Nghị định hướng dẫn luật giao thông đường bộ 2008 năm 2024

2. Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3. Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô

4. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải dành cho lái xe, nhân viên vục vụ trên xe.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực thi hành từ 01-7-2009. Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật đã có những tác động tích cực đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, quá trình thi hành Luật cũng đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân cơ bản là do 2 lĩnh vực lớn khác nhau được điều chỉnh trong cùng một đạo luật: Lĩnh vực quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an toàn kỹ thuật công trình giao thông và lĩnh vực quản lý về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông với mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo đảm an ninh con người dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức 02 cuộc họp với các ban, bộ, ngành liên quan như: Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội; tổ chức 06 hội thảo (Bộ Công an chủ trì 04 hội thảo, Bộ Giao thông vận tải chủ trì 02 hội thảo) lấy ý kiến các cơ quan, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tăng cường hơn nữa truyền thông đến các đối tượng điều chỉnh để tạo sự đồng thuận cao; tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện 02 dự án Luật để trình Quốc hội khóa XV, cụ thể:

Dự thảo Luật gồm 08 chương, 63 điều, cụ thể như sau:

– Chương I. Những quy định chung

Gồm 08 điều, từ Điều 1 đến Điều 8, quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chính sách của nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm.

– Chương II. Quy tắc giao thông đường bộ

Gồm 25 điều, từ Điều 9 đến Điều 33, quy định về: Quy tắc chung; chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện; sử dụng làn đường; vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe; mở cửa xe; sử dụng đèn; sử dụng tín hiệu còi; nhường đường tại nơi đường giao nhau; qua phà, qua cầu phao; giao thông tại đường ngang, cầu chung đường sắt; giao thông trên đường cao tốc; giao thông trong hầm đường bộ; quyền ưu tiên và tín hiệu ưu tiên của một số loại xe; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc; người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu, trẻ em tham gia giao thông; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi trên đường bộ; người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy tham gia giao thông; tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ.

Trên cơ sở nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định ở các văn bản dưới luật, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, mô tả lại một số quy định phù hợp với thực tiễn.

– Chương III. Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Gồm 11 điều, từ Điều 34 đến Điều 44, quy định về: Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ; cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện; đào tạo lái xe; sát hạch lái xe; cấp và thu hồi giấy phép lái xe.

So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật đã bổ sung quy định chi tiết nhiều nội dung về đăng ký, cấp biển số xe cụ thể, rõ ràng hơn, bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phục vụ người dân. Về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dự thảo Luật quy định nhiều điểm mới như: Người đủ 17 tuổi trở lên được đăng ký học lái xe; người học lái xe được lựa chọn cơ sở đào tạo lái xe, giáo viên dạy lái theo yêu cầu, được đào tạo hoặc lựa chọn hình thức tự học các kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ; người được cơ sở đào tạo xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo, được lựa chọn và đăng ký với cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để tham dự kỳ sát hạch; kết quả đào tạo, sát hạch lái xe phải thông tin công khai; sửa đổi một số hạng giấy phép lái xe để phù hợp với Công ước Viên năm 1968…

So với dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10, dự thảo hiện tại không quy định về hình thức cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá vì đây là quy định mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Công an đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội về Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá. Đề án này sẽ được thực hiện khi Quốc hội thống nhất thông qua Nghị quyết.

So với dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10, dự thảo hiện tại không quy định về điểm của giấy phép lái xe, vì đây là quy định mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nội dung này sẽ được thực hiện thí điểm khi Chính phủ, Quốc hội thống nhất thông qua Nghị quyết thí điểm xử phạt hành chính không lập biên bản và trừ điểm giấy phép lái xe đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

– Chương IV. Chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Gồm 07 điều, từ Điều 45 đến Điều 51, quy định về: Chỉ huy, điều khiển giao thông; bảo đảm an toàn giao thông khi có sự cố, tình huống đột xuất trên đường bộ, thi công công trình đường bộ, sử dụng lòng đường, hè phố để trông, giữ phương tiện giao thông đường bộ; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông các sự kiện đặc biệt quan trọng tổ chức trên đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, các loại chất nổ, vật phẩm dễ nổ, chất phóng xạ tham gia giao thông đường bộ; kiến nghị về an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị khắc phục yếu tố gây mất an toàn giao thông công trình đường bộ; phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông.

