Patternation là gì

Design pattern là các giải pháp tổng thể đã được tối ưu hóa, được tái sử dụng cho các vấn đề phổ biến trong thiết kế phần mềm mà chúng ta thường gặp phải hàng ngày. Đây là tập các giải pháp đã được suy nghĩ, đã giải quyết trong tình huống cụ thể.

Design pattern có tác dụng gì?

Những lập trình viên có thể áp dụng giải pháp này để giải quyết các vấn đề tương tự. Các vấn đề mà bạn gặp phải có thể bạn sẽ tự nghĩ ra cách giải quyết nhưng có thể nó chưa phải là tối ưu.

Bạn cần phải hiểu rõ nó không phải là ngôn ngữ cụ thể nào cả. Design patterns có thể thực hiện được ở phần lớn các ngôn ngữ lập trình. Nó giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất, cung cấp cho bạn các giải pháp trong lập trình hướng đối tượng [OOP].

Xem thêm: tuyển designer lương hấp dẫn nhất 2021

Tại sao phải sử dụng Design Pattern?

  • Giúp sản phẩm của chúng ta linh hoạt, dễ dàng thay đổi và bảo trì hơn.
  • Có một điều luôn xảy ra trong phát triển phần mềm, đó là sự thay đổi về yêu cầu. Lúc này hệ thống phình to, các tính năng mới được thêm vào trong khi performance cần được tối ưu hơn.
  • Design pattern cung cấp những giải pháp đã được tối ưu hóa, đã được kiểm chứng để giải quyết các vấn đề trong software engineering. Các giải pháp ở dạng tổng quát, giúp tăng tốc độ phát triển phần mềm bằng cách đưa ra các mô hình test, mô hình phát triển đã qua kiểm nghiệm.
  • Những lúc khi bạn gặp bất kỳ khó khăn đối với những vấn đề đã được giải quyết rồi, design patterns là hướng đi giúp bạn giải quyết vấn đề thay vì tự tìm kiếm giải pháp tốn kém thời gian.
  • Giúp cho các lập trình viên có thể hiểu code của người khác một cách nhanh chóng [có thể hiểu là các mối quan hệ giữa các module chẳng hạn]. Mọi thành viên trong team có thể dễ dàng trao đổi với nhau để cùng xây dựng dự án mà không tốn nhiều thời gian.

Khi nào nên sử dụng Design pattern?

Việc sử dụng các design pattern sẽ giúp chúng ta giảm được thời gian và công sức suy nghĩ ra các cách giải quyết cho những vấn đề đã có lời giải. Lợi ích của việc sử dụng các mô hình Design Pattern vào phần mềm đó chính là giúp chương trình chạy uyển chuyển hơn, dễ dàng quản lý tiến trình hoạt động, dễ nâng cấp bảo trì, …

Tuy nhiên điểm bất cập của design pattern là nó luôn là một lĩnh vực khá khó nhằn và hơi trừu tượng. Khi bạn viết code mới từ đầu, khá dễ dàng để nhận ra sự cần thiết phải có mẫu thiết kế. Tuy nhiên, việc áp dụng mẫu thiết kế cho code cũ thì khó khăn hơn.

Khi sử dụng những mẫu design pattern có sẵn thì chúng ta sẽ đối mặt với một vấn đề nữa là perfomance của product [code sẽ chạy chậm chẳng hạn]. Cần phải chắc chắn là bạn đã hiểu toàn bộ mã nguồn làm việc như thế nào trước khi đụng vào nó. Việc này có thể là dễ dàng hoặc là đau thương, phụ thuộc vào độ phức tạp của code.

Hiện nay chúng ta đang áp dụng rất nhiều design pattern vào công việc lập trình của mình. Nếu bạn thường tải và cài đặt các thư viện, packages hoặc module nào đó thì đó là lúc bạn thực thi một design pattern vào hệ thống.

Tất cả các framework cho ứng dụng web như Laravel, Codeigniter… đều có sử dụng những kiến trúc design pattern có sẵn và mỗi framework sẽ có những kiểu design pattern riêng.

Để học Design Pattern cần có gì?

  • Design Pattern sử dụng nền tảng của lập trình hướng đối tượng nên áp dụng 4 đặc tính của OOP: Kế Thừa, Đa Hình, Trừu Tượng, Bao Đóng.
  • Hiểu và áp dụng 2 khái niệm interface và abstract vì nó rất cần thiết.
  • Tư duy hoàn toàn theo OOP, loại bỏ tư duy theo lối cấu trúc.

Phân loại

Hệ thống các mẫu design pattern được chia thành 3 nhóm: nhóm Creational [5 mẫu], nhóm Structural [7 mẫu] và nhóm Behavioral [11 mẫu].

Creational Patterns

  • Abstract Factory
  • Builder
  • Factory
  • Prototype
  • Singleton

Structural Patterns

  • Adapter
  • Bridge
  • Composite
  • Decorator
  • Facade
  • Flyweight
  • Proxy

Behavioral Patterns

  • Chain of responsibility
  • Command
  • Interpreter
  • Iterator
  • Mediator
  • Memento
  • Observer
  • State
  • Strategy
  • Template method
  • Visitor

Có thể bạn muốn xem thêm:

  • 9 công cụ siêu tiện lợi cho cả Developer và Designer
  • Focus – tập trung tuyệt đối trong công việc của Designer
  • 18 designer hàng đầu dự đoán về xu hướng UI/ UX

Xem thêm Designer Job hấp dẫn lương cao tại TopDev!

  • Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa Pattern là gì
    • Định nghĩa Pattern là gì?
    • Ứng dụng của Pattern
    • Các loại Pattern thường gặp trong thiết kế
    • Kết luận

Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa Pattern là gì

  • Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là Pattern là gì? Những ý nghĩa của Pattern. Pattern là gì? Các loại Pattern thường gặp trong thiết kế. Nghĩa của từ Pattern – Từ điển Anh – Việt
Pattern là gì? Những ý nghĩa của Pattern – Nghialagi.org

Định nghĩa Pattern là gì?

  • Từ pattern được cho là bắt đầu với từ “patron”. Được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 1325-1375, patron có nghĩa là “người cung cấp, hỗ trợ tài chính cho một cá nhân hoặc tổ chức khác”. Đến thế kỉ 16, âm tiết thứ 2 được thay đổi và pattern trở thành một từ riêng biệt, với ý nghĩa: họa tiết trang trí được lặp đi lặp lại – một ý nghĩa tách biệt hoàn toàn với từ gốc. Nếu đứng từ quan điểm thiết kế, pattern bao gồm nhiều thành phần được lặp lại, chồng lên nhau để tạo ra một bố cục liền mạch.
  • Pattern đã và đang chứng tỏ độ phủ sóng của nó, không chỉ trong thiết kế mà còn trong cuộc sống hằng ngày bởi nó có khả năng gây ấn tượng về mặt thị giác rất cao. Không khó để có thể bắt gặp pattern trong những thứ rất đỗi gần gũi với chúng mình.

Ứng dụng của Pattern

Nhận diện thương hiệu

  • Thiết kế nên một bộ nhận diện vừa độc đáo vừa bật lên được tính cách thương hiệu là điều mà designer nào cũng muốn. Khi ấy, pattern chính là một công cụ hữu hiệu giúp các thương hiệu gây ấn tượng với khách hàng. Hãy tham khảo những Ứng dụng của pattern trong nhận diện thương hiệu để hiểu thêm về khía cạnh này nhé.

Thiết kế nội thất

  • Pattern là một phần không thể thiếu của thiết kế nội thất. Bạn thử quan sát xung quanh nhà mình xem: giấy dán tường, gạch men, các chi tiết chạm khắc,…tất cả đều có sự hiện diện của pattern đó. Mỗi pattern lại mang đến một cảm giác khác nhau, thể hiện cho một phong cách khác nhau. Nếu bạn đang muốn F5 cho căn phòng của mình, hãy thử bắt đầu bằng các mẫu giấy dán tường hoặc các kiểu sơn tường với pattern nhé!

Thời trang

  • Trong ngành thời trang, pattern đã làm nên tên tuổi của một số thương hiệu lớn, điển hình là Burberry với họa tiết kẻ ô. Ngoài ra, pattern còn giúp thể hiện cá tính người mặc trực tiếp qua bộ đồ, vậy nên việc kết hợp nhiều kiểu pattern khác nhau khi phối đồ dường như chưa bao giờ lỗi mốt.

Nhiếp ảnh

  • Pattern có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ trong thiên nhiên đến những cấu trúc đô thị nhân tạo [các tòa nhà, vỉa hè, ô cửa sổ,…]. Sử dụng pattern một cách hiệu quả sẽ giúp bạn có được một bức ảnh độc đáo và thu hút ánh nhìn hơn, đặc biệt là khi kết hợp với một bố cục, ánh sáng và góc chụp chuẩn đó.

Thiết kế đồ họa

  • Chắc chắn không thể nào bỏ qua ứng dụng tuyệt vời của pattern trong thiết kế. Ngoài khả năng tạo hiệu ứng thị giác tốt, pattern còn có thể truyền tải được nội dung và cảm xúc của thông điệp đến người xem mà không cần phải dùng đến chữ. Nếu bạn muốn tự tạo ra những pattern độc đáo của riêng mình, hãy tham khảo Cách tạo pattern trong Illustrator và cùng thực hành nhé.

Các loại Pattern thường gặp trong thiết kế

Pattern hoa [Floral pattern]

  • Hoa chắc chắn là một trong những họa tiết phổ biến nhất trong thiết kế. Với mỗi vào màu sắc và cách sắp xếp khác nhau, pattern hoa lại mang đến một phong cách riêng biệt. Một pattern hoa tối giản với 2 màu đen-trắng sẽ mang đến sự lạ mắt nhưng lại không kém phần tinh tế. Mặt khác, pattern hoa đầy màu sắc lại làm cho thiết kế của bạn trông bắt mắt và ấn tượng. Nếu bạn muốn mang đến một thiết kế nhẹ nhàng, sang trọng và nữ tính, hãy sử dụng họa tiết hoa với tông màu pastel nhé.

Pattern hình học [Geometric pattern]

  • Hãy tưởng tượng pattern hình học giống như một tấm lưới, điểm giao nhau giữa các đường chính là nơi đặt các yếu tố hình vẽ. Kết quả pattern cuối cùng phụ thuộc vào khoảng cách và cách sắp xếp hình trên tấm lưới ấy. Một ví dụ của geometric pattern là các đường thẳng. Nếu chúng giao nhau, bạn sẽ có pattern dạng bàn cờ; nếu chúng được xếp chéo hoặc đổi hướng, bạn sẽ có pattern zig zag. Có vô vàn biến thế của pattern hình học và bạn có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau.

Pattern hình minh họa [Communicative pattern]

  • Cho dù là bao bì sản phẩm, danh thiếp hay giao diện website, pattern là những cách tuyệt với để truyền tải tới người xem những gì mà bạn đang làm và giúp họ có thể dễ dàng hình dùng về sản phẩm của bạn. Trong trường hợp này, pattern hình minh họa là sự lựa chọn tốt nhất đó. Bởi chúng không bị giới hạn về kiểu họa tiết nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo với pattern của mình. Đừng ngại tận dụng chúng để giúp cho sản phẩm của bạn nổi bật và ấn tượng hơn nhé. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng pattern hình minh họa luôn phải thật sặc sỡ. Hãy luôn nghĩ tới sản phẩm của mình, tóm gọn nó trong một biểu tượng và biến nó thành một pattern “độc nhất vô nhị” nhé.

Pattern là một thành phần có tính ứng dụng rất cao trong thiết kế bởi tính sáng tạo và khả năng tùy chỉnh của nó. Khi được sử dụng đúng cách, pattern sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp và cảm xúc đến người xem một cách khéo léo nhất, là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của thiết kế

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp Pattern là gì? Những ý nghĩa của Pattern sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Pattern là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả

  • VPN là gì? Những ý nghĩa của VPN
  • Drama là gì? Những ý nghĩa của Drama
  • OEM là gì? Những ý nghĩa của OEM
  • Kumanthong là gì? Những ý nghĩa của Kumanthong
  • JD là gì? Những ý nghĩa của JD
  • Condotel là gì? Những ý nghĩa của Condotel
  • CRM là gì? Những ý nghĩa của CRM

Chủ Đề