So sánh chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc

Chi bộ cơ sở là một trong những nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chi bộ cơ sở cùng với Đảng bộ cơ sở là tổ chức cơ sở Đảng.

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng, chi bộ có nhiệm vụ:

- Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;

- Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho Đảng viên;

- Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển Đảng viên;

- Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng viên;

- Thu, nộp Đảng phí.

Đặc biệt: Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần

Theo Điều 1 Quy định 98-QĐ/TW, chi bộ cơ sở có chức năng:

- Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động.

- Xây dựng Đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.

Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Điều lệ Đảng còn quy định thẩm quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo Đảng viên vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt Đảng, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên [trừ nhiệm vụ do cấp trên giao] thuộc về chi bộ.


Chi bộ Đảng là gì? Được thành lập từ bao nhiêu Đảng viên? [Ảnh minh họa]

Điều kiện thành lập chi bộ Đảng được quy định thế nào?

Để được thành lập chi bộ thì khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng nêu rõ:

- Ở xã, phường, thị trấn: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện.

- Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức Đảng [tổ chức cơ sở Đảng hoặc chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở].

Nếu chưa có đủ 03 Đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu Đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở Đảng thích hợp.

Đây cũng là quy định tại khoản 1 Điều 24 Điều lệ Đảng:

Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của Đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 Đảng viên chính thức

Với các doanh nghiệp tư nhân, Chỉ thị 33-CT/TW ngày 18/3/2019 quy định, nếu chưa có tổ chức Đảng thì cấp ủy cấp huyện chỉ đạo rà soát, nắm chắc số Đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp nhưng sinh hoạt Đảng ở nơi khác.

Nếu có đủ 03 Đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ. Nếu chưa đủ số lượng Đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số Đảng viên này về sinh hoạt với một tổ chức Đảng phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ.

Không chỉ vậy, với việc sinh hoạt Đảng của Đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã, Công văn số 273-CV/BTCTW ngày 05/4/2021 cũng quy định như sau:

- Nếu ở xã có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã thì thành lập chi bộ công an xã trực thuộc Đảng ủy xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy xã và Đảng ủy công an huyện về an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng.

- Chỉ các đồng chí Đảng viên là công an xã chính quy mới sinh hoạt ở chi bộ công an xã.

- Chưa bố trí đủ số lượng Đảng viên chính thức là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã để thành lập chi bộ thì Đảng ủy giới thiệu Đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã về sinh hoạt ở chi bộ phù hợp.

Xem thêm…

Như vậy, từ các quy định trên, có thể khẳng định, nếu có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên thì có thể được thành lập chi bộ Đảng.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi chi bộ Đảng là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề

Chi ủy là gì? Vai trò, trách nhiệm của chi bộ Đảng? Trách nhiệm thực hiện công việc trong trường hợp chi bộ không có ủy viên? Chi bộ không có chi ủy thì ai sẽ làm những công việc của chi bộ?

Có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, là đội quân tiên phong của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng là chính đảng cách mạng duy nhất được trao cho sứ mệnh lịch sử. Nhận thức được vai trò, vị trí của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng xác định rõ nền tảng của Đảng chính là chi bộ. Điều này đã được khẳng định qua Điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội XI.

Theo đó, chi bộ đóng vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên, thu nộp đảng phí. Để thực hiện vai trò này, các ủy viên trong chi bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chi bộ Đảng không có ủy viên. Vậy, trong những trường hợp này, vai trò và công việc của chi bộ được thực hiện như thế nào?

Luật sư tư vấn luật về chi bộ Đảng, chi ủy, Đảng viên: 1900.6568

1. Chi ủy là gì? 

Chi ủy là cơ quan thuộc tổ chức Đảng, lãnh đạo cấp trên của chi bộ cơ sở. Chi bộ cơ sở trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ có từ có từ 9 Đảng viên thì bầu chi ủy viên. Thường sẽ có 03 chi ủy viên, nếu có đông Đảng viên trong chi bộ thì bầu không quá 7 chi ủy viên.

Chi ủy tiếng Anh là: Party cell executive hoặc Cell committee

Theo Hướng dẫn số 01-HD/TW Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, chi bộ thực hiện một số công việc đặc thù sau:

Thứ nhất, tiến hành thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:

– Chi bộ thực hiện kiểm tra và đóng dấu giáp lai các trang trong lý lịch của người vào Đảng trước khi chi ủy nhận xét và cấp ủy cơ sở chứng nhận, ký tên, đóng dấu.  

– Chi bộ Đảng gửi công văn đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để đề nghị thực hiện việc thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng. 

– Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

Thứ hai, chi bộ thực hiện xét kết nạp và tổ chức kết nạp người vào Đảng

– Chi bộ Đảng xem xét việc kết nạp Đảng cho người xin vào qua các tài liệu: đơn xin vào Đảng, lý lịch, văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức, nghị quyết giới thiệu đoàn viên và bản tổng hợp ý kiến nhận xét nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy, chi bộ nơi họ cư trú. 

– Chi bộ Đảng ban hành nghị quyết khi có từ 2/3 số đảng viên chính thức trở lên đồng ý để đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định việc kết nạp Đảng.

Thứ ba, chi bộ thực hiện việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ cho đảng viên dự bị

Chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi thực hiện việc nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị và gửi kèm bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.  Cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ.

Thứ tư, chi bộ Đảng phụ trách quản lý hồ sơ và danh sách đảng viên theo đúng quy định.

Thứ năm, thực hiện các công việc liên quan đến sinh hoạt đảng và chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên

– Chi ủy, chi bộ trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư hoặc phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.

– Đảng ủy cơ sở, chi ủy, chi bộ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyn sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng, bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ của cấp ủy ký giấy giới thiệu chuyn sinh hoạt đảng.

3. Trách nhiệm thực hiện công việc trong trường hợp chi bộ không có ủy viên:

Thứ nhất, về hệ thống tổ chức Đảng, căn cứ theo Điều 10 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 và Hướng dẫn tại Mục 10 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 được quy định như sau:

– Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương.

– Tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng là tổ chức đảng không phải là cấp huyện và do cấp ủy cấp trên trực tiếp của các tổ chức này quyết định thành lập.

Thứ hai, ủy viên trong chi bộ Đảng phải là người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra phải là người có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.

Thứ ba, trong trường hợp cấp ủy viên thiếu, việc bổ sung sẽ do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới và có quyền điều động một số cấp ủy viên cấp dưới.

Tóm tắt câu hỏi:

Vui lòng cho tôi hỏi chi bộ không có chi ủy mà chỉ có bí thư thôi, thì ai sẽ làm những công việc, hồ sơ của chi bộ. Đồng chí bí thư có quyền phân công 1 người làm công tác này không? Nếu có thì theo quy định nào? Cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 24 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 về chi bộ như sau:

“Điều 24.

1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.

2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.

3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.

4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên”.

Đồng thời, theo Mục 22 của Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có quy định về việc bầu chi ủy như sau:

Xem thêm: Quy định về tổ chức sinh hoạt chi bộ Đảng hàng tháng

“22- Điều 24 [Khoản 4]: Việc bầu chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ [kể cả chi bộ cơ sở]

Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy; chi bộ đông đảng viên bầu không quá 7 chi ủy viên. Chi bộ trực tiếp bầu chi ủy trước, sau đó bầu bí thư, bầu một phó bí thư trong số chi ủy viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư.

Trường hợp chi bộ bầu đến lần thứ ba mà không có đồng chí nào đủ số phiếu trúng cử bí thư chi bộ, thì cấp ủy cấp trên căn cứ vào tình hình cụ thể của chi bộ để chỉ định một đồng chí trong số chi ủy viên hoặc đảng viên [nơi không có chi ủy] làm bí thư để điều hành hoạt động của chi bộ.

Khi thật cần thiết, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định bí thư, phó bí thư, chi ủy viên”.

Theo quy định này thì chỉ chi bộ đảng có từ 9 đảng viên chính thức trở lên thì sẽ được bầu chi ủy. Những chi bộ có dưới 9 đảng viên sẽ chỉ bầu bí thư, nếu cần có thể bầu một phó bí thư.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 về việc bổ sung cấp ủy như sau:

“Điều 13

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập chi bộ Đảng? Bao nhiêu Đảng viên trở lên được thành lập chi bộ Đảng?

2. Việc bổ sung cấp uỷ viên thiếu do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới.

3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên có quyền điều động một số cấp uỷ viên cấp dưới, nhưng không quá một phần ba tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu”.

Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu được cụ thể hóa tại Hướng dẫn số 01-HD/TW Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng như sau:

“15- Việc chỉ định bổ sung hoặc tăng thêm cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ

Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

15.1- Đối với đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn, đại hội đảng bộ quyết định bầu từ 9 cấp ủy viên trở lên, nhưng khi bầu không đủ 9 cấp ủy viên, thì cấp ủy cấp trên chỉ đạo củng cố, xem xét chỉ định bổ sung cấp ủy viên để có đủ điều kiện bầu ban thường vụ cấp ủy.

15.2- Khi thật cần thiết, do không bầu được bí thư, cấp ủy cấp trên có thể chỉ định đảng viên trong hoặc ngoài đảng bộ, chi bộ tham gia cp ủy và làm bí thư”

Như vậy, để đảm bảo hoạt động, chi bộ Đảng luôn phải duy trì ủy viên của chi bộ mình. Đồng thời trong Điều lệ đảng các các văn bản hướng dẫn không quy định về việc bí thư có quyền phân công một người làm công việc tạm thời của chi ủy. Trong trường hợp thiếu ủy viên thì cấp uỷ cấp trên quyết định việc bổ sung cấp ủy viên còn thiếu mới có quyền điều động đảng viên từ đảng bộ khác chỉ định tham gia cấp uỷ và giữ các chức vụ uỷ viên thường vụ, phó bí thư, bí thư cấp uỷ, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. 

Xem thêm: Mẫu nghị quyết chi bộ hàng tháng mới và chuẩn nhất

Video liên quan

Chủ Đề