Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết

HOÀNG KIM PHƯỢNG

LỚP ĐH 7C2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGỮ VĂN

GVHD: Ths.Phùng Hoài Ngọc

Bìa sách "Đỏ và đen"

MỤC LỤC

eçf

A.  MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………. 1

1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………….. 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………… 2

3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 3

5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………. 3

6. Đóng góp của đề tài ……………………………………………………………………………… 3

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu……………………………………………………………………… 3

8. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………………………………. 4

B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………. 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC………………………. 6

1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX…………………………………………… 6

1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học……………………………………….. 7

1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học…………………………………………… 7

1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật………………. 9

1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình……………………………………………………………………. 10

CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN…. 12

2.1. Stendhal –  nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực……………….. 12

2.1.1. Cuộc đời………………………………………………………………………….. 12

2.1.2. Quan điểm sáng tác…………………………………………………………… 13

2.1.3. Sự nghiệp văn học…………………………………………………………….. 14

2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen [Le Rouge et le Noir]…………………………….. 15

2.2.1. Sự ra đời………………………………………………………………………….. 15

2.2.2. Chủ đề……………………………………………………………………………… 15

2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen……………………………………………… 16

2.2.4. Ý nghĩa nhan đề………………………………………………………………… 16

2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật……………………………………………….. 17

2.2.6. Hệ thống nhân vật “vỡ mộng” trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal        17

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL………………………………………………………… 20

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Juyliêng Xôren…………………………….. 20

3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp………………………………………………………… 20

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật………………………………. 20

3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật………………………………. 22

3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động…………………………………………. 23

3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm………………………………. 26

3.1.6. Juylien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 30

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal…………………………………… 38

3.2.1. Ngoại hình……………………………………………………………………….. 38

3.2.2. Tính cách………………………………………………………………………….. 38

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole…………………….. 41

3.3.1. Ngoại hình……………………………………………………………………….. 41

3.3.2. Ngôn ngữ…………………………………………………………………………. 41

3.3.3. Tính cách………………………………………………………………………….. 43

C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………… 44

Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………………………… 46

A. MỞ ĐẦU

==ô==

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XIX là thế kỷ giai cấp tư sản ở nhiều nước phương Tây lần lượt giành thắng lợi và củng cố chính quyền sau các cuộc cách mạng tư sản. Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản. Từ giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển với quy mô lớn. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những lý thuyết khoa học và tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa khoa học của Marx và Engels, tiến hóa luận của Đacuyn.

Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỷ XIX là thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử châu Âu. Lênin đã nhận định: “Đối với giai cấp của nó, đối với giai cấp mà nó phục vụ, đối với giai cấp tư sản, nó đã làm cả thế kỷ XIX, thế kỷ đã đem văn minh và văn hóa đến cho toàn thể nhân loại, đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp. Ở tất cả các nơi trên thế giới, thế kỷ đó chỉ còn có việc đem áp dụng thực hiện từng phần, hoàn thành cái mà những nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp tư sản Pháp tạo ra; họ đã phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản một cách tự phát bằng cách nêu lên những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái”.

Hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán [réalisme][1], hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Trên dòng phát triển của nền văn học nghệ thuật hiện thực thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã là bước phát triển cao nhất trong thời đại tư bản chủ nghĩa, và nó được xem như “tiền thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho tới ngày nay, nó đã cung cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng tiêu biểu và đầu tiên là chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp – “nền văn học chủ đạo ở Châu Âu” [Macxim Gorki] – hình thành vào khoảng năm 1830. Nó đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ và chủ nghĩa xã hội khoa học nửa sau thế kỷ, cuộc sống xã hội và chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử.

Balzac và Stendhal, hai đại biểu cho hai dòng tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết tâm lý, có thể được coi như những điển hình tập trung của nền văn học phê phán cổ điển của phương Tây. Lãnh tụ Karl Marx cùng với Engels khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản Tây Âu để viết bộ Tư bản luận đã dày công đọc các bộ tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac và thốt lên: “Chỉ cần đọc bộ Tấn trò đời này khiến tôi hiểu biết về chủ nghĩa tư bản ở Pháp hơn tất cả những cuốn sách khác gộp lại”. Còn Engels thì gọi Balzac là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Tuy nhiên, Stendal lại được coi như người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán, bậc thầy lớn của tiểu thuyết tâm lý, một trong những kiện tướng của trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học thế giới. Nói về Stendhal, nhà đại văn hào hiện thực xã hội chủ nghĩa Macxim Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal với những bức thư, có lẽ đúng hơn phải gọi những tác phẩm đó là những bức thư cho tương lai”.

[1] Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực [réalisme] do Champfleury đưa ra năm 1857 sau khi các nhà hiện thực nổi tiếng như Stendhal, Balzac đã kết thúc sự nghiệp của họ.

Năm 1831, tiểu thuyết Đỏ và đen ra đời, lúc mà Balzac mới bắt đầu viết những tiểu thuyết hiện thực, là tác phẩm lớn đầu tiên của trào lưu văn học hiện thực phê phán nước Pháp, đem lại cho Stendhal cái vinh dự làm người khai sáng của phong trào cũng như bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế giới. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tác phẩm này trong sự nghiệp sáng tác Stendhal nói riêng và kho tàng văn học châu Âu nói chung. Lần đầu tiên tiểu thuyết hiện thực phê phán bộc lộ rõ cái khả năng mô tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử với một bức tranh khái quát xã hội rộng lớn vẽ lên những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa những lực lượng xã hội khác nhau của thời kỳ Trùng hưng. Và cũng chính xã hội đó đã đẻ ra những con người vỡ mộng, những con người có tài năng và nghị lực nhưng không thể có được một vị trí xứng đáng trong xã hội.

Một phương diện góp phần quan trọng làm nên thành công của Đỏ và đen chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã xây dựng được những tính cách điển hình xuất sắc trong hoàn cảnh điển hình. Nổi bật nhất là hình tượng Julien Sorrel, một nhân vật vừa có cá tính độc đáo lại vừa mang những nét tiêu biểu nhất của cả một lớp người rộng rãi trong cả một thời kỳ lịch sử nhất định. Bên cạnh đó, nhà văn còn xây dựng thành công hai nhân vật nữ chính là bà de Rênal và cô tiểu thư Mathilde de La Mole. Các nhân vật này mỗi người mỗi vẻ, nhưng nhìn chung, đều được xem là nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm.

Tuy kiến thức còn hạn hẹp, nhưng với lòng yêu thích môn học văn học phương Tây nói chung, tác giả Stendhal nói riêng, tôi mạnh dạng thực hiện đề tài tìm hiểu nghệ thuật xây nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal.

Người viết muốn đi sâu khám phá vấn đề này để có những hiểu biết đúng đắn về giá trị độc đáo của tác phẩm xuất sắc này, cũng như khẳng định tài năng của Stendhal. Hy vọng đề tài có thể giúp người đọc tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng hơn từ góc độ nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo chân thành của mọi người để bổ khuyết và làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal, Đoàn Phú Tứ dịch, bản in lần thứ 6, NXB Văn học, Hà Nội, 1998.

Trong tác phẩm Đỏ và đen có rất nhiều nhân vật. Nhưng do khả năng của bản thân và mức độ của một khóa luận nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal. Vấn đề này vừa sức nhưng không kém phần thú vị.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal, người viết hướng vào những mục tiêu sau:

– Vận dụng lý luận đã tích lũy ở nhà trường đại học vào thực tiễn nghiên cứu. Từ đó, củng cố và khắc sâu kiến thức.

– Tìm ra những nét riêng, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal.

– Thấy được sự trưởng thành và phát triển của nghệ thuật xây dựng trong tiểu thuyết hiện thực phê phán, đó là xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình và góp phần khẳng định tài năng của Stendhal.

– Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học phương Tây trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, người viết tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

–     Tìm hiểu hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal.

–     Tìm hiểu những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật mà Stendhal sử dụng để xây dựng nhân vật vỡ mộng đó.

–     Rút ra những đặc sắc của Stendhal khi xây dựng nhân vật và đóng góp của ông trong tiến trình phát triển văn học hiện thực phương Tây.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

– Phương pháp liệt kê, thống kê dẫn chứng: Người viết tiến hành liệt kê, rồi thống kê, tổng hợp những dẫn chứng cần thiết cũng như các số liệu trong tác phẩm dịch và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để dẫn chứng phù hợp với nội dung của đề tài.

– Phương pháp so sánh: Để vấn đề nghiên cứu có tính thuyết phục, so sánh là một phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Người viết tiến hành so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal với một số nhà văn cùng thời, tiêu biểu là Balzac. Qua đó, thấy được tài năng và đóng góp của Stendhal trong tiến trình văn học phương Tây.

– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, đánh giá cái hay của tác phẩm, phong cách độc đáo của nhà văn.

6. Đóng góp của đề tài

Những tài liệu nghiên cứu về Đỏ và đen khá nhiều nhưng chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm đặc sắc này. Do đó đến với đề tài này, người viết muốn bước đầu nghiên cứu để làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm. Từ đó có một cái nhìn toàn diện về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Stendhal.

Trong phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu Đỏ và đen nói riêng, văn học phương Tây nói chung.

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Stendhal lúc còn sống, ít được sự quan tâm của những người cùng thời. Giới nghiên cứu và phê bình văn học tư sản lặng thinh hoặc hạ thấp giá trị của ông vì ông đã đi ngược lại những tiêu chuẩn văn học, mỹ học được số đông công nhận thời bấy giờ. Người ta đặc biệt chê bút pháp của ông khô khan; những nhà phê bình tinh tế như Xvaikơ, Lăngxông cũng phê phán nhà văn “chẳng chú trọng gì đến bút pháp, viết như viết thư thường cho bạn bè”, hoặc “chẳng có nghệ thuật gì, chỉ là sự phân tích ý niệm”, nhất là vì tác phẩm của ông là những bản tố cáo mãnh liệt bộ mặt đồi bại xấu xa, giả dối của xã hội tư sản quý tộc đương thời; Tài năng của ông chỉ có rất ít người đương thời biết đến và tiếp đón với một thái độ thông cảm, đó là những người xuất sắc nhất của thời đại như Goethe, Puskin, Balzac.

Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, như Stendhal đã dự đoán, mới có nhiều người đọc sách của ông. Văn phong của ông càng được hâm mộ vì sự chính xác “trong sáng như phalê”, vì tính chất động, nhiều sức gợi. Đông đảo các nhà nghiên cứu thế kỷ XX nhận định “bút pháp Stendhal không bao giờ già”, do ngắn gọn, tự nhiên, không gọt giũa nên rất gần với phong cách hiện đại. Có nhóm các nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã phân tích văn phong của Stendhal bằng cách khảo sát một số đoạn trong Đỏ và đen để tìm ra số lượng các loại câu, loại từ được sử dụng và so sánh với văn phong của Balzac [1].

Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về Stendhal như Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây [Đỗ Đức Dục, 1981], Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX [Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh, 1981], Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX [TS. Thái Thu Lan, 2002]… Hầu hết các công trình đều đã khai thác sâu nội dung của tác phẩm Đỏ và đen, khái quát nghệ thuật của Stendhal.

Trên đây là một số công trình nghiên cứu về Đỏ và đen của Stendhal. Rải rác trong một số công trình khác cũng có đề cập đến tác phẩm Đỏ và đen, nhưng chỉ lượt qua vài nét về nội dung tác phẩm. Người viết nhận thấy chưa có công trình nào khai thác cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal, từ đó thấy được sáng tạo độc đáo của nhà văn trong việc xây dựng loại nhân vật này.

Vì vậy, có thể nói, việc tìm hiểu một cách chuyên sâu nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal là tương đối mới mẽ và không phải không khó khăn, phức tạp. Nhưng với tinh thần học hỏi, người viết sẽ cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học tiền bối để hoàn thành đề tài một cách hệ thống, rõ ràng.

8. Kết cấu của đề tài:      

Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal.

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3. Mục đích nghiên cứu

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Đóng góp của đề tài

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

8. Kết cấu của đề tài 

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX

1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học

1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học

1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật

1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

[1] Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, số lượng động từ được sử dụng gần ngang số lượng danh từ [trong khi ở Lão Goriot của Balzac, số lượng danh từu gấp đôi số lượng động từ], và câu phức hợp chỉ chiếm 20% tổng số câu, một tỉ lệ ít thấy ở các nhà văn. Hugo không thể thưởng thức phong cách này, ông bảo rằng mỗi lần định đọc một câu trong Đỏ và đen ông cảm thấy “như bị nhổ một cái răng”.

CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN

2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực

2.1.1. Cuộc đời

2.1.2. Quan điểm sáng tác

2.1.3. Sự nghiệp văn học

2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen [Le Rouge et le Noir]

2.2.1. Sự ra đời

2.2.2. Chủ đề

2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen

2.2.4. Ý nghĩa nhan đề

2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật

2.2.6. Hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Julien Sorrel

3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật

3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động

3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm

3.1.6. Julien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal

3.2.1. Ngoại hình

3.2.2. Tính cách

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole

3.3.1. Ngoại hình

3.3.2. Ngôn ngữ

3.3.3. Tính cách

C. KẾT LUẬN

B. NỘI DUNG

==ô==

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX

Lịch sử nước Pháp đầu thế kỷ XIX, một mặt là quá trình di chuyển của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thành một lực lượng phản động thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động; mặt khác là quá trình chuyển biến của giai cấp công nhân Pháp từ chỗ phụ thuộc giai cấp tư sản trong khối liên minh của đẳng cấp thứ ba chống phong kiến đến chỗ trở thành một lực lượng chính trị độc lập chống giai cấp tư sản. Nói một cách khác, đây là lịch sử hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản là hai lực lượng cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ.

Giờ đây, các nhà văn chân chính hoàn toàn thất vọng với chế độ tư bản, quay về nhìn thẳng vào hiện thực, để vạch trần những tội ác của chúng. Đây là nguyên nhân sâu xa nhưng căn bản, giải thích quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực ở Pháp thời kỳ ấy. Gắn liền với trên, khi quay về nhìn thẳng vào hiện thực, các nhà văn chân chính không thể không thấy nổi bật lên vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp là một nội dung cơ bản của quan hệ xã hội. Tất nhiên trong hình thái xã hội trước kia vốn đã như vậy, nhưng chỉ đến xã hội tư bản, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp mới trở nên sâu sắc và gay gắt nhất và do đó trở nên đơn giản hóa nhất, bộc lộ một cách rõ ràng công khai, không hề che đậy.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán hình thành một cách tiêu biểu và đầu tiên trong văn học Pháp vào khoảng sau những năm 1820 dưới thời Trung hưng, phát triển mạnh mẽ cho đến những năm 60 và có thể chia ra làm hai thời kỳ, trước và sau 1848:

– Cách mạng tháng Bảy 1830, chính quyền thuộc về giai cấp đại tư sản mà Marx gọi là bọn quý tộc tài chính. Đồng tiền thống trị trong mọi lĩnh vực xã hội với quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra và giai cấp công nhân trưởng thành đã dẫn đến cuộc cách mạng tháng Sáu năm 1848. Giai đoạn trước 1848 là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học hiện thực với những nhà văn ưu tú: Stendhal, Balzac, Mérimée…

– Sau thất bại của Cách mạng 1848, tâm trạng bi quan nảy sinh trong tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ ở Pháp. Đế chế II thống trị nước Pháp phơi bày thực tế tầm thường, lừa lọc, xấu xa. Nhiều nhà văn bộc lộ thái độ hoài nghi và căm ghét thực tại dung tục. Văn học hiện thực Pháp sau 1848 bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái. Những nhà văn tiêu biểu là Flaubert, Daudet, Maupassant…

Nhìn chung văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỷ XIX đã được Marx và Engels đánh giá cao, nhất là về giá trị nhận thức xã hội.

Điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX so với chủ nghĩa hiện thực Tây Âu nói chung là trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, “sự hư hỏng của con người được trình bày như là sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật, được khẳng định như là bản chất tự nhiên cố hữu của nó”. Sự khẳng định cá nhân chung quy là sự đấu tranh của cá nhân với toàn bộ xã hội. Trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, do ảnh hưởng của tinh thần khoa học, đòi hỏi về tính khách quan trong sự quan sát thế giới xung quanh được đưa tới mức tối đa, sức thuyết phục của tác phẩm trước hết là tính chân thực của nhận thức.

1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận…đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả…, có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau.

Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động… cũng có thể miêu tả kỹ và đậm nét.

Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội – lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Tính cách là một hạt nhân thống nhất của cá tính và cái chung của xã hội, lịch sử nhưng người ta chỉ gọi là tính cách những người mà sự thống nhất đó biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất lịch sử – xã hội của nó.

Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể… Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.

1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học

Cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 đã không thiết lập như dự đoán của các nhà văn hóa Ánh sáng thế kỷ XVIII một xã hội công bằng hợp lý đặt cơ sở trên lí trí toàn năng của con người. Cụ thể, ở nước Pháp sau những năm cách mạng oanh liệt 1789 – 1794 và sau thời kỳ chiến tranh sôi sục của Napoléon lôi cuốn thanh niên Pháp đi lập chiến công ở khắp các chiến trường châu Âu, tiếp theo là thời kỳ hèn kém, ngu xuẩn của chế độ Trung hưng với dòng họ Bourbon theo chân bè lũ phong kiến nước ngoài trở về làm vua nước Pháp và mưu đồ khôi phục lại những đặc quyền đặc lợi phong kiến đã lỗi thời. Kế sau đó, những ngày vinh quang tháng Bảy 1830, trái với sự mong mỏi của nhiều người, lại đưa lên ngôi một ông vua con buôn – Louis Philip, mở ra thời kỳ thống trị tham tàn và thối nát của bọn tư sản tài chính, bọn chủ ngân hàng. Tất cả những sự kiện lịch sử trên đây gây nên trong đám thanh niên Pháp, trong nhân dân Pháp nói chung, một mối thất vọng, tâm lí vỡ mộng sâu sắc. Cái tâm lý vỡ mộng đó đã thấm nhuần trong nhiều tác phẩm văn học khác đương thời, kể cả trào lưu lãng mạn chủ nghĩa lẫn trào lưu hiện thực chủ nghĩa.

Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán đều xuất phát từ thái độ chung: phủ định xã hội tư sản đó. Hai chủ nghĩa đó chỉ khác nhau ở cách phản ứng và phủ định cái ác của xã hội đó và ở cách thể hiện sự phản ứng.

Chủ nghĩa lãng mạn chán cái thực tại đen tối của xã hội và không muốn nhìn nó nữa, phải tự quay về những ước vọng tốt đẹp của tâm hồn, hoặc hồi tưởng những cảnh êm đềm của quá khứ. Và những nhà văn thơ của những giai cấp chiến bại, bị lịch sử lật về phía sau, tuyệt vọng buồn nản cũng có thái độ này, như Cheteaubriand, LaMarxtin, Vinhi… Còn trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, sự hư hỏng của con người được trình bày như là một sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật, được khẳng định như bản tính tự nhiên cố hữu của nó [ Đặng Anh Đào, 1997: 423], sự khẳng định cá nhân chung quy là sự đấu tranh của cá nhân với toàn bộ xã hội.

Ánh sáng lờ nhờ, tẻ nhạt của trật tự xã hội tư sản không chỉ sản sinh ra những con người thừa [1], nó còn đẻ ra một hạng người gọi là con người vỡ mộng, bất đắc chí. Vỡ mộng trở thành một chủ đề phổ biến trong tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây thế kỷ XIX, và cũng nảy nở ra từ cái uy thế to lớn của đồng tiền khi mà giai cấp đại tư sản bước lên địa vị thống trị và nắm lấy chính quyền: đó là chủ đề mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, hay còn gọi là chủ đề vỡ mộng.

Loại nhân vật vỡ mộng là một thuật ngữ để chỉ những cá nhân có tư tưởng, khát vọng Cộng hòa – những thanh niên trí thức thuộc các tầng lớp giữa và dưới của giai cấp tư sản, hoặc  xuất  thân  từ  gia đình  quý  tộc  bị  phá sản, tài năng, trí tuệ có thừa – nhưng chỉ vì kém đồng tiền mà không thể ngoi lên được một địa vị cao trong xã hội, họ cảm thấy mình sinh ra không gặp thời và đâm ra buồn nản, bất đắc chí, họ vỡ mộng.

Bi kịch vỡ mộng càng thêm gay gắt ở một xã hội nước Pháp sau thời đại Napoléon là cái thời lập công trên chiến trường đã qua rồi, hết giới quý tộc ngốc đầu dậy lại đến đại tư sản lên ngôi. Cái xã hội đó đã đẻ ra những Julien Sorrel [Đỏ và đen], Fabrice Del Dongo… [Tu viện thành Parme của Stendhal], hay Luyxiêng de Ruybemphê [Vỡ mộng của Balzac]. Lẽ tất nhiên những người trí thức, những người vỡ mộng đó, họ căm thù, họ đã kích bọn tư sản hãnh tiến dốt nát, bần tiện và lố lăng, họ mạt sát cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng vì căn bản mối căm thù của họ là căm thù cá nhân, do tham vọng cá nhân không được toại nguyện, vì họ không vượt lên trên được cái tham vọng cá nhân tư sản, cho nên họ không đạt tới được những hành động cách mạng và không thể trở thành những nhân vật anh hùng tích cực gương mẫu. Nếu họ không đầu hàng bọn thống trị và ngã theo con đường xu thời bỉ ổi, bán rẻ lương tâm như De Răxtinhăc [Lão Goriot, Miếng da lừa…] hay sa đọa, trụy lạc, đi đến tự  tử  thảm hại như Luyxiêng de Ruybemphê [Vỡ mộng, Vinh và nhục của gái giang hồ của Balzac], thì họ cũng sẽ đi tới một cuộc đời cô đơn, ảm đạm trong tu viện như Fabrixơ đen Đôngô hay trong cuộc sống cá nhân vị kỷ như Raphael de Valentin [Miếng da lừa], hoặc cao hơn thế, nếu họ có thể đạt đến một hành động khảng khái nào đó, là bước lên máy chém như Julien Sorrel [Đỏ và đen của Stendhal].

Nhưng bi kịch vỡ mộng không phải chỉ xảy ra đối với người đàn ông, mà, trên một bình diện khác, nó cũng xảy ra cả đối với người đàn bà, không kém phần đau đớn, mà có lẽ còn thảm hại hơn. Đó là những bà Bôvary của Flôbe, Jan của Maupassant [Một cuộc đời] hay Anna Karênina của L. Tônxtôi, họ là những người đàn bà có trí tuệ, có nhan sắc, có nhiệt tình, lãng mạn, nhưng rồi lấy phải những người chồng quý tộc hay tư sản tầm thường, hèm kém, thiếu tình cảm, sống một cuộc đời cô đơn, âm thầm, người thì bị xô đẩy vào con đường ngoại tình mong tìm thấy chút ánh sáng, nhưng rồi cũng vỡ mộng nếu phải kết thúc cuộc đời dưới bánh xe lửa hay bằng một liều nhân ngôn. Những người đàn bà đó, xã hội ViệtNam trước cách mạng không phải là không có, họ quả thật rất đáng thương vì họ là nạn nhân của một chế độ xã hội đi vào con đường bế tắc.

