So sánh nói giảm nói và nói tránh năm 2024

Students also viewed

  • De cuong on tap giua hoc ki 1 mon ngu van 6 sach chan troi sang tao
  • Dac-trung-53-dan-toc-thieu-so-2019 ban-in
  • DẠNG RÚT GỌN TÌM ĐK ĐỂ PT CÓ NGHIỆM ĐÁP ÁN
  • Lịch làm việc THPT - mlkn
  • Slide 2 - try your best
  • PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
  • CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  • De hoc sinh gioi ngu van 10 nam 2020 2021 cum thpt huyen yen dung bac giang
  • Nghị luận về lòng tự trọng
  • Mùa xuân chín - HMT
  • 0. In dieu chinh Cua Tung - Cua Viet 27-9
  • Mở ôn tập học kì I Ai đã đặt tên cho dòng sông

Preview text

  1. Nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, đồng thời tránh sự thô tục và thiếu lịch sự. Biện pháp này được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta, và được sử dụng trong cả thơ ca, văn chương. Khi giao tiếp thông thường, trong một số hoàn cảnh thay vì sử dụng những từ ngữ có tính chất mạnh, gợi cảm giác ghê sợ, đau buồn thì chúng ta có thể sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để câu nói nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: chúng ta thường dùng từ tử thi thay cho từ xác chết, hoặc khi nhắc đến những người già theo một cách lịch sự, ta có thể sử dụng từ "có tuổi"
  2. Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh Trong giao tiếp, khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, chúng ta có thể dùng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Nghĩa là thay vì nói "bạn hát dở quá" thì chúng ta có thể nhận xét rằng "bạn hát chưa được hay". Như vậy với cách nói khéo léo này, chúng ta vừa không cần phải nhận xét một cách giả dối, cũng không sợ làm mất lòng người đối diện.
  3. Tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật và được sử dụng để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sử nhẹ nhàng hơn. Ví dụ 1: "chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi". Trong hoàn cảnh này chúng ta hiểu rằng, "không qua khỏi" tức là đã chết, nhưng bác sĩ vẫn không nói thẳng ra nhằm giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân

Ví dụ 2: "Anh ấy không bao giờ trở về nữa, đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo". "Mãi mãi nằm lại" trong câu nói này có thể hiểu rằng ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt cuộc cách nhẹ nhàng sự hy sinh. Ngoài ra, nói giảm, nói tránh còn được sử dụng nhằm nhận xét người khác một cách tế nhị, văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu và lắng nghe ý kiến . Ví dụ: chị ấy thật xấu xí. Câu nói này có thể thay bằng câu: chị ấy trông không được đẹp cho lắm. Cách nói này mang nghĩa phủ định một cách tích cực, làm giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang được nói đến. 5. Luyện tập về biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh Bài 1: So sánh hai cách nào sau đây, biết cách nói nào nhẹ nhàng và tế nhị hơn đối với người nghe. a. Con dạo này lười lắm b. Con dạo này không được chăm chỉ lắm. Trả lời: cách nói nhẹ nhàng và tế nhị hơn đối với người nghe là: "con dạo này không được chăm chỉ lắm". Đây là cách nói giảm, nói tránh, nhằm góp ý một cách nhẹ nhàng. Bài 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó

  • Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
  • Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh ngời

NÓI QUÁ

  1. Nói quá là gì? Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
  2. Tác dụng của nói quá Nói quá không phải là nói dối, nói sai sự thật mà nói quá là biện pháp tu từ có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Biện pháp tu từ nói quá thường được dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Nó còn được sử dụng trong khẩu ngữ hằng ngày như: khóc như mưa, ngã vỡ mặt hay nhiều câu nói quen thuộc khác. Không những thế, biện pháp tu từ này còn được dùng trong các tác phẩm văn học như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca,... Đôi khi nó còn được kết hợp với các biện pháp tu từ khác để câu văn câu nói trở nên sinh động hơn.
  3. Ví dụ về nói quá  Nói quá thường được dùng trong văn nói hằng ngày. Ví dụ: tức sôi máu, mệt đứt hơi, ngã vỡ mặt, nghĩ nát óc, khóc như mưa, nói rã cả họng, vắt chân lên cổ,...  Trong văn chương, nói quá thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học cụ thể như truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, châm biếm, anh hùng ca,... và những văn bản có chức năng kêu gọi, lời triệu hiệu. Ví dụ: Trong tác phẩm "Hịch tướng sĩ", Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong câu: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.".

Biện pháp nói quá được thể hiện qua hình ảnh "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có tác dụng gợi hình, gọi cảm, thể hiện lòng yêu nước, ghét giặc của Trần Quốc Tuấn. Còn với hình ảnh "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng", biện pháp nói quá có tác dụng gợi hình ảnh của câu văn, thể hiện tình yêu nước bất chấp hy sinh của tác giả.

4. Một số bài tập nói quá

Bài 1: Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi: - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối - Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (Ca dao)

  1. Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì?
  2. Cách nói như vậy có tác dụng gì? Trả lời:
  3. Nói Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này. Thực chất câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối" muốn nhấn mạnh tới sự đối lập giữa thời gian của hai mua trong năm đó là mùa hè và mùa đông. Từ đó muốn khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết sắp xếp những công việc của mình sao cho hợp lý.

Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá. Tôi có một người bạn thân thuở ấu thơ tên là Linh. Chúng tôi cùng sinh ra và lớn lên ở vùng biển. Cùng là những đứa con của biển, tôi thì đen như mực còn Linh lại có nước da trắng như trứng gà bóc. Bây giờ, khi lên đại học, dù mỗi đứa học ở một nơi, nhưng chúng tôi vẫn luôn hướng về nhau, quan tâm và tâm sự với nhau mọi chuyện trên trời dưới bể. Vì vậy, tôi rất trân trọng người bạn thân này.

BT SGK

Câu 1 Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu tu đó. Một ngày hoà bình Anh không về nữa TL

  • Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong các dòng thơ trên. Từ “không về” sử dụng thay cho từ “chết”, nhằm chỉ cái chết của người chiến sĩ.
  • Tác dụng của biện pháp trên: Cách nói giảm nói tránh như thế nhằm mục đích giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn Câu 2 Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về n ữa TL:
  • VD 1: Có người lính, Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về... (Lời bài hát Màu hoa đỏ - Thuận Yến).
  • Vd 2: Sau cơn bạo bệnh, nội tôi đã ra đi mãi mãi và không về với anh em tôi nữa Câu 3 Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
  1. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) TL: a.