Vivarium là gì

Thú vui trồng cây cảnh trong lọ thủy tinh đang dần nhận được nhiều sự chú ý hơn, không chỉ tạo ra mảnh xanh cho góc nhỏ trong nhà, mà nó còn giúp mang lại cảm giác thú vị khi được chính tay mình tạo ra một hệ sinh thái nhỏ theo ý muốn của mình. Bộ môn này được biết tới là nghệ thuật Terraium, vốn đã tồn tại từ rất lâu đời.

Loại hình nghệ thuật Terrarium không còn quá xa lạ đối cộng đồng yêu cây cảnh trên thế giới, nó vốn đã tồn tại từ rất lâu đời, và nó chỉ mới được du nhập về Việt Nam trong những năm gần đây. Mặc dù Terrarium này còn khá mới mẻ với số đông người Việt, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng lớn trong cộng đồng yêu thích cây xanh.

Hình thức trồng cây trong bình thủy tinh không chỉ đơn thuần là việc trồng cây cảnh mini trong một cái lọ nho nhỏ, mà nó còn được xem là bộ môn mang tính nghệ thuật sắp đặt cao. Nếu là một người yêu thiên nhiên thì Terrarium là một sự lựa chọn rất tuyệt vời đối với bạn.

Tiểu cảnh Terrarium không chỉ mang thiên nhiên vào trong ngôi nhà của bạn, giúp tô điểm và trang trí cho không gian sống trở nên mềm mại hơn, duyên dáng và sống động hơn, mà nó còn là một cách để thắp sáng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống, tăng thêm cảm hứng với công việc.

Đọc tới đây, có thể bạn cũng nhận thấy những giá trị mà Terrarium thực sự mang lại cho người chơi. Tuy nhiên, vì là một loại hình còn khá mới mẻ, nên không phải ai cũng nhiểu rõ về chúng.

Trong bài viết này MOW Garden sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đại loại như Terrarium là gì? Terrarium đã được xuất phát từ đâu? Và được hình thành như thế nào? Trồng cây trong bình thủy tinh như vậy có sống được không?

Mục lục nội dung

I – Tiểu cảnh Terrarium là gì?

1. Khái niệm Terrarium

Terrarium là một thuật ngữ được dùng để mô tả phương pháp trồng cây trong lọ thủy tinh, mà bên trong đó chỉ cần một ít đất, kèm theo một số phụ kiện như đá hoặc gỗ để tạo hình nghệ thuật. Tùy theo mức độ khéo léo và sức sáng tạo của mỗi người mà có thể tạo ra rất nhiều mẫu tiểu cảnh Terrarium độc đáo khác nhau.

Thật ra, thuật ngữ Terrarium được xuất phát từ chữ terra trong tiếng La tinh, có nghĩa là “đất sỏi”, và một yếu tố được bổ sung vào là arium được dùng để thể hiện một vùng hoặc một không gian có giới hạn.

Không phải loại cây có kích thước nhỏ nào cũng đưa vào trong Terrarium, mà chúng cần phải được tuyển chọn một cách cẩn thận, và đáp ứng được các tiêu chí của người chơi.

Một trong các tiêu chí được ưu tiên hàng đầu đó chính là khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường thời tiết như là sen đá, xương rồng, cây rêu, cây không khí,… Chúng đều là những loại cây vừa nhỏ, vừa đa dạng, mà còn có sức sống rất tốt.

Ngày nay, Terrarium được xem như là một bộ môn nghệ thuật, chứ không đơn thuần là một phương pháp trồng cây trong bình thủy tinh như trước nữa. Bằng đôi tay khéo léo cùng khối óc sáng tạo của mình, các nghệ nhân Terrarium đã biến tiểu cảnh Terrarium trở thành những hệ sinh thái thu nhỏ thực thụ, với các loại thực vật đa dạng được bài trí khéo léo.

Nếu có hứng thú với Terrarium, bạn hoàn toàn có thể tự mình tìm tòi, và tạo ra một hệ sinh thái thu nhỏ cho riêng mình. Bởi vì những loại nguyên liệu để tạo thành tiểu cảnh Terrarirum rất đơn giản, và có thể tìm tại bất cứ đâu. Điều quan trọng là tính tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo của bạn đến mức nào mà thôi.

Đôi lúc, có thể thêm vào tiểu cảnh Terrarium những mô hình thu nhỏ như đồi núi, bải cỏ, vỏ ốc, các loài động vật bé xinh, kèm theo đèn dây và sỏi đá nhiều màu sắc theo sở thích để tăng thêm phần nổi bật. Tùy vào bạn thôi!

2. Lịch sử ra đời Terrarium

Vào năm 1827, một nhà thực vật học người Anh, có tên là Nathaniel Bagshaw Ward, đã thực hiện các nghiên cứu của ông về các loại sâu và bướm. Ông tiến hành thí nghiệm của mình như mọi khi, đó là đặt một cái kén trong bình thuỷ tinh kín và tiến hành việc quan sát chúng.

Thật lạ lùng, sau một thời gian quan sát thì ông phát hiện ra có sự phát triển của một số loại thực vật ngay tại phần đất dưới đáy bình. Trong số đó có cây dương xỉ và một số loài cây khác, và chúng trông khá khoẻ mạnh. Nhưng làm cách nào mà cây có thể phất triển được trong một cái bình thủy tinh?

Mặc dù trước đó, ông đã cố gắng xây dựng một tiểu cảnh với núi đá và dương xỉ ngay tại sân sau của mình, nhưng thật không may cây dương xỉ và các loại thực vật này thường xuyên chết do ngộ độc khí thải được phát ra từ các nhà máy trong thành phố London lúc bấy giờ.

Dr. Ward đã nhận ra rằng, sở dĩ thực vật có thể phát triển mạnh là do chúng được bảo vệ khỏi không khí đang bị ô nhiễm của thành phố Luân Đôn.

Phát hiện thú vị này đã thúc đẩy ông tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của thực vật trong những lồng kính thu nhỏ.

Ông đã đặt các thợ mộc làm ra những cái lồng kính khung gỗ theo cấu tạo đơn giản, và đặt tên cho chúng là “fern cases”.

Để tưởng nhớ tới phát minh này, người ta đã đặt tên cho các lồng kính được sử dụng để trồng cây với tên gọi là Wardian cases, ngày nay thường gọi là Terrarium.

Sau đó, ông cho trồng các loại dương xỉ ưu thích của mình, và đậy nắp lại trong suốt 4 năm. Trong suốt thời gian này, các loại thực vật bên trong không hề bị vấn đề gì, chúng phát triển rất tốt, cho tới khi nắp bình bằng sắt bị rỉ sét và không khí ô nhiễm bên ngoài đã lọt vào bên trong. Lúc này thực vật bên trong mới bị héo và chết dần. 

Đến năm 1842, Dr. Ward đã viết một cuốn sách về phát hiện thú vị này. Cuốn sách có tên là “On the growth of plants in closely glazed cases”, nghĩa là “Sự phát triển của thực vật trong các hộp kính”.

Nhờ đó mà ngày càng có nhiều người biết đến phương pháp trồng cây độc đáo này hơn. Ngày nay chúng đã phát triển mạnh mẽ, và dần hình thành nhiều loại hình nghệ thuật tương tự với Terrarium như Vivarium và Aquarium.

Lần đầu tiên, những người yêu thích trồng cây có thể sở hữu một khu vườn thu nhỏ đặc biệt cho riêng mình, với các loại thực vật bên trong đó.

Và cách trồng cây này hoàn toàn không cần quá nhiều thời gian chăm sóc, giúp người chơi có thể yên tâm trong suốt chuyến du lịch dài ngày của mình.

Điều mà Dr. Ward không thể ngờ rằng, nhờ có mẫu Terrarium đầu tiên của ông, mà ngày nay thế giới có cơ hội được thả hồn vào trong thế giới riêng của họ. Dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng bộ môn Terrarium vẫn chưa bao giờ hết “hot”, nó vẫn luôn giữ được vị thế của mình. Dù là tầng lớp nào thì vẫn thể tham gia bộ môn nghệ thuật thú vị này.

Nếu như trong tầng lớp bình dân thì họ có thể hài lòng với những bình thủy tinh đơn giản, thì tầng lớp thượng lưu lại không hề có giới hạn nào, họ có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật Terrarium đầy công phu và tỉ mỉ. Terrarium tái hiện lại bất kì một bối cảnh nào mà người nghệ nhân mong muốn thực hiện chúng.

Bằng việc đặt tiểu cảnh Terrarium trong nhà, bạn đã khéo léo tạo ra cho mình những kết nối với thiên nhiên vô cùng hữu hiệu. Thông qua việc chăm chút cho khu vườn sinh thái nhỏ nhắn mỗi ngày nó đã giúp tạo ra những kích thích tư duy một cách hiệu quả và đơn giản.

3. Terrarium có cần ánh sáng không?

Cũng giống như các loài thực vật trên trái đất này, chúng cũng cần tới ánh sáng cho quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, nó không cần tới quá nhiều ánh sáng, mà chỉ cần một lượng vừa phải. Và việc cung cấp ánh sáng cho Terrarium cũng không phức tạp như bao loại cây xanh khác

  • Nguồn ánh nắng ngoài trời: không nên đặt Terrarium dưới ánh sáng trực tiếp
  • Nguồn ánh trong nhà: đặt Terrarium tại những vị trí có nhiều ánh sáng nhưng tránh đặt tại nơi quá nóng
  • Nguồn ánh nhân tạo: Terrarium vẫn phát triển tốt khi được đặt dưới sáng sáng của đèn huỳnh quang hoặc đèn LED

Nếu bạn muốn đặt Terrarium dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì nên tháo nắp bình ra và không được để quá lâu do có thể làm cho nhiệt độ tăng nhanh chóng. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật bên trong, thậm chí là bị chết.

II – Phân loại tiểu cảnh Terrarium

Hiện tại có hai loại hình Terrarium. Tùy theo sở thích mà người chơi sẽ chọn Terrarium kín hay Terrarium hở. Mỗi loại terrarium đều đòi hỏi người chơi phải có vốn kiến thức cơ bản về loại cây định trồng, kinh nghiệm bày trí,

Bện cạnh đó bạn cũng cần nắm bắt những thiết bị hỗ trợ không thể thiếu trong quá trình chăm sóc Terrarium, bởi nếu có thì không cây trong bình của bạn sẽ chết trong một khoảng thời gian ngắn.

1. Terrarium kín

Terrarium kín là phương pháp trồng thực vật trong hệ không gian khép kín, không có sự trao đổi nào với bên ngoài. Đó chính những bình thủy tinh có nắp đậy kín, và bên trong đó là một hệ sinh thái tuần hoàn, nó vẫn có thể đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của thực vật sống trong một thời gian dài.

Chính vì là một hệ khép kín, mà lượng hơi nước thoát ra từ thực vật và đất không thể bay ra ngoài được, chúng bay lên và ngưng tụ lại ngay tại nắp và thành bình.

Sau đó nhỏ giọt xuống và thấm ngược vào đất. Điều này đã giúp cho độ ẩm bên trong hệ Terrarium kín luôn được duy trì trong suốt thời gian dài.

Nhờ đó mà các loại thực vật trong hệ Terrarium kín không cần phải cung cấp thêm nước và chất dinh dưỡng, mà chúng vẫn có thể tự dưỡng, sinh dưỡng và phát triển trong một thời gian dài.

Điều mà một hệ Terrarium cần duy nhất, đó chính là cung cấp đầy đủ ánh sáng cho chúng. Có rất nhiều người lựa chọn loại hình vì nó không phải tốn công chăm sóc hằng ngày.

Môi trường trong hệ Terrarium kín luôn giữ được độ ẩm gần giống với môi trường tại vùng mưa ẩm nhiệt đới, nên các loại thực vật này vẫn có thể phát triển bình thường giống như khi chúng tồn tại ngoài tự nhiên.

Mặc dù là hệ Terrarium kín giúp giữ ẩm tốt thông qua quá trình tuần hoàn nước lên tục, nhưng nó không đông nghĩa với việc bạn cứ đóng kín bình mãi không bao giờ mở nắp ra.

Đôi lúc cũng cần mở nắp để kiểm tra định kỳ, vì với độ ẩm cao trong bình có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển mạnh bên trong gây hại cho thực vật.

Hoặc trong trường hợp bạn thấy lượng nước trong bình kín đã suy giảm đi nhiều, không còn thấy sự xuất hiện của lớp sương trên mặt kính nữa, thì lúc này bạn nên mở nắp bình ra và cung cấp nước cho chúng.

Ngoai ra, hệ Terrarium kín cũng cần phải có một hỗn hợp đất phù hợp để tránh không để nước đọng lại vị trí rễ quá nhiều, gây ra úng rễ. Thông thường một hệ Terrarirum sẽ cần lót một lượng sỏi, than hoạt tính với tác dụng giúp lọc nước, hút ẩm và tạo khoảng cách thông thoáng dưới đáy bình giúp cho thực vật luôn phát triển bình thường.

Tuy nhiên, không phải loại thực vật nào cũng thích hợp với hệ Terrarium kín, bởi hệ này luôn duy trì độ ẩm cao, nên chỉ có thể phù hợp với những loại thực vật thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới ẩm. Đôi với những loại thực vật có đặc tính quen thuộc với môi trường khô hạn sẽ khó có thể phát triển. Do đó, tiểu cảnh Terrarium mở là một giải pháp để trồng những loại cây này.

2. Terrarium mở

Thay vì đóng kín để giữ ẩm thì hệ Terrarium mở sử dụng những không gian thông thoáng, tạo điều kiện cho thực vật bên trong có thể trao đổi không khí tốt hơn, lượng hơi ẩm cũng không được giữ lại như hệ Terrarium mà có thể thoát ra ngoài.

Điều này giúp cho môi trường bên trong đảm bảo được độ thông thoáng, giúp cho những loại thực vật thích hợp với môi trường khô hạn có thể tồn tại được. Do không duy trì được hệ tuần hoàn nước như hệ Terrarium nên bạn cần phải cung cấp nước cho chúng. Chăm sóc hệ Terrarim mở cũng tương tự như việc chăm sóc sen đá.

Ưu điểm của việc trồng cây trong bình hệ Terrarium mở là có thể đặt cây dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do phương pháp không giữ lại nhiệt lượng trong bình, mà có sự thông thoáng giúp cho nhiệt độ có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét giống cây đang trồng để tránh hiện tượng cháy nắng.

Một lưu ý nhỏ khi bạn trồng cây trong bình hệ Terrarium mở là phải sử dụng giá thể hỗ trợ việc giữ ẩm và luôn làm thông thoáng đất, bởi những loại cây thuộc họ mọng nước thường rất nhạy cảm với nước, chúng thường bị úng rễ nếu đất quá ẩm hoặc tưới nước quá nhiều.

III – Những loại cây trồng trong lọ thủy tinh

Nếu như muốn khởi đầu với bộ môn Terrarium này, không thiết bạn phải tìm mua những bộ tiểu cảnh Terrarium làm sẵn với giá đắt đỏ, bạn vẫn có thể tìm những loại nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên một cách đơn giản. Không phủ nhận giá trị nghệ thuật trong những hệ Terrarium làm sẵn.

Tuy nhiên, với một người mới “chân ướt, chân ráo” bước vào nghề thì tốt hơn hết là nên tự mình làm lấy để có kinh nghiệm. Nếu thích thì bạn có thể lựa chọn những hệ Terrarium mang tính nghệ thuật cao để thỏa sức đam mê của mình. Trước hết MOW Garden muốn giới thiệu một số loại cây phù hợp để làm một hệ Terrarium.

Trường sinh thảo

Cau tiểu trâm

Hồng ngọc mai

Sam hương

Xương rồng

Sen đá

Rêu

Dương sỉ

Cẩm nhung

Dớn

Thủy tùng

Thường xuân

Sanh mini

Vảy ốc

Rau má hương

Trên đây là các gợi ý về một số loại cây thông dụng thường được lựa chọn để tạo tiểu cảnh Terrarium. Ngoài ra, còn có nhiều loại cây khác ngoài tự nhiên nữa. Tùy theo khả năng sưu tầm và mức độ hiểu biết của bạn về các loài thực vật.

IV – Cấu tạo nguyên liệu Terrarium cơ bản

Ngoài thực vật thì trong một hệ Terrarium cơ bản sẽ có thêm một số phụ kiện cần thiết để giúp cây có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện trồng trong bình.