Vậy, nói chung, có thể định nghĩa về loại nhân vật vỡ mộng như sau: Trong tiểu thuyết hiện thực, sự kết hợp giữa quá trình nhận thức xã hội và quá trình tự nhận thức ở nhân vật chính diện dẫn đến sự tỉnh ngộ của nhân vật. Nhân vật nhận ra sự không phù hợp giữa biểu tượng về thế giới ở nhân vật và thế giới thực tại mà nhân vật phát hiện trong những năm học

[1] Đó là những tầng lớp thanh niên có tiền thuộc giai cấp quý tộc hay tư sản sống vô dụng, không ước vọng, không lao động, không mục đích, không lý tưởng, không lý trí, uể oải, chán chường, lười biếng hay phóng đãng, để nguồn năng lượng khô kiệt dần mòn trong tâm hồn trống rỗng, như những gã quý tộc hội họp ở phòng khách nhà hầu tước de La Mole…

hỏi ở cuộc đời. Nhân vật bị vỡ mộng và cảm thấy sự bất lực, sự thảm hại, sự tuyệt vọng của chính mình, sự đen tối, sự bi đát của cuộc sống, và cũng từ đó, cái không tưởng, những biểu tượng mơ hồ, sơ lược về thế giới bị đính chính hoặc bị xóa bỏ.

Với hình tượng con người vỡ mộng, tiểu thuyết hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã vạch trần sự đồi bại tột bậc của xã hội quý tộc – tư sản, sự sa đọa về phương diện văn hóa ở những con người chẳng tìm thấy lẽ sống của họ nữa. Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại và hạn chế của bản thân tác giả, không chỉ ra được cho người ta lối thoát ra khỏi cảnh tù ngục, không khẳng định một cái gì hết, không nhìn ra được sự phát triển tương lai của xã hội, họ không tránh khỏi dặm chân tại chỗ.

1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật

Như đã nói, nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng ngôn ngữ. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Văn học đa dạng đến đâu, các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Ở đây chỉ nói những điều chung nhất.

Trước hết nhân vật được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để biết về nó.

Văn học dùng chi tiết để mô tả chân dung, ngoại hình, cả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm. Văn học cũng dùng chi tiết để mô tả ngoại cảnh, môi trường đồ vật xung quanh con người.

Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất của nó, chẳng hạn sự áp bức của bọn cai lệ và người nhà lý trưởng làm bật lên cái nét quật khởi giấu kín bên trong người phụ nữ con mọn vốn hiền lành, nhịn nhục ở trong Tắt đèn, sự gặp gỡ với Thị Nở bỗng làm cho Chí Phèo trở nên hiền lành, lương thiện.

Nhưng nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua hành động và nội tâm.

Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp qua ngôn ngữ trần thuật của nhà văn, nhưng cũng có thể miêu tả gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật. Nhân vật còn được thể hiện qua các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại.

Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đời sống xã hội và một quan niệm của nhà văn về một loại người nào đó trong xã hội. Vì vậy, hình thức thể hiện của nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật. Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện không thể giống nhau.

Đối với nhân vật chính, nói chung nhà văn dùng toàn bộ cốt truyện, sử dụng các sự kiện, hành động trọng yếu, nét bút sắc cạnh. Đối với nhân vật phụ, các sự kiện, chi tiết không thể làm che mờ nhân vật chính. Đối với nhân vật chính diện, nhà văn thường dùng các biện pháp khẳng định, đề cao, thi vị hóa, lãng mạn hóa, tô đậm các hành động tốt đẹp. Đối với nhân vật phản diện, nhà văn thường dùng các biện pháp vạch mặt, tố cáo, châm biếm, mỉa mai, lố bịch hóa.

Đối với việc khắc họa nhân vật tính cách, việc mô tả tâm lý, cá tính đóng vai trò cực lỳ quan trọng. Ở đây, các nhà văn chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình tâm hồn của nhân vật.

Việc mô tả đồ vật, môi trường cũng là phương tiện quan trọng để thể hiện tâm lý nhân vật. Như trong tựa Tấn trò đời, Balzac viết: “Con vật có ít đồ đạc, nó không có những kỹ thuật và khoa học; còn con người thì có xu hướng biểu hiện phong tục của nó, tư tưởng của nó và cuộc sống của nó trong tất cả mọi cái mà nó thích ứng với những nhu cầu của nó…”. Nói cụ thể là Balzac chú trọng đến những cảnh vật chung quanh con người, nó phản ánh bộ mặt tinh thần của họ mà đồng thời cũng tác động đến tư tưởng tình cảm của họ. Hãy xem cái thị trấn nhỏ Saumur với con đường phố vắng vẻ, có nhiều bóng tối, với ngôi nhà ủ dột cũ kỹ, có những cánh cổng cạp sắc và đóng đanh to tướng, hao hao giống cổng nhà tù, trên cổng lại có chiếc búa gõ cửa để báo hiệu bất cứ kẻ ra, người vào nào, và cả một lỗ cửa chấn song để nhận mặt khách lạ trước khi cho họ vào… Chính trong ngôi nhà đó, ở đường phố đó và thị trấn đó, lão già Grandet đã sống, giàu có mà keo kiệt như quỷ, nó giam lỏng ba con người đáng thương là bà Grandet, cô Grandet và mụ Nanông. Cảnh và người, người và cảnh nhất trí, gắn bó với nhau, người nói lên cảnh mà cảnh cũng nói lên người.

Đối với nhân vật tính cách, ngôn ngữ nhân vật cũng là biện pháp miêu tả tâm lý. Nhà văn không chỉ khai thác nội dung ý nghĩa của lời nói mà qua lời nói để góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.

Tóm lại, nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa dạng để thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống.

Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài những biện pháp trên, nhà văn còn có thể khắc họa nhân vật thông qua việc đánh giá của các nhân vật khác trong tác phẩm, thông qua việc mô tả đồ dùng, nhà cửa, môi trường xã hội, thiên nhiên… mà nhân vật sinh sống. Ở những tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố rất quan trọng trong việc bộc lộ, miêu tả và đánh giá nhân vật.

Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một hình thức thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện pháp trên đây cũng chỉ là nhằm mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhân vật trong tác phẩm văn học.

1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

Theo quy luật chung của sự phát triển nghệ thuật, một nền nghệ thuật mới, tiến bộ bao hàm cả yếu tố kế thừa với di sản tốt đẹp và cả yếu tố phủ định với những yếu tố lỗi thời trong cuộc sống nghệ thuật. Là bước đường phát triển chính của văn học, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX kế thừa những truyền thống ưu tú nhất của quá khứ. Trong tác phẩm đặt nền móng cho sáng tác mới, Stendhal yêu cầu phải học tập Shakespeare, kế thừa những khía cạnh dân chủ, tiến bộ trong triết học và mỹ học Ánh sáng như khả năng nhận thức của lý trí, ảnh hưởng của điều kiện vật chất và môi trường xã hội đối với tính cách và hành vi của con người, “nhân vật điển hình phải là một con người hoàn mỹ, có sinh khí, chứ không nên là một vật phẩm trừu tượng có tính cách độc lập nào đó” [Đỗ Đức Hiểu, 2004 : 1535]. Chủ nghĩa lãng mạn không hiểu được tính quy định lịch sử, không dựa vào quy luật khách quan để lý giải thực tế, từ đó mà khác biệt về nhiều vấn đề như quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực, phương thức phê phán, vấn đề xây dựng tính cách… Stendhal đã từng thú nhận ông viết Đỏ và đen với bút pháp khô khan, đôi khi nhát gừng, chính vì ghê tởm thứ văn phong hoa mỹ của các nhà lãng mạn tiêu cực.

Mỹ học hiện thực chú trọng tính khách quan của sự thể hiện nghệ thuật. Khác với các nghệ sĩ thuộc mọi trường phái thiên về chủ quan, các nhà hiện thực thiên về hiện thực khách quan, sáng tạo nghệ thuật không từ ý niệm, mà từ hiện thực. “Sự thật, sự thật đắng cay” là đề từ cuốn Đỏ và đen của Stendhal. Đồng thời, chủ nghĩa hiện thực không hề hạ thấp vai trò chủ quan của nghệ sĩ. Stendhal quan niệm rất rõ tiểu thuyết “như tấm gương di chuyển trên đường, khi phản ánh trời xanh, khi phản ánh bùn lầy”, nhưng cá nhân nghệ sĩ không thể, không được giống tấm gương dửng dưng, lãnh đạm. Khác hẳn chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực cố gắng tái hiện thực tế một cách toàn vẹn, chân thực, lịch sử – cụ thể, và nhìn thấy ý nghĩa, tác dụng xã hội của nghệ thuật trong tính đúng đắn của sự miêu tả, trong tính chân thực đầy sức thuyết phục của hình tượng được sáng tạo.

Những điều trên thực hiện được nhờ sự phân tích xã hội và chủ nghĩa lịch sử, tiếp xúc với những hiện tượng và những sự kiện trong cuộc sống, nghệ sĩ hiện thực cố gắng nghiên cứu chúng về tất cả các mặt, quan sát chúng trong những quan hệ lẫn nhau với những hiện tượng và sự kiện khác, thấu hiểu chúng trong sự vận động và phát triển. Ngay cả tình yêu trong tác phẩm hiện thực cũng chịu sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, như mọi quan hệ khác.

Một thành tựu quan trọng về thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây thế kỷ XIX là phát huy đến cao độ khả năng của thể loại tiểu thuyết, nó vừa đạt tới sự miêu tả rộng rãi phong tục, sinh hoạt xã hội, và vẽ lên những bức tranh khái quát xã hội rộng lớn chưa từng thấy như Tấn trò đời của Balzac hay Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi, vừa đạt tới việc phân tích sâu sắc, tinh vi tâm hồn, thế giới bên trong của con người và thể hiện được những tâm lý nhân vật sâu sắc chưa từng thấy, như trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal.

Điều quan trọng bậc nhất về mặt kỹ thuật mà tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây thế kỷ XIX đã đạt tới mức độ cao, đáng cho chúng ta học tập, đó là kỹ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Không phải ngẫu nhiên mà Engels khi bàn đến tiểu thuyết của Balzac – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực – đã đề ra cái nguyên lý cơ bản nhất của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa là “ngoài những chi tiết chân thực, sự thể hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”.

Chi tiết chân thực là để thể hiện chân thực nhân vật và biến cố, tính cách và hoàn cảnh. Nhân vật điển hình là sự kết hợp hài hòa giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao, là “người lạ mà quen” [Bêlinxki]. Đó là sự xuyên thấm nhuần nhuyển giữa hai mặt cá thể hóa và khái quát hóa ở mức độ cao.

Hoàn cảnh điển hình của nhân vật là hoàn cảnh được phản ánh trong tác phẩm, phản ánh bản chất hoặc một vài khía cạnh của bản chất trong những tình thế xã hội, trong những mối quan hệ xã hội nhất định, bao gồm những sự kiện, tình huống được tạo ra do sự phát triển của tính cách. Vì vậy, qua hoàn cảnh điển hình ta biết được bối cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm.

Hoàn cảnh điển hình và tính cách điển hình gắn bó hữu cơ với nhau. Hoàn cảnh điển hình quy định tính cách điển hình, tính cách được lý giải bởi hoàn cảnh. Hoàn cảnh giúp nhân vật bộc lộ tính cách. Sự biến đổi và phát triển tính cách tạo ra hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, mỗi nhân vật đều có lôgic nội tại, nên nhân vật có đường đi riêng theo bản chất và quy luật của tính cách đó, tính cách của nhân vật luôn luôn vận động và phát triển.

CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN

2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực

Stendhal sinh ra trước cuộc cách mạng Pháp, ông sống qua thời các cuộc chiến Napoléon và chết sau khi dành cả cuộc đời mình để viết lại những gì ông trải nghiệm trong một kỷ nguyên hỗn loạn. Kỹ thuật công nghệ cao đã giúp đại văn hào, người khổng lồ của văn chương Pháp, đi vào thế kỷ 21.Ảnh: Stefano Bianchetti/Corbis.

2.1.1. Cuộc đời

Stendhal tên thật là Henri Mari Beyle, sinh ngày 23 – 1 – 1783, tạiGrenobletrong một gia đình trí thức tư sản. Thân mẫu ông mất sớm giữa thời xuân sắc, để lại một niềm thương nhớ khôn nguôi cho cậu bé Henri lên bảy. Ông thân sinh là Chérubin Beyle làm luật sư ở Hội đồng nghị viện thành phốGrenoble. Henri đặc biệt yêu ông ngoại, một thầy thuốc có tư tưởng tiến bộ, khoáng đạt; ảnh hưởng tốt đến nhà văn sau này. Vốn không chấp nhận lối giáo dục thủ cựu của cha, Henri rất ghét vị gia sư là thầy tu Raillance, ông thường giấu thầy học đọc sách của những triết gia Áng sáng thế kỷ XVIII như Cabanis, Diderot, d’Holbach… và thừa hưởng của họ những quan điểm duy vật về thế giới, thái độ phê phán đối với giới tu hành và giai cấp quý tộc, lòng tin tưởng vào trí tuệ, lý trí của con người.

Là nhà văn chính trị, mang một ý thức chính trị tiến bộ hoặc ít nhất là có ý thức về trách nhiệm của người cầm bút. Lý tưởng và mơ ước của nhân dân về tự do, bình đẳng, bác ái, lòng thù ghét của họ đối với chế độ chuyên chế và chế độ nô lệ, tất cả những nguyện vọng cao cả đó của thời đại cách mạng đã tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ của Stendhal và là những yếu tố quyết định sự hình thành thế giới quan của nhà văn tương lai. Ông chống lại tư tưởng bảo thủ của bố và suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng. Không có nhà văn Pháp thế kỷ XIX nào bảo vệ những lý tưởng đó nhiệt thành và can đảm như Stendhal.

Năm 1796, Henri đỗ vào trường trung học lớn nhấtGrenoblevà học rất giỏi: năm 1798 đoạt giải nhất về văn chương và năm 1799, giải nhất về toán.

Vào thời kỳ này, Henri thường tuyên bố là “người Jacobin yêu nước và vô thần”, chống lại bảo hoàng và ngoan đạo của gia đình.

Năm 1799, Henri lên Pari học trường Bách khoa [Ecole polytechique]; nhưng trong những biến động của thời cuộc, lại bỏ học đi theo đội quân viễn chinh của Napoléon Bonaparte đến nhiều nước. Ông lý tưởng hóa Napoléon tuy cũng đã phần nào nhận ra bản chất của Napoléon sau khi lên ngôi hoàng đế, và nhìn thấy mối nguy cơ cho tinh thần cách mạng chân chính.

Năm 1814, đế chế Napoléon sụp đổ, triều đại Bourbón được khôi phục, Stendhal rời nước Pháp sang cư trú tại Milăng [Italia]. Năm 1821, bị chính quyền Italia trục xuất vì bị tình nghi có liên hệ với phong trào cách mạng Carbonari. Sau cách mạng tháng Bảy 1830, được cử làm Lãnh sự ởTriesterồi Xivita-Vecchia [1831], một lãnh địa của Giáo hoàng. Tranh thủ thời gian này, Stendhal thường đến thăm Rôma và những thành phố khác của Italia có nhiều di tích nghệ thuật.

Tháng 11 – 1841, Stendhal trở về Pari, ông định lưu lại đây ít lâu. Đêm 22 – 8 – 1842, ông chẳng may bị bệnh áp huyết đột ngột và chết trên đường phố Pari. Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Montmartre với bia mộ được ghi một cách khiêm tốn theo di chúc: “A. Beyle, người Milan. Đã sống, đã viết, đã yêu”.

Ông được xem là người mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học nước Pháp.

2.1.2. Quan điểm sáng tác

Stendhal đứng về phía các nhà văn lãng mạn chống lại quy ước chật hẹp và lỗi thời của chủ nghĩa cổ điển nhưng thật ra những quan điểm mỹ học phát biểu trong Racine và Sêch-xpia đặt nền móng cho một phương pháp nghệ thuật mới – nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

Theo Stendhal, mỗi thời kỳ lịch sử nhất định đều có những đặc điểm riêng, không lặp lại và nghệ thuật phải phản ánh được đặc điểm ấy, và nhấn mạnh tính quy định lịch sử của tư tưởng thẩm mỹ, tính tương đối của cái đẹp. Trong Lịch sử hội họa Ý, ông hóm hỉnh nhắc lại ý Vônte: “trước mắt một chàng cóc thì không gì đẹp bằng một nàng cóc với cặp mắt lồi lồ lộ”.

Ông cho rằng nhà văn phải học tập thực chất của Shakespeare, [“Shakespeare hóa”][1]: “Điều cần bắt chước con người vĩ đại ấy là cách nghiên cứu, quan sát thế giới trong đó ta sống”, nghĩa là cần lĩnh hội nghệ thuật hiện thực, chú trọng tính khách quan của sự thể hiện nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật không từ ý niệm, mà từ hiện thực. “Sự thật, sự thật đắng cay” là đề từ cuốn Đỏ và đen của Stendhal, và hơn nửa thế kỷ sau, Một cuộc đời của Maupassant lấy đề từ “Sự thật hèn mọn”. Stendhal quan niệm rất rõ tính chất của tiểu thuyết “như một tấm gương đi dạo trên một đường cái lớn. Nó phản ánh vào mắt ngài khi thì màu xanh thẳm của bầu trời, khi thì chất bùn nhơ của những vũng lầy trên đường cái. Và con người mang tấm gương đó trong cái gùi đeo lưng của y sẽ bị ngài buộc tội là phản đạo đức! Tấm gương của y trình bày bùn nhơ, ngài lại buộc tội tấm gương! Hãy buộc tội con đường cái lớn trên đó có vũng bùn thì đúng hơn, và hơn nữa hãy buộc tội viên thanh tra lục bộ đã để cho nước đọng bùn lầy thành vũng” [Stendhal, 1998 : 197].

[1] Khái niệm chỉ một phương thức tư duy nghệ thuật đối lập với phương thức Sile hóa trong vấn đề điển hình hóa văn học thuộc phạm trù chủ nghĩa hiện thực, được gợi ý từ những bức thư của Marx và Engels gởi Latxan [F. Lassalle, 1825-1864], phê bình phương pháp xây dựng tính cách trong vở kịch Franxơ phôn Xickinghen [Franz von Sickingen] của tác giả này. Marx và Engels không có trao đổi trước nhưng cùng thống nhất với nhau trong việc chỉ ra khuyết điểm của Latxan là đã xây dựng nhân vật như những mẫu người thuần túy phát ngôn cho một tinh thần, tư tưởng của thời đại theo Sile mà không cá thể hóa nhân vật thật triệt để theo hướng Shakespeare.

Theo Marx và Engels, Shakespeare hóa trước hết là phải cá tính hóa cho nhân vật hiện ra thật cụ thể, sinh động, sắc nét. Mỗi nhân vật của Shakespeare là một “con người này”, cho nên, tuy cũng biểu hiện tinh thần thời đại nhưng về tính cách và lối sống hay ngay cả trong ý nghĩ, chúng không bao giờ gặp lại nhau, trái lại “thế giới của Shakespeare là thế giới của vạn tâm hồn”.

Shakespeare hóa còn đòi hỏi việc xây dựng điển hình hóa hoàn cảnh của nhân vật không những phải phản ánh chân thực “những quan hệ thực tế” đã đành, mà còn phải được triển khai trên một bối cảnh rộng lớn, phong phú chất liệu hiện thực, đặc biệt phải làm nền bằng sự đa dạng của đời sống thường.

Đồng thời, Stendhal còn đòi hỏi nghệ thuật phải là sự thể hiện nồng nhiệt và chính xác những niềm say đắm bằng một hình thức hoàn toàn rõ ràng, trong sáng, Stendhal phê phán “trang phục không thật dẫn đến đối thoại không thật, câu thơ Alêchxăngđranh hết sức thuận tiện cho nhà thơ đầu óc rỗng, cũng như bộ y phục được điểm tô thuận tiện không kém cho tư thế lúng túng và phong thái ước lệ của diễn viên tội nghiệp bất tài”.

Đề ra cho nghệ thuật những yêu cầu có khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa, Stendhal đồng thời quan niệm nghệ thuật phải gắn bó với chính trị. Cũng vì vậy, ông không gọi phương pháp nghệ thuật mới do ông đề xướng là “romantisme” – chủ nghĩa lãng mạn – mà là “romanticisme” xuất phát từ thuật ngữ Ý “romanticismo” chỉ chủ nghĩa lãng mạn một trào lưu gắn liền với hoạt động cách mạng của các nhà yêu nước tiên tiến. Điều đó cho thấy sự khác biệt giữa “chủ nghĩa lãng mạn” của ông với chủ nghĩa lãng mạn Pháp đương thời.

2.1.3. Sự nghiệp văn học

Đương thời, Stendhal không nổi tiếng lắm. Ông viết không nhiều và có những bản thảo chưa được in ra khi ông còn sống. Về đại thể, có thể phân loại các tác phẩm của ông như sau:

– Tiểu thuyết: Armance [1827], Đỏ và đen [1831], Lucien Leurwen [1834], Tu viện thành Parme [1839].

– Phê bình, nghiên cứu văn học, nghệ thuật: Lịch sử hội họa [1819], Về tình yêu [1822], Racine và Shakespeare [1823], Dạo chơi trong thành Rome [1829].

– Tạp văn: Rome, Naples, Florence [1817], Thư từ [1855], Nhật ký [1888].

Riêng ở thể loại nghiên cứu, Về tình yêu là một trước tác phân tích tâm lý sâu sắc, một tập sách đề cập đến nhiều vấn đề tế nhị có ý nghĩa thẩm mỹ và nhân cách trong tình yêu. Theo tác giả, ở người phụ nữ, tình yêu được xem là một hiện tượng “kết tinh” [Cristallisation], một trạng thái “điên rồ” [folie] trong bước phát triển tất yếu hòa hợp dục vọng [désir] với sáng tạo [imagination créatrice] và sinh lực với tâm linh [de la vitalité à la spiritualité].

Nhưng trong sự nghiệp văn chương của Stendhal, di sản quan trọng hơn cả mà ông để lại là các pho tiểu thuyết, đặc biệt là tác phẩm Đỏ và đen [1831] và Tu viện thành Parme [1839]. Đây là những kiệt tác có thể được xem như những mẫu mực trong kho tàng tiểu thuyết hiện thực không riêng gì của nước Pháp mà của cả thế giới.

2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen [Le Rouge et le Noir]

Một số ảnh bìa của tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal.

2.2.1. Sự ra đời

Vào thời gian Stendhal viết Dạo chơi ở Rôm, người ta đã thấy trong giấy tờ của ông có tập dự thảo mang tên “Julien”. Sau Stendhal ghi lại là “Ý niệm về Julien” nảy ra ở ông vào một đêm cuối tháng Mười 1828.

Sự kiện gợi ý cho nhà văn là vụ án đã được ông thuật lại trong Dạo chơi ở Rôm về anh thợ làm đồ gỗ Lafácgơ giết người yêu để trừng phạt sự phản bội cũng như sự xúc phạm. Và một vụ xảy ra tại Grơnôblơ, đăng ở mục thời sự trong Nhật báo tòa án [La Gazette des Tribunaux] từ 28 đến 31/ 12/ 1827: Một thanh niên là Antoine Berthet, con một thợ thủ công theo học ở chủng viện, sau đó làm gia sư ở một gia đình giàu có được bà chủ yêu dấu. Vì ghen anh ta giết bà này. Thế là bị kết án tử hình.

