Sở hữu chéo trong ngân hàng là gì năm 2024

Phóng viên: Thưa ông, bản chất của sở hữu chéo được hiểu như thế nào, và ở nước ta đang tồn tại những dạng sở hữu chéo nào?

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: Đây không phải là vấn đề mới mà đã xuất hiện ở các nước tư bản và các nền kinh tế phát triển từ những năm 1980 – 1990. Theo đó, có thể hiểu là một ngân hàng này sở hữu một ngân hàng khác, một doanh nghiệp này sở hữu một ngân hàng khác, hoặc một doanh nghiệp này sở hữu một doanh nghiệp khác... Mối quan hệ vừa là trực tiếp, vừa là gián tiếp. Ở Việt Nam cũng có cách thức sở hữu chéo tương tự như vậy.

Sở hữu chéo ở Việt Nam mang tính lịch sử, vậy nguyên nhân do đâu?

Sở hữu chéo ở Việt Nam vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính văn hóa. Lịch sử thể hiện ở chỗ, những năm chúng ta mới mở cửa, những năm 90 đến năm 1993, khi đó chúng ta mới bắt đầu có ngân hàng cổ phần. Thời điểm đó vốn của chúng ta rất ít, nếu không có hình thức các ngân hàng liên kết với nhau, thì không có nguồn vốn mở mang kinh doanh. Vì vậy hình thức sở hữu chéo xuất hiện từ thời điểm đó.

Một yếu tố lịch sử nữa là trong giai đoạn 2005 – 2007, chúng ta đã cho phép nâng cấp khá nhiều ngân hàng. Một trong các yêu cầu quan trọng lúc đó là các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, khoảng 1.000 tỷ VNĐ. Để có đủ vốn thì các ngân hàng phải liên kết lẫn nhau. Còn nói sở hữu chéo mang tính văn hóa, vì văn hóa của nước ta cũng có sự tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn hoạt động ngân hàng bị hạn chế ở những thời điểm nhất định.

Thưa ông, vậy nợ xấu phát sinh từ sở hữu chéo như thế nào?

Chúng ta phải thừa nhận, số liệu về nợ xấu ở nước ta và nhiều nước không phải lúc nào cũng có cùng một số liệu. Bởi thời điểm công bố số liệu khác nhau, trong khi nợ biến động hàng ngày. Cùng với đó là mục đích công bố, báo cáo khác nhau. Ví dụ các tổ chức tín dụng khi báo cáo lên bao giờ cũng có đánh giá nợ xấu khiêm tốn hơn, thấp hơn so với con số của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế họ cũng công bố trên các tiêu chí của quốc tế. Do đó con số nợ xấu ở nước ta vẫn đang tồn tại ba số liệu nợ xấu. Theo chúng tôi, số liệu của Ngân hàng Nhà nước công bố là chính xác hơn, khá sát với tình hình nước ta hiện nay.

Còn nợ xấu hiện nay ra sao, phát sinh nợ xấu có nhiều nguyên nhân, với khoảng 20 nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân từ sở hữu chéo. Ví dụ họ cho doanh nghiệp sân sau vay, công ty liên kết vay… với đánh giá rủi ro không chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc giám sát cũng còn lỏng lẻo, khiến dòng vốn của ngân hàng lại đi vào các công ty sân sau.

Điều này trong kinh tế gọi là mâu thuẫn lợi ích. Tức khi một doanh nghiệp có cổ phần trong ngân hàng, nếu như lại có đại diện nằm trong ngân hàng đó, thì rõ ràng người đại diện đó sẽ hoạt động theo lợi ích của công ty kia nhiều hơn là vì lợi ích của ngân hàng. Điều đó tạo ra những khoản tín dụng không hiệu quả, gây nên hệ lụy trong thời gian vừa qua.

Các nước vẫn tồn tại sở hữu chéo, như các nền kinh tế phát triển của châu Âu, Nhật, hay Mỹ. Và cũng có ý kiến ở trong nước đánh giá sở hữu chéo không hẳn là xấu. Vậy mặt tích cực của sở hữu chéo là gì, thưa ông?

Có ba mặt tích cực của sở hữu chéo.

Thứ nhất, cho phép các tổ chức kinh tế góp vốn với nhau để tăng vốn làm ăn, kinh doanh. Điều này mới hình thành công ty cổ phần, liên kết, liên doanh.

Thứ hai, các bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau, như mạng lưới chi nhánh, nhân công, công nghệ để chia sẻ. Ví dụ nếu ngân hàng sở hữu công ty bảo hiểm, thì các sản phẩm bảo hiểm có thể triển khai bán trên hệ thống mạng lưới của ngân hàng.

Thứ ba, sở hữu chéo cũng là kênh để ngân hàng giám sát hoạt động của công ty mà ngân hàng góp vốn, giúp hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, sở hữu chéo được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu. Vậy những rủi ro cơ bản khác nữa là gì?

Có bốn rủi ro cơ bản.

Thứ nhất, khi có sở hữu chéo, thì sẽ không có sự minh bạch. Điều đó khiến cơ quan chức năng không biết mức độ đan chéo sở hữu là bao nhiêu, như thế nào để quản lý. Điều này gây nên rủi ro hệ thống. Nghĩa là nếu trong một mắt xích của sở hữu chéo, một công ty nào bị rủi ro, thì lập tức hệ lụy cho cả dây chuyền.

Thứ hai, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Vì có liên kết sở hữu chéo, nên tạo ra sức cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp, và như vậy dẫn đến hiện tượng thao túng giá cả ở những thời điểm nhất định.

Thứ ba, làm dòng vốn phân bổ không được tốt. Ví dụ, có thể gây nợ xấu, hoặc cho vay không hiệu quả, giám sát không tốt, dẫn đến kênh tín dụng phân bổ không hiệu quả. Nếu không có tác động của sở hữu chéo, lẽ ra dòng vốn phải được phân bổ vào những dự án hiệu quả hơn.

Thứ tư, sở hữu chéo khiến các cơ quan chức năng khó giám sát và quản lý.

Còn việc thâu tóm ngân hàng qua sở hữu chéo được diễn ra như thế nào, thưa ông?

Cách một cá nhân sở hữu một ngân hàng, thì có thể thông qua những người thân quen trong gia đình đứng ra sở hữu cổ phần của một doanh nghiệp hay ngân hàng nào đó. Cách thứ hai là gián tiếp, tức doanh nghiệp A sở hữu một ngân hàng B, và ngân hàng đó lại sở hữu một công ty C, công ty C lại cho doanh nghiệp D vay. Sự rắc rối này khiến không kiểm soát được các mức độ sở hữu nhau là bao nhiêu. Một kênh nữa là có thể nhượng kế tài sản. Kênh này hợp pháp nhưng cũng làm tăng sở hữu chéo thời gian qua.

Về quản lý, chúng ta cũng đã có quy định, nhưng vì sao chúng ta chưa kiểm soát được mặt tiêu cực của sở hữu chéo?

Có ba nguyên nhân cơ bản.

Thứ nhất là chúng ta có quy định, nhưng mức tuân thủ chưa cao. Ví dụ giao dịch chuyển nhượng mua bán cổ phiếu theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, họ quy định phải công bố, báo cáo ngay sau khi giao dịch đối với những giao dịch lớn, những cổ đông lớn. Nhưng không phải lúc nào họ cũng báo cáo đầy đủ và kịp thời. Trong khi đó, thông tin công bố cũng chưa đầy đủ, kể cả trong thông báo thường niên hoặc định kỳ hàng quý, hay 6 tháng một lần.

Thứ hai là tổ chức giám sát quá trình thực hiện, nhiều khi ở nước ta chưa được thực hiện chặt chẽ. Trong khi nước ngoài họ làm khá chặt.

Cuối cùng là yếu tố văn hóa, hầu hết chúng ta không muốn công bố thông tin về tài sản, minh bạch về việc mình quá giàu có, nắm giữ quá nhiều cổ phiếu trong hệ thống tài chính tín dụng và nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước đã có quy định, nếu chủ ngân hàng mua bán chéo, sở hữu chéo, sẽ bị trừ số tiền đó vào vốn cấp 1 của ngân hàng. Sau khi trừ, nếu không đủ 3.000 tỷ thì ngân hàng đó phải cơ cấu lại và đáp ứng đủ, nếu không, thậm chí phải sáp nhập với ngân hàng khác. Đây có là biện pháp hiệu quả không thưa ông?

Đây là biện pháp tình thế, cũng chỉ là tạm thời. Về lâu dài, cần có giải pháp căn cơ như những nước đã áp dụng. Biện pháp số một vẫn phải là minh bạch và công khai đối với các cổ đông, các sở hữu và các giao dịch, công khai minh bạch tài sản. Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm tra giám sát các giao dịch, kể cả trên sàn chứng khoán. Đặc biệt phải có sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính hay Bộ Xây dựng (liên quan đến giao dịch bất động sản).

Song song với đó, bản thân các ngân hàng cũng phải có cơ chế tự kiểm soát. Kinh nghiệm của Trung Quốc là các ngân hàng đã thành lập Ủy ban để kiểm soát các giao dịch liên quan đến những người thân quen của những người có vốn sở hữu trong ngân hàng.

Sở hữu chéo lẫn nhau là gì?

Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Từ những quy định trên thì có thể hiểu sở hữu chéo là việc hai công ty con của cùng một công ty mẹ có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau tại cùng một thời điểm.

Nguồn vốn của ngân hàng đến từ đâu?

Ngân hàng thương mại thu hút nguồn vốn chủ yếu thông qua huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. Sau đó, nguồn vốn này được sử dụng để cung cấp cho vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng.

Váy chéo là gì?

Vải chéo là loại vải được dệt theo một công thức nhất định. Thành phần chính của nó là polyester và spandex. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hai loại sợi này mà vải chéo sở hữu đặc điểm tốt, khắc phục nhiều khuyết điểm của các loại vải thông thường khác.

Hiểu thế nào về vấn đề sở hữu chéo?

Sở hữu chéo là tình trạng khi hai doanh nghiệp đồng thời sở hữu một phần của vốn góp hoặc cổ phần của nhau, phản ánh sự tương tác trong cấu trúc sở hữu và có thể tạo ra ảnh hưởng và quyết định trong hoạt động nội bộ của doanh nghiệp bị sở hữu.