Các nội dung trên là mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để cụ thể hóa những biện pháp, cơ chế tổ chức giao thông an toàn, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông và khắc phục các bất cập là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.

– Chương V. Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

Gồm 04 điều, từ Điều 52 đến Điều 55, quy định về: Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông; phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo, cứu nạn, cứu hộ tai nạn giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; thống kê tai nạn giao thông.

Các nội dung trên là những điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, bởi vì công tác giải quyết tai nạn giao thông liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của người dân và liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan cần phải luật hóa để bảo đảm sự thống nhất, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên có liên quan trong vụ tai nạn giao thông.

– Chương VI. Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Gồm 04 điều, từ Điều 56 đến Điều 59, quy định về: Tuần tra, kiểm soát; dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; huy động người, phương tiện, thiết bị; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ.

Các nội dung trên là mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử phạt vi phạm; cải cách phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật.

– Chương VII. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Gồm 02 điều, từ Điều 60 đến Điều 61, quy định về: Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Chính phủ; trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Bộ Công an; trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn kỹ thuật kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng, quản lý, khai thác, chia sẻ cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Bộ Y tế tổ chức các mô hình, hệ thống, mạng lưới thông tin sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông phù hợp, bảo đảm khả năng cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông kịp thời, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương.

So với dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10, dự thảo hiện tại không quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Nội dung này sẽ do Chính phủ quy định tại các nghị định liên quan.

– Chương VIII. Điều khoản thi hành

Gồm 02 điều, từ Điều 62 đến Điều 63, quy định về: Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

Để góp phần hiểu rõ hơn về hai dự thảo Luật trên, đánh giá những ưu điểm khi tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật đường bộ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, góp phần hoàn thiện, phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyên sâu hóa trong xây dựng pháp luật hiện nay

– Xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay đang dần theo hướng chuyên sâu hóa để bảo đảm sự phân công rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Việc xây dựng 02 đạo luật chuyên sâu, độc lập về lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đầu tư, xây dựng, khai thác, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ là thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18 NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.

Thực tế cho thấy nhiều đạo luật cũng đã được tách riêng thành các đạo luật chuyên biệt như: Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ được tách ra từ Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Đầu tư tách ra thành Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Khiếu nại, Tố cáo tách ra thành Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại… Điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm xây dựng pháp luật của nhiều nước trên thế giới, cụ thể qua tham khảo pháp luật về giao thông đường bộ của một số quốc gia như: Lào, Campuchia, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Đức, Australia thì các nước đều có luật chuyên biệt về trật tự, an toàn giao thông, tách bạch với quy định về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ.

Thứ hai, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; góp phần nâng cao chất lượng, điều kiện an toàn khi tham gia giao thông

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 tuy đã có quy định chính sách về quy hoạch, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận hành bảo trì, quản lý vận tải đường bộ nhưng chưa đầy đủ và cụ thể, như: (1) Quy định về huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế ngòai nhà nước còn hạn chế do vướng mắc về cơ chế chính sách, thiếu nhất quán, ổn định; (2) việc đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn chưa đồng bộ, chưa đảm bảo sự kết nối với các phương thức vận tải khác do hạn chế về mặt nguồn lực đầu tư và cơ chế huy động vốn; (3) nguồn kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện công tác bảo trì chưa đủ so với nhu cầu (đối với hệ thống quốc lộ đáp ứng khoảng 45% yêu cầu). Nguồn kinh phí bảo trì đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường nông thôn gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo; các quy định liên quan đến đường cao tốc hiện nay mới được Luật Giao thông đường bộ năm 2008 điều tiết ở các quy định cơ bản nhất về quy tắc giao thông trên đường cao tốc. Các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc đang được quy định tại văn bản dưới luật.

Do đó, việc tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành 02 Luật chuyên biệt sẽ góp phần khắc phục các tồn tại, hạn chế, giải quyết các vấn đề về cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư, cơ chế về vốn, về bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng… từ đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển mạnh mẽ hệ thống đường bộ, kết cấu hạ tầng hiện nay, đặc biệt là các quy định về cơ chế đầu tư xây dựng, kinh doanh đường cao tốc để phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam ngày một đồng bộ hơn, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân cũng như tạo cơ chế để thu hút nguồn vốn đầu tư, xây dựng đường cao tốc (thực tiễn hiện nay cho thấy việc đầu tư vào đường cao tốc rất khó để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước do hành lang pháp lý còn thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư).

Thứ ba, giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông hiện nay; góp phần nâng cao nhận thức, văn hóa khi tham gia giao thông của người dân; tạo ra giải pháp đột phá nhằm kiềm chế, kéo giảm bền vững tai nạn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho xã hội do tai nạn giao thông gây ra

Với mục tiêu lớn nhất là bảo vệ quyền con người, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, việc tách Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giảm ùn tắc giao thông gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng văn hóa giao thông văn minh tiệm cận với văn minh giao thông của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trong đó, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tập trung giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông nhưng chưa được quy định cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ 2008, hoặc đã có quy định nhưng không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, cụ thể như sau:

– Về quy tắc giao thông đường bộ: Kế thừa những quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đồng thời nghiên cứu, bổ sung, nội luật hóa những quy định về quy tắc giao thông trong Công ước Viên năm 1968 về giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần nâng cao các điều kiện an toàn khi tham gia giao thông, như: (Bổ sung các quy định về tăng cường đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông “yếu thế” như trẻ em, người già, người khuyết tật, người đi bộ và người điều khiển phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; (2) mô tả, làm rõ hơn một số quy tắc như tránh, vượt, chuyển hướng, chuyển làn, sử dụng còi, đèn tín hiệu, giao thông trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ… góp phần nâng cao nhận thức và chấp hành quy định của pháp luật để lưu thông an toàn, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho mình và cho những người tham gia giao thông khác.

– Về giao thông trên đường cao tốc::

So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định bổ sung nội dung hướng dẫn cụ thể cho các phương tiện đang chạy trên đường cao tốc gặp sự cố kỹ thuật. Đồng thời, bổ sung quy định tốc độ tối đa, tối thiểu của phương tiện khi tham gia giao thông trên đường cao tốc; tốc độ của một số loại phương tiện có trọng tải lớn trên đường cao tốc; khoảng cách an toàn giữa các xe tương ứng với tốc độ và điều kiện mặt đường thời tiết, địa hình để đảm bảo an toàn giao thông.

– Về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:

Xác định quy định về quản lý người điều khiển phương tiện giao thông là quản lý hành vi của con người, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định theo hướng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bảo đảm đánh giá thực chất được trình độ, kiến thức, kỹ năng của người lái xe, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông. Ngoài ra, Luật cũng lần đầu tiên quy định đầy đủ, chi tiết về trách nhiệm pháp lý của người tham gia giao thông, của chủ phương tiện trong xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và của cá nhân, tổ chức gây cản trở, mất an toàn giao thông đường bộ.

– Về tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ: Quy định về giải quyết những bất cập về tổ chức giao thông là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; trách nhiệm và cơ chế giải quyết ùn tắc giao thông của các bộ và ủy ban nhân dân địa phương; biện pháp giải quyết ùn tắc giao thông trong các trường hợp cụ thể.

– Về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ: Quy định nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; trách nhiệm của ngành Y tế, trách nhiệm của ngành Công an, trách nhiệm của cơ quan bảo trì, khai thác đường bộ, trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm, UBND các cấp trong giải quyết tai nạn giao thông.

– Về thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm: Xây dựng nền tảng pháp lý để phát hiện, xử lý vi phạm; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cải cách căn bản phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng hiện đại hóa, tiết kiệm chi phí cho nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu lực và tính nghiêm minh của pháp luật; đảm bảo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên tuyến giao thông đường bộ.

Thứ tư, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong giải quyết các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông đường bộ

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ, nhất là giữa cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật; việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương để gắn trách nhiệm, huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa rõ ràng dẫn đến việc tổ chức thực hiện của địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thiếu tính chủ động vì phải chờ cơ quan Trung ương, nhất là trong đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Thực tiễn thi hành 02 luật được tách ra tất yếu sẽ phát huy hiệu quả, vì có cơ quan chịu trách nhiệm chính, có các biện pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng các cơ chế, chính sách và nhiều quy định tạo thuận lợi hơn cho người dân, cơ quan, tổ chức. Điển hình như dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, với các quy d! chặt chẽ về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền các cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ, ngành, địa phương một cách cụ thể, rành mạch, đúng quy định của pháp luật. Việc phân công cụ thể, rõ ràng, đúng chức năng, nhiệm vụ sẽ nâng cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.