Qua nhận xét của Stendhal về Lafácgơ thấp thoáng vấn đề của cuốn tiểu thuyết lớn này “Trong khi các tầng lớp trên của Pari dường như mất khả năng cảm thụ mãnh liệt và bền bỉ, thì dục vọng biểu lộ một nghị lực kinh khủng trong tầng lớp tiểu tư sản, ở những thanh niên như Lafácgơ, được học hành tử tế nhưng vì không có của nên buộc phải làm việc và chịu túng thiếu. Nhờ phải làm việc mà đã thoát khỏi trăm ngàn nghĩa vụ lặt vặt trong giới thượng lưu, thoát khỏi cách nhìn và cảm thụ của giới này, nó làm cuộc sống héo úa đi; họ vẫn giữ được ước muốn mãnh liệt vì họ cảm thụ mãnh liệt. Có lẽ tất cả các cá nhân này đều xuất hiện từ tầng lớp của Lafácgơ. Trước kia, Napoléon cũng tập hợp những trạng huống này: học vấn tử tế, trí tưởng tượng nồng nhiệt và sự nghèo nàn tột độ”. Còn vụ án Berthet được nhà văn sử dụng nhiều chi tiết cụ thể bên ngoài, cho đến cả chi tiết nạn nhân bị thương mà không chết.

Nhưng nhờ vào trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống phong phú và sức sáng tạo của mình, Stendhal đã dựng nên một cốt truyện với những nhân vật và tình tiết mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, cùng với những phát hiện sắc sảo có thể nói là “táo bạo” về tâm lý con người, trong một bối cảnh lịch sử nhất định – kiệt tác Đỏ và đen – quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông, được xuất bản vào năm 1831. Tác phẩm này đã ghi nhận một tài năng tiểu thuyết kiệt xuất trên văn đàn Pháp.

2.2.2. Chủ đề

Chủ đề mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, hay còn gọi là chủ đề vỡ mộng. Đỏ và đen là một bản nghiên cứu về tâm lý và triết lý xã hội.

2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen

Nhân vật trung tâm là Julien Sorrel một nhân vật “kiểu Stendhal” [Stendhalien] được tác giả thể hiện qua hầu hết các nhân vật trong các tác phẩm của ông. Julien Sorrel với vẻ đẹp thanh tú, hơi xanh xao nhưng thông minh sắc sảo, đầy cá tính và có nhiều tham vọng. Anh là một thanh niên thuộc giai cấp bình dân, là con một người xẻ cây ở địa phương Verrières nước Pháp. Vì vậy, Julien Sorrel luôn luôn ấp ủ trong lòng giấc mơ thành đạt và tự khẳng định cá nhân mình bằng danh vọng, vinh quang cho dù bằng con đường nào.

Vì tham tiền, bố Julien đã buộc anh vào làm gia sư cho gia đình thị trưởng de Rênal. Tại đây, anh bị chinh phục một phần vì vẻ đẹp dịu dàng, đài cát của bà de Rênal, còn một phần khác anh vẫn là một con người đứng ngấp nghé ở bên cánh cửa của xã hội thượng lưu và đang muốn chinh phục nó. Anh đã bắt đầu cuộc chinh phục ấy bằng cách chinh phục một người phụ nữ trong hàng ngũ của nó. Bà de Rênal là một phụ nữ đa cảm, từ lâu vẫn sống trong sự phục tùng với ông chồng dốt nát, thô thiển và nhiều tuổi hơn mình. Nên bà đã bị tính cách mạnh mẽ cộng với vẻ quyến rũ của chàng gia sư trẻ tuổi này chinh phục. Cuộc tình vụng trộm đầy thơ mộng xảy ra không được bao lâu thì có dư luận bàn tán. Ở Verrières vẫn luôn có những tranh chấp ngấm ngầm về quyền lợi và danh vọng giữa những người có quyền thế lúc nào cũng ganh ghét soi mói nhau, nên thị trưởng de Rênal rất sợ tai tiếng làm tổn hại đến thanh danh hơn là đau khổ vì việc vợ ngoại tình, Julien Sorrel buộc phải ra đi để bảo toàn danh dự cho bà de Rênal. Anh được một tu sĩ đỡ đầu, cho vào học tại trường thần học, mong sau này có chút chức sắc trong giáo hội để làm phương tiện đi lên [trong xã hội trước Cách mạng tư sản Pháp [1789] được chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tu sĩ nhà thờ Thiên Chúa giáo và tư sản]. Tại trường thần học, Julien không thể chịu đựng nỗi lối sống và thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, nên đường mượn phương tiện “áo chùng đen” của anh không thể thực hiện được.

Anh lại được giới thiệu đến làm thư ký riêng cho hầu tước de La Môle, một gia đình thế gia vọng tộc của Pháp. Do thông minh có năng lực và nhất là có cá tính đặc biệt, ngoại hình thu hút quyến rũ nên Julien đã tạo cho mình một nét riêng trong xã hội thượng lưu đầy nghi thức nhàm chán của những con người sáo rỗng, giả dối. Thêm một lần nữa, anh được Hầu tước tin dùng và yêu thích. Con gái hầu tước là tiểu thư Mathilde, một cô gái thông minh, kiêu kỳ và có cá tính mạnh mẽ đã dần dần bị chinh phục bởi sự vượt trội của Julien so với những chàng trong đám quý tộc mà cô đã tiếp xúc. Trong mối quan hệ nửa tình yêu, nửa tính toán, vừa say mê vừa tỉnh táo này Julien tưởng như mình đã đạt đến mọi vinh quang khi biết Mathilde có thai. Chính vì điều này, hầu tước buộc lòng phải thu xếp và bằng mọi cách “quý tộc hóa” người thư ký của mình và tạo tương lai danh vọng cho anh bằng sắc nhung phục “đỏ” của con đường binh nghiệp để xứng đáng trong cuộc hôn nhân với Mathilde. Do áp lực của thế lực tôn giáo ở địa phương [Verrières], vốn không ưa gì sự thành đạt quá nhanh của những thanh niên hãnh tiến như Julien, nên bà de Rênal bị một Linh mục địa phương buộc phải viết thư tố cáo với Hầu tước về mối quan hệ giữa Julien với bà trước đây. Mọi sự vỡ lở, Julien Sorrel bị tổn thương nặng, nên đã từ chối mọi sự đính chính cần thiết để cứu vãn tương lai. Anh trở về Verrièresre rình bắn bà de Rênal, dù bà không chết, anh vẫn bị kết án tử hình. Anh từ chối mọi sự bào chữa của luật sư để chống án khi anh đã nhận thức được rằng mình đã mắc tội lớn vì dám mơ màng tới việc ngoi lên khỏi thân phận thường dân. Anh thấy rằng mình vẫn yêu bà de Rênal dù bà đã đẩy anh đến đường cùng. Bà de Rênal cũng mất đột ngột sau ba hôm Julien Sorrel bị xử tử.

2.2.4. Ý nghĩa nhan đề

Hơn một thế kỷ nay, đã có biết bao nhiêu mực đổ ra trong những cuộc tranh luận về nhan đề của cuốn tiểu thuyết này. Có nhiều cách giải thích do những quan niệm và cách cảm thụ tác phẩm khác nhau; song, tựu trung có ba cách hiểu và hai chữ Đỏ và đen, có liên quan đến cuộc đời và số phận của nhân vật chính:

– Cái may và cái rủi trong cuộc đời Julien Sorrel, như một canh bạc.

– Hai biểu tượng tương phản:

+ Đỏ là tinh thần cách mạng, của chiến công và những ước mơ cháy bỏng, tính hăng hái và tình cảm mãnh liệt của Julien Sorrel.

+ Đen là thế lực phản động đồi bại đen tối của bộ ba tam quyền [quý tộc, tư sản, giáo hội] thống trị thời Trung hưng, của nhà ngục, bóng đen của tham vọng và thất vọng trong Julien Sorrel.

– Hai màu sắc tượng trưng cho hoài bão về sự nghiệp của Julien Sorrel, người thanh niên bình dân trong cuộc “săn tìm hạnh phúc”:

+ Đỏ là màu đồng phục kỵ binh thời Napoléon.

+ Đen là màu áo choàng tu sĩ thời Trung hưng của các thế lực phản động. Nếu ra đời sớm hơn, Julien đã là lính trong quân đội Napoléon, nhưng dưới vương triều Bourbon, anh phải thành người của nhà thờ.

Những sự lí giải dựa trên màu sắc y phục và chính trị có cơ sở, bởi sau này, bản thân nhà văn đã ghi rõ ý định đặt tên cho cuốn tiểu thuyết Lucien Leurwen cũng là Đỏ và đen để chỉ trang phục của nhân vật chính, hoặc “Đỏ, nhà cộng hòa Luyxiêng và Trắng, nàng de Saxtenlê bảo hoàng”.

2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật

Với con mắt sắc sảo của một nhà văn hiện thực, Stendhal đã nhìn nhận ra được cái tình thế tất yếu của xã hội Pháp thời Trung hưng mà ông đã mô tả hết sức thành công trong kiệt tác Đỏ và đen. Trong văn học Pháp đã xuất hiện thể loại tiểu thuyết hiện thực mang nội dung phê phán, miêu tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử, bằng bức tranh khái quát một thực trạng xã hội, với một dàn nhân vật rộng lớn bao quát mọi tầng lớp từ các tu sĩ đến nhà doanh nghiệp, các phu nhân và tiểu thư quý tộc… Đây là những chân dung và tính cách điển hình của mỗi giai tầng xã hội.

Nổi bật nhất là Julien Sorrel, một nhân vật thuộc đẳng cấp thứ ba với tư cách vừa là tội nhân vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội. Cuộc đời nhân vật này đã chứa đựng tất cả nội dung cơ bản và bi đát của một thực tế đời sống, “một người bình dân thông minh, khao khát công lý và quyền lực, người công tố ủy viên vừa mới ở vị trí của kẻ bị kết tội” [H. F. Imbert].

Tính cách của các nhân vật được xây dựng thật phong phú, sinh động.

2.2.6. Hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết “Đỏ và đen” của Stendhal

Là nhà tâm lý bậc thầy, Stendhal quan tâm sâu sắc tới nhiệt tình, những khát vọng của con người. Nhiều tác phẩm của ông tập trung miêu tả những khát vọng và những tình cảm khác nhau khiến tâm hồn nhân vật xao xuyến.

Ở điểm này, ông là người kế thừa trực tiếp của các nhà triết học Ánh sáng. Theo họ, dục vọng là một phẩm chất cần thiết cho sự phát triển hài hòa xã hội và con người. Theo Stendhal, dục vọng là tiêu chuẩn không phải chỉ của trình độ tri thức mà còn là sự phát triển công dân của con người, và dục vọng chính là khả năng của con người về những tình cảm lớn, những xúc động tự nhiên và sinh động, những sự nghiệp anh hùng và vô tư. Không phải ngẫu nhiên trong công trình nghiên cứu mang tính chất phê phán Racine và Shakespeare, Stendhal tuyên bố: …“Sự thay thế của những khát vọng trong lòng người – đó là cái tuyệt vời nhất mà thơ ca có thể khám phá ra trước mắt mọi người…”.

Tất nhiên, Stendhal không phải là người duy nhất say sưa với những nỗi xao xuyến của lòng người trong số những nhà văn của thời đại của ông, những nhà văn có cốt cách hiện thực. Những khát vọng của con người cũng thu hút sự chú ý của Balzac. Song Balzac chủ yếu xem xét những khát vọng đó trên bình diện loại hình xã hội, coi đó như là một dấu hiệu tiêu biểu của những dạng mà, theo ông, giống như tự nhiên, cũng tồn tại trong xã hội con người. Balzac miêu tả sự nung nấu tâm can của con người trước hết ở gốc độ của sự tác động mà những quan hệ tư sản được phát triển và được củng cố đã gây ra cho con người. Ông chú ý tới những hình thức khác nhau của sự thích ứng đối với những quan hệ đó, tới sự “cải biến” của con người để phù hợp với những quy chế của trật tự xã hội mới.

Stendhal quan tâm tới những xúc động của lòng người, những khát vọng với tư cách là sự biểu hiện của sức mạnh nội tâm của con người, là bằng chứng về tính độc đáo tinh thần của con người. Sự độc đáo tinh thần của cá nhân được nhà văn đem đối lập với những quá trình gọt nhẵn bào mòn cái cá tính, cái đặc thù, với những quá trình diễn ra trong thực tế xã hội bên cạnh sự hoành tráng của những phần tử cá nhân chủ nghĩa tự phát. Lịch sử tâm hồn của con người trong những cuốn tiểu thuyết của Stendhal không tách khỏi sự vận động của cuộc sống. Những sự kiện của sống thâm nhập vào thiên truyện như một mặt quan trọng của cuộc sống của các nhân vật. Sự đụng độ của nhân vật và hiện thực đó đã đổ thêm dầu vào lửa của những tình cảm, những khát vọng của anh ta, đã khám phá ra một cách sâu sắc hơn những đặc tính, năng lượng của những tình cảm và những khát vọng đó.

Stendhal không chỉ nhấn mạnh đến những đặc điểm “chủng loại”, ông còn nhấn mạnh những đặc điểm cá biệt trong thế giới tinh thần của các nhân vật của mình. Những khát vọng, những ham muốn của các nhân vật trong tiểu thuyết của Stendhal bao giờ cũng có sắc thái đặc biệt, bản sắc độc đáo. Trong khi dựa vào những quan niệm chung của mình về con người, về ý nghĩa nội tâm của nó, Stendhal đã vẽ lên sự phát triển theo thời gian của những sự hăng say tâm hồn giống nhau nhưng đồng thời cũng rất khác nhau, của những cá tính con người khác nhau. Cái chính mà nhà văn chú ý tới và bắt độc giả phải theo dõi một cách căng thẳng – đó là việc nhân vật bị ám ảnh bởi một tình cảm và khát vọng.

Vấn đề dục vọng chiếm một vị trí đặc biệt trong tác phẩm Đỏ và đen. Dục vọng về quyền lực như một sợi dây xuyên suốt tác phẩm, như một phương hướng phấn đấu cho hàng loạt nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp trong Đỏ và đen: Julien Sorrel, Valenod, thị trưởng Verrières de Rênal, Hầu tước de La Mole và đặc biệt hơn hết là linh mục de Frilair, kẻ đại diện cho tôn giáo cũng là người thèm khát quyền lực đến cực độ.

Nhưng được xem là nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm này chính là các nhân vật Julien Sorrel, bà de Rênal và cô tiểu thư Mathilde de La Mole.

Julien Sorrel, một nhân vật thuộc tầng lớp thứ ba, mang tư tưởng anh hùng thế kỷ XVIII – yêu công lý và muốn gây dựng một sự nghiệp anh hùng. Anh ta căm ghét sâu sắc xã hội quý tộc, tư sản [và nhà thờ], nhưng lại muốn có được một vị trí xã hội xứng đáng với tài năng và nghị lực của mình. Nhưng trong cuộc đụng độ giữa cá nhân và xã hội, ngay lúc gần thực hiện được ước mơ của mình, thì các thế lực quý tộc, tư sản và nhà thờ luôn luôn chặn bước tiến của anh ta, anh ta nhận ra sự “tuyệt diệt niềm hi vọng của cả một lớp thanh niên” mà anh ta không thể nào chấp nhận được. Anh ta bị kết án bởi tòa án của những kẻ tư sản phẫn nộ. Juien là nhân vật vỡ mộng.

Bà de Rênal là nạn nhân của hôn nhân phong kiến, tư sản, của sự tác động của đồng tiền, hậu quả của chế độ tư hữu nói chung, của chế độ tư sản nói riêng. Bà sống bên người chồng chuyên chế, chỉ biết chạy theo dục vọng và tiền bạc, không có tình yêu. Nhưng khi gặp Julien, bà mới có tình yêu thật sự của mình. Nhưng các thế lực tôn giáo đã ra sức ngăn cản, phá hoại. Người phụ nữ đáng thương cuối cùng cũng chết sau ba ngày Julien bị xử tử. Bà là nhân vật vỡ mộng trên con đường đi tìm tình yêu chân chính.

Cô tiểu thư Mathilde de La Mole là một cô gái quý tộc có đầy đủ, như cô nói, “những điều thuận lợi nhất mà số phận dành cho cô là gia thế, tiền của và tuổi trẻ, nghĩa là tất cả mọi thứ, trừ hạnh phúc”. Cô chán ngấy cảnh sống xã hội chung quanh, cái xã hội của chính quyền gồm toàn những kẻ kém cõi không tư tưởng, không nghị lực, không nhiệt tình. Gặp và yêu Julien – một chàng trai thông minh và đầy nghị lực, nhưng cách xa về vị trí xã hội. Mối tình của cô và Julien phải trải qua bao nhiêu đấu tranh tư tưởng sóng gió, khi tiến khi thoái, bởi ý thức giai cấp ở cô ta luôn trỗi dậy, bởi “sự hợm hĩnh khô khan và kiêu hãnh”. Nhưng khi mối tình đó gần về đến bến bờ hạnh phúc, cô tiểu thư Mathilde kiêu kỳ đã dám sống thật với trái tim của mình, thì chính thế lực đen tối của xã hội đã bắt Julien phải chết, vì một kẻ ở tầng lớp thứ ba như anh đã dám chen chân vào xã hội thượng lưu. Mathilde là nhân vật vỡ mộng trên đường tìm lại chính mình, sống thật với trái tim mình.

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL

Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.

Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động.

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Julien Sorrel

3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp

Trong Đỏ và đen, Julien không trực diện xuất hiện hay qua lời giới thiệu của tác giả, mà xuất hiện gián tiếp trong cuộc trò chuyện của ông thị trưởng de Rênal với vợ: “Hắn là một thầy tu trẻ, giỏi tiếng La-tinh và sẽ làm cho lũ trẻ tiến bộ, vì hắn tính tình cương nghị […]. Hắn là con cưng của lão thiếu tá quân y có Bắc đẩu bội tinh. Cái lão tự do phái đó dạy tiếng La-tinh cho cậu Sorrel, và đã để lại cho cậu này bao nhiêu là sách mà lão đã đem theo đến. […] Anh chàng Sorrel học thần học đã ba năm nay, với ý định vào chủng viện…”. Ông thị trưởng quyết định chọn Julien làm gia sư cho lũ con ông, cái đó sẽ làm cho ông Valenod – giám đốc viện tế bần phải ganh tị: “gã Valenod rất hãnh diện về hai con ngựa Normăng đẹp mà hắn mới mua cho xe ngựa của hắn. Nhưng hắn không có gia sư cho lũ con của hắn”, và thiên hạ phải kính nể: “Tất cả những kẻ buôn vải kia ghen với tôi lắm… thế thì tôi thích cho họ trông thấy lũ con của ông de Rênal đi dạo chơi có gia sư của chúng dẫn dắt”.

Vậy anh chàng Sorrel được nhắc đến ở đây là ai mà có thể mang lại niềm kiêu hãnh cho ông thị trưởng Verrières? Ngay từ đầu, tác giả đã gây chú ý cho người đọc.

Cho đến khi kết ước Julien làm gia sư được ông thị trưởng và lão Sorrel – cha Julien – kí kết xong, thì Julien mới bắt đầu xuất hiện trong sự thô bạo của ông bố, khi anh mải mê đọc sách không nghe lão gọi: “Một cái bớp rất phũ làm cho quyển sách Julien đang cầm bay vút xuống suối; một cái bớp thứ hai cũng phũ như thế, đập vào đầu, làm cho chàng mất thăng bằng… Mặc dầu bị cái bớp mạnh làm choáng óc và máu mê đầm đìa, Julien cũng men lại gần chỗ ngồi chính thức của mình, cạnh lưỡi cưa. Anh rưng rưng nước mắt, vì đau đớn thể xác ít hơn là vì mất quyển sách yêu quý” – quyển Hồi ký Xanhtơ-Hêlen.

Những điều anh có thể hình dung về cuộc đời là nhờ vào những quyển sách do ông thiếu tá quân y già cho anh: sách Những lời thú tội của Rutxô, tập kỷ yếu của đại-quân-đoàn và quyển Hồi ký Xanhtơ-Hêlen bổ sung thêm cho đầy đủ bộ kinh Côrăng của anh. Anh có thể vì ba tác phẩm đó mà sẵn sàng hi sinh tính mạng. Theo một câu nói của ông thiếu tá quân y thì anh coi tất cả các sách khác trên đời là nói dối, và do những kẻ gian giảo viết ra để tiến thân.

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo… Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.

Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt… của nhân vật.

Trong tác phẩm, ngoại hình nhân vật được nhà văn tập trung miêu tả trong một đoạn văn ngắn gọn, nhưng cũng có thể được miêu tả một cách rải rác, xen kẻ giữa các phần qua những hành động khác nhau của nhân vật. Ngoại hình nhân vật có khi được nhà văn miêu tả một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ người kể chuyện, hay miêu tả gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm.

Stendhal chống lại mọi sự kéo dài, ông không dung sự mô tả rườm rà. Ở điểm này bút pháp của ông khác hẳn bút pháp của Victo Hugo cũng như của Balzac thường thiên về những mô tả kéo dài về ngoại hình, ngoại vật. Stendhal, trái lại, mô tả rất ngắn, trong toàn bộ tác phẩm, Stendhal chỉ dành khoảng nửa trang để miêu tả ngoại hình của Julien với những chi tiết cụ thể từ khuôn mặt đến dáng hình: “Anh ta là một chàng thanh niên nhỏ nhắn, khoảng mười tám mười chín tuổi, vẻ ngoài yếu ớt, nét mặt không đều đặn, nhưng thanh tú, và mũi mỏ diều. Đôi mắt to đen lánh, những lúc yên lặng, biểu hiện sự suy nghĩ và lòng nồng nhiệt…. Tóc màu hạt dẻ sẫm, mọc rất thấp, làm cho anh có một cái trán bé tí, và những lúc nổi giận, có một vẻ mặt rất dữ tợn… cái vẻ cực kỳ ưu tư và nước da xanh lợt… khuôn mặt xinh đẹp…”. Trong muôn vàn các loại tướng mạo, có lẽ không có một loại tướng mạo nào có một vẻ đặc biệt rõ rệt hơn, “một thân hình thon thả và cân đối biểu hiện vẻ nhẹ nhàng hơn là sức mạnh”.

Và nổi bật hơn hết là sự miêu tả của Stendhal về đôi mắt Julien. Đôi mắt to đen, đôi mắt rất dịu dàng, “những lúc yên lặng biểu thị sự suy nghĩ và lòng nồng nhiệt”, hay “đôi mắt anh biểu lộ ngọn lửa nồng của lương tâm và sự khinh bỉ những lời phê phán hão huyền của thiên hạ”. Đôi mắt cũng giống như những diễn viên giỏi, đôi khi nó đem lại một ý nghĩa thú vị vốn không có cái ý nghĩa đó. Nhưng có lúc nó lại không thể che dấu nổi sự giảo quyệt của anh khi đứng trước cha xứ Chélan… Có thể nói, đôi mắt đó chứa đựng tất cả sự khát khao cháy bổng địa vị, quyền lực và cả sự căm hận, bất đồng sâu sắc với xã hội, thời đại.

Stendhal đã sử dụng thủ pháp đối lập trong cách xây dựng ngoại hình của Julien. So với ông bố và hai anh trai, Julien như chú vịt con xấu xí, bị tất cả mọi người trong nhà khinh rẽ, xem là gánh nặng cho gia đình. Julien đã sống trong gia đình như thế. Trong cái gia đình thợ xẻ thuộc loại đưa sức ra mà kiếm sống khiến cho kẻ thiếu sức như anh càng bị lún xuống một cách nhục nhã. Và ta sẽ không ngạc nhiên vì anh coi bố và các anh như những kẻ thù, anh đã học được ngay trong gia đình anh cái thói giả dối, che đậy mọi ý nghĩ và tình cảm của mình để không bị ăn đòn và được yên thân.

Ở đây, còn có sự đối lập giữa ngoại hình và tính cách nhân vật Julien. Bên trong chàng thanh niên mười chín tuổi có bề ngoài như đứa trẻ rụt rè, yếu đuối ấy lại sôi sục một nghị lực lớn lao. Đó chính là sức mạnh của đầu óc mẫn tuệ, của tính cách kiêu hãnh và tâm hồn nhạy cảm. Julien thông minh, dũng cảm, có ý chí. Anh may mắn gặp được người thầy đầu tiên là một viên thiếu tá quân y già trong quân đội Napoléon dạy bảo anh theo tinh thần cách mạng và lý tưởng anh hùng thế kỷ XVIII lẫn lộn với sự sùng bái cá nhân Napoléon. Con người bé nhỏ ở cuối bậc thang xã hội ấy cảm thấy mình có đủ tài năng, nghị lực, có khả năng vươn tới những tình cảm lớn lao, lý tưởng anh hùng. Ngay từ ngày thơ ấu, Julien không có một phút nào trong đời sống của anh mà không tự nhủ rằng Bônapactơ, “một gã trung úy vô danh và nghèo xác, đã làm nên sự nghiệp bá chủ hoàn cầu nhờ thanh gươm của mình”. Và anh mơ màng khoái trá rằng một ngày kia, anh sẽ được giới thiệu với những người đàn bà đẹp của Pari, anh sẽ biết cách làm cho họ phải chú ý bằng một hành động oanh liệt. Ý nghĩ đó an ủi anh về nỗi khổ cực mà anh cho là lớn lắm, và tăng gấp bội niềm vui của anh, khi nào anh được vui.

Khi ông thiếu tá quân y chết đã để lại cho anh những tác phẩm của Rutxô [là những sách nói về sự vô lý của tình trạng bất bình đẳng trong xã hội] anh càng căm thù về sự bất bình đó, mà anh là nạn nhân. Một thầy tu tốt bụng trong vùng là ông Chélan thương anh yếu đuối bèn dạy chữ Latinh để mong làm nghề tôn giáo cho nhẹ sức để sống. Nhờ thông minh nên anh chóng giỏi tiếng La-tinh và thuộc lòng cả bộ Nói về Giáo hoàng của ông Mextrơ, tuy “chẳng tin gì bộ sách này cũng chẳng tin gì bộ sách kia”.

Julien quyết dùng tài năng, nghị lực của mình giành cho được một địa vị ngay trong xã hội mà anh rất mực căm thù đó. Đối lập với vẻ ngoài yếu ớt là một quyết tâm không gì lay chuyển nổi: “Thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn là không đạt tới giàu sang!”

3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu…

Đồng thời, đằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: “Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện… Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đằng sau lại không có một lịch sử riêng“. Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm.

Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà nhân vật thích [câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng], có thể để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm sai… nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật cũng phải có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.

Trong Đỏ và đen, sự miêu tả ngôn ngữ nhân vật làm cho nhân vật hiện lên rất sống động. Lời nói của nhân vật chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện, nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khiêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật.

Tuy đã dứt khoát quyết định là đi theo con đường thực hiện các mơ ước của mình, nhưng Julien Sorrel, bắt cái xã hội đương thời, cái xã hội mà anh rất mực căm ghét đó, phải công nhận tài năng và nghị lực của anh, chứ không phải bằng hai đầu gối để tiến thân. Chính vì vậy mà ngay khi nghe bố anh báo tin anh sẽ đến nhà ông de Rênal làm gia sư thì anh đã phản ứng rất mạnh: “Tôi không muốn làm thằng ở”. Và hỏi lại: “Tôi sẽ ăn ở với ai?”. Cho rằng phải cùng ăn ở với bọn người ở là điều kinh tởm. Hay khi bà de Rênal, cảm động trước nỗi nghèo của anh chàng gia sư trẻ tuổi, đã có nhã ý tặng anh vài đồng luy để may áo lót mình nhưng không muốn cho ông de Rênal biết, Julien đã nghiêm nghị mà nói với bà de Rênal rằng: “Tôi bé mọn, thưa bà, nhưng tôi không thấp hèn, điều đó bà chưa nghĩ kỹ. Tôi sẽ không bằng một tên đầy tớ nếu tôi tự đặt vào cái thế phải giấu giếm ông de Rênal bất cứ điều gì có liên quan đến đồng tiền của tôi”. Julien là một người có lòng tự trọng, tuy ước mơ giàu sang, nhưng không chấp nhận kẻ khác thương hại, bố thí cho mình, những tên nhà giàu không thể làm nhục người khác rồi tưởng có thể đền bù mọi chuyện bằng một vài trò khỉ như thế được! Anh có gan bênh vực ý kiến phát biểu của mình. Đôi khi không kiềm chế được sự căm ghét đối với bọn quý tộc, anh trả lời chúng một cách thẳng thắn, không khoan nhượng: Mathilde, trong những ngày buồn bực đã dùng với anh cái giọng bà lớn, nhưng điều bị Julien đánh lui thẳng cánh: “Cô de La Mole có cần ra lệnh gì cho viên thư ký của cha cô không? Y phải lắng nghe mệnh lệnh của cô, và thi hành kính cẩn; nhưng ngoài ra, y không có một lời nào để nói với cô hết. Y được trả lương, không phải là để tỏ bày với cô những ý nghĩ của y”.

Khi tiếp xúc với mọi người, lời nói của Julien vô cùng cẩn trọng. Trước khi nói điều gì, anh luôn suy nghĩ cẩn thận. Điều này xuất phát từ sự căm ghét, lòng hoài nghi của nhân vật đối với môi trường sống. Lời nói đôi lúc giảo quyệt nhằm che đậy mối tham vọng của mình. Mặc dù không yêu bà de Rênal, nhưng anh vẫn nói với bà: “Tôi cần phải đi, vì tôi yêu bà mê đắm, đó là một điều lỗi… và điều lỗi lớn biết bao đối với một thầy tu trẻ!”…

Khi nói chuyện với ông cha xứ Chélan, “kể về lời lẽ, thì anh nói rất giỏi, anh tìm được những lời đúng với khẩu khí của một anh sinh đồ sùng tín và trẻ tuổi của chủng viện; nhưng cái giọng của anh khi nói những lời đó, như ngọn lửa che giấu vụng về nó bừng sáng trong đôi mắt anh”. Anh bịa lời lẽ rất giảo quyệt, tinh ranh và khôn ngoan.

Stendhal có một phong cách nghệ thuật riêng, qua việc dùng từ ngữ. Qua khảo sát các đối thoại của Julien với các nhân vật khác, ta thấy tác giả thường cho nhân vật sử dụng loại từ ngữ là “từ cay nghiệt” [mot fatal] [TS Thái Thu Lan, 2002 : 136]. Đó là loại từ được ném đúng tâm lý đối phương khiến nhân vật chuyển từ thế bại sang thắng. Như khi nghe Julien nói: “Thưa ông, tôi biết phải đi đâu khi ra khỏi nhà ông” thì ông de Rênal phải đổi ý, không cho Julien thôi việc vì sợ Valenod sẽ chiếm cứ người gia sư giỏi, làm mình lép vế. Hay khi bà de Rênal quyết định tạm xa Julien thì nhận được câu trả lời của anh chàng: “Vâng, thưa bà, tôi sẽ xa bà mãi mãi. Chúc bà hạnh phúc, xin vĩnh biệt!” làm cho bà đau đớn không dám quyết định nữa…

Như vậy, ta thấy ngôn ngữ nhân vật không sang trọng kiểu cách như văn chương lãng mạn, mà nó thể hiện sự tự nhiên, giản dị như những lời nói hàng ngày. Qua ngôn ngữ nhân vật, ta cũng biết được thái độ của nhân vật đối với người đối thoại và tính cách nhân vật: nó vừa thể hiện sự khôn khéo trong giao tiếp vừa thể hiện sự cương trực, lòng tự trọng của Julien.

3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện… Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Trong Đỏ và đen, cốt truyện được sắp xếp theo trật tự thời gian xuôi chiều, trọng tâm của truyện xoay quanh hành động và suy nghĩ của Julien – nhân vật chính của tác phẩm. Hành động của nhân vật chính vì vậy cũng đi theo trật tự thời gian, có thể chia hành động nhân vật gắn liền với các khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời Julien: ở Verrières, làm gia sư ở nhà ông de Rênal và cuộc chinh phục bà de Rênal; vào chủng viện ở Bensancon; làm thư ký riêng cho Hầu tước de La Mole ở Pari và chinh phục tiểu thơ Mathilde; cuối cùng là hành động bắn bà de Rênal, lên án xã hội trước tòa và chấp nhận cái chết.

Hành động nhân vật gắn liền với các thời điểm, khoảng thời gian cụ thể. Stendhal thường sử dụng các cụm từ thời gian như “mấy hôm rồi”, “từ xưa đến nay”, “vài ngày sau”, “đã bao nhiêu năm rồi”… Đặc biệt là trong những phút gây cấn đầu kịch tính, nhà văn chú ý miêu tả chính xác từng chi tiết của hành động: “Sau giây phút chờ đợi lo âu, chuông đồng hồ điểm mười giờ ngay trên đầu anh. Mỗi tiếng đếm của cái chuông số mệnh đó rền vang trong lòng ngực anh… Sau cùng, khi tiếng điểm cuối cùng của mười giờ còn ngân vang, anh đưa bàn tay ra và cầm lấy bàn tay bà de Rênal…anh siết chặt bàn tay đó với một sức mạnh run bần bật, người ta cố gắng lần cuối cùng để rút tay ra, nhưng sau chót bàn tay đó nằm yên lại trong tay anh…”. Hay “Anh sắp viết một bức thư phản lệnh cho Fukê thì chuông điểm mười một giờ. Anh vặn lách cách ổ khóa cửa buồng anh, ra điều anh đóng cửa ngồi yên trong buồng đây. Rồi anh rón rén đi quan sát mọi sự việc trong khắp nhà…Sau cùng, anh đến nấp ở một xó tối trong vườn… Khoảng mười một giờ, trăng lên, đến mười hai giờ rưỡi, ánh trăng chiếu thẳng vào bề mặt tòa dinh thự trông ra vườn… Anh đi lấy cái thang lơn mênh mông, chờ đợi năm phút, anh đặt cái thang kề vào cửa sổ của Mathilde. Anh thong thả leo lên, súng cầm tay, ngạc nhiên không thấy bị tấn công…”.

Khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật của Stendhal.

Toàn bộ câu chuyện tập trung phản ánh hành động thực hiện khát vọng của nhân vật Julien. Ở đây ta sẽ tập trung phân tích một số hành động nổi bật của nhân vật này.

Julien từ nhỏ đã say mê nghề võ bị đến điên người, khi trông thấy một vài người kỵ binh trung đoàn số 6 [lính kỵ mã chiến đấu, tổ chức lúc đầu để chiến đấu đi bộ và cưỡi ngựa], mặc áo choàng dài màu trắng, và đội mũ có tua đen dài, từ bên Ý trở về, và Julien thấy buộc ngựa ở cửa sổ có chấn song ở nhà bố, anh đã say mê nghề võ bị đến điên người. Về sau anh lắng nghe vui sướng những chuyện của ông cụ thiếu tá quân y kể về các trận cầu Lôđi, Arcôlơ, Rivôli. Anh để ý nhận thấy những tia mắt bừng bừng nảy lửa của ông già rọi vào tấm huân chương. Anh ao ước có thể gây dựng một sự nghiệp anh hùng như Napoléon.

Nhưng rồi cuộc sống, sự vận động mãnh liệt, không gì kiềm hãm nổi của nó, đã có tác động sâu sắc tới tư tưởng của Julien, làm anh quyết định thay đổi con đường tương lai của mình. Khi Julien mười bốn tuổi, người ta bắt đầu xây ở Verrières một ngôi nhà thờ tráng lệ với bốn cái cột bằng đá hoa đã gây ra mối tử thù giữa ông thẩm phán tạp tụng với ông trợ tế trẻ tuổi từ Bensancon tới. Ông thẩm phán tạp tụng suýt nữa thì mất chức vì đã dám cả gan có chuyện xích mích với một vị giáo sĩ. Việc xây dựng ngôi nhà thờ và những án quyết của ông thẩm phán tạp tụng bổng làm anh bừng sáng: “Khi Bônapactơ nổi tiếng, nước Pháp đang lo sợ bị ngoại xâm; tài thao lược khi đó là cần thiết và được hâm mộ. Ngày nay, người ta thấy các giáo sĩ bốn mươi tuổi có một nghìn quan lương bổng, nghĩa là ba lần hơn các trung tướng của Napoléon. Những giáo sĩ đó cần có người phò tá. Đấy, ông thẩm phán tạp tụng kia, đầu óc tốt như thế, tuổi tác như thế, mà đi làm phí cả danh giá của mình vì sợ mất lòng một anh trợ tế trẻ ba mươi tuổi”. Cái ý kiến đó làm anh như điên cuồng trong một tuần lễ, và sau cùng xâm chiếm anh với tất cả sức mạnh vô địch của cái ý kiến đầu tiên mà một tâm hồn cuồng nhiệt đã tưởng là phát minh ra. Anh thôi không nhắc đến Napoléon nữa và tuyên bố ý định muốn làm giáo sĩ. Anh cương quyết “Phải làm giáo sĩ mới được”! Anh đúc kết thành khẩu hiệu hùng dũng: “Cầm võ khí xông lên!”. Và người ta luôn luôn thấy anh, trong xưởng cưa của bố, mãi miết đọc thuộc lòng một quyển kinh bằng tiếng La-tinh mà ông cha xứ đã cho anh mượn. Dù chẳng tin đạo, tin Chúa, dù căm ghét bọn thầy tu, anh cũng học thuộc lòng được bộ sách Về giáo hoàng của Jôdep de Mextơrơ để được lòng cha xứ Chélan, vì anh biết tương lai của anh tùy thuộc vào ông cụ này.

Thế là, che đậy hết mọi ý nghĩ thầm kín của mình, trước mặt ông, Julien chỉ biểu lộ những tình cảm ngoan đạo. Chàng thanh niên có bộ mặt con gái đó, rất xanh xao và rất dịu dàng, lại che dấu cái quyết tâm không gì lay chuyển nổi là “thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn không đạt tới giàu sang!”.

Thế giới trong đó anh sống là thế giới của tội ác và sa đọa, dù ở Verrières, Bensancon hay Pari. Nhìn lại cuộc đời khi sắp lìa bỏ, Julien thốt lên kinh tởm “Ta đã yêu sự thật… Nó ở đâu?… Đâu đâu cũng là giảo quyệt, hay ít ra cũng bịp bợm, ngay cả ở những người đạo đức nhất, ngay cả ở những kẻ quyền thế nhất”. Vì vậy, muốn tiến thân trong xã hội thì không gì khác hơn, Julien phải học cách thích nghi với xã hội đó. Có ý thức rất rõ rằng mình sống trong môi trường thù địch, anh tự ra lệnh phải lạnh lùng, cảnh giác; độc thoại nội tâm cho biết anh luôn cố tìm hiểu ý nghĩa bí ẩn, thực sự của mọi sự kiện, mọi con người mà anh va chạm, luôn tự chỉ trích rút ra phương châm xử sự. Muốn thắng địch thủ phải hiểu thấu chúng, trong khi chúng không đoán nổi mình, bởi vậy không được tin ai, yêu ai, phải tàn nhẫn và che đậy. Khẩu hiệu của anh là “Hãy cầm vũ khí xông lên!”, anh sẽ sử dụng vũ khí của kẻ thù chống lại chúng, lấy giả dối đấu tranh với bọn giả dối. Napoléon là thần tượng của lòng anh tượng trưng cho thời đại anh hùng không trở lại, còn trong hành động hiện tại thì Táctuýp là “vị thầy mà anh học thuộc vai trò”.

Cách nhận thức về thế giới xung quanh và ý thức về thân phận mình đã hòa nhập với những cội nguồn sâu thẳm nhất của bản chất Julien. Nó trở thành một động lực thầm kín chi phối hành động và tiềm thức Julien, kiến anh – gần như được trời phú bẩm cho sự nhạy cảm khác thường – hiểu rằng phải tính toán, phải đeo mặt nạ mới sống nổi giữa môi trường mới, nó cũng vẫn là xa lạ đối với anh. Chính điều này đã khiến cho hai mối tình của anh – với bà de Rênal với Mathilde La Mole sau này – đều có những lúc, đặc biệt là lúc đầu tiên, mang dạng thái của hằn thù. Còn cách nào khác, bởi anh là “một người có khí phách” nhưng bọn thống trị “chỉ cần một tâm hồn đầy tớ”. Tác giả nói rõ “Cái thông lệ của thế kỷ XIX là, khi một người quyền thế và cao sang gặp một con người có khí phách thì y sẽ giết đi, bỏ tù hoặc làm nhục đến nỗi con người kia đau đớn mà chết một cách ngu dại. Vô phúc cho anh nào lỗi lạc khác người”.

Tính cách Julien biểu hiện rõ nhất qua tình yêu với hai người đàn bà.

Đối với bà de Rênal, anh có ý nghĩ táo bạo rằng anh có bổn phận làm cho kỳ được bà không rụt tay về khi anh đụng phải. Ý nghĩ phải làm một bổn phận, một cuộc chiến đấu của bổn phận chống lại sự rụt rè nhút nhát của mình. Và dự định điều gì thì anh sẽ cố gắng hết sức để thi hành cho kỳ được. Đến nỗi, mãi lo đến cái việc anh sắp mưu toan, Julien chẳng còn bụng dạ nào nhận xét những người xung quanh mình. Khi bàn tay đó nằm yên trong tay anh, tâm hồn anh tràn ngập hạnh phúc, chẳng phải vì anh yêu bà de Rênal, nhưng vì anh đã làm bổn phận của anh, và một bổn phận anh hùng. Tình yêu của anh vẫn còn là tham vọng; đó là nỗi vui mừng được chiếm hữu một người đàn bà cao sang đến thế và đẹp đến thế, mà anh chỉ là một người nghèo khổ và bị khinh bỉ biết bao. Khi bà de Rênal đẩy tay anh ra trong phút ngượng ngập đầu tiên hoặc bởi ghen tuông sau này [với tấm ảnh Napoléon mà bà tưởng là ảnh một người đàn bà!] ý nghĩ đầu tiên của anh là “anh chỉ nhìn thấy ở bà de Rênal một người đàn bà giàu có”.

Rồi khi phải chiều lòng cô chủ Mathilde de La Mole, bước đầu anh không thể nào hiểu được tình cảm kỳ quái của cô, chính vì cái ý thức trên nó thường trực trong lòng anh.

Nhưng khác xa các nhân vật Rastignac và Lucien Chardon của Banzac, dùng tình yêu đối với phụ nữ để leo lên bậc thang danh vọng, Julien, cũng như những nhân vật khác của Sendhal như Fabrice và Lucien Leurwen lại khác. Nhân vật được phụ nữ yêu và họ yêu lại say đắm với một mối tình đam mê nhiều khi tưởng như không giải thích nổi. Trong ngục tử hình, vào những ngày cuối đời anh, Julien ngày càng trở nên lặng lẽ và bình thản đúng với tính cách của một tâm hồn cao thượng. Anh bắt đầu hiểu được ý nghĩa của tình yêu tuyệt đối, mối tình chân thật và đẹp đẽ của anh với bàde Rênal. Anh từ chối việc chống án và chấp nhận bị tử hình.

Biết bao giấy mực người ta đã sử dụng để bàn về hành động Julien bắn bà de Rênal. Có người cho rằng anh bắn vào bà Rênal là “bắn vào cái thư khốn kiếp kia, mang đủ cái tội ác của một giai cấp tích lũy trong trí nhớ của anh ta từ lâu” [Đặng Anh Đào], hay “bắn vào bản chất thứ hai của mình, bản chất xấu xa, giả tạo được phản ánh trong bức thư để khôi phục hình ảnh đúng đắn về mình. Đó chính là sự trả thù của cái tự nhiên với cái giả tạo” [Đỗ Đức Dục]. Rõ ràng Julien nhằm giết bà de Rênal vì cái thư kinh khủng đầy phản trắc độc ác kia đã viết từ tay bà de Rênal đến giữa lúc Julien đang nắm được dịp duy nhất may mắn trong đời anh ta để bay vút lên cao, để vượt khỏi cái thân phận thấp hèn đói khổ vô lí, trong lúc anh đủ tài năng và tầm lớn của tâm hồn xứng đáng với bước tiến như vậy. Nhưng khi ra tòa, anh ta còn nhận bà de Rênal là một tâm hồn “đáng kính như một người mẹ” và hành động giết người của anh ta đã “tính toán trước” làm cho nhiều người thấy sự lựa chọn cái chết của anh gần giống như một vụ tự sát. Bởi anh bị kết án không phải bởi “những người cùng đẳng cấp”, một tòa án của dòng tu Jêzuyt hay của Charles X – ông vua mà có lúc bà de Rênal đã định tới quỳ xin miễn tội cho Julien – mà bởi tòa án của phái tự do có nghĩa là bọn của Valenod. Bởi vì cả bảo hoàng, cả Jêzuyt lúc này, cũng đều phải biết ngã theo chiều gió. Đối với anh, cái chết này không chỉ đơn giản là một giải thoát mà là tố cáo việc xét xử bất công của tòa án thời Trung hưng và khẳng định phẩm cách của mình. Anh ta cảm thấy dường như sự thành đạt, sự bình đẳng đối với những kẻ có quyền thế, cuộc sống hào nhoáng bên ngoài của “những ông chủ” của đất nước cũng như của nhiều giá trị khác của đời sống không còn đáng hấp dẫn nữa! “Ở khắp nơi – Julien suy nghĩ – chỉ rặt thói đạo đức giả hoặc chí ít là trò lang bâm, thậm chí ngay cả ở những người đức hạnh nhất, những người vĩ đại nhất”.

