Nâng điểm đại học năm 2022

Đến nay, theo đề án tuyển sinh đã được công bố, một số trường đại học "hot" không dành quá nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT – vốn được coi là phương thức tuyển sinh truyền thống.

Tại ĐH Kinh tế Quốc dân, phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 giảm mạnh còn 10-15%. Các năm trước, ĐH Kinh tế Quốc dân thường dành khoảng 50-70% chỉ tiêu từ kỳ thi tốt nghiệp. Trong khi đó, chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT và xét tuyển kết hợp vào ĐH Kinh tế Quốc dân chiếm tới 80-85%.

Thí sinh trao đổi bài làm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tại điểm Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Phạm Hưng

Tương tự, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 chỉ chiếm 10 - 20% cho một số chương trình đào tạo. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của trường được coi là phương thức tuyển sinh chính với 60 - 70% tổng chỉ tiêu, số còn lại là chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng.

Trường ĐH Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] năm nay tăng chỉ tiêu từng phương thức, đặc biệt là tăng chỉ tiêu xét tuyển phương thức xét kết quả điểm thi kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2022 từ 40% - 60% tổng chỉ tiêu. Phương thức ưu tiên xét tuyển tăng từ 20% tổng chỉ tiêu.

Điểm đáng chú ý nhất trong tuyển sinh năm 2022 là các trường đã phát huy tính tự chủ trong tuyển sinh, mở rộng địa điểm, tăng các đợt tổ chức kỳ thi riêng như thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, thi năng khiếu, phỏng vấn…

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Phó trưởng Ban Đào tạo [ĐH Quốc gia Hà Nội], đến nay đã có hàng chục trường đại học chính thức đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển năm 2022.

Mùa tuyển sinh 2022, 6 trường đại học khác cũng tham gia tổ chức và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì năm 2022 gồm Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Thăng Long,Đại học Thủy lợi.

Đề cập đến vấn đề thi và tuyển sinh năm 2022, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục thực hiện quyền tự chủ. Bộ khuyến cáo các trường, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung. Các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường, nhóm trường đại học có đủ điều kiện có thể tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển và chia sẻ, hỗ trợ trường khác có nhu cầu.

Mới lạ tiêu chí xét tuyển "văn-thể-mỹ", năng khiếu, phỏng vấn...

Từ năm 2022, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM [ĐH Quốc gia TP.HCM] dự kiến phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường là kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh, trong đó bao gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam, việc các trường đại học tuyển sinh với tiêu chí về năng khiếu thể dục thể thao, văn thể mỹ, hoạt động xã hội… là dấu hiệu tích cực và hướng đi mới trong công tác tuyển sinh, bởi sự thành công của mỗi cá nhân không chỉ nằm ở thước đo kiến thức, mà còn là các kỹ năng, năng lực và nhiều yếu tố khác.

Còn trường ĐH Công nghệ Thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] năm 2022 xét tuyển thẳng các tài năng thể thao, các thí sinh đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở các giải thể thao quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á [ASIAD]…

Tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM], trong số 6 phương thức tuyển sinh mà trường đưa ra năm 2022 thì có phương thức tuyển sinh thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh đạt thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao...

Chia sẻ với Dân Việt, Th.S Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp nhà trường - cho biết, điểm mới trong tuyển sinh năm 2022 là nhà trường bổ sung phương thức xét tuyển thí sinh đạt thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao... với tối đa 5% chỉ tiêu.

"Việc tuyển sinh chỉ dựa vào các điểm số sẽ không phản ánh hết năng lực toàn diện hay phát hiện ra những nhân tố có tài năng hay năng khiếu đặc biệt, nhân tố có tố chất lãnh đạo... Với phương thức này, nhà trường kỳ vọng sẽ tuyển thêm được những tài năng cho xã hội", Th.S Trần Nam nói.

Ông Nam cũng dành lời khuyên cho các thí sinh có ý định xét tuyển và trường: "Nhà trường dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức dùng điểm thi kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nên đây là hai phương thức mà các thí sinh nên ưu tiên sử dụng. Một điểm đáng lưu ý là hiện nay với xu hướng phát triển kinh tế, giao thương, đối ngoại… thì các ngành ngôn ngữ có nhu cầu tuyển dụng cao. Các thí sinh nên tham khảo thêm các ngành học ngôn ngữ, khu vực học như: Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Ý, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga, các chuyên ngành tại khoa Đông Phương học như: Ả Rập học, Ấn Độ học, Indonesia học, Thái Lan học, Úc học, Trung Quốc học…".

Các trường đại học tiếp tục công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Để ứng biến với những tác động của đại dịch COVID-19, các trường mở rộng phương thức tuyển sinh, thêm kỳ thi nhằm xét tuyển được thí sinh phù hợp.

  • Tuyển sinh đại học 2022: Các trường tìm lối đi trong bối cảnh dịch bệnh

  • Những trường đại học nào tổ chức thi riêng ở kỳ tuyển sinh 2022

Tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi riêng

Trường Đại học Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Trong đó, Trường tuyển sinh theo ba phương thức.

Mở rộng phương thức tuyển sinh nhằm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Ảnh: TTXVN.

Cụ thể, phương thức 1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] [5% chỉ tiêu].

Phương thức 2. Xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường [45% chỉ tiêu]. Bao gồm 9 nhóm đối tượng: Học sinh thuộc lớp chuyên, lớp song ngữ tại các trường THPT chuyên, THPT trọng điểm; học sinh tại các trường THPT trên cả nước có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của các bài thi quốc tế như ACT, SAT, A-Level; thí sinh là thành viên đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia; thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên; thí sinh tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức; thí sinh tham gia thi Đánh giá năng lực do trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức hoặc đánh giá tư duy do trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức [15% chỉ tiêu].

Phương thức 3. Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [tối thiểu 50% chỉ tiêu].

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội thì điểm mới trong phương thức tuyển sinh của Trường năm nay chính là phương thức xét tuyển kết hợp để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Đó là,Trường dành 15% chỉ tiêu xét chọn các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và kỳ thi kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng đưa ra phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2022. Bên cạnh việc xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, chứng chỉ quốc tế như năm ngoái thì Trường dự kiến bổ sung xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT, kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Tỷ lệ chỉ tiêu cho mỗi kỳ thi đánh giá là 10% và dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 60%.

Bên cạnh những phương thức xét tuyển truyền thống như xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ thì mới đây khi công bố đề án tuyển sinh,Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải dành 20-40% trong số 3.000 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả hai kỳ thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa. Trường không đưa ra mức điểm sàn xét tuyển, nhưng sẽ xét theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Thêm cơ hội cho thí sinh

Tính đến nay, có khoảng 14 phương thức tuyển sinh đại học được sử dụng trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Các phương thức này khác nhau từ cách tổ hợp môn thi, hình thức xét tuyển, tiêu chí phụ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển sinh thì thí sinh cần quan tâm đến các kỳ thi khác được tổ chức rộng rãi trong năm nay như kỳthi đánh giá năng lực, đánh giá tư duyđể có thêm cơ hội đăng ký xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo có tính cạnh tranh cao.

Trước đó, trả lời báo chí, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học [Bộ GD&ĐT],việc này là phù hợp với quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Khi công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tháng 10/2021, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, những trường, ngành học có mức độ cạnh tranh cao,nên sử dụng điểm thi tốt nghiệp làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức thi hoặc xét tuyển bổ sung nhằm chọn lọc thí sinh tốt hơn.

Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh cần đảm bảo sự ổn định, tránh gây xáo trộn, biến động lớn, ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh.

Lê Vân/Báo Tin tức

Thí sinh ‘chạy đua’ với đề án tuyển sinh đại học

Mùa tuyển sinh 2022 đang bắt đầu bằng việc hàng loạt các trường Đại học công bố đề án tuyển sinh. Những đổi mới về phương thức xét tuyển khiến hầu hết thí sinh “đứng ngồi không yên”, nhanh chóng thay đổi phương thức học tập.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tuyển sinh 2022,
  • tuyển sinh đại học,
  • dịch COVID-19,
  • thêm phương án tuyển sinh,
  • thêm kỳ thi,

Video liên quan

Chủ Đề