Vì sao mọi người muốn trở thành nhà quản trị

Sau một vài năm làm việc cho một hoặc một số công ty ở vị trí nhân viên, việc chuyển sang vị trí quản lý có thể coi là điều tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế là vị trí quản lý đòi hỏi rất nhiều kỹ năng hoàn toàn khác biệt với vị trí nhân viên. Một người làm tốt công việc đang đảm nhiệm không có nghĩa là họ sẽ trở thành nhà quản lý thành công.

Vậy làm sao để bạn đưa ra quyết định liệu vị trí quản lý có phù hợp với bạn lúc này? Hãy tự trả lời những câu hỏi dưới đây, bạn sẽ tìm ra đáp án.

Câu hỏi 1: Nguyện vọng của bạn là gì?

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình sẽ như thế nào sau 5 năm nữa? Nếu chưa từng nghĩ vậy, ngay bây giờ là lúc thích hợp để nhìn lại và đánh giá những gì bạn thực sự muốn trong sự nghiệp của mình. Khi đang cân nhắc để chuyển sang vị trí quản lý, điều quan trọng là phải hỏi chính mình về việc bạn muốn ở lại thế giới của các công ty hiện tại hay muốn thoát ra và theo đuổi những nỗ lực kinh doanh riêng.

Nguồn: Getty Images

Bạn vẫn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo nếu bạn tự kinh doanh, nhưng khi đó, bạn cần phải cân nhắc tới những vấn đề quan trọng khác như học về các chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số mới nhất hay học hỏi điều hay từ các nhà đầu tư khác.

Thêm nữa, hãy tự hỏi rằng điều gì trong lĩnh vực quản lý thu hút bạn. Nếu câu trả lời là khi đó bạn sẽ được phép đào tạo người khác, thì nghĩa là bạn phù hợp với những vị trí quản lý thông thường trong công ty.

Nhưng nếu bạn chỉ tập trung nhiều vào tiền, thì bạn nên cân nhắc lại cái đích vị trí quản lý mà bạn đang hướng tới. Có vô vàn cách khác để kiếm nhiều tiền hơn và không liên quan đến việc quản lý để rồi phải nhận trách nhiệm cho một nhóm những người khác.

Câu hỏi 2: Xung đột có khiến bạn sợ hãi?

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là rất cần thiết để quản lý những xung đột trong công việc, nhưng đây lại là kỹ năng mà các nhà lãnh đạo thường thiết sót nhất. Một nghiên cứ từ Robert Half Management Resources [một công ty tư vấn nhân sự của Mỹ có trụ sở tại Menlo Park, California, Mỹ, được ghi nhận là công ty kế toán tài chính đầu tiên và lớn nhất thế giới, với hơn 325 địa điểm trên toàn cầu, đứng đầu trong danh sách những công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới trong ngành công nghiệp hỗ trợ do Tạp chí Fortune bình chọn năm 2009] phát hiện ra rằng, gần 1/3 các công nhân cho rằng nhà quản lý của họ cần trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp.

Sự mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, điều quan trọng là phải nhận ra rằng chuyện phải đối mặt với những mâu thuẫn trong công việc xảy ra rất thường xuyên.

Dan DeNisco - Phó chủ tịch cao cấp của Robert Half chia sẻ: “Những nhà lãnh đạo phải được nhìn nhận là người cởi mở và có phong cách giao tiếp trung thực. Đó là kỹ năng cần thiết để chia sẻ tầm nhìn của công ty, cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng và đạt được sự tính nhiệm cùng sự tin cậy của mọi người. Một khi họ thiết lập được những mối quan hệ vững chắc, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái để chia sẻ những phiền muộn của họ, và chính điều đó sẽ giúp giải phóng các xung đột”.

Câu hỏi 3: Bạn có khả năng động viên người khác?

Khi người duy nhất bạn cần quản lý là chính bản thân, sẽ thật dễ dàng để tự tìm ra và tạo ra động lực cho mình. Bạn là người hiểu rõ bản thân nhất, và bạn biết chính xác điều gì sẽ tạo cảm hứng cho mình. Nhưng khi lãnh đạo cả một đội ngũ, thì trách nhiệm của bạn là tạo động lực và thúc đẩy cho một loạt những con người với rất nhiều tính cách khác nhau.

Theo TS. Radoslaw Nowak [Học viện Quản lý Công nghệ New York] thì: “Điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là phải có những mục tiêu chiến lược lớn, mang tầm cỡ công ty, và phải ‘phiên dịch’ chúng thành những hành động cụ thể cho nhân viên ở từng phòng hiểu và hỗ trợ cho mục tiêu đó”.

Ông giải thích rằng chìa khóa then chốt là phải đảm bảo rằng hiệu suất làm việc của từng nhân viên đều được kết nối tới những mục tiêu chiến lược đó, bởi vì theo một nghiên cứu, việc tạo động lực sẽ chỉ giúp gia tăng năng suất khi những nhân viên của bạn hiểu ra cách làm thế nào họ có thể đóng góp cho thành công của công ty.

Câu hỏi 4: Bạn có khả năng nhận xét khách quan và công bằng?

Chẳng ai muốn bị quản lý bởi một người thường có các quyết định bị bao trùm bởi sự thiên vị. Việc đối xử với từng người theo những cách khác nhau có thể làm mất nhuệ khí của mọi người, khiến tạo ra những suy nghĩ tồi tệ và cuối cùng sẽ làm giảm năng suất làm việc chung. Điều tối quan trọng là bạn phải có khả năng đối xử với tất cả mọi người một cách công bằng, và tuân theo các luật lệ hơn là tạo ra các ngoại lệ theo ý mình.

Thiết lập một nền văn hóa của sự công bằng cùng sự khách quan sẽ giúp tạo ra một loạt các kết quả tích cực. Nếu bạn không thể trở nên khách quan và công bằng với nhiều người, thì bạn nên cân nhắc lại nguyện vọng trở thành nhà lãnh đạo.

Câu hỏi 5: Bạn có sẵn sàng từ bỏ hoặc ủy quyền lại những công việc hiện tại?

Bạn hẳn là đang chịu trách nhiệm chính trong một số dự án hoặc tác vụ nào đó. Và thực tế là việc cân nhắc chuyển sang vai trò quản lý đồng nghĩa với việc bạn đang làm tốt nhiệm vụ hoàn thành các công việc hiện tại của mình. Nhưng liệu bạn có sẵn sàng từ bỏ công việc đang dang dở và bắt đầu quá trình chuyển giao công việc đó cho người khác?

Sẽ khó có thể buông bỏ khả năng kiểm soát mọi thứ, nhưng sự ủy quyền lại là một dấu hiệu của sự lãnh đạo. Và như TS. Nowak nói thì, “việc ủy quyền cho những nhân viên khác sẽ làm gia tăng động lực nội tại của các nhân viên đó”. Nếu nhân viên có được một cảm giác tuyệt vời về quyền tự chủ tự quyết, thì theo Nowak, họ sẽ có nhiều động lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ với một năng suất vượt trội.

Giờ đây, nếu bạn vẫn muốn trở thành một người lãnh đạo, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng trong việc giải quyết những vấn đề ở trên. Nhưng nếu không muốn nữa, vậy thì đó có thể coi là điều tốt, vì bạn đã nhận ra một con đường khác, một con đường có thể sẽ tốt cho bạn và cả công ty của bạn.

Theo Doanh nhân Sài gòn/NBC News

Quản trị học là gì? Ngoài năng lực thì có 5 yếu tố để quyết định bạn có thể là người lãnh đạo giỏi hay không, có thể ứng tuyển quản lý trong các công ty, doanh nghiệp được hay không? Hãy cùng tham khảo nhé.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 5 yếu tố để các bạn đang muốn trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp có thể hiểu hơn và trang bị thêm cho bản thân mình nhé.

Quản trị học là gì?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người, vì vốn dĩ định nghĩa về quản trị học rất khó để diễn giải ra. Quản trị học có thể hiểu là một môn học trong trường đại học, môn quản trị học thường được giảng dạy cho các sinh viên ngành kinh tế, ngành quản trị kinh doanh.

Cũng có một định nghĩa phổ biến khác về quản trị học đó chính là quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức để nhằm đạt đến các mục tiêu lớn, các mục tiêu chung. Nói tóm lại một cách đơn giản thì quản trị học là:

  • Một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết.
  • Tổ chức nào cũng cần làm những hoạt động quản trị
  • Luôn bằng và thông qua người khác
  • Hướng đến sự hiệu quả cao của mục tiêu chung
Quản trị học là gì?

Để trở thành một nhà quản trị giỏi thì tố chất hay học mới là điều quyết định. Tất nhiên là cả hai đều quan trọng rồi, một nhà quản trị là luôn luôn không ngừng trau dồi kiến thức, không ngừng ham học hỏi. Vì dù cho bạn có là quản lý điều hành thì bạn vẫn có những mặt yếu kém, và vẫn cần học hỏi từ những người khác.

Những yếu tố tạo nên một nhà quản trị học 

Ngoài việc nắm rõ quản trị học là gì thì timviecquantri.net cho rằng điều quan trọng để trở thành một nhà quản trị giỏi và chuyên nghiệp thì cũng không thể thiếu được những yếu tố sau đây:

Biết cách quản lý giỏi

Vai trò của nhà quản trị giỏi chính là người không chỉ có hiệu quả làm việc cao mà còn phải biết quản lý, trở thành huấn luyện viên cho đội ngũ nhân viên của mình một cách hiệu quả nhất. Bởi vì sao? Đơn giản là nếu như quản lý chỉ lo việc của mình thì dù cho anh tài giỏi, năng động đến đâu mà không có khả năng quản lý nhân viên, để nhân viên thích làm thì làm thì sao mà thành công được.

Quản lý giỏi đâu phải ôm đồm hết mọi việc vào thân mình được. Chính vì vậy mà một nhà quản trị giỏi chính là người biết điều hành cả một tập thể nhỏ. Ngoài ra nhà quản trị còn biết cách chia sẻ những kinh nghiệm, những kho kiến thức quý báu của mình cho các nhân viên của mình. Luôn luôn quan tâm đến nhân viên, thay vì mắng mỏ thì khéo léo hướng dẫn.

Như vậy đảm bảo rằng hiệu quả công việc sẽ vô cùng cao. Người ta vẫn thường nói nhân viên có làm tốt việc hay không thì phụ thuộc vào năng lực chỉ đạo và quản lý của người đứng đầu chính là vì vậy đấy.

Biết trao quyền cho người giỏi và không để tâm vào quá nhiều chuyện nhỏ

Nhiều người cho rằng đã là quản lý thì nhất định phải là người nắm quyền nhiều nhất. Vậy nhưng như vậy là hoàn toàn sai đấy nhé. Ở vị trí lãnh đạo không nên và không bao giờ được ôm quá nhiều quyền lực trong tay. Mà thay vào đó hãy trọng dụng người tài, tin tưởng trao quyền cho nhân viên cấp dưới.

Biết trao quyền cho người giỏi và không để tâm vào quá nhiều chuyện nhỏ

Điều quan trọng nữa là không nên quan tâm một cách thái quá vào những điều nhỏ nhặt của đội ngũ nhân viên. Rất nhiều người lãnh đạo nghĩ rằng mình có quyền nên can thiệp vào những chuyện nhỏ nhất của nhân viên. Khiến cho họ cảm thấy áp lực, vì gò bó và hậu quả là làm cho doanh nghiệp, công ty trở nên tiêu cực.

Chính vì vậy đã là người quản lý thì nhất định phải tạo môi trường làm việc thoải mái, để cho các nhân viên của mình được tự do giải quyết công việc. Nếu khó khăn thì tất cả cùng ngồi lại để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Nếu bạn biết xử lý như vậy thì mới chứng tỏ bạn là nhà quản trị vừa có tài vừa có tâm và tầm nhìn sâu rộng hơn người đấy.

Xây dựng môi trường làm việc bền vững, đoàn kết

Người lãnh đạo giỏi chính là người có thể gắn kết được bản thân mình đến các đội ngũ nhân viên và giữa các nhân viên với nhau. Một môi trường làm việc bền vững đó chính là phải hướng cho mọi người biết rằng đích đến sẽ làm được những gì, chứ không phải là theo kiểu làm hôm nay biết đến hôm nay mà thôi. Mà phải để cả tập thể hướng đến một tầm nhìn chung.

Xây dựng môi trường làm việc bền vững, đoàn kết

Người lãnh đạo đừng chèn ép hay tạo sự khó khăn đối với nhân viên của mình. Thay vào đó hãy để cho đội ngũ nhân viên thỏa sức đưa ra ý tưởng. Sẽ có những ý tưởng không thực thi được nhưng rất nhiều trường hợp có nhiều ý kiến vô cùng khả thi và đáng phải học hỏi đấy. Vậy nên hãy tạo môi trường làm việc bền vững, đoàn kết giữa tất cả mọi người. Vì một công ty, doanh nghiệp có sự phối hợp giữa các ban ngành, cấp trên cấp dưới thì mới mang lại hiệu quả cao được. Đây chính là cách khiến công ty luôn đi lên đấy.

Vậy nên là người quản lý điều hành hãy hướng đến những điều gì mà công ty có thể mang lại cho nhân viên một cách tốt nhất chứ không phải tập trung vào cái việc nhân viên sẽ mang lại lợi ích nào cho công ty. Có như vậy thì môi trường mới bền vững và đoàn kết được.

Biết lắng nghe, cân nhắc và truyền đạt hiệu quả

Rất nhiều nhà quản trị giỏi, năng lực khỏi phải bàn, họ có mọi thứ nhưng rồi vẫn thất bại vì họ không biết lắng nghe và truyền đạt lại cho nhân viên của mình một cách tốt nhất. Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp của một nhà quản trị là yếu tố rất quan trọng quyết định xem bạn có thể trở thành nhà quản lý giỏi và chuyên nghiệp không đấy. Bởi vậy nên ở vị trí là quản lý, nhất định bạn phải là người tỉ mỉ trong việc lắng nghe, cân nhắc những điều mà mình được nghe và truyền đạt lại để nhân viên giải quyết một cách tốt nhất ngay khi nắm bắt sự việc.

Làm việc luôn luôn hướng đến hiệu quả

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà người nhà quản trị nào cũng cần phải có. Vì sao? Vì đã là người đứng đầu thì nhất định phải vạch ra được những kế hoạch chi tiết, cách thức tiến hành và những mục tiêu sẽ đạt được là gì. Vậy nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn hoàn toàn vạch ra kế hoạch rồi để mặc cho nhân viên phải làm, ép nhân viên phải làm với cường độ lớn để đạt được. Như vậy chắc chắn là thất bại mà thôi.

Làm việc luôn luôn hướng đến hiệu quả

Là người quản lý thì bạn phải có khả năng phân tích thông tin nào hữu ích và tốt, biết đưa ra các chiến lược kế hoạch. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là người quản trị phải dám đưa ra quyết định, chứ nếu chần chừ do dự thì chắc chắn sẽ mãi mãi thật bại mà thôi. Một khi đã dám đưa ra quyết định thì không được nghi ngờ và phải tin tưởng, tin rằng mình sẽ làm được, tin rằng mình sẽ khiến mọi việc thành công.

Muốn thành công người quản lý phải đưa ra được những cách thức để cả tập thể cùng biết và hướng đến làm việc một cách hiểu quả nhất. Đó mới chính là tố chất của người nhà quản trị tài ba và chuyên nghiệp đấy.

Bài viết mà Tìm Việc Quản Trị chia sẻ trên đây mong rằng đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm quản trị học là gì và những yếu tố thiết yếu mà bạn cần phải có nếu muốn trở thành nhà quản trị giỏi và chuyên nghiệp. Hãy không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để bản thân mình hoàn thiện hơn nhé. Chúc các bạn luôn luôn thành công và phát triển nhé.

Video liên quan

Chủ Đề