Mô tả những trở ngại và bế tắc trên con đường của nhân vật Julien, làm nổi bật nhân cách độc đáo, các khả năng của nhân vật, nhà văn hạ uy thế nền văn hóa tinh thần của xã hội đặc quyền đặc lợi, gỡ bỏ vòng hào quang uy nghi vây quanh xã hội đó, đó là xã hội Pháp, dưới thời Trung hưng cũng như thời Quân chủ tháng Bảy. Cái hơi lạnh chết chóc của chế độ phản động phong kiến và nhà thờ cũng như sự chiến thắng của thói danh lợi đê tiện và chủ nghĩa con buôn của giai cấp tư sản đã phá hoại, thủ tiêu mọi khả năng xuất hiện tình cảm lớn, những tính cách anh hùng. Trong điều kiện đó bất cứ một con người nào có phẩm chất, tâm hồn, bất cứ ai khao khát sự nghiệp anh hùng dù chỉ là chủ nghĩa anh hùng cá nhân, không thể không đi vào con đường chống đối lại cái thực tại tư sản tầm thường, hèn kém. Đó chính là tấn bi kịch của Julien Sorrel, bi kịch mâu thuẩn giữa cá nhân và xã hội.

3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm

Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

Việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Engels đã khẳng định: “đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở những sự việc mà cá nhân ấy làm, mà còn ở cái cách mà cá nhân ấy làm việc ấy nữa” [M. Gorki]. Văn học nghệ thuật không chỉ nhắm vào kết quả của việc làm, vào những biểu hiện bên ngoài của hành động, mà chủ yếu là soi rọi vào tình cảm và động cơ, vào diễn biến bên trong, vào các quá trình tâm lý đã đưa đến việc làm ấy. Đối tượng thể hiện của văn học không phải chỉ là bản thân sự việc, mà cốt phát hiện ra con người đằng sau những việc làm của họ. Sự việc về cơ bản có thể là giống nhau, nhưng biểu hiện bên ngoài và động cơ bên trong của sự việc thì lại có muôn ngàn cách khác nhau, và làm nổi lên những chổ khác nhau trong những sự việc vốn cùng một loại hay gần gũi với nhau, đó cũng là nét đặc trưng của văn học.

Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật… là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được“. Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

Trong văn học phương Tây, độc thoại nội tâm xuất hiện trong văn xuôi thời Phục hưng, các tác phẩm của các tác giả cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX. Nhưng trong các sáng tác đó độc thoại nội tâm phần nhiều mang tính chất lời tự thú của nhân vật về các công việc, tình cảm và suy nghĩ của mình.

Stendhal đã từng nghiên cứu tâm lý con người sâu sắc trong tác phẩm nghiên cứu Về tình yêu, trở thành bậc thầy về phân tích tâm lý, ông mở đầu cho một dòng tiểu thuyết gọi là tiểu thuyết tâm lý.

Tâm lý nhân vật Julien luôn vận động và phát triển. Quá trình nhận thức của nhân vật được chuyển thành quá trình tự nhận thức, điều này giúp nhà văn mở rộng, đi sâu vào đời sống tâm lý và nội tâm nhân vật, đã tạo một chiều sâu tâm lý cho tác phẩm. Người ta còn gọi tác phẩm này là tiểu thuyết hướng tâm, bởi sự mô tả đời sống nội tâm nhân vật được thể hiện như một quá trình tâm lý nội tại, đã tái hiện được “biện chứng của tâm hồn“. Đây là một ưu điểm của tác phẩm về mặt nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

Nói đến chiều sâu tấm lý của tác phẩm, chúng ta nhấn mạnh vào sự chuyển hóa từ quá trình nhận thức sang quá trình tự nhận thức của nhân vật. Nhưng mặt khác, lại phải thấy rằng sự tự nhận thức ở nhân vật Julien gắn liền với sự nhận thức những người khác, sự hiểu biết của đời sống xung quanh và đời sống xã hội.

Julien rất mực căm ghét cái xã hội mà anh ta đương sống. Thái độ đó chính là kết quả của quá trình tự nhận thức và quá trình nhận thức sự thay đổi của cuộc sống xung quanh và xã hội nói chung. Anh ta chết chưa tròn hai mươi ba tuổi, nhưng đoạn đời ngắn ngủi ấy đã trải qua một số kinh nghiệm xã hội, một số ấn tượng và mặc cảm nặng nề về sự bế tắc, sỉ nhục do tệ bất bình đẳng.

Ngay trong gia đình, anh đã thấy mình bị hắt hủi vì thiếu sức khỏe không làm được gì cả. Nhưng anh ta thông minh, dũng cảm, tự tin và có chí quyết vươn lên. Thì mỗi lần anh tiến tới là tức khắc chạm trán với sự coi thường của những kẻ quý tộc quả tình thấp kém hơn mình.

Đến làm gia sư dù anh ta giỏi nhất trong cái nhà quý tộc vốn từ chủ đến khách lớn đều chửi Napoléon vì gốc từ nông dân. Khi lên ngựa, anh đứng oai vệ trên hàng đầu cận vệ, thì bọn quý tộc tài chính phỉ nhổ là “sinh ra từ phân ngựa”. Trong khi một tay quý tộc oai vệ đã ngã ngựa giữa đường trước mặt vua, chắn lối đi oai vệ của Ngài thì không ai nói gì.

Làm thư ký cho ông lớn de La Mole là kẻ vừa lười biếng vừa phải nhờ vả vào trí tuệ và tháo vát xuất sắc của anh ở các sứ quán, mà anh vẫn vấp phải sự phẫn nộ của quý tộc khi dám đặt một lời cầu hôn với người yêu. Khi de La Mole hòa hoãn bằng việc cấp chức cho anh chẳng qua vì quá thương đứa con gái của ông ta mà thôi. Ở lá thư bà Rênal viết dưới chỉ thị của tên cha xứ địa phương gởi cho Julien có câu: “đó là một kẻ giả đạo, gốc từ hạ đẳng hòng dùng thủ đoạn chiếm lĩnh tình yêu con cái quý tộc để leo lên danh lợi…”. Bà cực kì ân hận khi lỡ viết cái thư độc ác đó, nên không oán gì Sorrel. Bà đã khiếu nại khắp nơi để nhẹ tội cho Sorrel nhưng vẫn không được.

Cái chết của Julien tuy bất ngờ nhưng vẫn tự nhiên vì nó được chuẩn bị bởi quá trình tự nhận thức của anh sau tất cả những sự vấp váp, những chuyện rắc rối trong thời gian va chạm với xã hội đã thức tỉnh Julien, y thấy được sự bất lực của chính mình, lối sống giả dối của những người trong giới áo chùng, sự vô dụng của đời sống tu sĩ, sự phù phiếm, hão huyền của tất cả những ý định và ước muốn cao đẹp của mình. Ngoài ra, việc lá thư tố giác Julien với hầu tước de La Mole xuất hiện là một cái mốc quan trọng đẩy cốt truyện lên cao trào. Nhân vật càng hiểu rõ thực tại đời sống đầy rẫy những sự thối nát, rát rưởi và bùn lầy nổi lên che kín bề mặt của xã hội. Tài năng và những tình cảm lành mạnh như những chồi xanh chìm lắng xuống dưới, nó không đủ khả năng để chồi lên mặt, xuyên thủng lớp bùn lầy. Xã hội thực tại không phù hợp với những sơ đồ lý tưởng mà anh vẽ ra từ thời niên thiếu của mình. Anh cảm thấy sự tuyệt vọng của chính mình.

Đặc điểm thi pháp Stendhal là nghệ thuật độc thoại. Đây là một thi pháp nghệ thuật lợi hại để bộc lộ quá trình tự nhận thức của các nhân vật. Do đó, đối với tiểu thuyết hiện đại, độc thoại nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Với cách sử dụng độc thoại, tác giả làm cho nhân vật trở nên sống động lạ thường, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật trung tâm không còn nữa, tác giả đã hòa vào thế giới riêng của nhân vật và kể chuyện bằng chính ngôn ngữ nhân vật, bằng tiết tấu của tâm hồn nhân vật. Chính điều này đã tạo ra một đặc trưng quan trọng của thể loại tiểu thuyết mà nhà nghiên cứu Bakhtin gọi là “tính phức điệu” [1] [polyphohie] của tiểu thuyết.

Trong Đỏ và đen, chính qua độc thoại mà người đọc như thấy được cả tâm hồn đồng điệu. Stendhal đã tỏ ra không chỉ thấu hiểu tâm hồn nhân vật của mình qua những day dứt của cuộc sống không toại nguyện, mà ông còn giải đáp cho những niềm tin, những đam mê của chính mình và cho cá tính nhà văn – kiểu nhà văn đi tiên phong về khuynh hướng phân tích tâm lý và trần thuật luận đề xã hội. Sự phát triển của tâm hồn và nhân cách về phía tác giả cũng như về phía nhân vật giải thích được tính đa dạng, phong phú của độc thoại Julien Sorrel.

Khi mô tả sự phát triển nội tâm của Julien, bộ mặt tâm lý của anh, Stendhal đưa lên hàng đầu việc xác định những mục đích mà nhân vật đặc ra trước mình. Những mục đích đó mang dấu ấn sâu sắc của thời đại, do thời đại sản sinh ra. Việc đạt tới mục đích – những mục đích có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời nhân vật – trở thành những nhân tố cơ bản của việc hình thành tính cách anh ta. Sự tiếp xúc và va chạm với thực tại thúc đẩy sự phát triển của diện mạo của nội tâm nhân vật.

Trong cả tác phẩm, độc thoại của Julien được trình bày tới 358 lần [TS Thái Thu Lan, 2002 : 223]. Số lượng độc thoại nội tâm ngày càng gia tăng, phản ánh sự phát triển phức tạp và đa dạng của tâm lý nhân vật trước những hoàn cảnh ngày càng gay cấn, phức tạp. [Tập I: 114 độc thoại, tập II: 224 độc thoại].

Trong Đỏ và đen, độc thoại nội tâm có tính chất phân tích rất quan trọng. Nó gắn liền mật thiết với sự tự xác định về xã hội, tinh thần của cá nhân. Chính vì vậy, độc thoại nội tâm của Julien chiếm vị trí đáng kể trong việc miêu tả bản thân anh ta, cũng như trong việc khám phá những tính chất đặc trưng của sinh hoạt xã hội. Tính chất phân tích của lời lẽ nội tâm

[1] Cần phân biệt phức điệu [polyphonisme] với đa thanh [polyphonie], Bakhtin sử dụng cả hai thuật ngữ âm nhạc này. Trong âm nhạc, phức điệu đối lập với chủ điệu [homophonie], cả nhạc phức điệu lẫn nhạc chủ điệu đều đa thanh [nhiều bè] nhưng trong nhạc phức điệu tất cả các bè đều bình đẳng, có giá trị như nhau, còn trong nhạc chủ điệu thì có bè chính và có bè phụ, đệm. Trong hệ thống khái niệm của Bakhtin, phức điệu là đa thanh ở mức độ phát triển cao nhất…

nhân vật trong Đỏ và đen làm cho lời lẽ đó có một số đặc điểm của một sự tề chỉnh, duy lý chặt chẽ, đôi khi đầy bi tráng. Một buổi chiều tà, ngồi bên bạn tình [bà de Rênal], anh kinh suất ca ngợi Napoléon, bà de Rênal lập tức chau mày, tỏ vẻ chán ghét câu nói vô đạo kia. Julien đã nghĩ : “Bà ấy hiền hậu và dịu dàng, và yêu ta thắm thiết, nhưng bà ấy đã được nuôi dưỡng ở phe đối địch. Nhất là bọn họ tất nhiên phải sợ cái tầng lớp những người có tâm huyết sau khi đã được hấp thụ một nền học vấn tốt, lại không có đủ tiền để bước vào một con đường công danh. Những bọn quý phái kia, họ sẽ trở thành cái gì, nếu chúng ta được đấu tranh với họ bằng vũ khí ngang nhau! Như ta, chẳng hạn, mà được làm thị trưởng Verrières, có thiện ý, lại chính trực, cũng như ông de Rênal về căn bản! Phải biết là ta sẽ đánh bạc lão trợ tế, lão Valenod và tất cả những trò ăn cắp của chúng! Phải biết là công lý sẽ thắng ở Verrières! Không phải là tài năng của bọn họ sẽ làm trở ngại được ta đâu. Họ luôn luôn dò dẫm ấy mà”.

Những dự định, toan tính trong tâm tư ngay sau đó lại biến thành hành động thực tế. Nhà văn kết hợp miêu tả hành động với tâm lý nhân vật làm cho nhân vật hiện lên sinh động, rõ nét.

Như khi miêu tả nỗi đau khổ của Julien khi Mathilde, vì tính cao nhã, đã tự trách mình nặng nề khi cho anh tới buồng mình, đã tỏ vẻ khô khan và tàn ác trước mặt anh, anh vừa đau khổ tột cùng nhưng cũng rất lý trí: “anh xổ đến một thanh gươm cũ từ thời trung cổ được tàng trữ ở trong thư viện như một dị vật. Nỗi đau đớn của anh, mà anh tưởng đã tới tột cùng khi đã trót hỏi chuyện cô de La Mole, lại vừa mới được tăng lên gấp trăm lần vì những giọt lệ xấu hổ mà anh trông thấy ròng ròng trên mặt cô. Nếu có thể giết được cô, thì anh sẽ là người sung sướng nhất đời. Lúc anh vừa mới rút gươm, hơi khó khăn, ra khỏi cái võ cổ kính, thì Mathilde, sung sướng vì một cảm giác mới lạ như vậy, liền ngạo nghễ tiến lại anh; nước mắt cô đã cạn hẳn.

Chợt Julien nghĩ ngay đến ông hầu tước de La Mole, ân nhân của anh. Chẳng lẽ ta lại giết con gái của ông! Anh tự nhủ, bỉ ổi quá! Anh làm một động tác để vứt thanh gươm đi. Chắn chắc, anh nghĩ, cô sẽ bật cười khi trông thấy cái điệu bộ ca kịch này; nhờ ý nghĩ đó, anh lại trở lại hoàn toàn bình tĩnh. Anh ngắm nhìn lưỡi gươm cổ một cách hiếu kỳ và như thể tìm trên đó xem có vết gỉ nào không, rồi anh lại tra gươm vào vỏ, và hết sức điềm tỉnh lại đặc nó lên cái đinh bằng đồng mạ vàng vẫn dùng để gác nó…”.

Về cấu trúc, lời độc thoại có thể chỉ là một câu: “Ôi Tổ quốc, sao còn dã man đến thế!” Có khi lại là một đoạn rất dài, gần như một chương trong chương “Có phải là một vụ đồng mưu không?” [Chương XV, tập II]. Ở các độc thoại này, các từ có vai trò quan trọng chứa đựng những ý nghĩa triết lý. Qua những suy luận nước đôi, nói đúng hơn là những lý giải hai giọng, nhân vật bị cuốn vào cuộc tranh luận với chính mình.

Đa số các độc thoại nội tâm thường kết thúc bằng thán từ, phản ánh những đớn đau, u uất của nhân vật trong các tình huống éo le. Chẳng hạn: “Tất cả danh tiếng của ta tiêu ma trong phút chốc, mà thanh danh là tất cả tài sản của ta… ta chỉ sống vì nó… đời khốn nạn thật… Trời đất ơi!” [Stendhal, 1998 : 140]. Các độc thoại lặp đi lặp lại, phản chiếu tâm trạng giằng co và cuộc đấu tranh nội tâm ở chiều sâu tâm hồn của nhân vật.

Với nhiều dạng thái độc thoại như liêng tưởng, tưởng tượng, dự cảm, tự vấn, triết lý, trữ tình, tự thú…, Stendhal diễn đạt tâm trạng đa dạng, phức tạp của nhân vật Julien; song tất cả đều nhằm ý tưởng phản ánh sự giằng co, toan tính của nhân vật trong hoàn cảnh vừa muốn nhập thế, lại vừa muốn xuất thế của ý thức chống đối với các thế lực đối kháng. Đó là một tư liệu thật sự lí thú và khi được soi sáng bởi một tư tưởng sáng tạo lớn của tác giả, chúng tạo nên những chi tiết, những tình tiết có sức truyền cảm mạnh mẽ. Theo ý nghĩa này độc thoại nội tâm trong các tác phẩm của Stendhal khác biệt cơ bản với lời lẽ nội tâm các nhân vật của Tônxtôi, lời lẽ này được xây dựng như là sự thể hiện dòng tư tưởng tự nhiên, không tùy tiện, sự vận động của tình cảm.

Về nội dung độc thoại, có thể xắp xếp thành bốn vấn đề chính: 1. Vị trí xã hội của người bình dân; 2. Giấc mộng anh hùng; 3. Tình yêu đam mê và bi kịch; 4. Phản kháng chống Tam quyền dưới thời Trung hưng.

Suy nghĩ về vị trí xã hội của mình, Julien tiếc rẻ quá khứ, nhưng suy nghĩ nhiều về hiện tại và tương lai. Julien suy nghĩ về sự chuyển biến xã hội mà nước Pháp đã trải qua trước đó không lâu, anh ta khâm phục Napoléon. Đối với những người dân chủ và những người theo phái tự do thì thời đại Napoléon đánh dấu việc những con người từ các tầng lớp dưới bước lên vũ đài xã hội, đối với những người bảo thủ thì đó là sự chà đạp những quyền thiêng liêng của con người; Không phải chỉ có các quá khứ mới đây làm cho nhân vật quan tâm mạnh mẽ, tương lai còn làm cho anh xúc động nhiều hơn. Anh tràn đầy linh cảm về những chuyển biến lớn lao của xã hội, hi vọng trong những điều kiện xã hội mới có thể gây dựng cho mình một sự nghiệp xứng đáng với tài năng và trí tuệ của mình. Tất cả đã tạo nên màu sắc chung của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.

Trên cơ sở mối liên hệ của nhân vật và hiện thực, nhà văn đặt nhân vật vào cuộc sống, làm bộc lộ những suy tư và khát vọng của nhân vật. Qua phẩm hạnh, cách cư xử của nhân vật, qua thái độ của nhân vật đối với xã hội, ông phê phán xã hội.

Cái xã hội và cái tâm lý trong Đỏ và đen đan quyện chặt chẽ với nhau, hơn thế nữa, không hiếm khi sự phát hiện những đặc điểm của thế giới nội tâm nhân vật rọi ánh sáng chói chang lên những hiện tượng và quá trình xã hội. Ở đây độc thoại nội tâm đóng vai trò lớn. Stendhal đã góp phần đáng kể của mình vào những hình thức mới của độc thoại đó.

Một điều đáng chú ý là, các thư từ trong tác phẩm cũng có một số đoạn độc thoại. Các bức thư sử dụng từ vựng cổ điển và lãng mạn có giá trị bộc lộ rõ rệt tính cách của người viết thư.

Từ độc thoại nội tâm, Julien chuyển sang lời tuyên cáo qua bài diễn văn tuyệt mĩ đọc ở tòa án. Bài diễn văn này có thể được xem như lời kết luận đanh thép, cái nút mở trong chuỗi móc xích cuộc đời rắc rối, đắng cay của nhân vật; có tác dụng vạch trần thực chất xã hội tàn bạo đương thời: “Tội ác của tôi là như thế đó, thưa các ngài, và nó sẽ bị trừng trị càng nghiêm khắc vì nỗi, thực tế, tôi không được phán xử bởi những người cùng đẳng cấp với tôi. Tôi không thấy trên các hàng ghế hội thẩm một người nhà quê làm nên giàu có nào, mà chỉ toàn những trưởng giả phẫn nộ...” [Stendhal, 1998 : 381 – 382].

3.1.6. Julien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

Ănhghen nói: “Theo ý tôi, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi, ngoài những chi tiết chân thực, sự thể hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”.

Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phổ biến sâu xa sẽ là những tính cách điển hình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào trong tác phẩm nào cũng xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình. Điển hình là một khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật.

Như trên đã nói, dục vọng là một vấn đề quan trọng trong tác phẩm Đỏ và đen. Dục vọng quyền lực chi phối hành vi của cả một hệ thống nhân vật từ tất cả các tầng lớp trong xã hội, từ quý tộc Pari Hầu tước de La Mole, quý tộc tỉnh lẻ thị trưởng de Rênal, tư sản Valenod, đến phó giám mục Frile, ông trợ tế Maxlông, và Julien cũng không ngoại lệ. Về cái đích đạt tới của dục vọng ở các nhân vật dục vọng về cơ bản là giống nhau, đó là danh vọng và địa vị. Nhưng ở mỗi nhân vật, con đường để đạt tới mục đích ấy lại khác nhau. Dựa vào điều này có thể thấy Julien đứng về một phía đối lập với các nhân vật khác. Đối với ông Valenod, quyền lực là công cụ để chiếm hữu địa vị và tiền của. Thị trưởng de Rênal cũng có mục đích như Valenod. Sự thôi thúc của dục vọng quyền lực bắt nguồn từ thói hám danh sính sở hữu và ham muốn được khẳng định “cái quyền chuyên chế phiền hà nhất” mà ông ta may mắn có được. Riêng hầu tước de La Mole – một người đã thừa mức danh vọng, địa vị và tiền của – nhưng vẫn khát khao được lên hàng công tước. Còn Julien mang khát vọng giàu sang mãnh liệt: “Thà chịu muôn ngàn cái chết còn hơn là không đạt tới giàu sang!”, nhưng giàu sang phải đi đôi với địa vị, quyền lực “Thà được mọi người trọng vọng hơn là giàu có mà không có địa vị trong xã hội!”. Với sự nhạy bén thiên bẩm, anh cảm thấy sự tương phản giữa sức mạnh, các khả năng tinh thần của mình với cái vị trí xã hội dành cho anh – một kẻ dân đen, con trai một người thợ xẻ gỗ, địa vị thấp hèn trong xã hội. Nhưng ý muốn mưu cầu danh vọng của anh gắn liền với tính tích cực có mục đích, tinh thần sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn của anh ta. Anh ta mang trong mình lý tưởng anh hùng, sùng bái Napoléon, muốn xây dựng sự nghiệp trong những nguy hiểm của chiến trận. Ngay từ nhỏ đã say mê nghề võ bị đến điên người. Sự đổi thay ghê gớm của thời cuộc đã tạo nên sự thay đổi to lớn khi Julien quyết định “phải làm giáo sĩ mới được”. Trong quá trình nhân vật thâm nhập vào xã hội, sự sùng bái Napoléon vẫn không hề bị suy giảm ở tâm hồn nồng nhiệt ấy. Không ít lần anh nhắc về Napoléon, vì hình tượng Napoléon – với ý nghĩa tích cực đầy đủ của nó – đã ngấm sâu trong tâm hồn, trở thành dòng nhiệt huyết, góp phần hình thành và bộc lộ tính cách nhân vật Julien. Những nguyên tắc tích cực trong đời sống của anh nâng anh lên cao hơn bọn Valenod hèn kém, de Rênal ngu dốt…

Stendhal đã vẻ lên một nhân vật Julien vừa là một con người cụ thể mà cũng vừa tiêu biểu cho một loại người nhất định. Nhân vật Julien là một nhân vật điển hình. Anh xuất thân từ tầng lớp dưới của xã hội. Là một người ủng hộ nồng nhiệt của Napoléon đã bị lật đổ, anh ta mong ước trong những điều kiện lịch sử mới giành được cho mình một vị trí xã hội nổi bật phù hợp với những khả năng bẩm sinh của anh ta.

Khát vọng của anh ta chính là một tất yếu trong chuỗi hiện tượng lịch sử.

