Nguyên nhân cau non dụng

Bệnh rụng lá non mãng cầu xảy ra nhiều vào giai đoạn cây đang trong quá trình ra bông. Sau khi tuốt lá, cây nhú đọt và kèm theo bông, đọt non ra có hiện tượng quăn và rụng, Dẫn đến khả năng đậu trái kém.

Sau khi tuốt lá xử lý ra hoa được từ 7 đến 45 ngày, thường xảy ra hiện tượng này.

  • Hiện tượng này thường gặp sau khi xử lý tuốt lá làm bông. Ngay khi sau thu hoạch chúng ta chưa kịp phục hồi sức khỏe cho cây từ vụ trước, nên cây bị suy và sức đề kháng kém. Sức khỏe yếu, lại mang bông nhiều, đọt non ra chưa đủ sức để quang hợp cho cây, vì vậy đọt non bị quéo và rụng.
  • Do điều kiện thời tiết thay đổi, từ nắng chuyển mưa, mưa chuyển năng làm cây chưa kịp thích nghi, nấm bệnh dễ tấn công.
  • Do bộ rễ kém phát triển, không đủ cung cấp dinh dưỡng nuôi lá, dưỡng bông nên lá non rụng.

Nguyên nhân cau non dụng

Biểu hiện của bệnh

  • Lá non bị vàng, quăn lại và bị rụng hàng loạt.
  • Trên cây bị nhẹ thì đậu trái kém, cây bị vừa vừa thì bị rụng luôn cả bông và cành nhỏ bị khô nhiều .
  • Trên cây bị nặng thì lá non ra bị vàng, quéo và rụng nhiều đợt và bị chết luôn cả cây.

Biện pháp phòng và khắc phục bệnh rụng lá non mãng cầu

Biện pháp phòng bệnh rụng lá non mãng cầu

  • Trước khi tuốt lá làm bông 15 ngày, bà con hạn chế bón phân hóa hóa học. Chỉ xịt tạo mầm hoa bằng 10-60-10: Lân tạo mầm, Lân kích bông, Siêu lân sữa,…
    Không nên tuốt lá đột ngột khi cây đang quá sung tốt hoặc đang có đợt lá non.
  • Vào các vụ mãng cầu Tết hoặc vụ tháng Giêng, nên để lại khoảng 15-20% cành làm cành thở.

Nguyên nhân cau non dụng
Để lại một số nhánh làm cành thở cho cây

  • Sau khi tuốt lá, bà con không nên tưới nước và bón phân nhiều làm cho rễ cây bị sốc. Bà con chỉ nên tưới ít nước, lượng nước nhiều dần từ ngày thứ 15 trở đi. Nên tưới những dạng dinh dưỡng dễ tan, dễ tiêu cho cây. Nên bón hữu cơ và những dạng phân bón ở mức 3 số cân bằng.
    Thực tế, cây hơi đói và hơi khát thì sẽ đậu trái tốt hơn.
  • Chủ động tưới gốc bằng Roots 10, Super Humic Fulvic, Pro Amino sau khi tuốt lá.

>> Xem chi tiết các sản phẩm tại: https://kimnonggoldstar.vn/

Biện pháp khắc phục

  • Ngay khi phát hiện đọt non rụng, bà con tiến hành xử lý tưới gốc bằng: Ridomil Gold, Agri-fos 640,… kết hợp xịt lá bằng Kelp Boost.
  • Sau khi xử lý thuốc bệnh,tưới kích lại bộ rễ bằng Super Humic Fulvic, Pro Amino, Roots 10.

Nguyên nhân cau non dụng
Super Humic Fulvic – Vảy

  • Trên lá bà con xịt bộ ba chống rụng trái non kết hợp với Amino rong biển. Định kỳ 5-7 ngày / lần.

>> Xem chi tiết về sản phẩm tại: san-pham/amino-rong-bien-map-bong-xanh/.

Để cây mãng cầu cho năng suất và giá trị kinh tế cao, ngoài việc bón phân hợp lý, bà con cần chủ động phòng ngừa bệnh cho cây.

Đăng nhập

Ngày đăng: 26-07-2017 | Chuyên mục: Câu hỏi - Giải đáp | Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Cộng tác viên Sở KH&CN

Câu hỏi:

Tôi tên Hậu, hiện tôi ở Tp Hồ Chí Minh,

Do tôi rất yêu thích cây dừa Bến Tre nên một lần về nhà bạn chơi tôi có xin 1 số quả dừa về nhà trồng. Tôi chăm sóc rất kỹ nên khoảng 3 năm đã có trái (6 cây). Có một cây trái rất nhiều (trên 50 quả một buồng).

