Nguyên nhân sấu hỏng

  1. Tin Tức
  2. Tin Tức

Hì hục làm sấu ngâm cho cả nhà dùng, bà nội trợ "khóc ròng" khi nhìn thành quả ghê người, hóa ra lỗi sai là ở chi tiết này

2020-07-07 17:00

Nguyên nhân sấu hỏng
- Sấu ngâm tại nhà không hề dễ làm như chúng ta nghĩ, chỉ cần sơ suất có thể bị hỏng như bà nội trợ này.

Sấu là loại quả được nhiều người thích vào mùa hè. Khi trời nắng như đổ lửa, có ly nước sấu đá mát rượi, chua chua để thưởng thức quả thật không có gì bằng. Ngoài việc uống ở các cửa hàng giải khát thì hiện nay mọi người cũng tranh thủ ngâm sấu tại nhà để thưởng thức.

Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về sản phẩm sấu sau khi ngâm. Bà nội trợ này cho hay, cả chiều làm bình sấu ngâm cho cả nhà thưởng thức, không ngờ mấy hôm sau mở ra xem thì thành nông nỗi này. Hình ảnh chụp cho thấy bình sấu đã bị mọc lông khá đáng sợ, dường như các quả sấu đã bị mốc. Chắc chắn với tình  trạng này thì bà nội trợ sẽ phải đổ cả bình sấu mất nhiều tâm huyết để làm.

Các chị em có kinh nghiệm ngâm sấu đã nhận biết nguyên nhân của tình trạng này. Vấn đề xuất phát từ việc bà nội trợ này không cho nhiều đường vào trong bình ngâm. 

Nguyên nhân sấu hỏng

"Khi ngâm sấu, không  nên tiếc đường mà phải cho thật nhiều đường vào kèm ít gừng. Khi nước ngấm hết đường thì phải cho thêm đường. Nếu tiết kiệm đường dễ bị mốc. Khi ngâm phải để sấu khô róc hết nước mới không bị váng mốc", một cư dân mạng chia sẻ.

Có người chia sẻ kinh nghiệm: "Sấu ngâm một ngày xong phải chắt nước ra đun sôi lên, để nguội rồi lại cho quả vào ngâm tiếp, làm như thế ko bị mốc, nổi váng".

"Sấu cạo sạch trần qua nước sôi để nguội xuống còn 40-50 độ, đổ ra rổ cho thật ráo. Vệ sinh sạch lọ phơi khô. Cứ 1kg đường - 1kg sấu, lần lượt từng lớp cho đến hết cuối cùng là đổ 1kg đường bên trên nhé. Hôm sau lấy đũa đảo từ dưới lên trên và mỗi ngày 1 lần lắc nhẹ bình sấu để quả bên trên được ngấm đường", một người có kinh nghiệm khác chia sẻ để tránh bị mốc.

Ngoài bị mốc meo như thế này, tình trạng mà các bà nội trợ ngâm sấu thường gặp nữa là bên trong bình ngâm nổi váng. Nổi váng hay dân gian còn gọi là sủi bọt lên khi ngâm. Đó là lớp váng màu trắng nổi lên phía trên, nó bọt bọt giống như bị lên men. Đó là phần lên men của một số vi khuẩn, nấm do khi ngâm không đúng tỉ lệ tạo cơ hội cho nó hoạt động. Sau khi sấu thật sự đã ráo nước thì xóc sơ qua với đường. tỷ lệ là 1:1 tức là 1kg sấu: 1 kg đường. Đây là tỉ lệ hợp lý, bạn có thể xê dịch đôi chút, nếu ngâm quá ngọt quá nhiều đường thì sấu dễ bục và nổi váng.

Sau khi ngâm 3-4 tiếng, đường ran thì thì vớt sấu ra rồi giữ nước đường. Tiếp tục đun nước đường đun sôi cho thêm chút lát gừng vào và để thật nguội. Nước đường phải nguội thì khi ngâm mới không bị hư.

AM

Đi tìm lí do 12 cung Hoàng đạo nam ngoại tình

Đọc nhiều nhất

Nguyên nhân sấu hỏng

Nguyên nhân sấu hỏng

Cùng chuyên mục

Video Hot

CÁCH KHẮC PHỤC KHI NGÂM SẤU BỊ NỔI VÁNG:

Nhân tiện có mấy chị em ngâm sấu bị nổi váng và tưởng đó là mốc nên mình chia sẻ 1 chút về kahm yeast. Đây là những kiến thức mình học được khi nuôi Kombucha và Garbage Enzyme

Lớp màng mỏng trên mặt sấu như ảnh đầu tiên không phải nấm mốc, mà đây là kahm yeast và không gây hại cho sức khỏe như nấm mốc. Cần phân biệt vì nấm mốc thì sẽ nổi lên những sợi lông nhỏ li ti. Và bình của bạn đó mới ngâm 3 ngày thì chưa mốc được

Khi ngâm các loại rau củ quả có tính ngọt hoặc ngâm rau củ quả với đường, rất dễ sinh kahm yeast. Nếu rau củ trái cây nổi lên mặt nước thì sẽ xuất hiện kahm yeast ( giống như muối dưa mà không chèn đó)

Cách chữa khi sấu bị nổi váng như sau. Bạn không cần phải đổ bỏ cả bình sấu này, mà chỉ cần vớt sấu ra. Trần với nước đun sôi để nguội 60 độ rồi để ráo nước. Nước đường bạn cũng đun sôi để thật nguội rồi lại đổ vào sấu nhé. Nhớ là bình ngâm phải khô ráo, sấu cũng ráo nước, và nước đường thật nguội. Tỉ lệ đường và sấu là 1:1. Thiếu hoặc quá thừa đường dễ nổi kahm yeast.

Kahm yeast là loại men hiếu khí hình thành khi nồng độ glucose/đường vượt quá, hoặc nồng độ PH giảm đột ngột do sự tăng mạnh của acid lactic. Kahm yeast cũng xuất hiện khi bề mặt sản phẩm lớn, hở, tiếp xúc nhiều với không khí, khi nhiệt độ môi trường lên men cao, Dù vậy, nếu bạn đậy kín, che chắn không cho bề mặt tiếp xúc với không khí, yeast vẫn có thể hình thành.

Kahm yeast không hại như nấm mốc. Nhưng kahm yeast xuất hiện cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã không cẩn thận ở bước nào đó trong quá trình lên men, và nếu để lâu thì sẽ hỏng mẻ ngâm này. 1 là tỷ lệ đường chưa đúng, 2 là dụng cụ ngâm chưa sạch sẽ và chưa khô ráo, 3 là bình ngâm không kín hoàn toàn

Và dưới đây là cách mình ngâm sấu để không bị nổi váng

1kg sấu cạo vỏ rửa sạch, cắt núm, ngâm nước muối loãng 15’. Sau đó khứa sấu và ngâm nước vôi trong 8 tiếng. Rồi rửa thật sạch

Đun 1 nồi nước sôi to. Khi sôi sùng sục thì thả sấu vào ngoáy vài giây rồi vớt ra ngay lập tức (làm nhanh tay nếu không sấu sẽ bị mềm, không giòn). Để sấu thật nguội, thật ráo nước

Xóc sấu với 1kg đường. Tỉ lệ 1:1. Ngâm vài tiếng cho đường tan ra rồi vớt sấu ra. Phần nước đường bỏ thêm 2,3 củ gừng cắt lát và đun sôi rồi để thật nguội.

Nhớ là nước đường phải nguội, thì khi ngâm sấu mới không bị hư. Bình thủy tinh sạch sẽ và lau khô hoàn toàn.

Bỏ sấu vào bình và đổ nước đường vào cho ngập. Cứ thế cho đến khi đầy hũ và phần nước đường phải ngập hết toàn bộ sấu trong bình.

Nguyên nhân sấu hỏng

Nguyên nhân sấu hỏng

Nguyên nhân sấu hỏng

Nguyên nhân sấu hỏng

Nguyên nhân sấu hỏng