Nhân viên tuyển sinh là gì

Vị trí này đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của một công ty, tổ chức giáo dục. Nhân viên tư vấn tuyển sinh còn có thể được gọi là Chuyên viên tư vấn tuyển sinh hoặc Nhân viên sales tư vấn tuyển sinh.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH

Là một người làm trong lĩnh vực giáo dục. Họ am hiểu những thông tin và cơ chế tuyển sinh và thông tin về các chương trình đào tạo nên khối lượng công việc của họ khá nhiều. Chúng ta cùng điểm mặt qua những công việc của một nhân viên tư vấn tuyển sinh cần áp dụng:

Tư vấn khách hàng tiềm năng

Như một nhân viên sales thực thụ. Nhân viên tư vấn tuyển sinh trong các trung tâm đào tạo, trường học sẽ có nhiệm vụ liên hệ, trao đổi với các khách hàng tiềm năng dựa theo hồ sơ dữ liệu có sẵn để tư vấn khách hàng tiềm năng biến họ thành khách hàng trung thành của mình.

Nghiên cứu, nhu cầu của khách hàng

Bên cạnh việc tư vấn khách hàng thì nhân viên tư vấn tuyển sinh còn có nhiệm vụ tìm hiểu cũng như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Trao đổi thân tình để tìm ra được những điểm phù hợp và bất cập của các chương trình đào tạo hiện tại từ đó có những đề xuất cải cách sao cho phù hợp trong tương lai

Họ là người thấu hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng để đơn vị thiết kế ra chương trình giảng dạy cho đúng với thực thế đáp ứng với kỳ vọng chung của khách hàng.

Tổ chức tư vấn tuyển sinh trực tiếp với học viên

Chính là một vị trí tuyển sinh chính hiệu thì nhiệm vụ của một chuyên viên tư vấn tuyển sinh sẽ gặp gỡ đại diện của đơn vị tuyển sinh cùng trực tiếp các học viên để tư vấn và thuyết trình thuyết phục cho các khách hàng tiềm năng cho đơn vị.

Việc gặp gỡ trực tiếp với các học viên cũng sẽ có nhiều điểm lợi đó chính là trực tiếp thấu hiểu nắm được nhu cầu nguyện vọng của các học viên về chương trình đào tạo. Tiếp cận và giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng giúp học viên đưa ra được định hướng một cách chính xác và nhanh chóng.

Với những ý kiến thu được thì sẽ tiến hành phổ biến chương trình giảng dạy từ A đến Z các chương trình đào tạo, hình thức giảng dạy kèm chi phí khóa học và thời gian học cũng như địa điểm học tập.

Quản lý hồ sơ học viên

Công việc quan trọng không thể thiếu của một nhân viên tư vấn tuyển sinh chính là việc quản lý hồ sơ thu thập cũng như hồ sơ ghi danh và hồ sơ lớp học của học viên.

Họ còn thực hiện hỗ trợ khách hàng đăng ký, sắp xếp lịch học, kiểm soát hồ sơ đầu vào của học viên và soạn thảo các hồ sơ tuyển sinh có liên quan để lưu trữ cũng như trích xuất khi cần thiết.

Tổ chức sự kiện liên quan đến tuyển sinh

Bạn sẽ thường nghe đến cụm từ hội chợ tuyển sinh. Đây là một dạng tuyển sinh trực tiếp. Các đơn vị đào tạo sẽ được tham gia vào nhiều chương trình sự kiện và buổi hội thảo, tư vấn chuyên ngành do đơn vị tổ chức. Tại đây các chuyên viên tư vấn tuyển sinh chính sẽ phối hợp cùng một số phòng ban của đơn vị nhằm trực tiếp đề xuất ra những kế hoạch tổ chức chương trình để triển khai.

THU NHẬP CỦA NHÂN VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH

Việc chú trọng đầu tư vào giáo dục đã khiến cho công việc của một nhân viên tư vấn tuyển sinh được mở rộng và các chuyên viên tư vấn tuyển sinh có nhiều cơ hội việc làm hơn với mức thu nhập cao hơn.

Mức lương cho vị trí tư vấn tuyển sinh dựa vào kinh nghiệm làm việc trung bình khoảng 7-9 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên tới 20-25 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này khá cao khi so sánh với các vị trí công việc văn phòng.

Cơ hội thăng tiến trong vị trí này càng ngày càng cao hơn tùy vào điều kiện và khả năng của bản thân mà bạn có thể đạt được các level cao như Leader, trưởng phòng đào tạo hay chuyển sang các công việc như trưởng nhóm, trưởng phòng chăm sóc khách hàng.

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN TƯ VẤN TUYỂN SINH

Để trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp và thành công hơn với nghề thì một chuyên viên tư vấn tuyển sinh cần phải có được những tố chất và kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp

Là một nhân viên tư vấn bạn cần có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tốt khách hàng của mình. Tố chất này có thể rèn luyện và nâng cao hơn khi cọ xát thực tế. Vì khả năng giao tiếp tốt sẽ có nhiều lợi ích cho công việc của mình rất nhiều. Khách hàng sẽ chia sẻ cởi mở với bạn những nhu cầu và mong muốn của mình hơn.

Với những nhân viên tư vấn tuyển sinh thông qua điện thoại thì kĩ năng tư vấn lại đòi hỏi sự ân cần tỷ mỉ từ lời nói, giọng điệu. Nếu như tư vấn trực tiếp bạn sẽ cần đến cả ngoại hình và thái độ của từng tư vấn viên.

  • Kỹ năng thuyết phục

Có thể nắm bắt được kỹ năng tâm lý của khách hàng chính là yếu tốt cốt lõi để chốt sales và chính là điểm khác biệt của những nhân viên tư vấn giỏi. Vì rốt cuộc đo hiệu quả của chuyên viên tư vấn tuyển sinh chính là số học viên tuyển sinh thu được.

Điều này cần rèn luyện năng lực thuyết phục khách hàng thực sự tốt. Điều này chính là làm sao có thể để khách hàng tin tưởng được chương trình của bạn và chọn lựa bạn thay vì một rừng những thương hiệu khác.

  • Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian chính là việc bạn tiến hành xắp xếp công việc một cách khoa học nhất và phân bổ thời gian một cách hợp lý để thu hút được học viên tuyển sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Không chỉ lĩnh vực tuyển sinh mà kỹ năng quản lý và xắp xếp thời gian đều cần thiết trong mọi ngành nghề khác nhau. Một người biết quản lý xắp xếp thời gian tốt sẽ mang lại hiệu quả hơn về lâu dài với những người không biết xắp xếp.

  • Kĩ năng xử lý tình huống linh hoạt khéo léo

Đặc thù của ngành nghề tư vấn là tiếp xúc và xử lý nhiều trường hợp khác nhau. Việc này đòi hỏi các chuyên viên tư vấn cần phải có khả năng ứng xử linh hoạt và phù hợp nhất. Trong quá trình giải đáp những thắc mắc này càn linh hoạt ứng biến chuyên nghiệp để giúp hỗ trợ giải đáp khách hàng những thông tin họ cần nhanh gọn và chính xác nhất.

  • Khả năng Ngoại ngữ

Đối với nhân viên tư vấn tuyển sinh tại các đơn vị ngoại ngữ thì có khả năng ngoại ngữ tương ứng như Anh, Pháp, Hàn, Trung, v.v., là một lợi thế rất tốt cho bạn.

  • Kiên trì, nhân nại và chịu đựng áp lực cao

Với số lượng khách hàng một ngày cần giải quyết khá cao thì việc khó tính cáu gắt là điều khó tránh khỏi. Lúc này cần kiên trì nhẫn nại và luôn giữ được bình tĩnh và không để cảm xúc cá nhân xen vào công việc. Việc này đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện và trau dồi hàng ngày.

>> Xem thêm: Công việc của Nhân viên mua hàng [Purchasing Officer] là gì?

Ngành tư vấn tuyển sinh là một nghề khá hot trong thời điểm hiện tại và nhiều năm nữa. Khi mà nhu cầu học tập giáo dục đào tạo được nâng cao thì rất cần có những cầu nối giao tiếp giữa các chương trình đào tạo và người học. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ của chúng tôi trên đây đã giúp cho bạn có được kiến thức về nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì ? Mô tả công việc và kĩ năng cần có của một chuyên viên tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi ngành nghề hấp dẫn năng động này thì có thể mạnh dạn tìm hiểu và trao dồi các kĩ năng cho mình ngay từ bây giờ.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh làm những gì?

Mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh.
Liên hệ tư vấn khách hàng tiềm năng từ dữ liệu sẵn có ... .
Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. ... .
Tư vấn tuyển sinh trực tiếp. ... .
Quản lý hồ sơ học viên. ... .
Tổ chức sự kiện liên quan đến tuyển sinh. ... .
Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe. ... .
Kỹ năng thuyết phục. ... .
Kỹ năng quản lý thời gian..

Tư vấn tuyển sinh cần những kỹ năng gì?

Chia sẻ 7 kỹ năng của nhân viên tư vấn tuyển sinh.
Khả năng thích ứng linh hoạt. ... .
Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp. ... .
Khả năng thấu hiểu tâm lý ... .
Kỹ năng quản lý thời gian. ... .
Phân tích và đánh giá tình hình. ... .
Ham học hỏi những kiến thức mới. ... .
Sự kiên nhẫn, làm chủ cảm xúc cá nhân..

Nhân viên tư vấn giáo dục là gì?

Công việc của Chuyên viên tư vấn giáo dục có phần giống với nhân viên chăm sóc khách hàng nhưng khác biệt môi trường làm việc. Bạn người hiểu về các chương trình đào tạo, chính sách, chế độ của trường và trung tâm, phối hợp với giáo viên và học sinh, phụ huynh để tạo ra môi trường học tập tối ưu.

Vấn phòng tuyển sinh là gì?

đơn vị có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng,làm đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác tuyển sinh tất cả các hệ củanhà Trường, công tác quan hệ đối ngoại– giới thiệu việc làm, công tác thông tin tuyên truyền củanhàTrường.

Chủ Đề