Nhưng có hiện tượng là trái to lên thì bắt đầu bị nứt ở cuốn chảy hết nước và rụng trái. Lúc đầu tôi cũng không để ý nhưng sau thấy rụng hết cả buồng như vậy, buồng nào cũng bị. Tôi tìm hiểu và tìm cách khắc phục nhưng vẫn không có hiệu quả. Tôi nghĩ là do nhiều trái quá nên các trái chèn ép nhau làm nứt trái nên tôi tỉa bớt trái nhưng vẫn không hiệu quả.

Tôi bỏ muối ăn xung quanh gốc và bón KCl vẫn không hiệu quả.
Tôi mua thuốc trị nấm và sâu bệnh vẫn không được. Trái dừa khi tôi chặt ra thường có hiện tượng nổ bụp một tiếng nước bắn mạnh ra ngoài mặc dù vẫn là trái non.
Đến giờ dừa cho trái gần một năm nhưng vẫn chưa có trái dừa nào để già được. Có người bảo tôi do người đầu tiên hái làm hư cây dừa kêu tôi chặt bỏ di. Do tiếc công trồng và thấy dừa rất say trái nên tôi không muốn chặt bỏ.

Kính mong Ban biên tập giúp tôi khắc phục hiện tượng dừa bị nứt cuốn, nổ trái, rụng trái.

Tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Dựa trên những triệu chứng bạn mô tả, có lẽ bạn đang trồng giống dừa ẻo, tôi xin có vài ý trao đổi với bạn như sau:

Rụng trái non là hiện tượng thường gặp trên dừa. Sự rụng trái non được biểu hiện dưới các hình thức sau:

Trường hợp 1: Trái non khoảng 2-3 tháng tuổi bị rụng, tỷ lệ rụng có khi lên đến 50%. Trái thường bị rụng giữa cuống trái với các lá bao trái.

Trường hợp 2: Các cây mới bắt đầu cho trái đến khi cho trái được 3-4 năm thường bị rụng trái non rất nhiều, có khi rụng cả buồng, hầu như buồng nào cũng bị rụng và trái thường bị rụng ở phần tiếp giáp lá bao trái với đầu trái.

Trường hợp 3: Màu sắc cuống trái từ màu xanh đậm chuyển sang màu đen rồi lan dần vào trong trái, cuối cùng làm hư cơm dừa và rụng trái.

Mỗi hình thức biểu hiện rụng trái non do một hoặc nhiều nguyên nhân tác động đến.

Ở trường hợp 1: Đây là trường hợp rụng trái non bình thường, là đặc tính chung của cây dừa.

Ở trường hợp 2: do cây mới bắt đầu cho trái, đây là hiện tượng sinh lý do quá trình ra hoa kết trái của cây dừa mới bắt đầu cần có thời gian 3-4 năm để ổn định đặc tính ra hoa kết trái, do đó những biện pháp kỹ thuật tác động vào chỉ có thể làm giảm bớt đi phần nào tỷ lệ trái non bị rụng chứ không thể khắc phục hoàn toàn trong trường hợp này. Hiện tượng này sẽ khắc phục sau vài năm cho trái.

Ở trường hợp 3:

Nếu trái rụng vào lúc mưa dầm kéo dài nhiều ngày kèm theo có hiện tượng nứt đít trái, do đất thoát nước chưa tốt làm rễ bị ngập. Đất thiếu dinh dưỡng nhất là Kali hoặc bón quá nhiều phân đạm cũng làm trái bị rụng. Do nấm Fusarium sp. tấn công cũng góp phần làm rụng trái non

Ngoài các trường hợp trên, còn yếu tố rụng trái non do di truyền. Nếu chọn những trái làm giống từ cây dừa mẹ có đặc tính thường rụng trái non nhiều thì cây con cũng ảnh hưởng.

Cây dừa của bạn bị rụng trái non nhiều là do cây mới bắt đầu cho trái (ở trường hợp 2), bạn chỉ cần dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung phân vôi (2kg/cây/năm) cung cấp đủ nước trong mùa khô là cây sẽ phát triển tốt và giảm dần rụng trái. Hiện tượng này sẽ được khắc phục sau vài năm cho trái khi cây đã phát triển thuần thục.

Chúc bạn thành công.