Mỹ phẩm high end là gì

Có thể có rất nhiều bạn đã biết nhưng cũng có những bạn chưa biết, thị trường mỹ phẩm thế giới phân chia rất rõ ràng thành 3 loại :

 Drugstore [giá thường rẻ, khoảng dưới 15$] 
 Mid-range [giá tầm trung, khoảng dưới 50$] 
 High-end [hàng hiệu, thường được sản xuất bởi các hàng thời trang danh tiếng thế giới, giá khoảng từ 50-200$].

Đương nhiên là “ đắt xắt ra miếng”, cơ mà điều đó cũng không thể khẳng định các sản phẩm drugstore là “ vô thưởng vô phạt”. Vì thực tế, việc phân chia các dòng sản phẩm như vậy không hoàn toàn là vì chất lượng sản phẩm mà là vì danh tiếng của các thương hiệu gây dựng. Như vậy, việc lựa chọn sản phẩm của thương hiệu thuộc loại nào trong 3 loại trên phụ thuộc vào điều kiện, sở thích, thói quen...

👉Nếu bạn đang là sinh viên, kinh tế eo hẹp và còn phụ thuộc, vậy thì bạn nên hướng đếm sử dụng các sản phẩm drugstore phù hợp với mình và với túi tiền của mình. Drugstore không phải những thương hiệu rẻ tiền kém chất lượng, mà nó là các sản phẩm có mức giá rẻ và đủ tốt thôi.

A. Drugstore

Drugstore bao gồm các thương hiệu bình dân như : Revlon, Maybelline, Rimmel, Garnier, L'Oreal, Neutrogena, OLAY, Nivea, soap and glory,....

*ƯU ĐIỂM:

✔️ Ưu điểm đầu tiên và cũng chính là ưu điểm nổi bật của mỹ phẩm drugstore đó chính là giá thành rất rẻ, thậm chí dưới 100k bạn cũng có thể sở hữu được một loại mỹ phẩm làm đẹp hay chăm sóc da hàng ngày. Vì vậy đây được đánh giá sinh ra đã là mỹ phẩm dành cho học sinh sinh viên.

✔️ Điểm thu hút và gây ấn tượng cho dòng mỹ phẩm bình dân này là mẫu mã rất đa dạng và rất nhiều chủng loại khác nhau, số lượng không giới hạn và rất nhanh nhạy trong việc chạy theo xu hướng.

✔️ Rất dễ dàng tìm kiếm và mua hàng. Không cần phải đến cửa hàng phân phối, hay các shop mỹ phẩm bạn vẫn có thể dễ dàng mua được bất cứ đâu, nhanh chóng và tiện lợi.

Hiện nay, công thức của các sản phẩm Drugstore ngày càng được cải tiến để chạy theo chất lượng high-end. Ví dụ như sự sát nhập của Boujois và Chanel - L’oreal và Lancome - Maybelline và YSL… đã “mở đường” cho một đế chế drugstore mới với những bước đột phá đáng nể trong công thức và thành phần đó.

*NHƯỢC ĐIỂM:

 Hầu hết các sản phẩm của dòng mỹ phẩm drugstore đều không được đánh giá cao về mặt bao bì thẩm mỹ. Bởi được sản xuất với số lượng lớn giá thành lại rẻ nên mặt bao bì không được chú trọng nhiều. Điều này bạn có thể thấy rõ ở thương hiệu The Ordinary, bao bì đơn giản và rất bình thường như cái tên của nó.

 Nhược điểm tất yếu và ai cũng phải công nhận là thông thường mỹ phẩm drugstore sẽ có chức năng kém hơn và rất khó kiểm định. Vì vậy khi lựa chọn mỹ phẩm dành cho học sinh sinh viên cần phải thận trọng.

B. Mid-range

Mid-range là những thương hiệu tầm trung, giá cao hơn drugstore nhưng chưa thể bằng high-end, ví dụ như : Clinique, MAC, Vichy, The Body Shop, Bourjois... Trong các thương hiệu mid-range, ngoài các dòng sản phẩm với mức giá trung bình thì họ thường có dòng cao cấp, nhất là đối với những hãng sản xuất skincare [thường dòng cao cấp để đặc trị các vấn đề phức tạp của da như trị nám, trẻ hóa làn da, dưỡng trắng...]

C. High-end

High-end hầu như là dòng mỹ phẩm của các thương hiệu thời trang nức tiếng toàn cầu như Chanel, Dior, Burberry,…hay những thương hiệu mỹ phẩm đình đám, có lịch sử lâu đời như Lancôme, Estee Lauder, Nars,...

* ƯU ĐIỂM:

✔️ Độc nhất vô nhị, dù có bản dupe drugstore đi chăng nữa thì bao bì và chất lượng cũng không thể sánh được. 
Mẫu mã được thiết kế sang trọng, thu hút và không kém phần ấn tượng.

✔️Chất lượng là ưu điểm hàng đầu khiến cho dòng mỹ phẩm high-end trở nên có giá trị với người dùng. Dù là với các sản phẩm thuộc mỹ phẩm trang điểm hay mỹ phẩm chăm sóc da đều được đánh giá cao về khả năng thích ứng với làn da, giúp dưỡng da và mang đến hiệu quả lâu dài, an toàn.

✔️Chất lượng hoàn toàn được kiểm soát từ thương hiệu sản xuất.

* NHƯỢC ĐIỂM:

 Sản phẩm giới hạn về số lượng, không sản xuất nhiều.
Giá thành rất cao, so với drugstore thì có thể gấp đến hơn 10 lần., nên đây không phải là mỹ phẩm dành cho học sinh sinh viên lý tưởng.

 Dù có lựa chọn drugstore, mid-range hay high-end, thì điều kiện tiên quyết tất yếu đó là phải phù hợp với làn da của bạn. Đắt chưa chắc đã hợp mà hợp chưa chắc đã đắt.

Của rẻ không phải lúc nào cũng là của ôi. Lựa chọn được sản phẩm phù hợp, có khi lại phải “ đóng họ” dài dài ý chứ hihi 🥰🥰

📎📎📎Thôi tớ tạm dừng bài viết ở đây, sau topic này, tớ sẽ nhanh chóng lên 1 topic giúp bạn chi tiền xứng đáng cho “ chiến dịch” làm đẹp. Các bạn hãy cùng đón chờ nhé. Hãy cho “ thân già” này động lực để lên các chuyên đề tiếp theo đi nào huhu!

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
LITTLE LONDON – GÓC NHỎ LONDON TRONG LÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ được tin tưởng và yêu thích nhất do Group chính thức của Shopee Việt Nam bình chọn.
- Ngôi sao mạng xã hội Shopee Social Award 2019 //shopee.vn/
- TOP 6 Shop mỹ phẩm chất lượng tại //toplist.vn/
- TOP 10 Shop mỹ phẩm uy tín tại //bloganchoi.com/
- TOP 10 Shop mỹ phẩm chất lượng giá rẻ tại //www.top10vietnam.vn/
🍀 Cửa hàng: 1/C2, Ngõ 261, Trần Quốc Hoàn, Hà Nội
🍀 Page: //www.facebook.com/little.london/
🍀 Shopee : //shopee.vn/little_london
🍀 Lazada : //www.lazada.vn/shop/little-london/
🍀 Website: //littlelondon.vn/
🍀 Youtube: //bit.ly/ALLyoutube
🍀 Hotline : 096 7517 119
🍀 Email :

Dù là nàng “mới vào nghề” hay nàng đã am hiểu mỹ phẩm lâu năm cũng cần phải thuộc làu 2 dòng mỹ phẩm sau đây.

1. ĐỊNH NGHĨA
Drugstore là từ dùng để nói đến những mặt hàng/món đồ/thương hiệu bình dân [khoảng dưới $15]. Ở nước ngoài, drugstore dùng để chỉ những mỹ phẩm được bày bán rộng rãi ở các nhà thuốc tây. Tuy nhiên hiện nay, từ này được sử dụng rộng rãi hơn trong ngành mỹ phẩm để tín đồ làm đẹp có thể hiểu thêm hơn. Các sản phẩm drugstore giá thành rẻ, phù hợp túi tiền của mọi người.

High-end là từ dùng để chỉ những thương hiệu mỹ phẩm xa xỉ [luxury], đắt tiền, đa số nhắm đến những người “tiền bạc rủng rỉnh”. Giá cả thì đôi khi “chát” tan nát người mua.

2. NƠI MUA
Bạn có thể tìm mua các loại mỹ phẩm drugstore tại các siêu thị như: Big C, Vin Mart, Emart, Aeon Mall,…. rất dễ tìm với giá khá rẻ, ngay cả sinh viên cũng có thể “thoải mái hầu bao”, hoặc bạn có thể ra bất cứ shop bán mỹ phẩm nào cũng có thể thấy “hàng ngàn sa số”, “vô vàn chọn lựa”. Còn đối với dòng high-end, bạn nên đến các TTTM, shopping mall, hay những shop mỹ phẩm chuyên hàng xách tay thì mới có thể tìm thấy được. Ngoài ra, hình thức order hàng trên mạng thông qua những trang web mỹ phẩm nước ngoài cũng đang được rất nhiều người ưa chuộng, cơ bản vì Việt Nam chưa thể có được hết các dòng, thương hiệu trên thế giới.

3. GIÁ CẢ
Khỏi bàn, drugstore thì giá rẻ rồi, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng mà. Còn highend thì vô đối thủ !

4. BAO BÌ
Một điểm bạn dễ dàng nhận ra ở mỹ phẩm High-end là sự đầu tư về thiết kế, bao bì rất kỹ lưỡng, chi tiết và sang trọng. Các hãng High-end luôn muốn người dùng phải cảm thấy “đẳng cấp” khi cầm sản phẩm của họ trên tay, cho dù là cây son, hộp phấn mắt hay đơn giản là lọ kem dưỡng, sữa rửa mặt.

Trong khi đó, mỹ phẩm Drugstore ít đầu tư vào thiết kế và hình ảnh hơn. Các sản phẩm drugstore không quá chú trọng vào bao bì mà thường tập trung vào thành phần cũng như hiệu quả sản phẩm. Bao bì của các dòng mỹ phẩm thương đơn giản, ít màu sắc, không “lấp lánh ánh kim sa” như em cao cấp kia. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì việc bao bì có đẹp hay không cũng đâu quan trọng lắm đúng không !

5. CHẤT LƯỢNG
High-end, chắc chắn rồi, “tiền nào của đó” mà. Hiệu quả sản phẩm cao, thiết kế đẹp mắt, thương hiệu “sang chảnh”; vì thế phải nói mỹ phẩm high-end là holy-grail của tất cả những cô nàng mê làm đẹp.

Nhưng cũng đừng vì thế mà suy nghĩ drugstore là hàng dởm, kém chất lượng nhé. Mức giá rẻ hơn nhiều không đồng nghĩa với việc mỹ phẩm Drugstore có chất lượng tồi. Hơn thế, rất nhiều hãng mỹ phẩm Drugstore nhận được đầu tư nghiên cứu kỹ càng từ các chuyên gia kỳ cựu trong ngành da liễu, có nhiều dòng đặc trị dành cho các loại da khác nhau.

Pháp và Nhật là 2 quốc gia nổi tiếng về chất lượng của các loại mỹ phẩm Drugstore nội địa. Rẻ tiền, chất lượng, lành tính, mỹ phẩm Drugstore vẫn có một chỗ đứng rất vững chắc trong lòng các khách hàng của mình, cả tầng lớp thu nhập trung bình và cao.

 

6. THÀNH PHẦN
Thành phần của một mỹ phẩm cao cấp thường bao gồm rất nhiều thứ, để có thể tạo ra nhiều công dụng, như 1 sản phẩm “đa chức năng”.

Tuy nhiên, ở drugstore, bảng thành phần thường đơn giản, lành tính, phù hợp với mọi loại da, và dùng để tạo ra hiệu quả cho từng sản phẩm. Ví dụ: sữa rửa mặt thường chỉ có aqua, glycerin,… để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn của da. Chứ thực sự để nói sữa rửa mặt trị mụn, hay sữa rửa mặt chống lão hóa thì không có đâu các bạn nhé. Nếu có, chỉ là hỗ trợ thôi, nếu mua sữa rửa mặt, bạn chỉ cân nghiên cứu da mình thuộc loại nào để mua sản phẩm phù hợp là đủ.

7. NHỮNG THƯƠNG HIỆU TIÊU BIỂU
Một số thương hiệu drugstore mà chất lượng rất tốt gồm: Maybelline, NYX, Neutrogena, La Roche-Posay, L.A Colors, City Color, E.L.F, Simle, Nivea, Bioré, Innisfree, The Body Shop, Benton, BYPHASSE, CETAPHIL, Clean & Clear, CeraVe, Garnier, Paula’s Choice, Pond’s, St.Ives, Vaseline, Wet n Wild, Za, A’Pieu, Avène, L’Oreal, Revlon.

Các thương hiệu high-end gồm: Bourjors, Bioderma, Bobbi Brown, Clinique, Chanel, Lancôme, Yves Rocher, DKNY, Shiseido, Estee Lauder, Elizabeth Arden, Eucerin, Laneige, M.A.C, NARS, SK-II, OLAY, Shu Uemura, Vichy.

Cho dù là chọn loại nào, điều quan trọng nhất khi mua mỹ phẩm là phải xác định được vấn đề da, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề