Ráy tai nhiều phải làm sao

Nhiều bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi thấy con kêu đau tai. Một trong những nguyên nhân gây đau tai là do trẻ bị nút ráy tai . Vậy vì sao bị nút ráy tai và cách xử trí thế nào?

Da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra chất tiết được gọi là ráy tai . Ráy tai thường có 3 dạng: Ráy tai ướt, ráy tai khô và ráy tai cứng. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Ráy tai nhiều phải làm sao
Không dùng bông tai để ngoái tai cho trẻ nhỏ. Ảnh: TL

Trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng, hoặc do vệ sinh tai không đúng cách như dùng bông tai để ngoáy tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn ráy tai sẽ tích tụ nhiều không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai.

Khi bị nút ráy tai, trẻ thường có những biểu hiện như: Ngứa tai, ù tai, nghe kém, trẻ luôn cảm thấy khó chịu.

Cách xử trí khi trẻ bị nút ráy tai

Tại nhà có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3 - 5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 - 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra. Nếu ráy tai rã ra nhiều cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai. Sau đó theo dõi từ 5 - 7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Cha mẹ, người thân trong gia đình tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế.

Cách vệ sinh tai cho trẻ

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.

Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên: Cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.

Theo: Báo SKĐS

Ráy tai nhiều phải làm sao

Ráy tai có tác dụng gì hay chỉ là “chất thải” của cơ thể?

Ráy tai giúp bảo vệ da của ống tai ngoài, hỗ trợ làm sạch và bôi trơn, đồng thời chống lại vi khuẩn, nấm và nước. Đó cũng là hàng rào bảo vệ màng nhĩ khỏi những tổn thương do dị vật hay côn trùng nhỏ…

Nếu tạo nhiều ráy tai có thể dẫn đến: bít tắc ống tai, giảm sức nghe do cản trở dẫn truyền âm thanh, chèn ép da ống tai và màng nhĩ gây ngứa tai, ù tai, đau tai...

Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ?

Việc lấy ráy tai, làm sạch tai mỗi ngày là không cần thiết và có thể gây hại vì:

- Khi tai quá sạch, không còn ráy tai, da ống tai sẽ không còn được bảo vệ trước vi khuẩn, nấm, nước, hay những dị vật, côn trùng…

- Dùng tăm bông để lấy ráy tai ở trẻ (được nhiều phụ huynh thực hiện mỗi ngày) tiềm ẩn nguy cơ chấn thường ống tai ngoài-màng nhĩ (vì trẻ quay đầu bất ngờ khiến tăm bông chọc vào ống tai-màng nhĩ với lực mạnh) gây trầy da ống tai,chảy máu, nguy hiểm hơn là thủng màng nhĩ, dẫn đến viêm tai ngoài, viêm tai giữa và giảm sức nghe…

Chỉ nên lấy ráy tai trong các trường hợp:

- Ráy tai quá nhiều làm bít tắc ống tai (hay còn gọi là nút ráy tai) gây ù tai, đau tai, nghe kém…

- Ngứa tai.

- Viêm tai ngoài.

- Ở người đeo máy trợ thính.

Một trường hợp ngoại lệ là cần làm sạch ống tai để khám tai nhằm chẩn đoán bệnh lý của tai mũi họng, để tầm soát thính lực ở trẻ sinh non, nghe kém…Đây là cũng là chỉ định lấy ráy tai thường gặp nhất ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Ráy tai nhiều phải làm sao

Lấy ráy tai như thế nào là an toàn?

- Tại nhà: dùng các sản phẩm làm mềm ráy tai: chai xịt hoặc nhỏ giọt, được thực hiện 2-3 lần/ngày trong 2 tuần. Nút ráy tai được làm mềm và đẩy ra ngoài do cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nếu lượng ráy tai quá nhiều, không tự đẩy ra hết, cần được hút sạch tại phòng khám Tai Mũi Họng.

- Tại phòng khám: bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm sẽ lấy ráy tai một cách an toàn: gắp hoặc hút sạch bằng dụng cụ chuyên dùng, với kỹ năng khéo léo tránh làm tổn thương ống tai, màng nhĩ.

Ráy tai nhiều phải làm sao

Tóm lại, ráy tai không phải là “chất thải” cần được “làm sạch”, vì nó có tác dụng có lợi với cơ thể, chỉ lấy ráy tai khi cần thiết, và việc lấy ráy tai phải được thực hiện một cách an toàn, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Ráy tai cũng có tác dụng bảo vệ ống tai trước những tác nhân từ bên ngoài. “Ráy tai có tính a xít nhẹ, giúp bảo vệ ống tai khỏi lại sự xâm nhập từ vi khuẩn và các vi sinh vật khác”, Newsbreak dẫn lời tiến sĩ Ksenia Aaron, chuyên gia tai mũi họng tại tổ chức y tế Cleveland Clinic (Mỹ).

Tuy nhiên, ráy tai tích tụ quá nhiều có thể gây đau tai, giảm thính lực, chóng mặt, thậm chí là ho. Đó là lý do vì sao cơ thể có cơ chế tự nhiên để loại bỏ ráy tai. Khi chúng ta nhai hay nói, cử động hàm sẽ đẩy ráy tai ra ngoài.

Nếu bỗng dưng bạn cảm thấy ráy tai quá nhiều, đó có thể là do những nguyên nhân sau:

Viêm tai

Cảm giác có thứ gì đó mắc kẹt trong tai và làm giảm khả năng thính lực là những biểu hiện rất giống với tình trạng ráy tai quá nhiều. Tuy nhiên, đó cũng có thể là triệu chứng của viêm tai, bác sĩ tai mũi họng Yin Ren tại Trung tâm Y tế Wexner (Mỹ) giải thích.

Để phân biệt tình trạng ráy tai quá nhiều với viêm tai thì mọi người phải để ý đến cảm giác bên trong tai. Ráy tai tích tụ nhiều sẽ không gây đau, trong khi viêm tai sẽ gây ra và tiết dịch có mùi hôi. Các triệu chứng viêm tai thường xuất hiện đột ngột, do vi khuẩn hay virus gây ra. Khi bị viêm tai, người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra.

Ráy tai nhiều phải làm sao

Đeo tai nghe quá nhiều có thể khiến ráy tai tích tụ nhiều hơn

SHUTTERSTOCK

Đeo tai nghe nhiều

Đeo tai nghe quá nhiều, không chỉ lúc nghe nhạc, xem phim mà còn cả khi chạy bộ, nói chuyện điện thoại, có thể khiến ráy tai tích tụ nhiều hơn. Vì khi đeo, tai nghe sẽ làm bong tróc các tế bào da trong tai, khiến chúng tích tụ lại thành ráy.

Do đó, mang tai nghe quá nhiều sẽ khiến ráy tai tích tụ nhanh, đồng thời ngăn ráy tai bên trong được đẩy ra ngoài. Qua thời gian, chúng sẽ tích tụ thành lượng lớn ráy tai.

Dùng máy trợ thính

Dùng máy trợ thính thời gian dài cũng có thể gây tích tụ nhiều ráy tai. Nếu không thể tách rời máy trợ thính thì người dùng cần hạn chế dùng tối đa có thể. Ngoài ra, máy trợ thính cần được vệ sinh bằng dung dịch ô xy già trước và sau mỗi lần sử dụng, theo Newsbreak. 

Tin liên quan