Phán tịch nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

       Đã tiếp thu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng không phải ai cũng thực hiện được. Theo Bác Hồ, thì chỉ có những người có cái tâm trong sáng mới đủ bản lĩnh và năng lực lãnh hội được những chuẩn mực của đạo đức cách mạng. Và, khi đạo đức cách mạng đã vững rồi thì “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”. Đây cũng là phẩm chất của người đảng viên cộng sản.

        Đức tính trên cũng được coi là khí phách của đấng trượng phu của thời phong kiến. Nhưng với người cán bộ cách mạng, đạo đức cách mạng dù bất luận hoàn cảnh nào đều phải giữ mình; trước sự giàu sang không thể làm cho mình thèm muốn, sự nghèo khó cũng không thể làm cho mình lay chuyển, nao núng; uy quyền, võ lực, hay dù phải đứng trước cái chết cũng không thể làm cho mình khuất phục, đầu hàng.

 

       Chúng ta biết rằng, học trên sách vở thì rất dễ, nhưng việc lãnh hội, rèn luyện và thực hành là cực kỳ khó. Cho nên, muốn có được đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt.

       Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt. Đây không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng. Chúng ta biết, nói mà không làm là đặc tính của giai cấp bóc lột, cho nên, lời nói phải đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức của người cách mạng. Bác từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền", "trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức". Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã..” Cho nên, đảng viên phải làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo. Thực hiện đúng lời dạy của Bác “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi nơi, mọi việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp Trung ương đến tận cơ sở.

       Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đôi với làm. Cho nên, ở Người có sức thuyết phục lớn, có một sức hút mãnh liệt làm cho cả dân tộc, các giai tầng xã hội, các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi theo lời kêu gọi của Người. Các vị lãnh tụ cộng sản và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cũng kính yêu Người

Xây đi đôi với chống.

       Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức.

       Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại không thích quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi con người vì những lý do khác nhau, nên không phải mọi người đều tốt. Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình". Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Cho nên, chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.

Tu dưỡng bền bỉ suốt đời.

       Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

       Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự giáo dục và rèn luyện mà nên. Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục. Đã là con người thì khó tránh khỏi vấp phải khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày".

       Cho nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân là phải được tiến hành đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quá trình hoạt động cách mạng.

       Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên nếu thực tâm làm theo lời Bác thì sẽ hoàn toàn thực hiện được. Vì những điều Bác dạy, không phải chỉ có vĩ nhân hay lãnh tụ mới thực hiện được, mà mọi người đều thực hiện được vì đó là những điều rất bình dị trong cuộc sống của mỗi người.

Download Tiểu luận Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí Trong những năm qua, bài giảng về tư cách một người cách mạng, về đạo đức cách mạng, về "Nói thì phải làm" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Trong kháng chiến cũng như trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước hôm nay, nhiều cán bộ, đảng viên, nhiều người đã làm tốt những lời Bác dạy, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về sự hy sinh, lòng nhân ái, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ đã biết mang đức và tài của mình ra để cống hiến cho đất nước ngày càng nhiều hơn về vật chất lẫn tinh thần. Song bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy rằng còn có không ít những cán bộ, đảng viên, đặc biệt một số cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, quan liêu, cửa quyền. ngày càng nhiều. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sa sút về tư tưởng, chính trị và đạo đức, bị tha hoá về lối sống. Tình trạng đạo đức giả, nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo, không phải là ít. Tình trạng đó đã gây nên sự giảm sút lòng tin và uy tín của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35226/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức, như “Đạo đức cách mạng", "Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tố”... Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của toàn dân, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới của đất nước dựa trên những nguyên tắc riêng, nhưng hợp nhất lại thành một nền tảng xây dựng đạo đức mới mà toàn Đảng, toàn dân ta cần thực hiện. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức mới dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: 1. Nói phải đi đôi với làm và phải nêu gương về đạo đức. “Nói đi đôi với làm” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đạo đức mới. Nguyên tắc này đã được thể hiện nhiều trong các bài viết của Hồ Chí Minh về đạo đức. Ví như trong bài giảng "Tư cách một người cách mệnh", Hồ Chí Minh đã nêu lên những đức tính cần có của một người cách mạng, đó là: đối với mình, đối với người và đối với công việc, trong đó đối với mình được Người đặt lên hàng đầu, bởi cái khó nhất của con người là phải đấu tranh với chính bản thân mình. Bởi thế mà Bác viết: "Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát…". Bài báo cuối cùng Bác viết về đạo đức là "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng [3-2-1969] khi sức khỏe của Người đã giảm sút, Người đã sử dụng rất nhiều các cụm từ như “đạo đức mới, đạo đức cách mạng”, “đạo đức xã hội chủ nghĩa”…nhưng tất cả đều chứa đựng nội hàm giống nhau. "Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã đánh đuổi được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi đó là vai trò to lớn của đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu... Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong". Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với hành động là điều không dễ. Nó đối lập với thói đạo đức giả “hãy làm theo tui nói đừng làm theo tui làm”. Bởi nó đòi hỏi cần có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay bé, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Kết quả công việc là thước đo của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên và những người làm công tác lãnh đạo thì lời nói với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo. Phải nêu gương về đạo đức – gương “người tốt việc tốt”. Theo Hồ Chí Minh thì một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gường sống và Người luôn là hiện thân của một tấm gương sống đối với chúng ta. Người viết: “trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước”. Lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Để làm được điều đó, khi đề ra công việc tránh cách nói đại khái và khó hiểu, cần cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Ngược lại nói nhiều làm ít hay nói mà không làm thì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu rói rằng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại sống hoang phí, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân... trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn, thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục. Với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Bác Hồ đã chỉ ra rằng muốn hướng dẫn họ thì mình phải làm mực thước "cần óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... Phải thật thà nhúng tay vào việc". Mỗi người, mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp nhân dân đều có những công việc, nhiệm vụ, cách làm và trách nhiệm riêng. Do đó khi gặp các đồng chí lãnh đạo của từng ngành Bác đều chỉ ra cách làm sao cho thiết thực, nhanh, gọn và đạt hiệu quả cao. Ví như: Với công nhân, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, thì Bác nhắc: "Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máy tốt. Kỷ luật lao động không phải Bác đưa ra hay ở đâu đưa đến, mà chính là các cô, các chú bàn bạc, thông qua, tự giác thi hành. Thông qua rồi, ai không theo không được”. Lực lượng thanh niên, những chủ nhân tương lai của đất nước, Bác đã chỉ ra cho họ những việc cần làm, những đức tính tự mình phải rèn luyện để có thể đảm đương được các trọng trách đó. Đó là những điều như: “các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta,còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước”, “các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được”, “ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý”…

Năm 1959, khi nói chuyện với giáo viên tại lớp học chính trị về nhiệm vụ vẻ vang của các thầy cô giáo trong công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, Bác nhấn mạnh "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phả...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề