Nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chẩn đoán theo y học cổ truyền

Tứ chẩn là bốn phương pháp khai thác triệu chứng lâm sàng của Y học cổ truyền. Theo chia sẻ của những Bác sỹ Y học cổ truyền, 4 phương pháp Vọng – Văn – Khấn  – Thiết không tách rời mà thường kết hợp và bổ sung cho nhau. Thực tế, mỗi thầy thuốc có những tâm đắc và kinh nghiệm vào một hoặc hai phương pháp đó. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác cao thì cần thực hiện cả 4 phương pháp.

Bên cạnh tứ chẩn còn có bát cương, bao gồm 8 cương lĩnh để chẩn đoán vị trí [ biểu lý], tính chất [ hàn nhiệt], trạng thái [ hư thực] và xu thế chung của bệnh [ âm dương].

Tứ chẩn là 4 phương pháp khám bệnh được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền

Ngoài các phương pháp trên thì trong nhiều trường hợp Y học cổ truyền cũng cần phải tham khảo những chẩn đoán cận lâm sàng của y học hiện đại như đếm và quan sát dạng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong những chứng bệnh về huyết, chiếu chụp X quang trong những chứng bệnh về khí và tạng… Sư kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được áp dụng phổ biến trong khám chữa và điều trị bệnh.

2. Tìm hiểu chi tiết nội dung tứ chẩn trong Y học cổ truyền

Vọng chẩn [ Nhìn]

Việc quan sát  tỉ mỉ thần, sắc, hình thái, mặt, lưỡi… của người bệnh, sẽ giúp thầy thuốc sơ bộ  thấy cần  đi sâu, nắm vững những vấn đề gì để biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản  ánh  ra  ngoài. Y học cổ truyền rất chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… vì có quan hệ nhiều  với các tạng phủ.

Thần được hiểu là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài.

Còn thần: Mắt sáng, tỉnh táo, hoạt động có ý thức … là dấu hiệu chính khí chưa suy

sụp, bệnh nhẹ, chữa dễ và có khả năng khỏi.

Mất [thất] thần: Tinh thần mỏi mệt, thờ ơ, nói không đủ sức… là dấu hiệu chính khí suy, bệnh nặng, khó chữa hoặc chữa lâu ngày.

Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt sẽ tươi nhuận, ngược lại khi có bệnh thường có sự thay đổi, căn cứ trên những sự thay đổi đó có thể biết được phần nào trạng thái bệnh lý ở tạng phủ liên  hệ.

Sắc đỏ biểu hiện cho sự viêm nhiệt

Sắc vàng: sắc vàng sáng là do thấp nhiệt, vàng tối là do hàn thấp

Sắc trắng thường do hư, hàn, thiếu máu

Sắc đen xám, u tối thường do thận hư, thận hư tinh suy kiệt

  • Xem hình thái [ hình dáng, tư thế, cử động]

Xem hình dáng để biết tình trạng sức khỏe của tảng phụ. Xem tư thế cử động để biết trạng thái tổng quát thuộc âm hay dương chứng.

Chủ yếu xem hình dạng của mũi để chẩn đoán trạng thái hư yếu hoặc bất bình thường của phế.

Môi đỏ hồng là  nhiệt, môi nhợt nhạt là huyết hư, môi xanh tím là huyết ứ. Ngoài ra Tỳ khai khiếu ra ở môi miệng, do đó, môi lở loét là dấu hiệu hỏa của Tỳ vượng, môi thâm đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy…

Tìm những dấu vết xuất hiện ở da để suy đoán được những rối loạn chcw snawng của vùng tương ứng

Dựa vào vị trí cũng như sự thay đổi , các dấu hiệu cảnh báo bệnh trên các cùng của loa tai để suy đoán bệnh lý ở cơ quan phủ tạng có liên hệ.

Mắt cũng là một vùng phản chiếu của cơ thể, qua mắt có thể biết duowcj phần nào trạng thái rối loạn của cơ quan tạng phù tương ứng.

Các lớp niêm mạc, nhất là phía trên lưỡi tạo thành rêu lưỡi. Dây thần kinh mạch máu và các nhú dạng chỉ của lưới rất nhạy. Vì thế, các thay đổi chức năng tiêu hóa, thể dịch tình trạng cơ thể.. có phản ánh nhanh chóng qua lưỡi. Việc quan sát lưỡi cũng có thể chẩn đoán bệnh khá chính xác và độc đáo.

Đây cũng là một trong số các vùng cơ quan phản chiếu của cơ thể, vì vậy, qua khuôn mặt có thể phần nào đoán biết được bệnh tật ở các cơ quan tạng phủ tương ứng.

Văn chẩn [ nghe – ngửi]

Nội dung của văn chẩn là để ý đến những tính chất của các âm thanh như tiếng thở,  tiếng ho, tiếng rên hay ngửi mùi bốc ra từ người bệnh.

Văn chẩn liên quan đến những đặc điểm âm thanh và khí mùi của người bệnh

Tiếng nói :

  • Tiếng nói nhỏ, hụt hơi, không đủ sức… là dấu hiệu của hư chứng.
  • Tiếng nói to, vang, mạnh… là dấu hiệu thực chứng.
  • Nói ngọng, khó nói, hay gặp trong chứng trúng phong.
  •  Hay nói, nói 1 mình là dấu hiệu tâm và thận hư.

Tiếng thở :

  • Thở nhanh, thở mạnh… là dấu hiệu thực chứng.
  • Thở nông, yếu là dấu hiệu hư chứng.

Tiếng ho :

  •  Ho có đờm là Thấu, ho không đờm là Khái, ho khan là bệnh nội thương…
  • Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi… thường là do cảm phong hàn.
  •  Ho từng cơn, có tiếng rít… là ho gà

Vấn chẩn [hỏi]

Hỏi người bệnh hoặc thân nhân người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thêm cho thầy thuốc những chi tiết không thể biết được về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám. Hỏi sẽ giúp thầy thuốc bổ sung những khái niệm đã có, làm sáng tỏ những nghi ngờ đã có khi nhìn và nghe.

Những vấn đề cần hỏi :

  • Quê quán và chỗ ở lâu nhất của người bệnh [để ý đến chi tiết địa lý và phong thổ gây bệnh].
  • Sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp.
  •  Tinh thần và hoàn cảnh sống.
  •  Tiền sử bệnh [trước đây đã mắc bệnh gì…].
  •  Diễn tiến của bệnh từ lúc phát đến khi đến khám.

Thiết chẩn

Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ những triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh một cách toàn tiện. Thiết chẩn gồm 2 phần :

Sờ nắn [ án chẩn]: sờ nắn đề xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng.

Xem mạch: Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.

Với những chia sẻ trên của các giảng viên Y sỹ Y học cổ truyền Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về tứ chẩn trong Y học cổ truyền.

//credit-n.ru/offers-zaim/vivus/index.html

Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch, cách kê đơn thuốc đông y, can nham, Chi khí quản háo suyễn, Chữa chứng nấc cụt.

Tâm bào lại là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ cho Thiếu âm quân hỏa, Do đó, dù ngoại tà là loại gì, khi vào đến quyết âm gây bệnh thì hội chứng của nó sẽ biểu hiện mang thuộc tính của phong, của Hỏa.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh

Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt

Ngoài tính chất của thử [nhiệt] tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn thấp khốn tỳ

Ngoài tính chất hàn tà làm dương khí tụ lại, thấp tà làm cản trở hoạt động của khí đưa đến ngăn trở công năng hoạt động của Tỳ Vị.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết

Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: thấp nhiệt đại trường

Tính chất nhiệt tà làm tổn khí và hao tân dịch. Tính chất của Nhiệt tà làm trở trệ khí, Khi 2 yếu tố này liên kết nhau thì 1 yếu tố gây bạo chú, ói ỉa, 1 yếu tố gây trở trệ như mót rặn.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: nhiệt kết đại trường

Nhiệt tà có tính chất tổn khí và hao tân dịch, do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng truyền tống của phủ Đại trường cũng như hao tổn âm dịch của phủ Đại trường.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế

Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế

Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế

Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch

Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.

Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt

Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.

Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.

Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.

Thống kinh: điều trị bằng y học cổ truyền

Đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh.

Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền

Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền

Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.

Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần.

Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.

Bệnh chứng tâm tiểu trường

Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.

Viêm sinh dục nữ: điều trị bằng y học cổ truyền

Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh

Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.

Đởm lạc kết thạch, cảm nhiễm [sỏi và viêm đường dẫn mật]

Sỏi đường mật cần được chẩn đoán phân biệt với u đầu tuỵ, viêm tuỵ mạn thể tắc mật, ung thư bóng Vater, viêm vi quản mật tiên phát và những trường hợp hoàng đản.

Y học cổ truyền động kinh [đông y]

Đặc điểm chủ yếu của bệnh là lên cơn đột ngột, ngắn và tái phát nhiều lần, có những rối loạn về ý thức, cảm giác và chức năng thần kinh thực vật, giữa 2 cơn hoạt động của cơ thể là bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề