Nợ có trong kế toán là gì

Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ[debit] còn giảm thì lại cho là CÓ[credit]!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Đây là một trong các phương pháp kế toán được sử dụng [hình như là môn lý thuyết hạch toán kế toán]: Phương pháp tài khoản, ngoài ra còn có phương pháp chứng từ, tổng hợp cân đối tài khoản...

Chào bạn siegfried
Cái vụ nợ có này luôn luôn là một vấn đề nhỏ mà không nhỏ đối với tất cả dân mới vào nghề kế tóan. Tôi cũng đã từng hỏi tại sao không một thày cô nào viết hoặc giảng cho cặn kẽ, dễ hiểu vấn đề này mà cứ đi vào những cái cao siêu. Tớ nghĩ thế này

Nếu bạn cho tôi vay tiền thì tôi nợ bạn và bạn cho tôi nợ. Chúng ta bắt đầu lạon lên vị nợ rồi đây. Nhưng kế tóan rất hay


Bạn cho tôi vay tiền, tôi PHẢI TRẢ cho bạn, còn bạn PHẢI THU của tôi. Rõ ràng chưa.
Bây giời đến NỢ Nếu bạn mua 1 cái ôtô và chưa trả tiền mặt 1 tỷ đồng, ví dụ thế. Vụ này sẽ nói sao

Nói: Tôi 1 cái ôtô, và tôi NỢ anh 1 tỷ đồng


Nói+ Kế tóan: tôi 1 cái ô tô, tôi PHẢI TRẢ 1 tỷ đồng
Kế tóan: Nợ TK 211, TK 331 1.000.000.000 đồng
Giải nghĩa theo văn nói: Anh đang ở chỗ tôi 1 tỷ đồng và Tôi đang NỢ anh 1 cái ôtô

Kết luận: Thuật ngữ NỢ, CÓ trong tài khỏan kế tóan về bản chất là đúng với ngôn ngữ nói. Tại vì bạn không nghĩ sâu hơn nên tưởng rằng Nợ là mình Nợ, và có là mình có. SAI RỒI hì, hì

Chúc bạn học kế tóan vui

Reactions: Andrea Trần, Cannon_ars, lanptp22 and 1 other person

Chào bạn siegfried Vấn đề bạn hỏi, mới mà không mới, không phức tạp mà lại rất phức tạp. Đối với dân mới học kế tóan, bước ra khỏi mấy cái thuật ngữ này quả là một vấn đề nan giải. Mình luôn thắc mắc tại sao các nhà Bác học kế tóan không viết ra 1 cái thật đơn giản và dễ hiểu mà tòan giải thích tận đâu đâu. Thiển ý của mình là thế này Nếu bạn cho mình vay 10.000 đ, tức là bạn cho mình nợ 10.000đ và mình nợ bạn 10.000đ. Bạn thấy chưa. Bắt đầu lạon lên vì NỢ chưa nào. Hãy tư duy theo cách của kế tóan Bạn cho mình vay tiền : Bạn PHẢI THU của mình 10.000đ , mình PHẢI TRẢ cho bạn 10.000 đ. Hay: Bạn CÓ ở chỗ mình 10.000đ, mình NỢ bạn 10.000đ. Đúng chưa nhỉ. Như vậy mặc dù trong túi mình có 10.00đ. Mình ghi NỢ 10.000đ. Và bạn đã đưa cho mình 10.000đ. vẫn ghi CÓ 10.000 đ. Có mâu thuẫn gì không?

Thân

Reactions: lanptp22

Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ[debit] còn giảm thì lại cho là CÓ[credit]!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Tớ chả biết bi giờ khi mới nhập môn KT, Các Thầy Cô chỉ giáo ra sao chứ hồi xửa hồi xưa ngày đầu tiên nhập môn KT, Thầy có dạy rằng:

NỢ - CÓ trong kế toán là qui ước ngẫu nhiên, ko mang một ý nghĩa cụ thể nào.

Như vậy nợ [mắc nợ] ko phải là NỢ, có [hiện có] ko phải là CÓ, do đó chả cần lăn tăn làm gì nữa

Toggle signature

" Còn trời còn nước còn non
còn cô bán rượu ta còn say sưa "

Reactions: hoangnhi9610

Hi,everybody! em cũng đồng ý với anh Trung. Trước em mới học nguyên lý kế toán cô cũng không giải thích vì sao lại là nợ có. cứ coi đó là quy ước ngẫu nhiên. Quan trọng là khi làm kế toán mình phải phần biệt đâu là Tài sản, đâu là Nguồn vốn, hai tài khoản loại này kết cấu ngược nhau mà. và thêm một số tài khoản đặc biệt nữa. Nói chung là làm nhiều thì quen thôi ạ. Cô giáo em còn bảo các chuẩn mực kế toán đọc thường không hiểu ngay được đâu phải đọc đi đọc lại, lúc đầu không hiểu thì hôm sau lại đọc tiếp.hic.

Mà hình như quy ước nợ có này là quy ước quốc tế?

Chào!
Học nguyên lý kế toán rùi mà cũng phải nắm được phần nào chứ, Nợ Có ta cứ coi đó là quy ước ngẫu nhiên. Chủ yếu là xác định được đâu là Tài Sản đâu là Nguồn Vốn. Nhưng càng học sâu hơn thì ta càng nắm rõ được nguyên tắc của kế toán khi dó bạn có thể hiểu được vì sao có Nợ Có. . Nói sơ ra là tăng thì ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có

Dưới đây là đoạn nói về gốc của Nợ / Có:

Origin of the terms debit and credit

The term debit comes from the Latin debitum which means "that which is owing" [the past participle of debere "to owe"]. Debit is abbreviated to Dr [for debtor]. The term credit comes from the Latin credere/credit meaning "to trust or believe"/"he trusts or believes" via the French credit and the Italian credito. Credit is abbreviated to Cr [for creditor]. [2] In bookkeeping, debit is defined as "an entry of a sum owing"; "side of an account [left-hand] on which such entries are made". Credit is defined as "the sum at a person's disposal in the books of a bank";"an entry on the credit [right-hand] side of an account". [2]

The idea of income being a credit and an expense being a debit, which were opposites and balanced off against each other to determine profit or loss, is fairly straightforward, as is the tradition of always entering debits on the left and credits on the right of an account. However, as the double-entry bookkeeping system was expanded to cover assets and liabilities things became more complicated. Every transaction consists of a pair of matched opposites called a debit and credit, but they don't necessarily refer to simple concepts like income and debt which can be confusing. The debit is just the left-hand component and the credit the right-hand one. [1]

Reactions: dnv2006

Mình kô phải là dân kế toán. Mà là dân tin học làm phần mềm kế toán. Cũng mày mò tìm hiểu nợ nợ, có có. Ong hết cả đầu. Nợ chui vào tai bên trái thì có lại bay ra khỏi tai bên phải. Kô thể nào mà nhớ được. Mình có đọc được ở đâu đó, hình như trong quyển nguyên lý kế toán của ĐHKTQD HN, 1 quyển sách rất rất cũ rồi, từ những năm 90, giải thích như sau: Việc ghi chép kế toán bắt đầu từ những người cho vay lấy lãi [kiểu như ngân hàng ngày nay]. Khi ngân hàng nhận tiền gửi của ai đó thì có nghĩa là "nợ" người đó 1 khoản. Ngân hàng có thêm tiền nhưng lại là nợ. [Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo "có", bạn có 1 khoản ở ngân hàng, còn ngân hàng nợ bạn 1 khoản] Khi ngân hàng cho ai đó vay nghĩa là "có" ở người đó 1 khoản. Ngân hàng bị ít tiền đi nhưng lại là có. [Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo nợ, bạn nợ ngân hàng 1 khoản và ngân hàng có ở bạn 1 khoản]. Nợ, có phát sinh từ đó mà ra. Tăng tiền thì nợ, bớt tiền là có. ------

Chuyện vui KTT: Ở 1 cty nọ có 1 ông ktt nhiều tuổi, cứ đầu giờ sáng thì lại mở ngăn kéo ra bí mật xem cái gì đó trong ngăn kéo và lại đóng vào. Mọi người trong fòng kế toán rất muốn biết ktt của mình xem gì nhưng lại ngại hỏi. Ngay ngày hôm sau khi ông ktt nghỉ hưu thì mọi người mở ngăn kéo ra thì thấy 1 tờ giấy có ghi: tay trái là ghi nợ, tay phải là ghi có.

Toggle signature

Mưa lúc nào mát lúc đấy!

Reactions: lanptp22

j kỳ vậy,,khó hiểu wa.vậy chứ nếu mình mua chiếc xe hơi 1tỷ đồng bằng chính tiền của Bố mình cho mình thi minh đâu co Nợ ai đâu,ngược lại mình lại co Có thêm 1 chiếc xe===>vậy fải ghi Có xe hơi mới đúng chư???:wall:

Reactions: pham do minh

bạn đọc kỹ các bài trên đi. Nợ và Có ở đây là : quy ước thôi, chứ nó không mang tính chất hiểu theo nghĩa khi mình nói. nếu ko hiểu nữa bạn đọc lại quyển "nguyên lý kế toán". chỉ cần bạn nắm vững về tài sản và nguồn vốn là ok ngay.:015:

Toggle signature

khi giấc mơ về:friend:

Mình kô phải là dân kế toán. Mà là dân tin học làm phần mềm kế toán. Cũng mày mò tìm hiểu nợ nợ, có có. Ong hết cả đầu. Nợ chui vào tai bên trái thì có lại bay ra khỏi tai bên phải. Kô thể nào mà nhớ được. Mình có đọc được ở đâu đó, hình như trong quyển nguyên lý kế toán của ĐHKTQD HN, 1 quyển sách rất rất cũ rồi, từ những năm 90, giải thích như sau: Việc ghi chép kế toán bắt đầu từ những người cho vay lấy lãi [kiểu như ngân hàng ngày nay]. Khi ngân hàng nhận tiền gửi của ai đó thì có nghĩa là "nợ" người đó 1 khoản. Ngân hàng có thêm tiền nhưng lại là nợ. [Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo "có", bạn có 1 khoản ở ngân hàng, còn ngân hàng nợ bạn 1 khoản] Khi ngân hàng cho ai đó vay nghĩa là "có" ở người đó 1 khoản. Ngân hàng bị ít tiền đi nhưng lại là có. [Và ngân hàng gửi cho bạn 1 c.từ báo nợ, bạn nợ ngân hàng 1 khoản và ngân hàng có ở bạn 1 khoản]. Nợ, có phát sinh từ đó mà ra. Tăng tiền thì nợ, bớt tiền là có. ------ đọc bài của bạn mình ko hiểu gì cả, vì ko biết bài của bạn là trích đoạn trong sách hay là do bạn nhớ lại mà viết ra, vì nếu là nhớ nhưng ko chính xác thì rất dễ dấn đến nhầm lẫn Giáo trình học viện tài chính có viết như sau: Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp TKKT, được sử dụng để phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể Kết cấu chung của tài khoản kế toán : TKKT được xây dựng chia thành 2 bên [ bên trái, bên phải] để phản ánh riêng biệt từng mặt vận động của đối tượng kế toán Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, phản ánh 1mặt vận động của đối tượng kế toán Bên phải của tài khoản gọi là bên Có, phản ánh 1mặt vận động của đối tượng kế toán Trong thực tế, TKKT được bố trí như trong sổ k ế toán Trong học tập, để đơn giản, người ta xây dựng TKKT theo kiểu chữ T Trong đó quy ước: Cột bên trái của TKKT gọi là cột Nợ Cột bên phải của TKKT gọi là cột Có Số hiện có của đối tượng kế toán được phản ánh trên TKKT vào thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ hạch toán gọi là số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của TKKT

Số liệu về sự vận động của đối tượng kế toán phản ánh trên TKKT được gọi là số phát sinh trong kỳ. Số phát sinh được phản ánh vào bên Nợ, bên Có của TKKT được gọi là số phát sinh Nợ , số phát sinh Có của TKKT

Toggle signature

Step by step.

Trời, đọc hoa cả mắt, nợ nợ có có. Đó chỉ là cách dịch từ tiếng anh sang Nợ [debit], có [ credit]. Mà đôi khi tiếng việt không có từ diễn giải được. Các bạn nên hiểu bản chất: Tài sản là nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được mang lại lợi ích. Khi phát sinh nghiệp vụ làm tăng nguồn lực sẽ ghi tăng debit[ nợ]. Đồng thời các tài sản này có nguồn hinh thành nên nó. 1. Bạn tự có 2. Bạn đi vay ---> để tăng tài sản bạn phải bỏ ra vốn tự có [1] hoặc đi vay[2]. Và theo kiểu hạch toán kép bạn sẽ thấy một bên ghi vào bên phải thì bên kia ghi vòa bên trái.

Và giảm thì bạn ngược lại [giảm tài sản--> giảm nguồn lực ]

Reactions: lanptp22

em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!

Khai bổ sung Mẫu 01/KHBS :wall::wall:Gửi các bác! Em là thành viên mới của Wed có vấn đề này cần sự giúp đỡ của các bác: Em đang làm tờ khai bổ sung điều chỉnh tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm 2008 [do báo cáo cũ làm sai]. Em vào biểu giải trình khai bổ sung điều chỉnh và nhập mã chỉ tiêu là C2 nhưng khi muốn nhập số liệu cho cột Số đã kê khai thì không nhập được. Các bác chỉ giáo giúp em với!

Em cảm ơn các bác!

Thực ra nó rất đơn giản vì đây chỉ là quy ước mà thôi, đừng có quá tò mò kiểu đó, cứ làm đi rồi sẽ hiểu theo kiểu "Từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ" ấy mà, đừng cố gắng cắt ngắn giai đoạn thế nhé

Hi Mình nghĩ nếu SV hiểu sâu về phần nợ / có này chắc hẳn giảng viên sẽ đỡ vất vả khi chữa bài tập mà loại phải giảng lại lý thuyết cho sv?
''Mọi cái cây muốn phát triển luôn cần 1 bộ rễ vững chắc phải k?''

nó được cho vào TK của BHXH ý bạn ạ

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Nguyễn Lam Ngọc, Nợ và Có chỉ có ý nghĩa về mặt quy định, quy ước thôi chứ nó không đồng nghĩa với việc tăng, giảm hay thu và chi gì cả. Điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là Vốn [tài sản] và đâu là nguồn vốn [Dù là Vốn [tài sản] hay là nguồn vốn thì đều quy ước bên phải là bên Nợ và bên trái là bên Có. Vốn [Tài sản] tăng ghi bên nợ, tài sản giảm ghi bên Có, ngược lại Nguồn vốn tăng ghi bên Có còn nguồn vốn giảm ghi bên Nợ] Vốn là biểu hiện bằng tiền của giá trị Tài sản, còn nguồn vốn là nguồn hình thành lên tài sản đó. VD: Chúng ta mua một chiếc máy vi tính trị giá 10.000.000đ, để có 1 triệu đồng này chúng ta phải đi vay người thân và bạn bè.

Vậy, 10.000.000đ là giá trị của Tài sản vậy nó là Vốn, còn 10.000.000 bạn có từ đầu thì đó là Nguồn vốn [như ở ví dụ trên từ việc chúng ta đi vay, thì khoản vay đó là nguồn vốn]. Còn tài sản chính là chiếc máy vi tính

Trời, đọc hoa cả mắt, nợ nợ có có. Đó chỉ là cách dịch từ tiếng anh sang Nợ [debit], có [ credit]. Mà đôi khi tiếng việt không có từ diễn giải được. Các bạn nên hiểu bản chất: Tài sản là nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được mang lại lợi ích. Khi phát sinh nghiệp vụ làm tăng nguồn lực sẽ ghi tăng debit[ nợ]. Đồng thời các tài sản này có nguồn hinh thành nên nó. 1. Bạn tự có 2. Bạn đi vay ---> để tăng tài sản bạn phải bỏ ra vốn tự có [1] hoặc đi vay[2]. Và theo kiểu hạch toán kép bạn sẽ thấy một bên ghi vào bên phải thì bên kia ghi vòa bên trái.

Và giảm thì bạn ngược lại [giảm tài sản--> giảm nguồn lực ]


Mình thấy bài viết này của bạn là dễ hiểu nhất đấy

Page 2

em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!

Chào bạn! Tài khoản Bảo hiểm thất nghiệp bạn tham khảo tại thông tư 244/2009/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2009. trích điều 17 như sau: Điều 17. Kế toán Bảo hiểm thất nghiệp Bổ sung tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng Bảo hiểm thất nghiệp.

Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp

Toggle signature

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui./.

Tôi đọc mà cũng thấy ù cả tai hoa cả mắt

Nợ và Có thực ra nó chỉ là cách quy ước trong ngtắc kế toán chứ ko f/ánh đúng bản chất của Nợ và Có. Trong kế toán Về Tài sản: tăng TS ghi Nợ, giảm TS ghi Có Về Nguồn vốn: tăng NV ghi Có, giảm NV ghi nợ

Còn về ghi Nợ, Có vs các nghiệp vụ ở bank thì hoàn toàn ngược so với kế toán ở các DN

E cũng đã xem nhiều bài nói về nợ và có. Đúng là mình phải phân biệt được đâu là tài sản, đâu là nguồn vốn. Lúc đó thì chỉ việc cho tài sản vào bên nợ khi tăng và vào bên có khi giảm, nguồn vốn vào bên có khi tăng và bên nợ khi giảm. E cũng đã có lần nhầm lẫn tệ hại giữa nợ và có. Có lẽ ta nên phân tích kỹ đâu là tài sản và nguồn vốn thôi.

Sửa lần cuối: 4/3/10

theo tôi nghĩ mình cũng ko cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc Nợ và Có đâu. chỉ cần nắm cho được tài sản và nguồn vốn là ok rùi

Mới vào nghề đã ù hết cả tai, hoa hết cả mắt rồi, ai bảo làm kế toán là dễ nhỉ

Nợ và Có chỉ là quy ước để hạch toán, chứ ko nên hiểu Nợ, Có theo nghĩa đen của nó, chưa tìm thấy dịnh nghĩa chính thức về Nợ và Có nhưng bạn để ý mà xem nó rất lôgic chứ ko vô lý như bạn tưởng đâu nhé

Đơn giản thôi, suy ngẫm là ra ấy mà. Không phải tự dưng mà qui ước như vậy đâu

Toggle signature

Cho xin khúc cá:055:

Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ[debit] còn giảm thì lại cho là CÓ[credit]!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

TK 1,2,6,8 sở dĩ tăng lên bên Nợ, ngược lại TK 3,5,7 tăng lên bên Có là vì để để cân đối giửa khoản giữa nguồn vốn và tài sản. Trong kế toán các tài sản và nguồn vốn đều đối xứng với nhau thì mới cân đối được: 1. Tk tài sản này tăng lên một lượng, thì tài sản khách giảm đi một lượng Vd: N TK 111/C TK 112: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ. 2. Tk tài sản tăng lên một lượng, thì nguồn vốn cũng tăng lên một lượng Vd: N 156,N Tk 1331/C 331: Mua hàng chưa trả tiền cho người bán 3. Tk tài sản này tăng lên môt lương, thì tài sản khác giảm đi một lượng Vd: N Tk 211,N Tk 1331/ C Tk 111,112: Mua TSCĐ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tiền mặt cho người bán 4. TK tài sản giảm đi một lượng, thì nguồn vốn giảm đi một lượng

Vd: N Tk 331/ C Tk 111,112: Thanh toán công nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

j kỳ vậy,,khó hiểu wa.vậy chứ nếu mình mua chiếc xe hơi 1tỷ đồng bằng chính tiền của Bố mình cho mình thi minh đâu co Nợ ai đâu,ngược lại mình lại co Có thêm 1 chiếc xe===>vậy fải ghi Có xe hơi mới đúng chư???:wall:

Nếu bạn mua một chiếc xe hơi từ tiền túi mình bỏ ra mà cho công ty thì hạch toán như thế này:
N Tk 211, N Tk 1331/ C Tk 3388: khi mua TSCĐ cho công ty thì tất nhiên sẽ tăng TSCĐ, còn khoản phải trả khoản nợ tiền mua thì là phải trả cho chính anh, Tk 3388 treo theo dõi mã của anh.

Hi bạn siegfried, mình xin có một số ý kiến và mẹo nhỏ cho bạn dễ nhớ. TK loại 1,2,3,6,8 là loại tk Tăng thì bạn ghi bên Nợ, tương ứng lại thì loại TK 4,5,7 thì khi tăng thì bạn ghi bên Có. Vì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều tương ứng giữa Nợ và Có, vì thế bạn chỉ cần hình dung thì dễ làm hơn.

VD : Bạn dùng tiền cty ra mua một bất cứ món hàng gì thì có nghĩa là số tiền trong cty bạn bị giảm đi, nhưng cty bạn sẽ thêm được một món hàng.Vì thế mình phải ghi Nợ 152,156,211 [ vì món hàng đó bạn mua như thế nào] và bên cạnh đó bạn được hưởng tiền thuế GTGT thì bạn cũng ghi Nợ 1331, và cuối cùng là bạn phải ghi Có 1111

Đối với TK là tài sản thuộc TK loại 1 và loại 2 Đối với TK là nguồn vốn thuộc TK loại 3 và loại 4 TK liên quan tới việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là TK từ loại 5 đến 9 TK ngoài bảng là loại 0 Về việc hạch toán ghi nợ ghi có Như Mẫn nói là ko đúng: TK loại 3 tăng không ghi ở bên nợ. Chính xác phải như thế này nhé: Với loại tài khoản 1 và 2 thuộc nhóm Tài sản. Là tài sản thì tăng ghi ở bên nợ, giảm ghi ở bên có. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ thì cùng bên với bên tăng [trường hợp này là nằm bên nợ" Với tài khoản Tài sản thì việc ghi nợ có chỉ là quy ứơc thôi. Còn với TK loại 3 và 4 là thuộc nhóm Nguốn vốn thì ta thấy Một tài sản thì phải có giá trị TS và nguồn hình thành của nó. Hai cái này đối nghịch nhau vậy định khoản và việc ghi nợ có cũng vậy. Tóm lại TK loại 1, 2: Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên nợ TK loại 3,4: Tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên có TK loại 6,8: Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có và không có số dư TK loại 5,7:Tăng ghi bên có và giảm ghi bên nợ, không có số dư TK loại 9 dùng để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ kết chuyển tkyfTK loại 5,6,7,8 sang. Ko có số dư cuối kỳ TK loại 0: đây là TK ngoài bảng. Có kết cấu giống TK loại 1 và 2

Chúc bạn thành công!

Chào các bác, Các bác làm ơn cho em hỏi, nếu em làm 1 cặp định khoản trong đó có ghi nhiều Nợ, nhiều Có đối ứng với nhau nhưng tổng Nợ vẫn bằng tổng Có thì có sai nguyên tắc hạch toán không. Kiểu như: Nợ TK xxxx Nợ TK xxxx: Có TK xxxx: Có TK xxxx: Có TK xxxx:

Thanks các bác nhiều!

Chào các bác, Các bác làm ơn cho em hỏi, nếu em làm 1 cặp định khoản trong đó có ghi nhiều Nợ, nhiều Có đối ứng với nhau nhưng tổng Nợ vẫn bằng tổng Có thì có sai nguyên tắc hạch toán không. Kiểu như: Nợ TK xxxx Nợ TK xxxx: Có TK xxxx: Có TK xxxx: Có TK xxxx:

Thanks các bác nhiều!

Không sao đâu bạn ah.Ví dụ bạn mua hàng có VAT mà thanh toán bằng tiền mặt và số còn lại chưa thanh toán thì đấy là bút toán kép rùi còn gì.

Như thế sợ không ổn lắm. Giả sử nghiệp vụ như pác lấy ví dụ ở trên: Nợ TK 156: 10,000 Nợ TK 13311: 1,000 Có TK 1111: 5,000 Có TK 331: 6,000

Vậy khi em ghi lên sổ cái TK 111 hoặc 331, ở cột TK đối ứng sẽ là các tài khoản 156 và 13311 đúng không ạ? Nhưng khi đó số tiền ở mỗi TK đối ứng là bao nhiêu? Và cách chia số tiền đó cho mỗi tài khoản như thế nào ạ?

Sửa lần cuối: 11/3/10

em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!

Chào bạn, theo chế độ kế toán mới được bổ sung 01/01/2010 thì BHTN được cho vào tài khoản 3389, bạn tìm thông tư 244 sẽ rõ hơn nhé.

Toggle signature

:angel:

Chào cả nhà! a[C] cho em hỏi. bên em làm HTX DV Điện thì khi mua hàng hoá về định khoản thể nào nhỉ? có thể coi HD đầu vào là hàng hoá ko? và đk thế này dc ko? N156 N133

C111,112,331 như thế thì TK 156 ko bao giờ tồn kho ah!

Chào cả nhà! a[C] cho em hỏi. bên em làm HTX DV Điện thì khi mua hàng hoá về định khoản thể nào nhỉ? có thể coi HD đầu vào là hàng hoá ko? và đk thế này dc ko? N156 N133

C111,112,331 như thế thì TK 156 ko bao giờ tồn kho ah!

Khi mua hàng về bạn nhập kho bình thường Nợ 156 Nợ 133 Có 111,112, 331 Ngoài việc định khoản thì bạn phải theo dõi tồn kho chứ. Nhập kho thì phải theo dõi cả xuất kho và tồn kho. Khi ghi nợ cho 156 và trong kỳ không xuất thì đương nhiên kỳ sau sẽ có tồn kho giá trị hàng hoá chính bằng số bạn đã ghi nợ mà chưa xuất Khi bạn xuất kho bán hàng thì bạn ghi bình thường Nợ 111,112,131 Có 511 Có 3331 và Nợ 632 Có 156 Nếu bên bạn làm dịch vụ, bạn xuất hàng làm nhiều lần thì bạn có thể làm như sau: Nợ 154[TH làm theo QĐ số 48] có 156 Đến khi nghiệm thu thì phản ánh doanh thu và kết chuyển Nợ 632 Có 154: [theo dõi theo từng hợp đồng khác nhau]

Chúc bạn thành công

Túm lại rất đơn giản. mà lại rất phức tạp, ngồi vọc mãi cũng ra. thôi đi ngủ mai vọc tiếp vậy. thank everyone!

Cám ơn bài viết của mọi người nhiều lắm, em bh đang cố gắng học đây, chắc sẽ khó khăn lắm.Cứ Nợ rồi lại Có k hiểu gì hết trơn ash. Em còn phải cố gắng học thuộc bảng TKKT nữa

Reactions: phuongchang

phạm trù này khó hiểu quá, mình xem đi xem lại vẫn thấy mù mờ

Page 3

vậy thế nào là nợ, thế nào là có ạ, ví dụ như e nhìn thấy bảng công nợ của 1 công ty khách hàng của cty em, họ ghi là mua hàng chưa thanh toán[ghi bên có], thanh toán cho CT SKV[ ghi bên nợ]. Vậy nếu nta mua thì nta có, mà ng ta trả thì nta nợ ạ

Reactions: Văn Luận

Các bạn đừng dính vào ý nghĩa của từ ngữ mà làm rối lên. Mặt dù cố gắng hiểu theo 1 hướng nào đó cũng có thể chấp nhận được. Nhưng trong việc ghi chép nhật ký kế toán, cái quan trọng là làm sao ghi cho chính xác bên nào [Nợ hay Có] của 1 tài khoản nào đó. Để làm được chuyện này bạn cần đi tới bản chất của loại tài khoản đó. Ví dụ tài khoản tiền mặt mang ý nghĩa tổ chức của bạn có bao nhiêu tiền mặt. Bây giờ hình dung dấu + [tăng] là Nợ, dấu - [giảm] là có. Cho nên giả sử bạn lấy tiền mặt 100K ra để làm việc gì đó, thì đối với tài khoản tiền mặt của bạn sẽ bị giảm đi 100K, ban ghi bên cột giảm [có] 100K. Nếu bạn thu về tiền mặt 200K, thì tài khoản tiền mặt tăng lên 200K vậy đối với TK tiền mặt bạn ghi bên cột Tăng [Nợ] 200K. Sau 1 thời gian giao dich, tổng tiền mặt bạn có sẽ là = tổng tăng [Nợ]-tổng giảm[có] + cộng số tiền ban đầu bạn có.

Chúc vui vẻ.

Reactions: Văn Luận

.....Tiếp tục phần phân tích của mình thì rõ ràng chữ Tăng/Giảm sẽ sát nghĩa và dễ hiểu hơn chữ Nợ/Có nhiều. Khi nào TK đó tăng lên bạn ghi bên Tăng, khi nào giảm bạn gi bên Giảm, thế thôi.

Reactions: Văn Luận

em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!

tra hệ thống tk là có liền ah, 3389

Hi,everybody! em cũng đồng ý với anh Trung. Trước em mới học nguyên lý kế toán cô cũng không giải thích vì sao lại là nợ có. cứ coi đó là quy ước ngẫu nhiên. Quan trọng là khi làm kế toán mình phải phần biệt đâu là Tài sản, đâu là Nguồn vốn, hai tài khoản loại này kết cấu ngược nhau mà. và thêm một số tài khoản đặc biệt nữa. Nói chung là làm nhiều thì quen thôi ạ. Cô giáo em còn bảo các chuẩn mực kế toán đọc thường không hiểu ngay được đâu phải đọc đi đọc lại, lúc đầu không hiểu thì hôm sau lại đọc tiếp.hic.

Mà hình như quy ước nợ có này là quy ước quốc tế?

Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ[debit] còn giảm thì lại cho là CÓ[credit]!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Kính gởi các bạn Siegfried, Thetai75, DoanMinhTrung, Pham012, NguyenDucPhong, v.v... Tôi xin gởi kèm theo đây bài viết : Ý NGHĨA NỢ và CÓ trong KẾ TOÁN. Khoảng hơn 130 năm về trước, Pháp Quốc có dùng KẾ TOÁN PHẦN ĐƠN [Comptabilité en pariie simple] trong đó có ghi DOIT và AVOIR, dịch sang tiếng Viêt Nam là NỢ và CÓ. DOIT : [động từ, ngôi thứ ba số ít của động từ DEVOIR] có nghĩa là NỢ. AVOIR : [động từ chưa chia] có nghĩa là CÓ. Kế Toán phần đơn thật đơn giản, không có đầy đủ ý nghĩa khoa học như ở Kế Toán phần kép [Comptabilité en partie double] hiện đang được dùng hầu hết ở khắp nơi trên thế giới. Ông A mua chịu [chưa trả tiền ngay] $20.000 hàng hóa thì doanh nghiệp bên bán hàng ghi bên NỢ Ông A thiếu $20.000. Đến khi Ông A mang $20.000 sang trả thì doanh nghiệp ghi bên CÓ $20.000 để xóa nợ. Lần hồi sau đó [khoảng 80 năm sau] Pháp Quốc đưa ra Kế Toán phần kép mà trong đó tài khoản "HÀNG HÓA" được ghi chép theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên [Permanence de l'Inventaire] và cùng lúc thay thế bên NỢ là DÉBIT và bên CÓ làCRÉDIT. Thật sự DEBIT và CREDIT không có ý nghĩa gì trong Kế Toán, chỉ được coi như là phương hướng mà thôi. . Hàng hải thương thuyền : gọi Hữu mạn là TRIBOARD và Tả mạn là BÂBOARD. . Giòng sông : được gọi là Hữu ngạn [bờ sông bên phải đứng nhìn từ nguồn ra biển] và Tả ngạn. . Trường Quốc Gia Thương Mại Saigon, từ năm 1956 đến 1975 đã đào tạo 17 Khóa 3 năm và 2 khóa chót dang dở, đã dùng 2 danh từ TÁ PHƯƠNG và THẢI PHƯƠNG để chỉ danh 2 danh từ DEBIT và CREDIT. Trở lại vấn đề Kế Toán đang bàn luận. Trong Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Trưởng Tài Chính có thể phân loại thành 3 nhóm chính: 1.- NHÓM 1 : TÀI KHOẢN THUỘC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN [Comptes de Bilan] gồm có : . Tiểu nhóm 1a [ Loại 1 - Tài Sản ngắn hạn } xuất hiện bên phía TÀI SẢN [ Loại 2 - Tài Sản dài hạn } của Bảng Cân Đối Kế Toán. . Tiểu nhóm 1b [ Loại 3 - Nợ phải trả } xuất hiện bên phía NGUỒN VỐN [Loại 4 - Vốn Sở hữu chủ } của Bảng Cân Đối Kế Toán. 2.- NHÓM 2 : TÀI KHOẢN ĐIỀU HÀNH [Comptes de Gestion] gồm có : . Tiểu nhóm 2a [ Loại 5 - Doanh thu. [DOANH THU] [ Loại 7 - Thu nhập khác. . Tiểu nhóm 2b [ Loại 6 - Chi phí Sản xuất kinh doanh. [CHI PHÍ] [ Loại 8 - Chi phí khác. 3.- NHÓM 3 : TÀI KHOẢN KẾT QUẢ [Comptes de Résultat]. gồm có : Lọai 9 - Xác Định Kết Quả Kinh Doanh. SỰ VẬN HÀNH GIỮA CÁC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN [Jeu des comptes] TÀI SẢN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGUỒN VỐN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Các tài khoản : Tài Sản Ngắn Hạn ! Các tài khoản : Nợ Phải Trả Tài Sản Dài Hạn ! Vốn Sở Hữu Chủ ! QUI TẮC VẬN HÀNH : ! Những tài khoản thuộc bên TÀI SẢN của Bảng Cân Đối ! Những tài khoản thuộc bên NGUỒN VỐN của Bảng Cân Đối Kế Toán được ghi vào bên NỢ cho những tăng giá trị ! Kế Toán được ghi vào bên CÓ cho những tăng giá trị của chúng của chúng và ghi vào bên CÓ cho những giảm giá trị ! và ghi vào bên NỢ cho những giảm giá trị của chúng. của chúng. ! [Les comptes d'actif sont débités de leurs augmentations ! [Les comptes de passif sont crédités de leurs augmentations et crédités de leurs diminutions.] ! et débités de leurs diminutions.] [extrait du page 37 Leo Chardonnet, Édition J. Delmas et Cie 1972]. Thí dụ :Ngày 1-1-xx, Ông A mang tiền mặt $500.000 ra làm Vốn để kinh doanh thương mại. Tiền mặt [tài khoản thuộc bên TÀI SẢN của Bảng CĐKT] tăng lên $500.000 được ghi vào bên NỢ. Vốn Sở hữu chủ [tài khoản thuộc bên NGUỒN VỐN] tăng lên $500.000 được ghi vào bên CÓ. GHI NHẬT KÝ : 1111 Tiền mặt..........................................500.000 4111 Vốn sở hữu chủ..................................500.000 NGOẠI LỆ : Vài tài khoản thuộc về bên TÀI SẢN của Bảng CĐKToán [Loại 1 và Loại 2] kể ra dưới đây : Loại 1 : TK 129 - Dự phòng giá đầu tư ngắn hạn TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Loại 2 : TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn TK 214 - Hao mòn TSCĐ [tài khoản phụ : 2141 2142 2143 và 2147] có sự VẬN HÀNH Y NHƯ CÁC TÀI KHOẢN THUỘC VỀ NGUỒN VỐN. Khoảng hơn 60 năm về trước, chúng được liệt kê bên NGUỒN VỐN của Bảng CĐKToán, và vì chúng cách xa với các tài khoản chính [thuộc bên TÀI SẢN] như Đầu Tư Ngắn Hạn, Phải Thu Khó Đòi, Hàng Tồn Kho v.v....nên chúng không thể phơi bày cho chủ doanh nghiệp biết được GIÁ TRỊ THỰC THỤ KẾ TOÁN [Valeur nette comptable] của các tài khoản chính. Do đó, các tác giả biên soạn kế toán đã quyết định mang chúng sang bên phía TÀI SẢN, sau khi đổi dấu Cộng [+] sang dấu Trừ [-], y như cách giải phương trình trong Đại số học. Các tài khoản nầy, tuy nằm bên TÀI SẢN, nhưng vận chuyển y như các tài khoản nằm bên NGUỒN VỐN, có số dư bên CÓ, duy chỉ bị mang dấu trừ khi ghi vào bên TÀI SẢN của Bảng CĐKToán mà thôi. QUI TẮC VẬN HÀNH CHO CÁC TÀI KHOẢN ĐIỀU HÀNH : Tiểu nhóm 2a : "Các tài khoản Chi phí Sản Xuất Kinh Doanh và Chi Phí Khác" được ghi vào bên NỢ, những chi phí do doanh nghiệp thương mại gánh chịu. Tiểu nhóm 2b : "Các tài khoản Doanh thu và Thu Nhập Khác" được ghi vào bên CÓ, những doanh thu và thu nhập do doanh nghiệp nhận được. NHÓM 3 : CÁC TÀI KHOẢN KẾT QUẢ [Compte de Résultat] : Tài khoản : Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo tuần tự, tiểu nhóm 2a [Chi phí Sản xuất Kinh doanh, Chi phí khác] được kết chuyển vào bên NỢ, và Tiểu nhóm 2b [Doanh thu và Thu Nhập khác] được kết chuyển vào bên CÓ cùa TK Xác Định Kết Quả Kinh Doanh. Nếu tổng số NỢ > tổng số CÓ ----------------> LỔ Nếu tổng số CÓ > tổng số NỢ ----------------> LÃI. + + + BONUS : Trích trong sách ACCOUNTING, Second Edition của tác giả HORNGREN & HARRISON 1992 : ACCOUNTING EQUATION and THE RULES OF DEBIT AND CREDIT ACCOUNTING EQUATION : ASSETS [Tài sản] = LIABILITIES [Nợ] + OWNER'S EQUITY [Vốn SHC] -------------------------------------------- ----------------------------------------- ------------------------------------------- RULES DEBIT ! CREDIT DEBIT ! CREDIT DEBIT ! CREDIT OF for ! for for ! for for ! for DEBIT INCREASE ! DECREASE DECREASE ! INCREASE DECREASE ! INCREASE & CREDIT KẾT : Bác XàPhòng năm nay 82 tuổi, còn minh mẫn, không đãng trí. Cố gắng viết vài chữ kế toán gởi đến các bạn. Nếu có rãnh, kỳ tới Bác XPhòng sẽ viết về Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ trong Kế Toán Việt Nam. Chúc các bạn Sức khỏe và May mắn. Bye.

Chào bạn siegfried
Cái vụ nợ có này luôn luôn là một vấn đề nhỏ mà không nhỏ đối với tất cả dân mới vào nghề kế tóan. Tôi cũng đã từng hỏi tại sao không một thày cô nào viết hoặc giảng cho cặn kẽ, dễ hiểu vấn đề này mà cứ đi vào những cái cao siêu. Tớ nghĩ thế này

Nếu bạn cho tôi vay tiền thì tôi nợ bạn và bạn cho tôi nợ. Chúng ta bắt đầu lạon lên vị nợ rồi đây. Nhưng kế tóan rất hay


Bạn cho tôi vay tiền, tôi PHẢI TRẢ cho bạn, còn bạn PHẢI THU của tôi. Rõ ràng chưa.
Bây giời đến NỢ Nếu bạn mua 1 cái ôtô và chưa trả tiền mặt 1 tỷ đồng, ví dụ thế. Vụ này sẽ nói sao

Nói: Tôi 1 cái ôtô, và tôi NỢ anh 1 tỷ đồng


Nói+ Kế tóan: tôi 1 cái ô tô, tôi PHẢI TRẢ 1 tỷ đồng
Kế tóan: Nợ TK 211, TK 331 1.000.000.000 đồng
Giải nghĩa theo văn nói: Anh đang ở chỗ tôi 1 tỷ đồng và Tôi đang NỢ anh 1 cái ôtô

Kết luận: Thuật ngữ NỢ, CÓ trong tài khỏan kế tóan về bản chất là đúng với ngôn ngữ nói. Tại vì bạn không nghĩ sâu hơn nên tưởng rằng Nợ là mình Nợ, và có là mình có. SAI RỒI hì, hì

Chúc bạn học kế tóan vui

Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ[debit] còn giảm thì lại cho là CÓ[credit]!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ[debit] còn giảm thì lại cho là CÓ[credit]!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Reactions: HO Anh Hue

mình cũng bắt đầu học kế toán, cứ nợ nợ - có có mà k hiểu bản chất thật

]

mình cũng bắt đầu học kế toán, cứ nợ nợ - có có mà k hiểu bản chất thật

]


Muốn biết bản chất bạn phải học từ Nguyên lý ... Phải hiểu các khái niệm: Thế nào là Tài khoản, thế nào là Cân đối, thế nào là nguồn, vốn, thế nào là TS có, TS nợ ... Vì mới: [..bắt đầu học kế toán..] Thì chưa hiểu là phải thôi..
Nếu là KT thì không thể như thường duy nói: [..Chỉ cần biết TK loại 1,2,6,8 tăng thì cho nợ, còn lại thì có. cần gì biết bản chất..]

Vậy chúng ta giải thích rút tiền mặt về nhập quỹ thế nào nhi ? Mình có ở ngân hàng :10 tr Mình nợ quỹ TM :10tr hay : Ngận hàng có 10tr và ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr.

đúng là loan,,,,,

Vậy chúng ta giải thích rút tiền mặt về nhập quỹ thế nào nhi ? Mình có ở ngân hàng :10 tr Mình nợ quỹ TM :10tr hay : Ngận hàng có 10tr và ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr.

đúng là loan,,,,,

Mình ghi là Có 112 , nợ 111 số tiền 10 tr bạn rút tiền ở ngân hàng về nhập quỹ chứ ngân hàng liên quan gì đến quỹ tiền mặt của công ty bạn

Mình ghi là Có 112 , nợ 111 số tiền 10 tr bạn rút tiền ở ngân hàng về nhập quỹ chứ ngân hàng liên quan gì đến quỹ tiền mặt của công ty bạn


Bạn ấy đang muốn làm kế toán 2 nơi .. Nếu thế cũng chẳng sao vì nằm trên 2 Hệ thống sổ sách của 2 DN.. nhưng bên NH không: [..ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr..] mà HT ngược với DN

Bạn ấy đang muốn làm kế toán 2 nơi .. Nếu thế cũng chẳng sao vì nằm trên 2 Hệ thống sổ sách của 2 DN.. nhưng bên NH không: [..ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr..] mà HT ngược với DN

Ngân hàng họ hạch toán ngược với mình mà bạn

Nợ hay có thực ra mình cũng đã tìm đủ loại sách, tài liệu, hỏi nhiều người nhưng không ai có câu trả lời thỏa đáng về nó, tất nhiên nó là quy ước nhưng vì sao có quy ước ấy nó cũng phải có nguồn gốc. VÀ có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được, dù sao Việt nam chỉ là học theo người ta nên không có cái gốc. Do đó khi hạch toán mình không bao giờ nghĩ rằng nợ có cái gì mà luôn suy nghĩ cái gì tăng cái gì giảm nó đúng bản chất hơn

Toggle signature

Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Sơn Bình 7/14/262 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng

www.nanohaiphong.com - Tel: 0316532969 - Mob: 0906127252

Nợ hay có thực ra mình cũng đã tìm đủ loại sách, tài liệu, hỏi nhiều người nhưng không ai có câu trả lời thỏa đáng về nó, tất nhiên nó là quy ước nhưng vì sao có quy ước ấy nó cũng phải có nguồn gốc. VÀ có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được, dù sao Việt nam chỉ là học theo người ta nên không có cái gốc. Do đó khi hạch toán mình không bao giờ nghĩ rằng nợ có cái gì mà luôn suy nghĩ cái gì tăng cái gì giảm nó đúng bản chất hơn


Không phải: [..có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được..] Mà có lẽ HS bây giờ học qua loa không nắm được Nguyên lý và bản chất của Kế toán thôi. Những người học trước đây không ai hỏi những điều này cả !

Không phải: [..có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được..] Mà có lẽ HS bây giờ học qua loa không nắm được Nguyên lý và bản chất của Kế toán thôi. Những người học trước đây không ai hỏi những điều này cả !

Vậy bạn có thể tìm ở đâu tài liệu nói về nó không, mình đã hỏi đủ loại thầy cô giáo kế toán không ai biết

Toggle signature

Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Sơn Bình 7/14/262 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng

www.nanohaiphong.com - Tel: 0316532969 - Mob: 0906127252

Không phải: [..có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được..] Mà có lẽ HS bây giờ học qua loa không nắm được Nguyên lý và bản chất của Kế toán thôi. Những người học trước đây không ai hỏi những điều này cả !

Cái này đơn giản mà?

Vậy bạn có thể tìm ở đâu tài liệu nói về nó không, mình đã hỏi đủ loại thầy cô giáo kế toán không ai biết

Làm gì có chuyện thầy cô giáo không biết. Chẳng qua ko thèm nói vs bạn thôi. Chứ vấn đề này có cái gì mà phải hỏi.

Bạn nên nhớ hệ thống kế toán của VN từ lúc sơ khai ko phải do chúng ta tự nghĩ ra.

Mình cũng lăn tăn tại sao lại là Nợ/Có khi đọc cuốn Nguyên Lý Kế Toán bằng tiếng Việt thì chỉ nói là quy ước, Mình tìm trong cuốn Accounting Principles [//learn.saylor.org/pluginfile.php/41219/mod_resource/content/2/AccountingPrinciples.pdf], người ta định nghĩa: "Accountants use the term debit instead of saying, "Place an entry on the left side of the T-account". They use the term credit for "Place an entry on the right side of the T-account". Debit [abbreviated Dr.] simply means left side; credit [abbreviated Cr.] means right side."

Đã dịch ra tiếng Việt thì sai luôn cmn nghĩa gốc.. Nên hiểu là Debit chỉ là cột bên trái của T-account, Credit chỉ là cột bên phải T-account.

Đúng là như vậy, vô cùng dơn giản. "Nợ" chính là có và "Có" thật sự là nợ đó mà...

Không biết học kế toán bây giờ thế nào mà rất nhiều kế toán không nắm được kiến thức cơ bản nhất của kế toán như: Bản chất, Mục đích, yêu cầu, Chức năng, tầm quan trọng ... và còn cho rằng: [ Kế toán không có chức năng quản lý nên bị GĐ, các bộ phận khác coi thường ..] !!!

Reactions: ACC4RUM

Video liên quan

Chủ Đề