Cách mạng tư sản Pháp đã đập đổ chế độ phong kiến, quét sạch tàn dư lạc hậu của thời Trung cổ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp và trên lục địa châu Âu. Điểm nổi bật nhất trong cách mạng tư sản Pháp là quần chúng nhân dân đã tham gia một cách rất tích cực và trong chừng mực nhất định, cách mạng đã đem lại ruộng đất cho nông dân, làm thỏa mãn phần nào những yêu cầu cơ bản của quần chúng nhân dân thành thị. Và Napoléon, một viên sĩ quan xuất thân từ tầng lớp quý tộc nghèo đã lãnh đạo cuộc chiến tranh ái quốc và trở thành hoàng đế nước Pháp [năm 1804] bằng chính thanh gươm của mình. Uy tín của viên tướng đầy tài năng và đầy tham vọng vang khắp châu Âu. Điều này có ý nghĩa tích cực và tiến bộ đối với thanh niên Pháp lúc bấy giờ, đã thức tỉnh nghị lực trong nhân dân, đồng thời kích thích tham vọng ở mỗi cá nhân. Cả một thế hệ thanh niên đã xem vinh quang trên chiến trường là con đường thành đạt duy nhất.

Khi dòng họ Bourbon quay về, sự nghiệp quân sự trở thành đặc quyền của giới quý tộc. Nhưng nguồn nghị lực đã được thức tỉnh vẫn sôi sục trong hoàn cảnh quan hệ xã hội tư sản tiếp tục phát triển. Những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp dưới từ khắp nơi đến Pari tìm cách tiến thân. Họ là những thanh niên “được học hành tử tế nhưng không có miếng ăn”. Dù cho giới quý tộc biếng nhác, thế lực nhà thờ ngu dân và bọn tư sản tham tàn cản trở, phá hoại, nhưng vẫn không dập tắt, bóp nghẹt nổi trong họ lòng tự trọng và ý thức về tính hợp lý, công bằng về một xã hội dân chủ, bình đẳng theo tinh thần của Đại cách mạng Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái”. Nhưng, chỉ một phần rất nhỏ trong số họ có thể leo lên bậc thang danh vọng, còn phần lớn thì đường đời của họ là quá trình tan vỡ ảo mộng. Sự bất bình căng thẳng, tình thế không chịu đựng nỗi của lớp thanh niên này và niềm hoảng sợ của giai cấp thống trị đứng trước họ là những nét điển hình của hoàn cảnh lịch sử cuối những năm hai mươi.

Julien chính là đã đứng ở một thời điểm lịch sử đặc biệt như thế, ở điểm gặp gỡ của những lực lượng xã hội, khi một giai cấp vừa trùng hưng lại, nhưng chẳng thể nào phục hưng lại quá khứ trước 1789, khi một giai cấp vừa làm xong cuộc cách mạng của nó, khiến những người “vốn xuất thân trong một đẳng cấp thấp hèn” đã “dám chen chân vào cái mà sự kiêu hãnh của những kẻ giàu có mệnh danh là xã hội” [Đặng Anh Đào, 1997 : 514]. Đó cũng chính là tình thế sản sinh tính bi kịch trong xung đột điển hình đối với thời đại – xung đột giữa cá nhân và xã hội – mà Julien Sorrel là một nhân vật điển hình.

Rõ ràng Sorrel chính là đại diện cho tầng lớp thanh niên kế thừa được cái lý tưởng của cách mạng 1789: tự do, bình đẳng, bác ái, nhất là quan điểm bình đẳng của thế kỷ Ánh sáng từ Giăng Giắc Rutxô.

Song, nhân vật sống không phải chỉ bằng những nét chung mà còn phải bằng những nét riêng của chúng. Trong thực tế đời sống không có những con người chung chung mà chỉ có những con người riêng với cá tính riêng biệt của chúng. Cho nên, vấn đề điển hình gắn chặt với vấn đề cá tính. Mỗi nhân vật mỗi tính cách, nói như Engels “là một điển hình, mà đồng thời là một cá nhân riêng biệt, con người này”.

Stendhal đã xây dựng nhân vật này là người đầy tài năng và nghị lực, ý thức rất rõ về mình. Trí tưởng tượng mãnh liệt nâng Julien lên cao hơn môi trường xung quanh, hơn những gã quý tộc, tư sản chỉ có khả năng mơ ước một chuyện thăng thưởng, một món lời, một món mua sắm mới. Là một tính cách phi thường, Julien đối lập với bọn de Rênal, Valenod khôn ngoan, thấp kém. Anh đã muốn bật ngồi và sửng sờ cả người khi de Rênal, trước sự giận dữ của người gia sư bị ý xúc phạm, đau khổ xin tăng lương cho anh “kể từ ngày kia, mồng một đầu tháng”. Tất cả niềm phẫn nộ của Julien biến mất và kinh ngạc “Mình kinh con vật này như vậy mà chưa đủ, có lẽ đây là cách tạ lỗi lớn nhất mà một tâm hồn đớn hèn có thể thực hiện”.

Julien khác hẳn nhân vật Charles trong Eugénie Grandet của Balzac sau này. Nếu như ở thế hệ đó, thanh niên của đẳng cấp thứ ba không còn giữ được lòng tự trọng của mình nữa. Từ Charles cho đến Rastignac, lớp thanh niên đó đều lần lượt “bị cán đi dưới sức tha hóa của đồng tiền tư bản”. Chàng thanh niên nghèo Luyxiêng de Ruybemphê [Vỡ mộng] chạy theo tình yêu và danh vọng, la lên: “vàng là thế lực duy nhất bắt cái xã hội này phải quỳ gối”. Nói chung, đồng tiền là tấn bi kịch trung tâm của thời đại, những xung đột bi thảm giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội, giữa thực tại và lý tưởng…; thì ở thế hệ Sorrel, đồng tiền đang bị đặt bên dưới nhân cách. “Nếu ta muốn họ quý trọng và cả chính mình cũng tự quý trọng nữa, thì ta phải cho họ biết rằng chính là cái nghèo của ta giao thiệp với cái giàu của họ, chứ tấm lòng của ta cách xa sự láo xược của họ hàng nghìn dặm, và được đặt trên một tầng quá cao, những biểu thị nhỏ nhặt của sự kinh miệt hay sự ưu đãi của họ không thể nào bén tới được”. [Stendhal, 1998 : 162].

Các nhân vật trẻ tuổi không thuộc giới thượng lưu của Bandắc cũng tràn đầy ước vọng muốn vươn lên các tầng lớp trên của xã hội, bước vào giới của những kẻ được lựa chọn. Nhưng Julien là một nhân vật có tính cách độc đáo, về cơ bản khác xa với các nhân vật của Balzac. Không phải ngẫu nhiên mà có người nhận xét rằng: Balzac dù có viết gần một trăm truyện, song không có một Julien trong Tấn trò đời.

Trong khi các nhân vật của Balzac coi việc bước vào giới những kẻ được lựa chọn không tách rời việc làm giàu, kiếm tiền, không tách rời sự hưởng thụ vô độ cuộc sống, thì Julien, khi đã được vị trí ngang với những kẻ có quyền thế ở đời, vẫn hy vọng rằng anh sẽ có thể hiến thân cho một sự nghiệp xã hội lớn lao, tuy rằng anh chưa thật hiểu rõ chính cái tính chất của sự nghiệp đó.

Những khác biệt quan trọng giữa họ không chỉ thể hiện ở đó. Nếu như các nhân vật trẻ tuổi không có tước vị của Balzac, như đã nhận xét, đã nắm chắc được bộ luật của đạo lý tư sản, trở thành những kẻ bảo vệ bộ luật đó, thì Sorrel, tuy vẫn ngả hẳn về môi trường đặc quyền đặc lợi, vẫn giữ được sự độc lập nội tâm của mình, cách suy nghĩ của mình. Anh đánh giá trên tinh thần phê phán mạnh mẽ các tầng lớp khác nhau của những kẻ có quyền hành, anh thường cảm thấy vô cùng khó chịu đối với chúng, song, anh không cho phép mình được nói thẳng điều đó ra.

Tuy nhiên, Julien cũng không phải là Mixirili [Vanina Vanini của Stendhal]. Mơ ước của chàng Cácbônarô cũng nâng anh lên cao hơn xung quanh, đối lập với những kẻ áp bức nước Ý và bọn giàu có khôn ngoan. Nhưng sự gàn dở của Mixirili xuất phát từ lý tưởng anh hùng của nhà cách mạng chiến đấu cho tự do của tổ quốc. Mơ ước của Julien phục tùng tham vọng cá nhân mãnh liệt, những phẩm chất của con người chiến sĩ chân chính vì tự do vẫn không có ở Julien, chúng chưa hình thành ở trong anh. Ước mơ của anh về một sự nghiệp lớn lao, có ích cho toàn xã hội đã không được thực hiện. Và điều đó chứng tỏ trước hết rằng những băn khoăn của nhân vật về sự thành đạt cá nhân đã lấn át những khát vọng hoạt động xã hội của anh, tuy đôi khi Julien cũng thấy rằng niềm vinh quang của mình không tách rời tự do cho tất cả mọi người.

Nhưng Stendhal không chỉ xây dựng tính cách điển hình mà còn có hoàn cảnh điển hình. Con người là do hoàn cảnh [1] tạo nên. Nó sống giữa sự vật và những con người tác động đến nó và nó tác động trở lại.

Nhưng khác với Balzac, Stendhal không quan tâm đầy đủ đến hoàn cảnh tự nhiên xung quanh con người, cụ thể là những vật chung quanh con người [thành thị, đường phố, nhà cửa, đồ đạc…]. Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là sự tác động sâu sắc của hoàn cảnh sống tới tính cách của con người không lôi cuốn sự chú ý của Stendhal. Ông đặt nhân vật vào hoàn cảnh xã hội. Thế giới do Stendhal mô tả không nổi bật bởi chiều rộng và quy mô sử thi vốn tiêu biểu cho các bức tranh về cuộc sống xã hội và riêng tư của Balzac. Nhưng thế giới đó – và đây là điều rất quan trọng – có tính nhiều chiều kỳ lạ, có tính tương phản xã hội – tâm lý, trong thế giới đó, cảm xúc về viễn cảnh lịch sử thể hiện rõ rệt.

Nhà văn đặt nhân vật lần lượt vào các môi trường, từ làm gia sư trong nhà ông de Rênal, học ở chủng viện Bensancon, cho đến làm thư ký riêng cho hầu tước de La Mole… nhân vật được tiếp xúc hầu hết với đủ các tầng lớp trong xã hội. Ngay trong cách nhân vật khám phá cuộc sống, đã chứa đựng một sự phán xét nhất định về nó, làm hiện lên trước mắt người đọc bối cảnh điển hình của xã hội đương thời, thâm nhập sâu sắc vào thực chất của những xu hướng lịch sử của thời đại.

[1] Trong tác phẩm văn học, người ta thường phân biệt hoàn cảnh nhỏ và hoàn cảnh lớn. Hoàn cảnh nhỏ có liên quan đến mặt sinh hoạt của nhân vật. Sinh hoạt [hiểu theo nghĩa đặc biệt như là một thuật ngữ nghiên cứu văn học] được tạo ra từ những chi tiết đời sống hàng ngày của nhân vật, bao gồm cả những cách sống riêng tư nhất. Với sự phát triển của tiểu thuyết hiện thực, sinh hoạt trở thành đối tượng miêu tả ngày càng có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Tuy nhiên, lạm dụng sự miêu tả sinh hoạt sẽ có hại cho giá trị tư tưởng của tác phẩm. Bởi vì “chi tiết sinh hoạt chỉ là đinh ốc nhờ đó mà hành động gắn với thời điểm lịch sử” [Lêonôv]. Hoàn cảnh lớn hiểu theo nghĩa rộng, là hoàn cảnh lịch sử chung, là trạng thái nhân thế của cả xã hội, là tình thế thời đại với những quy luật, những xu thế khái quát nhất bật ra từ những mối liên hệ cốt yếu nhất của thời đại. Mức độ điển hình của hoàn cảnh được quy chiếu với quy luật của hoàn cảnh lớn, với xu thế lịch sử chủ đạo, khách quan của thời đại.

Đồng thời, những quan hệ xã hội, những va chạm trong cuộc sống đó cuối cùng sẽ thể hiện nhiều kía cạnh, nhiều hình thái của cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp trong xã hội có giai cấp. Cho nên hoàn cảnh điển hình hay trường hợp điển hình chủ yếu phải thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp, mà đấu tranh giai cấp ở thời đại Stendhal nổi bật, nhất là đấu tranh giữa tư sản và quý tộc.

Khi đặt nhân vật vào hoàn cảnh xã hội, vào trong những mối quan hệ xã hội phức tạp, vào những va chạm của cuộc sống, cũng sẽ làm nổi bật tính cách nhân vật. Bởi vì, như Mác đã chỉ rõ, “con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Không phải ngẫu nhiên mà có người cho Đỏ và đen là “Thời sự của năm 1830” [Đặng Anh Đào, 1997: 512]. Stendhal đã bám sát sự thật lịch sử, những sự kiện chính của xã hội Pháp thời Trung hưng – dưới triều đại Louis XVIII và Charles X, sau những năm rực rỡ chiến công rồi nhục nhã trong thảm bại của Napoléon – được tác giả miêu tả cụ thể, chân thực. Dòng họ Bourbon do được quân đội nước ngoài của Liên minh thần thánh [năm nước phong kiến: Anh, Phổ, Áo, Nga, Tây Ban Nha] đưa về, khôi phục lại nền quân chủ ở Pháp trên cái cơ sở xã hội chông chênh mà cuộc cách mạng 1789 vừa mới dựng nên. Chính quyền tư sản tạm thời bị dẹp, bọn quý tộc di cư theo gót Louis XVIII trở về. Một số lớn phần tử quý tộc bảo hoàng cực đoan muốn thủ tiêu các thể chế mới, khôi phục lại những đặc quyền cũ, và mưu toan dựa vào viện trợ nước ngoài cũng như câu kết với lực lượng tôn giáo để hoạt động chính trị. Chúng thành lập Hội thánh, lũng đoạn và chi phối cả chính quyền địa phương. Tuy vậy, lực lượng quý tộc đang trên đà suy tàn và xu thế xã hội là đi vào con đường tư bản chủ nghĩa với việc giành giật thị trường và mở mang công nghệ. Trong cuộc tranh chấp ấy giữa hai thế lực, xã hội Pháp đã phải trải qua một thực trạng đầy mâu thuẫn, mang tính kịch gay gắt. Và giai cấp tư sản, trong cuộc đấu sức với tầng lớp quý tộc, cũng đã sớm bộc lộ một cách trắng trợn cái bản chất bóc lột tàn bạo của nó.

Giai cấp quý tộc với hai nhân vật tiêu biểu của nó là ông de Rênal, đại diện cho tầng lớp quý tộc tỉnh nhỏ và ông Hầu tước de La Mole, đại diện cho tầng lớp quý tộc trong xã hội thượng lưu ở Pari.

Ông de Rênal thuộc dòng dõi Tây Ban Nha, gốc gác cổ kính, đã lập nghiệp từ lâu đời ở xứ Prăngsơ Côngtê. Hắn vừa làm thị trưởng thị trấn Verrières vừa làm chủ một xưởng làm đinh. Bằng hai câu, Stendhal đã lột tả được hết tính cách của de Rênal: “Nhưng chả mấy chốc, , người du khách của Pari đã thấy khó chịu vì một cái vẻ tự mãn tự phụ hòa lẫn với một cái gì tuồng như thiển cận và ngu đần. Nghĩa là người ta cảm thấy tài trí của con người đó chỉ giới hạn ở chỗ có ai nợ y cái gì thì y đòi cho thật đúng kỳ hạn, còn y nợ ai thì y trả hết sức chậm chạp lươn khươn”. Trong khi lấy cái việc là một nhà công nghiệp làm xấu hổ, thì chính hắn lại nhờ vào tiền lãi về xưởng chế tạo đinh mà có được ngôi nhà xinh đẹp và những khu vườn rộng lớn có tường chắn cẩn thận. Hắn chính là một điển hình cho giai cấp quý tộc thời Trung hưng, quý tộc đang đi vào con đường tư sản hóa. Một lần, có con bé nhà quê đã lạm phép đi xuyên qua một góc khu vườn quả của ông de Rênal, ông tức thì “ném đá đuổi nó đi” và “lấy những bó cành gai rấp cái lối đi lạm phép đi xuyên qua khu vườn quả”. Hay ông rất bực mình khi bàde Rênal đã dám làm một con đường rãi cát, chạy quanh khu vườn quả mà không hỏi ý kiến ông, nhưng bàde Rênal đã làm việc đó bằng tiền của bà, nên ông cũng được đôi phần an ủi! Thế là ở hắn hợp nhất cái lòng tham lam bần tiện của một gã tư sản với tính kiêu căng ngu xuẩn của một kẻ quý tộc. Tác giả còn vạch ra cả bước đường xuống dốc của gã quý tộc tư sản hóa đó. Nếu ở đầu cuốn tiểu thuyết, hắn xuất hiện một cách đường bệ trên ghế thị trưởng, thì ở cuối đoạn trích, tác giả đã hé cho ta thấy cái cảnh lu mờ bi đát của hắn sau khi bị đẩy ra ghế thị trưởng, và từ hàng ngũ đảng bảo hoàng hắn đã chuyển thành đảng viên tự do để hoàn thành bước đường tư sản hóa của hắn về mặt chính trị. Giai cấp tư sản đã nuốt mất giai cấp quý tộc.

Còn tầng lớp quý tộc thượng lưu ở Pari mà de La Mole là đại diện thì có phần ngang ngạnh hơn trên con đường tư bản hóa. Chúng kiêu căng đến tột bậc, chúng “không che giấu nỗi lòng khinh bỉ thành thực của chúng đối với tất cả những cái gì không xuất phát từ những con người được bước lên xe song loan của nhà vua”.

Hầu tước de La Mole mưu mô vận động để làm cho nhà vua và cả quốc gia chấp nhận một bộ nào đó, bộ này sẽ tạ ơn ông và đưa ông lên hàng công tước. Ông ta hàng ngày, ngoài hai việc nhỏ nhặt nhưng khá quan trọng là chăm sóc cơ nghiệp và chăm sóc thú vui chơi. Song, việc quan trọng hơn cả đối với hầu tước de La Mole, mà cũng là của giai cấp quý tộc là việc duy trì chế độ, duy trì địa vị thống trị của giai cấp. Hơn ai hết, ông thấy rõ số phận giai cấp mình. Trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, bọn chúng âm mưu câu kết với thế lực ngoại bang để khôi phục đặc quyền đặc lợi của giai cấp mình. “Thưa các ngài – ông ta nói trong một cuộc họp kín – ngai vàng, nhà thờ, giai cấp quý tộc có thể tiêu ma ngày mai, chừng nào mà chúng ta chưa tạo nên được ở mỗi tỉnh một lực lượng với năm trăm người tận tụy… Mỗi chúng ta phải hy sinh một phần năm lợi tức của mình để thành lập cái đội quân nhỏ năm trăm người tận tụy ở mỗi tỉnh. Bấy giờ thì các ngài mới có thể trông mong được ở một sự chiếm đóng của quân nước ngoài. Không bao giờ người lính nước ngoài vào sâu đến Đijông thôi, nếu hắn không chắc chắn được thấy có năm trăm người lính bạn trong mỗi tỉnh. Các vua nước ngoài chỉ lắng nghe các ngài khi các ngài báo tin cho họ là có hai vạn người quý tộc sẵn sàng cầm vũ khí để mở cho họ các cửa ngõ của nước Pháp. Các ngài sẽ bảo công việc đó nặng nhọc lắm, nhưng, thưa các ngài, cái đầu chúng ta là ở cái giá đó. Giữa sự tự do báo chí và sự tồn tại của chúng ta ở địa vị quý tộc là cuộc chiến đấu sống mái. Hoặc các ngài sẽ trở thành dân công nghệ, nhà nông, hoặc các ngài phải cầm súng…”.

Nhưng đặc sắc là Stendhal đã làm nổi bật cái không khí lạnh lẽo, buồn thảm, “chết ngạt về tinh thần” của giai cấp đang tàn lụi này. Phòng khách của chúng, nếu bạn trông thấy, bạn sẽ thấy “nó huy hoàng bao nhiêu thì cũng buồn tẻ bấy nhiêu”, đó là “xứ sở của ngáp dài và lý luận tẻ ngắt”. Ở đó ngự trị ba thứ: kiêu căng, chán chường và lễ phép hoàn hảo. Những người mà ta thường gặp trong các phòng khách quý tộc là “những kẻ thân danh hèm kém, nhạt nhẽo vô vị”, những người chủ nhà thì “đã quen lăng nhục người khác để giải buồn”. Quả thực chúng rất kiêu căng, tự phụ, nhưng chúng cũng rất lễ độ: “Hơi một chút của sự nóng giận cũng bị coi là sự thô bỉ”. Những thanh niên đến để làm tròn phận sự lễ nghi, “sợ nhỡ nói đến điều gì làm cho người ta có thể nghi ngờ là mình có một tư tưởng, hoặc nhỡ là bị phát lộ là đã đọc sách báo cấm kỵ nào đó”, nghĩa là “đừng có đùa cợt về Chúa, về các tu sĩ, về nhà vua, về những người có chức vị, về những nghệ sĩ được triều đình che chở, về tất cả những cái gì đã được thiết lập; miễn là đừng nói tốt cho Bêrănggiê, cho các báo đối lập, cho Vonte, cho Rutxô, cho tất cả những gì tự cho phép nói thẳng một chút; nhất là đừng bao giờ nói chính trị”, còn thì người ta có thể bàn luận tự do về tất cả mọi chuyện. Nên họ “đều căm lặng sau vài câu thanh nhã về Rôxini và về thời tiết”. Mặc dù phong cách tao nhã, lễ độ hoàn toàn, mặc dù ý muốn làm vui lòng người khác, nhưng “trên tất cả mỗi vầng trán đều đọc được thấy rõ sự chán chường”.

Stendhal chẳng những đã phản ánh tài tình con đường tư sản hóa của giai cấp quý tộc Pháp, mà ông còn phản ánh gã tư sản hãnh tiến chạy theo tước vị của quý tộc. Đó là ông Valenod, giám đốc viện tế bần, đại biểu cho loại tư sản hãnh tiến. Julien thấy hắn “có cái gì đê tiện và sặc mùi ăn cắp”, tính tình trơ tráo và thô bỉ, không biết xấu hổ cái gì cả, “chuyện gì cũng len vào, luôn luôn xuôi ngược, viết lách, nói năng, quên những nỗi sỉ nhục, không có một chút tự phụ cá nhân nào”. Cuối cùng, tên tư sản chạy chọt thế nào không những đã thủ tiêu được tín nhiệm của ông thị trưởng trong con mắt của quyền lực tăng lữ, mà còn được đề bạt lên hàng nam tước, nhập tịch hàng ngũ quý tộc. Thật là thời đại của Valenod.

Stendhal đã vẻ ra bức tranh xã hội rộng lớn, phản ánh, trong mức độ nhất định, cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản xâu xé xã hội đương thời. Giữa tên giám đốc viện tế bần với thị trưởng Rênal cũng là quý tộc luôn cạnh tranh nhau về sự oai vệ bề ngoài, về bổng lộc tiền tài, về chức tước để “ưỡn ngực ra giữa đường mà làm oai với dân hạ đẳng”. Những bữa tiệc quý tộc rặt là những thái độ đạo đức giả, không bao giờ dám nói thật, luôn giữ thế với nhau về chính trị để kiếm chác lòng tin của quý tộc bề trên. Không khí các gia đình quý tộc lạnh lẽo, ngôn ngữ giữa họ là những hoa hòe nông cạn, giả đạo đức. Thầy cả Chélan đức độ tuyệt vời, giám mục Pirard là người tốt bụng đều bị bè lũ Valenod tranh gạt chỉ vì họ là phái Janxênit.

Nhưng trong xã hội đó, còn có một lực lượng quan trọng làm nên bộ ba tam quyền chi phối xã hội bấy giờ, đó chính là Giáo hội – thành trì thuộc vào hàng kiên cố nhất của chế độ phong kiến. Với con mắt của một nhà văn hiện thực duy vật và vô thần, Stendhal đã căm phẩn vạch trần bộ mặt thật của bọn tu sĩ. Tên phó giám đốc chủng viện Caxtanet, thù địch với ông Pirard, là một kẻ “không coi một tội ác nào là đen tối quá”, hắn khuyên học trò: “hãy như một cái gậy trong tay giáo hoàng” thì sẽ được “một chức vụ bất khả bãi miễn, chính phủ trả một phần ba lương bổng và các tín đồ sẽ trả hai phần ba kia… Những xứ đạo miền núi, bổng ngoại còn tốt hơn rất nhiều những xứ đạo ở thành phố. Tiền bạc không kém, lại chưa kể đến gà sống thiến béo mẫm, trứng gà, trứng vịt, bơ tươi và hàng nghìn thứ thú vị lặt vặt nữa, và ở đó, ông cha xứ là người thủ chỉ không ai dám chối cãi, không có bữa ăn ngon nào mà không được mời mọc, thiết đãi…”.

Và phó giám mục Frile là một con người quỷ quyệt. Hắn đứng đầu cả mạng lưới Hội thánh ở Bensancon, có tiếng là “cất lên hạ xuống những viên tỉnh trưởng như chơi, hắn mà gởi thông điệp về Pari thì các quan tòa, tỉnh trưởng và cho đến cả tướng tá trong doanh trại đều phải run sợ”, nhưng lại sử dụng mưu kế bỉ ổi, nhơ nhớp để hạ Julien – học trò cưng của ông Pirard – từ hạng nhất xuống hạng 198 trong kỳ sát hạch. Ông ta “lấy làm sung sướng được làm như thế để làm nhục kẻ thù của ông ta, là ông Pirard theo phái Jăngxênit”. Cái tên phó giám mục đó thiếu chút nữa là quỳ xuống chân cô gái Mathilde, khi hắn biết cô này là bạn thân của bà cháu gái có uy thế của Đức Cha nắm trong tay quyền phân phối chức giám mục trên toàn nước Pháp.

Những người như cha xứ Chélan và linh mục Pirard là những nhà tu sĩ tốt bụng, thành thật thờ Chúa, không ham tiền tài, địa vị, nhưng lại bị phái Jêduyt tìm cách bẩy đi, mặc dầu tuổi đã già. Còn lại là cả một bọn giáo sĩ giả nhân giả nghĩa, chạy theo tiền tài, địa vị, tàn ác, quỷ quyệt không kém gì những bọn quý tộc và tư sản. Nơi đào tạo ra họ chính là chủng viện Bensancon, một “địa ngục trần gian”. Ở trường học tôn giáo đó, các sinh đồ coi nhau như kẻ thù, hàng giờ hàng phút phải giả dối che đậy mọi ý nghĩ, tình cảm riêng, vì “sự dò la và tố cáo giữa bạn học với nhau được khuyến khích”, còn học hành giỏi giang đứng đầu về các giáo lý, lịch sử giáo hội… lại là “một tội lỗi huy hoàng”. Ở đó, chỉ có “sự phục tùng trái tim là tất cả”. Tất cả nền giáo dục của chủng viện đóng khung ở “một tấm lòng kính trọng mênh mông và vô biên đối với đồng tiền khô và lỏng”, nghĩa là tiền mặt và sự thần phục giáo hoàng, vị Chúa thứ hai ở trái đất. Và đại đa số sinh đồ đó xuất thân từ nông dân nghèo khổ, chỉ trông thấy ở nghề thầy tu cái hạnh phúc lâu dài “được ăn uống no nê và có một bộ áo ấm về mùa đông”. Một nguyên lý ngự trị trong thế giới tôn giáo là “ý niệm về tôn giáo gắn chặt với ý niệm giả dối và kiếm tiền”, “những ý niệm hội viên Hội thánh có thế lực là sự tàn ác thâm hiểm và quỷ quyệt gắn bó khăn khít với nhau”. Julien lúc bị giam trong nhà lao đã nói với bạn là Fukê: “Này, bọn Hội thánh Bensancon quý hóa ấy cái gì chúng cũng làm tiền được cả; nếu anh khéo thu xếp, chúng sẽ bán cho anh cái xác chết của tôi đấy…”.

Julien đứng trước hiện thực đó, anh ta cảm thấy mình là một kẻ cô độc và đối lập với bọn quý tộc ngu dốt de Rênal, bọn tư sản Valenod hèn kém, bọn thầy tu bỉ ổi, đê tiện. Trong những chuyện trò giữa bọn chúng, anh thấy những ý kiến của chúng chẳng phù hợp gì với thực tế, toàn những chuyện hèn kém, rặt cái “tính thô bỉ và sự vô tình hết sức phũ phàng đối với tất cả những gì không phải là chuyện tài lợi, địa vị hoặc huân chương”. Đối với anh, chúng là những “Đồ quỷ quái!” hoặc “Quân ngu xuẩn!”.

Stendhal đã vẽ ra sáng tỏ vô cùng bước đường suy sụp và đồi bại của bọn quý tộc, và bước phát triển của bọn tư sản hãnh tiến. Đồng thời, ông cũng vạch rõ sự chi phối của đồng tiền trong mọi quan hệ xã hội. Khi ở trong nhà lao, Julien đau xót nghĩ về bố mình: “Nỗi lo sợ thiếu tiền, cái lối nhìn ngoa ngoắt sự độc ác của người đời, mà ta gọi là tính keo kiệt, làm cho ông cụ cảm thấy một mối an ủi và an toàn kì diệu trong món tiền ba bốn trăm luy mà ta có thể để lại cho ông cụ. Một ngày chủ nhật sau bữa ăn chiều, ông cụ sẽ phô bày vàng bạc của mình cho tất cả những kẻ ghen ghét mình ở Verrières xem. Với giá này, con mắt của ông cụ sẽ nói với họ, có người nào trong các ông lại không lấy làm vui thích có một thằng con lên máy chém?”. Đồng tiền đã xóa bỏ những tình cảm gia đình, nhưng tình cảm xã hội tốt đẹp, chỉ để lại trong con người mối quan hệ “tiền trao cháo múc”, qua những phần phân tích trên chúng ta cũng đã nhận ra được điều đó. Đặc biệt, một trong những tác động của đồng tiền, hậu quả của chế độ tư hữu nói chung, của chế độ tư sản nói riêng, đối với tình yêu trai gái, quan hệ vợ chồng. Engels đã từng phân tích chế độ gia đình một vợ một chồng trong xã hội phong kiến và tư sản, và đã chỉ ra rằng “cái chế độ hôn nhân cá thể chặt chẽ dưới quyền chi phối của đàn ông” đó, với việc kết hôn được tiến hành như “một việc có tính toán lợi hại, do cha mẹ thu xếp”, ngăn trở tình yêu trai gái phát triển dưới hình thức tình nghĩa vợ chồng và đưa đến cái tình trạng “về phía chồng thì tạp hôn bừa bãi, về phía vợ thì ngoại tình lu bù”, thậm chí tệ tạp hôn cũng như tệ ngoại tình trở thành như những “thiết chế xã hội”.

Cái nhìn sâu sắc, vào tận cơ cấu xã hội như thế, nhà văn làm cho nhân vật điển hình hiện lên trong một hoàn cảnh điển hình – một trong những yếu tố cơ bản của một chủ nghĩa hiện thực hoàn chỉnh. Ông đã cắm sâu nhân vật của ông vào trong hoàn cảnh thì ông cũng đạt tới cái gọi là “sự phát triển tự thân” của tính cách, nghĩa là tính cách hình thành trong một hoàn cảnh xã hội nhất định thì cũng tự nó phát triển một cách hợp lý theo sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, chứ không phải theo ý muốn chủ quan của nhà văn hay do một biến cố phi thường hoặc giả tạo nào. Về phương diện này, nhân vật Julien Sorrel là một nhân vật điển hình hoàn chỉnh. Stendhal cho chúng ta theo dõi từng bước phát triển tính cách của nhân vật, từ lúc anh ta còn là một anh thanh niên nghèo ở Verrières đến khi làm thư ký cho hầu tước de La Mole ở Pari, rồi qua bao nhiêu va chạm… Stendhal đã đặt Julien vào các môi trường hoạt động rất khác nhau, ràng buộc anh với bao nhiêu mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp, mà ông còn dùng nhiều loại ống kính với mọi góc độ khác nhau, qua con mắt nhìn của nhiều nhân vật để soi chiếu và làm nổi bật lên mọi khía cạnh ngoắt ngoéo nhất, thầm kín nhất trong tâm hồn và tính cách của Julien qua cả một quá trình giằng co không đơn giản.

Nếu như trong một hoàn cảnh thuận lợi, Julien có thể trở thành một một tướng soái thời đại Napoléon hay một chiến sĩ Giacôbanh thông minh, dũng cảm, nhưng sở dĩ Julien rốt cuộc chỉ là một kẻ chạy theo danh vị cá nhân, tính toán, giảo quyệt, chính là vì sống trong cái xã hội tư sản – quý tộc ấy.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal:

3.2.1. Ngoại hình:

Bà de Rênal có thể nói là một trong những nhân vật chính trong Đỏ và đen. Nếu như ngoại hình nhân vật Julien được nhà văn chú ý khắc họa, thì ở đây, ngoại hình bà de Rénan chỉ được giới thiệu một cách khái quát qua những điểm nổi bật nhất: là “một người đàn bà tầm vóc cao, thân hình cân đối, đã từng là hoa khôi của địa phương… nước da lộng lẫy…Bà có vẻ giản dị, và dáng đi trẻ trung, tâm hồn đó chưa hề nhiễm thứ duyên dáng, điệu bộ”. Julien chưa bao giờ thấy “một con người ăn mặc sang trọng như thế và nhất là một người có nước da lộng lẫy như thế, ăn nói dịu dàng”. Bà đẹp đến nỗi Julien lần đầu tiên gặp mặt phải “kinh ngạc vì sắc đẹp của bà, anh quên tất cả, ngay cả chuyện đến đây làm gì, anh cũng quên phứt”, “lúc đó có thể thề rằng bà ta chỉ mới hai mươi tuổi”. Sắc đẹp ấy là “chướng ngại đầu tiên, suýt nữa thì chặn đứng bước đường sự nghiệp” của Julien; làm cho ông Valenod say mê, tán tỉnh, là nguồn gốc phát sinh lòng ghen tị, thù hằn đối với chàng gia sư trẻ được yêu mến. Và điểm nổi bật nhất của bà de Rênal mà tác giả cố ý miêu tả chính là “đôi cánh tay trắng muốt” mà không ít lần Julien đã từng “hôn chi chít lên bàn tay bà những cái hôn nồng cháy”. Nhưng nhìn chung, diện mạo cụ thể của bà đẹp như thế nào thì trong tác phẩm không nêu rõ.

3.2.2. Tính cách:

Không qua những chi tiết, sự kiện cụ thể, mà bằng những lời trữ tình ngoại đề [1], Stendhal cũng đề cập khá kỹ đến xuất thân và tính cách của bà de Rênal. Bà là người được thừa kế một gia tài lớn của một bà cô, và là một người quyết sùng đạo say mê, từ nhỏ đã được nuôi nấng ở bên cạnh các bà phước thờ kính say mê Hội Thánh tâm chúa Jêxu, họ căm thù kịch liệt những người Pháp nào ghét dòng họ Jêduýt. Một người đàn bà đức hạnh, có nếp sống hoàn toàn nội tâm, tính tình e lệ, không thích sự ồn ào: “Bà de Rênal thuộc vào loại đàn bà tỉnh lẻ, mà người ta rất có thể cho là ngu dại, trong mười lăm ngày đầu tiên được gặp. Bà chả có chút kinh nghiệm gì về đời sống, và chẳng buồn nói năng gì. Bẩm sinh có một tâm hồn u nhã và kiêu kỳ, cái bản năng hạnh phúc tự nhiên của tất cả muôn loài làm cho nhiều khi bà không để ý một tí gì đến mọi hành động của những con người thô bỉ mà sự tình cờ đã ném bà vào giữa đám họ”.

Với “vẻ ngoài tuyệt đối khiêm nhường và hoàn toàn theo ý muốn của chồng” làm cho ông de Rênal rất lấy làm hãnh diện. Trong con mắt của các bà vợ của những người có quyền thế ở Verrières, bà là người ngu dại, bởi vì, “chẳng có chút thủ đoạn nào với chồng”, bà bỏ qua những cơ hội tốt đẹp nhất để đòi chồng sắm cho mình những cái mũ đẹp của Pari hoặc của Bensancon. Nhân vật hiện lên là một người vừa gợi cảm vừa cao quý, vị tha từ thiên bẩm, đồng thời biết thoả mãn cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bà thấy chướng nhất là ông Valenod luôn luôn cử động và tiếng nói oang oang như lệnh vỡ. Xa lánh các cuộc vui, bà thích một mình tha thẩn trong khu vườn đẹp của mình.

Nhưng tác giả Đỏ và đen lại tập trung phân tích những vấn đề làm nhân vật xao xuyến, tức là ông tập trung khai thác nội tâm nhân vật, nhân vật hiện lên với đời sống nội tâm phong phú và sinh động không kém gì nhân vật Julien.

Đặt nhân vật bà de Rênal vào các mối quan hệ [bà de Rênal với chồng, với con và với Julien], nhà văn làm nổi bật tính cách của nhân vật này: một người mẹ thương yêu con rất mực, một người phụ nữ có tình cảm ngây thơ, trong sáng và khát khao hạnh phúc.

Có thể nói, Julien đến làm gia sư trong gia đình bà chính là một cái mốc quan trọng trong cuộc đời bà de Rênal. Có thể chia cuộc đời nhân vật này thành hai giai đoạn: trước và sau khi gặp Julien. Từ khi gặp Julien, bà mới biết thế nào là tình yêu. Stendhal đã rất tài tình khi miêu tả cuộc sống của bà trong giai đoạn sau này như một lăng kính để nhân vật tự ý thức cuộc đời nhàm chán trước đây của mình, cảm nhận sự chua xót của số phận mình. Qua đó nhà văn thể hiện tình cảm trân trọng xót thương đối với người phụ nữ bất hạnh – một nạn nhân của chế độ hôn nhân phong kiến – tư sản, không có tình yêu, mà chỉ có tính toán tiền bạc, địa vị.

Năm mười sáu tuổi kết hôn với ôngde Rênal – một nhà quý tộc lương hảo, trong đời “chưa hề cảm thấy hoặc trông thấy cái gì có thể phảng phất giống như tình yêu”. Bao nhiêu năm chung sống, nhưng chưa hề phê phán chồng và tự thú rằng ông ta làm cho bà buồn chán. Bà yêu thích ông nhất ông de Rênal là khi “ông nói với bà về những dự kiến của ông về con cái”. Đối với bà, giữa vợ với chồng chẳng còn có những mối quan hệ nào êm đềm hơn nữa.

Những đứa con, trước khi Julien đến, là tất cả cuộc sống của bà. Trái tim bà rối loạn, xót xa khi nghĩ đến những đứa trẻ xinh đẹp kia, được bà chăm sóc cẩn thận, sẽ rơi vào tay một thầy tu bẩn thỉu và gắt gỏng, mắng mỏ và đòn vọt các đứa con của bà. Những cơn đau yếu lặt vặt của chúng, những nỗi đau đớn, những niềm vui bé nhỏ của chúng, chiếm tất cả cảm xúc của tâm hồn bà. Một thằng con của bà lên cơn sốt làm cho bà đau khổ tuồng như nó đã chết mất rồi không bằng. Nhưng bà chẳng thèm nói với ai. Những năm đầu của cuộc hôn nhân, do nhu cầu thổ lộ tâm tình, bà có ngỏ với chồng những loại phiền muộn đó, thì có chăng lời tâm sự đó “thường xuyên đón tiếp bằng một trận cười thô bỉ, kèm theo một câu cách ngôn dung tục về tính điên cuồng của đàn bà”, như “Các bà đàn bà là như thế đấy, những bộ máy phức tạp ấy là lúc nào cũng có một cái gì xộc xệch”, hay “tất cả các đàn bà đều như thế cả [với một tiếng cười ha hả], những cái bộ máy đó, lúc nào cũng có cái gì xộc xệch phải vá víu!”. Những loại bông đùa đó, nhất là khi đùa về bệnh não của những đứa con bà, làm cho bà de Rênal đau đớn như ai ngoáy mũi dao nhọn vào trong trái tim bà vậy. Bà hình dung rằng tất cả mọi người đàn ông đều cũng như chồng bà, như ông Valenod và ông quận trưởng Sarcô de Môgirông. “Tính thô bỉ, và sự vô tình hết sức phũ phàng đối với tất cả cái gì không phải là chuyện tài lợi, địa vị hoặc huân chương, sự thù ghét mù quán đối với tất cả những cách lập luận nào trái ý họ”, bà cho là những cái tự nhiên của nam giới, cũng như việc đi giày ủng và đội mủ dạ vậy.

Sự thay đổi trong tâm hồn nhân vật không phải là một sự áp đặt theo một ý đồ có sẵn, chủ quan của tác giả, mà được tác giả lý giải trên tinh thần duy lý, khách quan, tức nhà văn đã đi vào “phép biện chứng tâm hồn” nhân vật.

Đã bao năm rồi, bà de Rênal vẫn chưa quen được với những người lý tài mà bà phải sống giữa bọn họ. Ở cậu bé Julien, bà tìm thấy những niềm vui dịu dàng, lại rực rỡ thêm hương vị của cái mới mẻ, trong mối tình cảm của cái tâm hồn cao thượng và kiêu hãnh kia. Bà cảm nhận rằng anh hơn ông de Rênal – chồng bà rất nhiều, dù là những chuyện thông thường nhất, dù chỉ là “một con chó khốn khổ, chạy ngang qua đường, bị chẹt dưới bánh xe ngựa phóng nước kiệu của một gã nông dân”. Thấy cảnh đau đớn ấy, chồng bà “cười ha hả”, trong khi bà thấy “đôi hàng lông mày đẹp đen nhánh và cong vành vạnh của Julien nhíu lại”. Tính hào sảng, tâm hồn cao thượng, lòng nhân đạo, dần dần bà thấy “như chỉ có nơi anh chàng thầy tu trẻ tuổi kia”. Do đó mà cậu nhà quê Julien được yêu mến. Bà dành cho riêng mình anh tất cả mối thiện cảm và cả lòng thán phục mà những đức tính kia kích động ở tâm hồn cao quý.

Stendhal đã chứng tỏ là nhà tâm lý bậc thầy khi phân tích sự chuyển biến tâm lý, đặc biệt là mâu thuẫn nội tâm của người nữ bất hạnh này. Sự đấu tranh giữa bổn phận và tình yêu.

Ban đầu, bằng tình cảm hết sức ngây thơ và trong sáng, bà thương hại sự thiếu thốn của anh chàng gia sư tội nghiệp, rồi không ngừng quan tâm Julien, mà tuyệt đối không hề tự trách mình một tí nào. Bởi bà nghĩ đến tình yêu mê đắm như chúng ta nghĩ đến trò chơi xổ số: “thua thiệt chắc chắn, và hạnh phúc mà những kẻ điên rồ tìm kiếm”.

Khi Julien táo bạo hôn lên tay bà, bà rất lấy làm chướng. Khi trong vườn hoa hóng mát, Julien nắm lấy tay bà, bà đã vội rụt ngay tay về, sau đó còn tỏ thái độ lạnh nhạt với anh. Nhưng sau đó, khi tưởng tượng cảnh Julien sẽ lấy chị hầu phòng Êlida, lòng bà chợt thấy đau nhói, đặc biệt là khi giúp Julien lấy lại bức ảnh của Napoléon [mà bà tưởng là hình của một người phụ nữ] làm bà đau lòng đến cực độ: “Những cái hôn nồng nàn, như chưa bao giờ bà được hưởng, làm cho bà bỗng chốc quên phứt rằng có lẽ anh yêu một người đàn bà khác”. Nhưng chỉ lát sau, đối với mắt bà anh không còn có tội nữa. “Nỗi đau đớn xót xa, con đẻ của sự ngờ vực, bỗng tiêu tan, niềm hạnh phúc mà chưa bao giờ bà hề mơ tưởng tới, tất cả tình trạng đó làm cho lòng bà rộn rã tình yêu thắm thiết và nỗi hoan hỉ điên cuồng”.

Một chi tiết làm nổi bật tình cảm của bà đối với Julien là “có một lần, đang ngồi nắm tay bà de Rênal trong vườn, mãi mê với những mối suy nghĩ riêng, anh bất giác buông rơi bàn tay bà de Rênal. Hành động đó làm tâm hồn người đàn bà tội nghiệp kia hoảng loạn; bà thấy đó là sự biểu thị số phận của bà. Giá chắc chắn được Julien yêu, có lẽ đức hạnh của bà đã tìm được sức chống lại anh. Nhưng run sợ mất anh vĩnh viễn, mối si tình của bà làm cho bà loạn trí đến nỗi bà lại cầm bàn tay Julien, mà trong lúc đãng trí, anh đã để tựa và vai ghế”.

Tác giả thường miêu tả mâu thuẫn nội tâm của nhân vật này bằng hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán: “Hay là ta yêu Julien chăng?”, “Lạ chưa! Ta yêu chăng, ta có tình yêu chăng? Ta, đàn bà có chồng, ta lại đa mang tình ái chăng? Nhưng, ta chưa hề cảm thấy đối với chồng cái thứ điên cuồng u uất nó làm cho ta không thể nào rứt tâm trí ra khỏi chàng Julien được. Kể ra thì chàng chỉ là một đứa trẻ thơ một niềm kính trọng ta thôi! Nỗi điên cuồng này rồi sẽ thoảng qua đi”. Và đặc biệt là làm nổi bật nỗi khát khao của bà: “Chao ôi! Giá mà ta được biết Julien mười năm trước đây, khi ta còn có thể được gọi là xinh đẹp!”. “Đáng lẽ ta phải lấy một con người như thế này! Tâm hồn nồng nhiệt biết bao! Cuộc sống với anh sẽ vui sướng biết bao!”

Nhân vật, trong thế đối mặt với hoàn cảnh, có tính tự ý thức rất cao. Bà cảm nhận sự biến đổi trong cuộc sống của mình, nhưng trong lòng không phải không tự giằng xé, đau khổ, tự giày vò mình. “Từ trước đến bây giờ bà chưa hề được sống. Bà không thể nào khuây nghĩ đến niềm hạnh phúc được thấy Julien hôn chi chít lên bàn tay bà”. Tâm hồn bà có lúc “phiêu diêu tới những miền xa lạ”, được “nếm mùi một thứ hạnh phúc mới lạ”, nhưng “chợt bà thấy hiện lên lời nói kinh khủng: ngoại tình. Bà thấy mình đáng khinh bỉ”. Chính mối tình chân thành và vị tha của bà khiến cho Sorrel coi bà là một tình mẹ đáng kính, dù bà chỉ hơn anh ta bảy, tám tuổi.

Bà lo tai tiếng cho gia đình, bà tưởng con mình đau vì bà đã bị chúa phạt về tội ngoại tình, nên bà mới phải ăn năn thú tội. Đánh hơi được chỗ này, tên tu sĩ địa phương đã buột bà viết thư đến De La Mole, đã làm hại cuộc đời của Julien. Đó chính là tội ác của bọn tu sĩ mà người đàn bà ngoan đạo kia là nạn nhân, như bà thốt ra trong buổi gặp gỡ cuối cùng với Julien trong nhà tù: “Tôn giáo đã khiến tôi làm cái điều bỉ ổi đến thế!”.

Nhìn chung, bà de Rênal được xây dựng theo bút pháp hiện thực, nhân vật không chống chọi nỗi với xã hội. Và sau khi Julien bị tử hình ba ngày, bà chết trong khi ôm hôn những đứa con của bà. Cái chết bất ngờ đó thể hiện sự chán chường, tuyệt vọng của bà đối với cái xã hội đương thời.

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole

3.3.1.      Ngoại hình

Nhà văn không trực tiếp miêu tả ngoại hình nhân vật Mathilde de La Mole, mà qua con mắt của những nhân vật trong truyện, nhân vật hiện lên chỉ bằng những nét nổi bật nhất. Julien thấy cô ta có “tóc rất vàng và thân hình rất cân đối… một đôi mắt rất đẹp. Julien đã làm nổi bật đôi mắt bằng một sự so sánh: “bà de Rênal cũng có đôi mắt rất đẹp, anh nghĩ bụng, thiên hạ đều khen ngợi bà về điểm đó; nhưng đôi mắt của bà chả có gì giống với đôi mắt này… chốc chốc lại ngời sáng lên, chính là nhờ ở ngọn lửa của trí thông tuệ kiệt xuất”. Và anh đã tìm được một câu để diễn tả cái loại vẻ đẹp của đôi mắt cô de La Mole: “đôi mắt ấy long lanh”. Không chỉ được cảm nhận từ Julien, sắc đẹp ấy còn được cảm nhận bởi những chàng công tử trẻ tuổi, giàu có trong một cuộc khiêu vũ: “Trông kìa, trông cái nụ cười duyên dáng khi cô ta nhảy một mình trong bài đối vũ này. Thực tình không chê được”, “Trong cái dáng e lệ rất quý phái kia thật đúng là có trò điệu bộ làm duyên”, “và đôi mắt xanh to kia cụp xuống rất từ từ, cái lúc hình như sắp để lộ chân tình. Quả đáng tội, không gì khéo bằng”,  “thử trông cô Fuôcmông xinh đẹp ở bên cạnh cô ta, có vẻ tầm thường biết mấy”… Chỉ qua vài nét chấm phá, không cần miêu tả chi tiết, sắc đẹp của cô Mathilde đã hiện lên thật chân thực, sinh động.

3.3.2.      Ngôn ngữ

Một trong những yếu tố tạo nên phong cách Stendhal là văn phong tinh gọn, không cầu kỳ kiểu cách như văn lãng mạn mà tự nhiên, giản dị và mang hơi thở của cuộc sống. Do đó, cũng như các nhân vật Julien, bàde Rênal, ngôn ngữ của cô Mathilde cũng đã được cá thể hóa cao độ. Lời nói nhân vật Mathilde giản dị, đi thẳng vào cốt lõi vấn đề, đặc biệt góp phần lộ tả tính tình của cô. Trong lần nói chuyện với người chị em họ, Mathilde nói: “Được dự một trận đánh thật ra trò, một trận đánh của Napoléon, trong đó người ta giết hàng vạn binh lính, cái đó chứng tỏ lòng can đảm. Xông pha nguy hiểm, cái đó nâng cao tâm hồn lên và cứu nó khỏi sự buồn chán, nó hay lây lắm. Có anh nào trong bọn họ có ý kiến gì làm một sự gì phi thường? Họ cố hỏi lấy tôi cho được, công việc mới to tát làm sao! Tôi có của, và cha tôi sẽ giúp chàng rể tiến thân. Chà! Tôi đố ông cụ tìm được trong bọn họ một anh chàng nào thú vị một tí!”. Rõ ràng, nhân vật bộc lộ thẳng thắn, không che đậy sự khinh bỉ của mình đối với những anh chàng đang vây quanh mình. Ngôn ngữ của cô như ta thấy, nhiều khi làm thành vết tì ố đối với mắt các anh bạn rất lễ độ với cô. Những lời lẽ đó không phù hợp với “thị hiếu” của xã hội thượng lưu đương thời. Ví thử, cô không được thị hiếu đương thời ưa chuộng đến thế, thì bọn họ có lẽ “gần như sẽ thú nhận rằng ngôn ngữ của cô có một cái gì hơi mặn mà quá đối với sự thanh nhã của phụ nữ”.

Đi đâu cũng gặp sự buồn chán, cuộc sống của cô trôi qua một cách lạnh lẽo. Khi đó, mài sắc một câu châm biếm, đối với cô là một trò tiêu khiển và là một sự thích thú thật sự. Do muốn có những nạn nhân đôi chút thú vị hơn ông bà của cô, hơn ông học sĩ và năm sáu viên hạ thuộc khác vẫn chầu ve vãn cô, nên cô đã gây mối hy vọng cho hầu tước de Croadơnoa, cho bá tước de Cayluyx và hai chàng thanh niên khác con nhà quý hiển bậc nhất. Đối với cô, họ chỉ là “những đối tượng mới của sự châm biếm”. Cô đùa cợt về anh cô và hầu tước Croadơnoa về nỗi sợ gặp cái đột xuất: “vậy là, thưa các ngài, các ngài sẽ phải sợ rất nhiều trong suốt đời mình, rồi sau đó người ta mới bảo các ngài: Không phải là chó sói, chỉ là bóng của nó thôi”.

Đồng thời, câu nói của cô cũng cho thấy cô có cái nhìn thật sắc sảo và tỉnh táo đối với thời cuộc. Cô nói với anh cô, nếu như cách mạng có tái diễn, “khi đó Croadơnoa và anh ta sẽ đóng những vai trò gì?… Họ sẽ là những con cừu dũng cảm, để mặc người chọc tiết chẳng nói năng gì. Nỗi sợ duy nhất của họ khi chết; vẫn còn là sợ mất vẻ tao nhã. Anh chàng Julien của ta thì sẽ bắn vỡ sọ tên Jacôbanh nào đến bắt giữ anh, nếu anh hơi có một tý hy vọng trốn thoát. Anh, thì anh không sợ mất vẻ tao nhã”.

Ngôn ngữ Mathilde thể hiện sự khinh bỉ không che đậy đối với những người quý tộc và cả sự kiêu hãnh, khôn ngoan, sắc sảo trong tính cách của cô ta.

3.3.3.      Tính cách

Nhà văn đã xây dựng Mathilde là một cô gái thông minh, quyến rũ nhưng kiêu kỳ. Cô mang những quan điểm của giai cấp quý tộc, nghĩa là nhạo bán chủ nghĩa tự do, nhưng cũng chẳng ưa gì cái xã hội chung quanh, mà theo cô, chỉ toàn những kẻ kém cõi, không tư tưởng, không nghị lực, không nhiệt tình, sống uể oải ngáp dài, chạy theo những thú vui tầm thường. Cô nghĩ, “số phận đã cho ta mọi ưu thế chẳng thiếu thứ gì: vinh hiển, giàu có, trẻ trung! Than ôi! Tất cả, chỉ trừ hạnh phúc”. Nhân vật này là “ngoại lệ của phong tục thời đại”. Tuy hằng ngày phải tiếp xúc với những người “hoàn toàn lễ độ” cùng đẳng cấp, nhưng hễ không ai vừa ý cô là “cô biết cách trừng phạt bằng một câu đùa cợt rất đắn đo, lựa chọn rất khéo, bề ngoài rất hợp lễ, ném ra rất đúng lúc, đến nỗi người ta càng nghĩ đến thì vết thương càng mỗi lúc một tăng. Dần dần nó trở thành đau đớn không chịu nổi cho lòng tự ái bị xúc phạm. Vì có rất nhiều cái, là đối tượng ao ước nghiêm trọng của tất cả mọi người khác trong gia đình, mà cô chẳng coi vào đâu, nên lúc nào cô cũng có cái vẻ thản nhiên đối với mắt họ.

Trong mắt những chàng trai trẻ, Mathilde có tính tình kỳ cục, kiêu hãnh đến ngạo mạn, nhiều khi khinh bỉ ra mặt đối với họ. Nhưng vì cô thuộc dòng dõi cao quý và rất nhiều tiền của, đặc biệt là “nàng đem lại cho người chồng một vị thế xã hội vô cùng tốt đẹp!” nên trong các cuộc vui, cô được hoan nghênh không thể nào hơn, cô là bà hoàng của vũ hội, là mục tiêu săn đón của các chàng trai quý tộc.

So với bàde Rênal, cô có cái tự do, kiêu kỳ của một cô gái trẻ chưa bị ràng buộc bởi gia đình, nhưng cũng không sung sướng gì hơn, hôn nhân của cô cũng đã được định sẵn theo cái thông lệ của xã hội đó. Nhưng người con gái với nỗi vô hy vọng tìm được sinh thú đó đã chú ý đến Julien. Mathilde thấy “ít ra anh này không đến nỗi giống hệt kẻ khác”. Bao kẻ vây quanh, nịnh nọt cô, còn Julien thì không, điều này làm cho Mathilde phải chú ý đến anh. Sự cương nghị, thông minh, chính trực của Julien làm cô nể phục và kính trọng anh hơn, “anh này không phải bẩm sinh quỳ gối… Anh khinh những người khác, chính vì thế mà ta không khinh anh”… “Tất cả những người khác đều ghét anh, nhưng không ai khinh anh”…

Dưới mắt cô, Julien không phải là loại người tầm thường như bọn thanh niên quý tộc, hơn nữa, lấy Julien là một hành động khiến cô có thể trở nên khác người. Và từ đó mà dần dần nảy nở mối tình của cô với Julien. Nhưng ý thức giai cấp luôn luôn trổi dậy và chi phối hành động của Mathilde, cô có khi tỏ ra thân thiết với anh chàng nhà quê Julien thì cũng ngay sau đó, cô liền hối hận vì những hành động nông nổi của mình. Trong lòng cô giằng xé, mâu thuẫn chọn lựa giữa danh dự gia đình, sự kiêu hãnh của bản thân với sự thành thực của trái tim: “Một cô gái nhà gia thế như ta… không thể xử sự như một kẻ ngu dại được”. Có lúc trong tư tưởng cô có phần đối xử với Julien như một kẻ dưới, muốn làm cho yêu mình lúc nào là tùy mình.

Cuối cùng, cô cũng không thể cưỡng lại được tình yêu đối với Julien. Cô thường tự nhủ: “Dám yêu một kẻ cách xa ta về vị trí xã hội đã là cao cả và táo bạo. Để xem anh ta có tiếp tục xứng đáng với ta hay không? Hễ ta thấy ở anh hơi có một chút yếu đuối nào là ta bỏ rơi liền”… Thật đúng là một thứ tình yêu lý trí mà chính Julien đã nhận thấy, “chẳng có gì khác hơn là sự hợm hĩnh khô khan và kiêu hãnh, tất cả mọi biến dị của lòng tự phụ”, khác hẳn với “lòng thương yêu phải chăng và hồn nhiên, khả ái” của bà de Rênal. Ấy thế nhưng, lại chính vì tính kiêu hãnh này mà Julien cũng đâm ra phải lòng cô, và chàng muốn khuất phục cái tính kiêu hãnh, chiếm bằng được trái tim của cô.

Nếu như trước đây, ý thức giai cấp làm cô đau khổ, nhục nhã vì đã yêu một anh thư ký nghèo xác như Julien, nhưng lúc biết mình có thai với Julien, cô cảm thấy rất hạnh phúc, vì thật sự được làm vợ Julien, đã nắm được chắc chắn trái tim chàng, thậm chí nàng muốn thú thật với cha mình về chuyện này. Nếu cha nàng không chấp nhận, nàng sẵn sàng bỏ cảnh giàu sang theo người chồng nghèo khổ. Ở đây, nhân vật được khắc họa như một nhân vật lãng mạn.

Với bút pháp miêu tả nội tâm, tác giả khắc họa sinh động hơn hình ảnh nhân vật Mathilde. Nhưng nhìn một cách bao quát Stendhal tập trung khai thác nội tâm Mathilde ở đấu tranh nội tâm giữa sự kiêu hãnh giai cấp với tình yêu. Và chính những mâu thuẫn nội tâm thúc đẩy những hành động trái ngược ở nàng. Những hành động của Mathilde có vai trò rất quan trọng đối với suy nghĩ và hành động của Julien, góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển.

Đặc biệt là tính cách nhân vật thể hiện bộc lộ rõ nhất qua những bức thư, bức thư gởi cho Juliêng, cho hầu tước de La Mole. Đó là một con người tính tình cứng cỏi, cương nghị.

Nhưng cuối cùng, bao nhiêu sự dày công chạy chữa của cô và bàde Rênal vẫn không làm cho Julien thoát khỏi cái chết. Khi Mathilde dám đối diện với chính mình, cũng như sẵn sàng đối đầu với cả xã hội để đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình thì cô lại phải đụng chạm với những thế lực đen tối trong xã hội ngăn cản, phá hoại, người con gái này vỡ mộng trên con đường đi tìm tình yêu chân chính.

C. KẾT LUẬN

==ô==

Đỏ và đen là tác phẩm hiện thực xuất sắc khi tác giả xây dựng tính cách điển hình Julien Sorrel hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh điển hình là thế giới xung quanh Juliêng, và hai người phụ nữ có cá tính độc đáo là bàde Rênal và cô Mathilde La Mole. Những sự kiện chính của xã hội Pháp thời Trung hưng được tác giả miêu tả cụ thể, chân thực. Tính cách của các nhân vật Julien Sorrel, bà de Rênal, Mathilde… đều được xây dựng thật phong phú, sinh động.

Stendhal đã thể hiện đúng chủ nghĩa Beyle [1] khi xây dựng tính cách nhân vật Julien Sorrel, đó chính là tinh thần độc lập và ý chí kiên cường luôn được phản ánh trong cuộc đấu tranh với toàn bộ xã hội. Bi kịch của Julien chính là bi kịch của thời đại anh đang sống, một con người nổi loạn, chiến đấu vô hy vọng cho phẩm cách, cho quyền sống có nhân phẩm và có tình yêu say đắm không phân biệt đẳng cấp. Bi kịch của anh là bi kịch của con người khẳng định cái “tôi” đích thực ở buổi bình minh của một thời đại tư sản. Đó là bi kịch của một kẻ tự vệ nổi loạn của thế kỷ, mà Alfred de Musset sẽ nói năm năm sau [1836] trong tiểu thuyết tự thuật lừng danh của ông là Lời thú tội của đứa con thời đại.

Tác giả, suy cho cùng, vẫn còn ảnh hưởng của mỹ học phong kiến. Ông không miêu tả ngoại hình nhân vật bà de Rênal và cô Mathilde bằng những chi tiết cụ thể, mà chỉ chấm phá vài nét tiêu biểu nhất để làm nổi bật nhân vật, như những bức ký họa. Thế kỷ XIX đã đặt nền móng cho sự miêu tả chi tiết chân thực, cho đến thế kỷ XX, nghệ thuật miêu tả chi tiết mới đạt đến trình độ điêu luyện, nhân vật hiện lên ngày càng chân thực, sinh động.

Các nhân vật giống nhau ở sự mâu thuẫn trong nội tâm. Sự mâu thuẫn đó, suy cho cùng, xuất phát từ sự thay đổi lý tưởng thẫm mỹ của các nhân vật. Bà de Rênal yêu thích sự, nghiêm nghị, lịch sự [chất quý tộc], với sự đề cao lý trí, chất trí tuệ [tư tưởng tiến bộ của phong trào Ánh sáng]. Do đó, khi sự ngẫu nhiên đặt Julien vào trong cuộc sống buồn tẻ của người đàn bà tỉnh lẻ này, bà có dịp so sánh Julien với những con người lý tài hàng ngày mà bà phải tiếp xúc. Từ đó mà bà yêu anh ta, bởi sự cương nghị, thông minh và tâm hồn cao quý của nhân vật này. Còn tiểu thư Mathilde cũng vậy, khi đặt Julien vào sự so sánh với những người trong các phòng khách quý tộc, cô nhận ra ở Julien sự cương trực, thông minh, anh ta thật khác xa với những người mà cô từng gặp. Cô yêu anh đến nỗi dám hi sinh tất cả vì anh.

Mỗi nhân vật là một thế giới riêng, có tính cách độc đáo và nội tâm độc lập, nhưng có thể nói, cả ba nhân vật này đều là nạn nhân của xã hội dưới thời Trung hưng. Những tiếng kêu đau thương của cử tọa vang lên trong gian phòng xử án, trở thành một hợp âm độc thoại chung về nỗi đau của thế kỷ, về những kiếp sống thống khổ của dám chống lại nguyên tắc của thời đại họ, là phải “sống như những người khác”, theo tập quán của xã hội đã định.

Với sự kết hợp xây dựng ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật, và đặc biệt, với bút pháp độc thoại nội tâm, nhà văn đã làm cho nhân vật hiện lên thật sống động, hấp dẫn, góp phần thể hiện thành công nội dung tư tưởng của tác phẩm Đỏ và đen. Điều này cũng chứng minh một điều là nghệ thuật độc thoại không chỉ là một phương tiện biểu đạt, mà hơn nữa còn là một phương tiện tìm tòi và phân tích tâm lý, giúp nhà văn thể hiện được tâm hồn con người trong cái bối cảnh xã hội ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Một điểm đáng chú ý nữa là độc thoại nội tâm dưới hình thức những bức thư, đã được nhà văn sử dụng rất thành công, góp

[1] Stendhal cho rằng, mục đích của con người là hạnh phúc, nhưng người nào cảm thấy vui sướng khi mình hữu ích với đa số, người đó gần hạnh phúc hơn kẻ vị kỷ “không bao giờ cảm thấy hạnh phúc chân chính của cuộc sống xã hội”. Gắn liền với quan niệm này là ý nghĩ về cái đẹp, ở nghị lực sôi nổi, ở cường độ của đời sống tinh thần, ở sức mạnh của tình cảm nồng nhiệt, đặc tính của những tâm hồn cao quý, nhạy cảm.

phần làm nổi bật tính cách của nhân vật, một phương thức thể hiện những suy nghĩ, tình cảm một cách khách quan, cụ thể.

Nếu độc thoại nội tâm là một phương tiện quan trọng để phân tích tâm lý các nhân vật là một ưu điểm lớn, nhưng khi ông mãi sa đà miêu tả tâm lý nhân vật, nó trở thành nhược điểm của Stendhal. Vì suy cho cùng, Stendhal là nhà văn chứ không phải một nhà tâm lý học. Người đọc không tránh khỏi mệt mỏi khi phải theo dõi suốt quá trình nhà văn mổ xẻ tâm lý nhân vật. Balzac đã khắc phục được nhược điểm trên khi ông miêu tả hành động nhân vật kết hợp với miêu tả tâm lý và miêu tả sinh hoạt, làm cho người đọc dễ tiếp nhận hơn.

Stendhal là người đại diện cuối cùng cho những tư tưởng cách mạng tư sản 1789 thấm đượm chủ nghĩa duy lý và học thuyết vô thần của các triết gia ở thế kỷ XVIII. Ngòi bút thiên tài của ông đặt ông vào vị trí sáng lập ra tiểu thuyết hiện thực Pháp. Song, với một lý tưởng thẩm mỹ mới, ông đã đề xướng việc đi sâu vào những tình cảm và trạng thái tinh thần của các nhân vật, bổ sung cho những hình thức cổ điển về miêu tả và tự sự trong tiểu thuyết.

Stendhal đã để lại một tấm gương trung thành về thời đại ông. Song trước hết, đó là bức tranh sống động về những đam mê nhân loại được thể hiện trực tiếp qua số phận của những nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm, và được vẻ nên bởi nhà văn nhân đạo sâu sắc, biết tôn trọng và chia sẽ đau thương với nhân vật của mình. Từ tác phẩm của ông toát lên khát vọng chung của nhân loại: Đạt tới tự do trí tuệ và quyền thiêng liêng được sống hạnh phúc để tận hưởng niềm vui và những rung động thánh thiện của trái tim con người.

Stendhal xứng đáng được xem là người đi tiên phong trong các nhà văn hiện đại biết khám phá trái tim nhân loại và bộ mặt thật của đời sống con người. “Stendhal mãi mãi là đại biểu rực rỡ của thiên tài nước Pháp” [I.Ehrenbourg- nhà văn Nga].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,…. 1997. Văn học phương Tây. NXB Giáo dục.
  2. Đỗ Anh Thư. 2009. So sánh nghệ thuật tiểu thuyết hiện thực của Stendhal và Banzac qua hai tác phẩm Đỏ và đen và Lão Goriot, khóa luận tốt nghiệp. Đại học An Giang.
  3. Đỗ Đức Dục. 1981. Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
  4. Đỗ Đức Hiểu [chủ biên]. 2004. Từ điển văn học [bộ mới., NXB Thế giới.
  5. Hoàng Ngọc Hiến. 1997. Tập bài giảng nghiên cứu văn học. NXB Giáo dục.
  1. M. B. Khraptrenkô. 1984. Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
  1. Minh Chính. 2003. Văn học phương Tây giản yếu. NXB Đại học Quốc gia. TP. HCM.
  2. Lê Hồng Sâm – Đặng Thị Hạnh. 1981. Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.
  3. PGS-TS. Lê Nguyên Cẩn. 2006. Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – Ônôrê de Bandắc. NXB Đại học Sư phạm.
  4. Lê Văn Chín. 1994. Văn học phương Tây giản yếu. NXB Giáo dục.
  5. Phạm Đăng Du – Lê Lưu Oanh. 2003. Giáo trình Lý luận văn học. NXB Đại học Sư phạm.
  6. Phùng Hoài Ngọc. 2008. Giáo trình Văn học phương Tây 2. Đại học An Giang.
  7. Phương Lựu [chủ biên]. 2002. Lý luận văn học, tập 1. NXB Đại học Sư phạm.
  8. Phương Lựu [chủ biên]. 2005. Lý luận văn học, tập 3. NXB Đại học Sư phạm.
  9. Stendhal. 1998. Đỏ và đen, tập 1. NXB Văn học. Hà Nội.
  10. Stendhal, 1998. Đỏ và đen, tập 2. NXB Văn học. Hà Nội.
  11. TS. Thái Thu Lan. 2002. Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX. NXB Giáo dục.
  12. //www.google.com.vn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề