầu sẽ hình thành từ những nguồn như trên.

Trong đó:

  • C: chính là tiêu dùng. Tôi lấy ví dụ như chi tiêu để mua lương thực, thực phẩm, tivi quần áo, tủ lạnh,… đây là những chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình trong một quốc gia.
  • Y: đó là đầu tư hay còn gọi là tất cả những khoản mà doanh nghiệp chi cho việc xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, trang thiết bị,… những cái gì mà tác động đến yếu tố Y này chính là chính sách tiền tệ có thể là giảm lãi suất, tăng lãi suất rồi nhưng chính sách về thuế của nhà nước. Tôi lấy ví dụ như là khi mà lãi suất giảm hoặc là giảm thuế cho các doanh nghiệp chẳng hạn, lúc này thì nó sẽ kích cầu những các doanh nghiệp người ta vay ngân hàng, người ta đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc để sản xuất nhiều hơn.

Tương tự như vậy C: chính là tiêu dùng, thì cái gì tác động đến nó ví dụ như là thuế cũng là một tác động, rồi việc tăng giảm lãi suất cũng trực tiếp tác động đến nhu cầu về tiêu dùng của người dân hoặc là ví dụ như khi một mức giá chung giảm nghĩa là giá của những loại mặt hàng và dịch vụ đó giảm xuống, lúc này thì anh chị em có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Chúng ta sẽ trở nên giàu có hơn và chi tiêu cũng sẽ nhiều hơn.

Tiếp theo chúng ta sẽ đến mục G này, đó chính là chi tiêu của chính phủ. Chi tiêu của chính phủ bao gồm các loại hàng hóa và dịch vụ do chính phủ tiêu dùng cho hiện tại đó là tiêu dùng công những loại hàng hóa dịch vụ này nó sẽ có lợi cho tương lai như là đường sá, cầu cống, cao tốc, sân bay.

Tiếp theo đó là đến NX, đây chính là chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu trong nước mà người nước ngoài sẵn sàng và có khả năng mua lại và giá trị của hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài mà các hộ gia đình và doanh nghiệp và chính phủ trong một nước sẵn sàng và cũng có khả năng mua. 

NX = EX – IMEX chính là xuất khẩu còn IM chính là nhập khẩu. Những yếu tố tác động trực tiếp đến các lợi ích này, làm nó thay đổi đó chính là tỷ giá. Ví dụ như là đồng nội tệ tăng hay giảm do diễn biến của thị trường ngoại hối chẳng hạn nó cũng tác động rất là lớn và làm cho NX thay đổi.

Trong công thức này, thì những yếu tố như là C; I; G thì đây là những yếu tố mà nó có mối quan hệ cùng chiều với đường AD còN yếu tố mà nó có mối quan hệ ngược chiều đó chính là IM hay còn gọi là nhập khẩu. Nó có mối quan hệ ngược chiều với AD nghĩa là khi mà C tăng, I tăng, G tăng, NX tăng thì nó sẽ làm cho AD tăng. Ngược lại khi mà IM tăng nghĩa là nhập khẩu tăng đó thì nó lại làm cho AD giảm.

Như tôi đã nói ở trên thì khi mà AD tăng thì nó sẽ dịch chuyển sang bên phải và khi mà AD giảm thì nó sẽ dịch chuyển sang bên trái. Trên biểu đầu này như chúng ta đã trao đổi lúc nãy, ví dụ như là chi tiêu của người dân tăng thì nó sẽ làm cho AD tăng và khi mà AD tăng thì nó sẽ dịch chuyển sang bên phải. Chúng ta sẽ vẽ thêm một đường AD1 vào đây song song với đường AD cũ.

Còn khi mà những yếu tố như trên nó giảm thì nó sẽ dịch sang bên trái. Nó sẽ tạo ra một đường song song ở bên tay trái, song song với AD.

Tiếp theo nhé chúng ta sẽ đến một mô hình kết hợp giữa hai yếu tố về tổng cung và tổng cầu. Ví dụ như đây là điểm mà AD và AS nó giao nhau, nghĩa là lúc này AD và AS nó sẽ bằng nhau. Lúc này thì nó sẽ tạo ra sự cân bằng về kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn nghĩa là tổng cung bằng tổng cầu. Dựa vào bảng này cộng với những yếu tố của nền kinh tế thì chúng ta hoàn toàn có thể xác định được những điểm cân bằng mới.

Nghĩa là chúng ta sẽ tìm ra được tọa độ điểm cân bằng mới của Y0 và P0. Dựa vào những điểm mới, những tọa độ mới của Y và P thì chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra những kết luận và đưa ra được quan điểm nhận xét về nền kinh tế. Ví dụ như là khi P0 tăng lên so với điểm ban đầu thì nó sẽ xảy ra lạm phát. Ngược lại nếu trong trường hợp mà P0 giảm so với cái điểm bắt đầu thì nó sẽ xảy ra giảm phát.

Tiếp nữa đó là nếu trong trường hợp mà Y0 tăng so với điểm Y ban đầu. Y0 tăng tăng nghĩa là sản lượng nó tăng lên vậy thì nó giúp tăng trưởng kinh tế, giúp kinh tế ngày càng phát triển. Sản lượng tăng lên thì cũng làm cho các công ty, các nhà máy có nhu cầu về nhân sự nhiều hơn nghĩa là lúc này thất nghiệp sẽ giảm.

Trong trường hợp ngược lại, khi mà điểm Y0 nó giảm so với điểm Y ban đầu nghĩa là sản lượng giảm thì làm cho suy thoái kinh tế, khi suy thoái kinh tế thì các doanh nghiệp người ta sẽ hạn chế đầu tư tuyển lao động lúc này sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Nghĩa là khi mà điểm P0 và điểm Y0 nó thay đổi bởi một tác nhân nào đó trong nền kinh tế thì nó cũng sẽ tạo ra một hệ quả tác động trực tiếp vào nền kinh tế.

Trên đây là chúng ta vừa đi trao đổi về mô hình tổng cung và tổng cầu hay còn gọi là AD và AS. Như tôi đã chia sẻ ở trên thì dựa vào mô hình này giúp chúng ta có thể lý giải được những biến động kinh tế trong ngắn hạn và quá trình tự điều chỉnh trong dài hạn. Qua đó thì sẽ hiểu về các chính sách vĩ mô trong việc ổn định kinh tế. Trước khi đưa ra một ví dụ cụ thể chúng ta sẽ đi tóm tắt lại một chút về những nội dung chính.

Đầu tiên tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. Có bốn thành tố của tổng cầu và bốn thành tố này sẽ là C + Y + G + NX = AD. Còn về tổng cung thì là lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng sản xuất, cung ứng tại một mức giá. Trong ngắn hạn thì những nhân tố thay đổi làm dịch truyền tổng cầu đây sẽ là nguyên nhân gây ra những biến động về sản lượng và việc làm. 

Ngoài ra thì chính phủ có thể thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng để chống lại việc suy giảm kinh tế hoặc là trong trường hợp mà nền kinh tế bị suy thoái. Tiếp theo đó là chính phủ cũng có thể thực hiện những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lại sự lạm phát.

Chúng ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể, khi mà giá điện và giá nước nó bởi vì một nguyên nhân nào đó mà nó tăng mạnh. Lúc này thì chúng ta có thể đưa ra được những kết luận, giá điện và giá nước thì có thể coi là chi phí sản xuất. Khi mà giá điện, giá nước tăng lên nghĩa là lúc này chi phí sản xuất sẽ tăng. Tôi sẽ vẽ biểu đồ, chúng ta sẽ vẽ đường AS hướng và đường AD hướng xuống. Chúng ta giống xuống sẽ được điểm Y0P0.

Khi mà chi phí đầu vào cụ thể là giá điện nước nó tăng lên nghĩa là chi phí sản xuất nó sẽ tăng, chi phí sản xuất tăng thì nó sẽ dẫn tới AS nó sẽ giảm. AS giảm thì nó sẽ dịch chuyển sang bên trái, lúc này thì nó sẽ tạo ra một đường AS dịch chuyển sang bên trái và song song với đường AS cũ này, chúng ta có thể gọi là AS1 dựa vào đường AS1 này chúng ta sẽ xác định được một điểm cân bằng mới. Chúng ta sẽ giống thẳng vuông góc xuống và giống sang bên chúng ta sẽ xác định được điểm Y1 và điểm P1. Lúc này thì P sẽ tăng từ P0 lên P1 và Y sẽ giảm từ Y0 xuống Y1. Dựa vào điểm mới Y1 và P1 này thì chúng ta có thể đưa ra được dự báo gì về nền kinh tế?

Khi mà Y giảm thì kinh tế sẽ suy thoái bởi vì sản lượng lúc này giảm, sản lượng đã giảm thì kinh tế không thể tăng trưởng được. Tiếp theo về P, khi mà P tăng thì lạm phát sẽ tăng. Ở trên đây là ví dụ về đường tổng cung và tổng cầu và tìm các điểm cân bằng mới của Y1 và P1. Đây là kiến thức rất quan trọng trong kinh tế vĩ mô như tôi có nói lúc nãy. Nó sẽ giúp cho anh chị em chúng ta có thể vận dụng được mô hình tổng cung và tổng cầu. Qua đó có thể lý giải được những biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn. Dựa vào đó thì có thể dự báo được một phần những chuyển biến trong nền kinh tế, những chính sách của chính phủ trong thời gian tới. Qua đó, nó tác động rất nhiều đến công việc đầu tư, kinh doanh của tất cả anh chị em chúng ta.

Trên đây là bài chia sẻ của Thiện Bình về chủ đề Cách nền kinh tế vận hành qua mô hình AS – AD “Tổng cung tổng cầu”,  nếu anh chị có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì hãy comment bên dưới nhé. 

Chủ Đề