1. Đá cuội hoặc sỏi

Nhằm tạo sự thông thoáng cho cấu trúc đất, người ta thêm vào bình Terrarium một lớp đá cuội hoặc sỏi. Lớp này thường được cho vào trước tiên, và được lót dưới cùng. Với cấu trúc thô, lớp đá cuộc và sỏi tạo ra những khoảng trống giúp cho không khí luồn qua, và lưu thông dễ dàng hơn.

Luồng không khí này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn yếm khí, vì sự hoạt động của dòng vi khuẩn này sẽ sinh ra các độc tố không tốt cho thực vật, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt như Terrarium.

2. Than củi hoặc Than hoạt tính

Kế tiếp là một lớp than củi hoặc than hoạt tính được rải lên trên lớp đá sỏi. Chúng có tác dụng hấp thụ, hoặc tiêu diệt các mầm bệnh, ngăn cản sự phát triển của một số loại vi sinh vật có hại cho thực vật. Lớp này còn ngăn sự phát triển của nấm mốc thường xuất hiện trong những bình Terrarium.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm chơi Terrarium thì sẽ rất hiểu về tình trạng nổi mốc trắng trên rêu. Tất nhiên là không thể sử dụng tới thuốc hóa học, cách đơn giản là rải một ít than hoạt tính mịn lên bề mặt rêu và tưới nước bình thường, vài hôm sẽ hết ngay.

3. Đất thịt

Hệ thực vật trong bình Terrarium thường không cần quá nhiều tới chất dinh dưỡng, nhưng nó cũng vẫn cần để có thể phát triển bình thường. Cách đơn giản là bổ sung vào trong bình Terrarium một ít đất thịt, chúng có chức năng bổ sung các chất dưỡng cho thực vật trong bình. Đất thịt cũng có tác dụng giữ ẩm khá tốt, đảm bảo cho cây luôn đủ nước để phát triển.

4. Dớn

Dớn hay còn gọi là dớn trắng, dớn mềm là một loài rêu ôn đới. Sợi dớn rất bền khó phân hủy nên sử dụng dớn sẽ ít phải thay chất trồng như các loại chất trồng cây ăn thịt khác.

Dớn có khả ngăng ngậm nước gấp 20 lần trọng lượng của chúng. Dớn ngậm nước sẽ giải phóng các Cation H+ như một chất kháng khuẩn tự nhiên giúp cho rễ các loại cây bắt mồi phát triển tốt hơn đặc biệt dớn là chất trồng tốt nhất cho cây bắt ruồi, cây bẫy kẹp.

Hình ảnh dớn màu xanh bạn đang thấy đó là dớn sống. còn khi khô thì nó sẽ có màu trắng ngà hoặc vàng. Dớn khô sẽ không thể sống lại. nên các bạn đừng tưởng lầm là trồng một thời gian sau dớn có màu xanh lại là dớn đã sống lại. Đó là rêu tảo mọc lên dớn thôi.

5. Rêu xanh

Có rất nhiều loại rêu xanh phổ biến trên thị trường hiện nay như: Rêu nhung, rêu đầu trắng, rêu sao, … Sưu tập rêu cũng là một phần rất hay trong bộ môn này. Mình sẽ update lên 1 số clip về trữ rêu tại nhà sau nhé

6. Phụ kiện trang trí

Cuối cùng, để tạo ra một bể Terrarium hoàn hảo, bạn nên thêm vào các loại phụ kiện trang trí như là củi khô, lũa, lá khô, phụ kiện hình nhân hoặc ngôi nhà nhỏ. Chúng sẽ tạo cho bạn một cảm giác như hòa mình vào thế giới của riêng mình.

7. Cách làm Terrarium đơn giản

IV – Hướng dẫn cách chăm sóc Terrarium

1. Cần chuẩn bị:

  1. Đèn led quang phổ đầy đủ, có khe thông gió: để cung cấp ánh sáng cho cây quang hợp. Đèn led có quang phổ từ 380nm – 800nm giúp cây cối phát triển và lên màu nhu ngoài tự nhiên. Công suất phù hợp với kích thước khu rừng. Quang thông: 100lm/wat. Vỏ kim loại tản nhiệt tốt và bền bỉ.
  2. Hẹn giờ điện tử: để bật/tắt đen theo hẹn giờ.
  3. Bình xịt nước: để tưới nước theo dạng phun sương.
  4. Chổi lông: để vệ sinh bình và điều chỉnh vị trí cây.
  5. Kéo cong dài 25cm: để cắt tỉa cây cối.
  6. Nhíp dài 27cm: để gắp, chỉnh sửa cây.

2. Tưới nước

Terrariu nên được tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, hoặc cách 2 tiếng tưới một lần [có thể nhiều hơn]. Tưới nước ít và nhiều lần sẽ tốt hơn so với tưới nhiều nước với ít lần.

Nếu như có công việc đột xuất, phải đi vắng vài ngày, bạn phải tưới đẫm ngoại trừ rêu có thể bị khô nhưng sau khi tưới nước, rêu sẽ hồi phục và xanh lại.

Lưu ý: việc tưới nước hằng ngày sao cho lượng nước tưới phù hợp, không nên để nước ngập qua lớp nham thạch vì sẽ làm ungs lớp mùn dừa, gây thối rễ.

Mẹo: Mỗi lần tưới nước, bạn chỉ cần phun khoảng 15-30 lần xịt là đảm bảo đủ lượng nước.

3. Loại nước

Loại nước tốt nhất cho Terra là loại nước mềm có lượng chất hòa tan ít. Nước mưa là loại nước rất phù hợp. Nếu như dùng nước máy để tưới, do trong nước máy có nhiều chất hòa tan như Canxi, Magie nên sau một thời gian [khoảng vài tháng], có thể cặn canxi bám vào thành bình.

Mẹo chăm sóc:

Lấy nước chanh nguyên chất, dùng chổi thấm nước chanh và lau vào thành bình rồi dùng khăn lau sạch hoặc xịt nước. Hãy yên tâm! Một chút nước chanh không ảnh hưởng gì đến cây đâu.

4. Ánh sáng

Thời gian cây được chiếu sáng ngoài tự nhiên khoảng 6 – 10 giờ/ngày. Do đó bạn hãy duy trì chế độ bật đèn khoảng 6 – 10 giờ/ngày.

Mặc dù ánh sáng mặt trời rất tốt cho cây, nhưng nếu bạn để Ter dưới ánh nắng trực tiếp, nó sẽ làm nhiệt độ tăng cao. Cây hay rêu có thể bị héo rất nhanh.

Mẹo chăm sóc:

Hãy sử dụng bộ hẹn giờ điện tử đi kèm để bật tắt đèn. Nên duy trì đèn khoảng 4 giờ cho buổi sáng, sau đó tắt 1 giờ và bật lại 4 giờ cho buổi chiều. Hoặc nếu bạn thích bật đèn vào buổi tối, có thể bật 3 giờ vào buổi sáng, 3 giờ vào buổi chiều và 4 giờ vào buổi tối.

Duy trì thời gian 1 lần bật đèn tối thiểu 3 giờ và thời gian nghỉ tối thiểu giữa các lần bật là 1 giờ.

Nên dặt tại nơi có ánh sáng nhẹ.

5. Nhiệt độ

Để Te luôn xanh tốt, bạn nên duy trì nhiệt độ dưới 30oC. Vào mùa hè, bạn nên để Ter ở nơi thoáng mát hoặc trong phòng có điều hòa.

6. Hiện tượng đọng sương

Có thể xuất hiện hiện tượng đọng sương trên thành bình nếu nhiệt độ xuống thấp. Đây là điều kiện tốt cho cây cối phát triển, độ ẩm được duy trì như trong rừng tự nhiên, và nhìn cũng khá đẹp, cảm giác như trong khu rừng mờ ảo nhưng đôi khi khiến bạn không nhìn thấy rõ cây bên trong.

Mẹo chăm sóc:

Vào buổi tối khi hết giờ bật đèn, hãy di chuyển nắp đèn sao cho có khe hở giữa nắp và thành bình. Đến sáng bạn di chuyển nắp đèn về vị trí kín khít với bình. Lúc đó, bạn sẽ có một khu rừng trong suốt không đọng sương vào ban ngày.

Chủ Đề