Phép nhân hóa trong tiếng việt lớp 3

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Nhân hóa trang 126, 127 Tiếng Việt lớp 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng Việt lớp 3): Đọc và trả lời câu hỏi

Quảng cáo

  1. Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

ĐỖ QUANG HUỲNH

  1. Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

- Những sự vật nào được nhân hóa?

- Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào?

Trả lời:

  1. Đồng làng vương chút heo may

Quảng cáo

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

- Trả lời câu hỏi: Bốn câu thơ trên có các hình ảnh nhân hoá sau :

Mầm cây tỉnh giấc

Hạt mưa trốn tìm

Cây đào lim dim mắt cười

Các sự vật trên được nhân hoá bằng cách dùng những từ ngữ chỉ các bộ phận của người (mắt) hoặc chỉ các hoạt động của người để miêu tả chúng (tỉnh giấc, trốn tìm, cười).

  1. Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Đoạn văn trên có các hình ảnh nhân hoá sau :

- Cơn dông kéo đến

- Lá gạo múa reo

- Chúng chào anh em chúng lên đường

- Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên.

Tác giả đã nhân hoá cơn dông, lá gạo, hoa gạo, cây gạo bằng cách nói được sự tinh nghịch và nhanh nhẹn của các hạt mưa. Chúng giống như các em nhỏ đang vui vẻ chơi trò ú tim với nhau vậy.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 3): Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây

Trả lời:

Tả vườn cây:

Ông ngoại em trồng rất nhiều loại hoa trong vườn. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa Ấn Độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 33 khác:

  • Tập đọc: Cóc kiện trời
  • Kể chuyện: Cóc kiện trời
  • Chính tả (Nghe - viết): Cóc kiện trời
  • Tập đọc: Mặt trời xanh của tôi
  • Tập đọc: Quà của đồng nội
  • Chính tả (Nghe - viết): Quà của đồng nội
  • Tập làm văn: Ghi chép sổ tay

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Phép nhân hóa trong tiếng việt lớp 3

Phép nhân hóa trong tiếng việt lớp 3

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 3 | Giải bài tập Tiếng Việt 3 | Để học tốt Tiếng Việt 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 3 và Để học tốt Tiếng Việt 3 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.

Các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt

Cách 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.

Các sự vật ( đồ vật, con vật, cây cối,…) không chỉ được gọi một cách thông thường mà được gọi giống như con người.

Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.

Cách 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.

Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….

Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.

Cách 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.

Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách đối đáp, trò chuyện của con người.

Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!

Các bước để sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Bước 1: Xác định sự vật ( con vật, đồ vật, cây cối,…) được nhân hóa.

Việc nhận biết, xác định sự vật được sử dụng biệp pháp nhân hóa là gì? Con vật ( gà, vịt, cá,..), đồ vật ( bàn, ghế, tủ,…), hiện tượng tự nhiên ( mưa, nắng,…)…

Ví dụ: Trong câu: “ Bác chim đang đậu trên ngọc cây hót véo von”

  • Sự vật được nhân hoá trong câu là “ Bác chim”. Dùng từ ngữ của con người “ Bác” để gọi loài chim.

Bước 2: Sử dụng các hình thức nhân hóa ( gọi, miêu tả, xưng hô) gán cho sự vật được lựa chọn để nhân hóa.

Các sự vật được nhân hóa được lựa chọn các hình thức nhân hóa phù hợp.

Ví dụ: Trong câu: “ Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới”.

  • Sử dụng từ ngữ xưng hô “ Ông” để gọi Mặt trời.
  • Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người “ ban phát” dùng cho sự vật được nhân hoá.

Bước 3: Tiến hành thực hiện với nội dung của câu.

Ví dụ: Điền từ ngữ có sử dụng nhân hoá để hoàn chỉnh câu giới thiệu sau:

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè biết múa, chào mào biết hát, vẹt biết nói, cu gáy biết chơi nhạc cụ.