Sự khác nhau giữa người thái đen và thái trắng

Giới thiệu chung về dân tộc Thái

Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc của Việt Nam. Người Thái sống tập trung tại các tình miền núiTây Bắc Việt Namnhư Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La...

Người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người [năm 2009], là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam.

Dân tộc Thái được chi thành 3 nhóm Thái Trắng [Tày Khao], Thái Đen [Tày Đăm] và Thái Đỏ [Tày Đeng]. Tuy nhiên, hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng chiếm đại đa số.

Người Thái Trăng và Thái Đen có nhiều điểm tương đồng về văn hóavà tôn giáo.

Cũng vậy, trang phục của cả nam và nữ người Thái Trắng và Thái Đen có nhiều điểm tương đòng. Tuy nhiên, cũng có vài điểm khác biệt mà bạn có thể nhận ra. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được những điểm khác biệt này.

1. Thái Trắng

1.1. Nhóm Thái Trắng phía Bắc [Lay – So – Chiên] – BTV.

Thật là phức tạ và cũng lý thú, những tộc người nói tiếng Tạng – Miến không có tên để gọi nhóm trắng, nhưng vẫn có khái niệm “khác với nhóm đen là nhóm trắng”. Người Thái hiện nay cư trú ở Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ được họ gọi theo tên người Hán đặt là Bạch tộc[4] theo lối phát âm của từng tộc người. Người Hà Nhì gọi người Thái là Pỉ tsù; người Cống gọi người Thái là Pỉ stàm; người Si La gọi người Thái là Bỉ – chiề… Đối với họ, những tên đó đều vô nghĩa vì nó là lối phát âm chệch của chữ “Pả tsủ” [bạch tộc] trong tiếng Hán vùng Vân Nam. Như vậy tên Bạch có thể do người Hán đặt ra [?]. Người Hán còn gọi là người Hà Nhì là Di tsủ [Di tộc] và người Lô Lô là Pả Di [Bạch Di]. Như vậy cái tên Di cũng có thể do người Hán đặt ra [?].

Người Bồ Khô Pạ [một nhóm địa phương của người Phù Lá ở miền Tây Bắc] gọi người Thái là jà. Trong sự phân biệt theo truyện cổ của người Hà Nhì “Hà Nhì mi chạ” cũng chép người Hán và Thái thành một nhóm gọi là Na-jà. Na-jà là một khái niệm chỉ những người khác tộc lớn hơn.

Như vậy trong những nhóm Bạch đã có người Thái, Hán và một phần những tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Tạng – Miến như Lô Lô… Song, có lẽ chủ yếu là người Thái thuộc lớp tổ tiên trực tiếp của người Thái Trắng. Trong tập tư liệu Giản sử dân tộc Di cũng đã có đoạn viết “… Ngôn ngữ người Ô Man không giống Bạch Man”. Hai ngôn ngữ này khác nhau rất lớn. Nếu như so sánh hai ngôn ngữ THái với các tộc người Tạng – Miến thì hẳn phải khác nhau nhiều rồi[4].

Theo khái niệm của người Hà Nhì thì buổi đầu tiên ý nghĩa của sự phân chia đen, trắng là sự phân chia hai khu vực địa lý tiếp giáp nhau của hai khống cộng đồng tộc người. Mỗi bên là một quần thể người vốn có chung ngôn ngữ, một chế độ kinh tế, văn hóa,… Như ở đây có thể một bên là gười Thái và một bên là những tộc người trong hệ ngôn ngữ Tạng – Miến [?]. Họ đã thể hiện khái niệm này qua đoạn mở đầu truyện thơ cổ “Hà Nhì mí cha” như sau:
…”người Hà Nhì sinh ra ở Na-ma-hà-mé
Xây dựng thôn trang ở Sfuy-à-coòng.
Ở đấy có cánh đồng ruộng lớn Ha-sa-tê-a-ma
Được tưới bởi 12 con mương bắt nguồn từ sông Ha Sa”
…“Bên kia sông Ha Sa là đất của người Na-jà
Bên này sông Ha Sa là đất của người Hà Nhì”[5].

Nếu như thời Lưu Tống [thế kỷ V Công nguyên] mới có tên Ô Man đông Thoán và Bạch Man tây Thoán, thời kỳ xuất hiện khái niệm ban đầu về đen, trắng của người Hà Nhì như đã dẫn ở đây chắc có sớm hơn. Vì khi có Ô Man ở phía đông và Bạch Man ở phía tây thì trong Di, Bạch đã lẫn lộn nhiều tộc người, không phải bên đen chỉ có người Hà Nhì và bên trắng chí có người Na-jà như quan niệm của người Hà Nhì.

Có lẽ thời kỳ xuất hiện Ô Man đông Thoán và Bạch Man tây Thoán có thể tương đương với thời kỳ đất Hà Nhì [cư dân nói tiếng Tạng – Miến] bị xáo trộn. Lúc dó:
…”Đất Hà Nhì làm ăn không được
Vì có cây nhô chề [cây đa thần thoại – TG] che khuất mặt trời
Người Hà Nhì phải cùng anh em Cống, La Hủ chặt nó đi,
Lúc cây nhô chề đổ xuống thì 12 cành của nó bay đi 12 vùng
Năm vùng người Thái ở rất đông.
Bảy vùng kia là đất Hà Nhì, Cống, La Hủ”[6].

Vùng người Thái cũng được người Hà Nhì nêu rõ đặc điểm. Dưới đây xin nên từng vùng và so sánh với tư liệu người Thái như sau:
– “Mường So, Nà Lự [Ở đó có mỏ muối]”
Người Thái gọi đây là Mường So Luông thuộc khu Xíp Xoong Pắn Na [hay còn gọi là Xíp Xoong Pắn Ná Lự] [7].
“Mùng sử – Nhù sê [Mông tự, Mỏ trâu].

Người Thái vẫn gọi là Mường Tiêng, Chiêng Khem, Mường Tùng Hoàng và Mường Ôm, Mường Ai. Nếu như chuyện kể người Hà Nhì có câu: “Ở đây sinh ra nhiều trâu” thì người Thái cũng có câu:
…”Mường Ôm có mỏ trâu” [Mường Ôm mi bó quái]
Mường Ai có mỏ thóc”… [Mường Ai mi bó khảu]
– “Chiêng Mì, Mứn Hỏ…” “Ở đó có nhiều bông dệt vải”
Người Thái gọi là Mường Chiềng Mì hay Mường Mì, Mường Mứn, Mường Hỏ.
– “Mường Lỉ, Mường So”… “Ở đó người ta đương chém giết nhau”
Người Thái gọi là Mường Là [Mường Lò]. Mường So còn gọi là Mường Tiến nay là huyện Phong Thổ [Lai Châu].
-“Mường Bôm, Mường Bám” [?] … “Ở đó có nhiều ngựa”
Người Thái còn gọi là Mường Bôm hay Mường Bum nay thuộc huyện Mường Tè [Lai Châu].

Hết đoạn thơ, câu chuyện còn tiếp tục kể một đoạn dài nói về một giai đoạn chinh chiến liên miên giữa các nhóm người ở các địa phương trong đất Hà Nhì và Thái. Khi cuộc chinh chiến chấm dứt thì tổ tiên “Người Hà Nhì, La Hủ… đã chỉ huy binh lính Thái tiến lên làm chủ đất nước Vân Nam và Mường Lay”.
“Tuy thế vùng đất đai rộng lớn này vẫn chia thành hai vùng đất đen, trắng rõ rệt. Vùng đen là đất của người Hà Nhì và La Hủ. Một bên là đất Na-jà”
“… Đất Hà Nhì có những tướng nổi tiếng như Ka-la-a-thư [hay còn gọi là Hà Nhì A-fùy] đóng ở Vân Nam. Người La Hủ có một nữ tướng tên là Pa Thổ Ma hay còn gọi là Pả Thoản Pì cũng đóng ở Vân Nam. Những quân lính tham gia dưới quyền chỉ huy của hai tướng này, ngoài người Hà Nhỉ La Hủ, còn có rất đông người Thái…”

“… Bên Na-jà có nhiều vàng. Có người Thái làm tướng, có vùng người Hán đứng đầu, lại có vùng cũng do người Hà Nhỉ, Cống làm Tướng. Như ở Mường Lay có tướng Hà Nhì là A-bồ-chu-quầy. Ở Mường So, Mường Là có tướng người Cống[?]. Phần lớn bộ quân quân lính do các tướng Hà Nhì và Cống chỉ huy đều là người Thái ở Mường Tè, Mường Lay…”

Kết thúc câu chuyện về cuộc binh biến lớn này người Thái ở Mường Lay, Mường Tè và đưa người Thái tiến lên làm chủ đất này.

“… Trong một chuyến dân quân lính từ Mường Tè ra Mường Lay, khi quay về tướng Hà Nhì là A-bồ-chu-quầy đã bị lính Thái giết chết ở dốc Mường Mô. Sau một người hà Nhì khác tên là A-ka-na-bú lên thay thế để chỉ huy quân lính khống chế toàn bộ Mường Lay, Mường Tè để đánh lại sức tấn công của người Hán. Trận đánh thắng lợi, nhưng lập tức cũng bị lính Thái giết chết. Từ đó lính Hà Nhì và Thái đã đánh phá nhau. Dân Hà Nhì, La Hủ, Cống và Thái nữa sợ quá chạy tan tác đi khắp nơi. Bên kia Vân Nam, tướng Ka-la-a-thư [Hà Nhì] và nữ tướng Pả Thoản Pỉ hay Pa-thố-ma [La Hủ] cũng bị người Hán đánh bất ngờ nên phải chạy và hang đá. Được ít lâu hang đá đó tự nhiên khép kín lại…”
“… Về sau đất Mường Tè và Mường Lau người Thái đã đến ở…”.

Những đoạn kể chuyện của người Hà Nhỉ – La Hủ đã xác minh sự tham gia của người Thái cùng những nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến trong việc chiếm cứ miền tây Tây Bắc, miền tây nam tỉnh Vân Nam và sự phân chia vùng đất nàu thành hai khu vực địa lý một cách rõ ràng. Phải chăng đây là sự phản ánh một giai đoạn phân thành Đông Thoán Ô Man và Tây Thoán Bạch Man? Phải chăng đây là sự phản ánh một giai đoạn cực thịnh của một “nhà nước” mà trong các thư tịch cổ ở Trung Quốc cũng như Việt Nam gọi là nước Nam Chiếu.
Địa bàn cư trú của Nam Chiếu ở miền tây và tây bắc tỉnh Vân Nam, trung tâm là Đại Lý [Côn Minh], Nam Chiếu có 6 chiếu là Mông Tuấn, Việt Tích, Lãng Khung, Đăng Đạm, Thị Lãng và Mông Xá. Nửa thế kỷ VIII, chiếu Mông Xá cường thịnh chiếm 5 chiếu kia, dựng thành nước lớn dần dần hàng phục được nước Phiếu [Miến Điện], phát triển sang phía tây tới giáp Ấn Độ, tây bắc giáp Thồ Phồn [Tây Tạng]. Phía Nam giáp miền Tây Bắc nước ta thời bấy giờ. [Theo Lịch sử Việt Nam tập I, 1971, trang 126]

Một vấn đề quan trọng, sự khẳng định của câu chuyện người Hà Nhì cho rằng đất Hà Nhì [nhóm đen] cũng như đất Na-jà [phía trắng] đều có người Thái. Nếu như câu chuyện này có thực thì rõ ràng Đông Thoán Ô Man ắt là đât Hà Nhì, có Thái Đen, phía Tây Thoán Bạch Man ắt là Thái Trắng[?].

Trong tập “Giản sử dân tộc Di” còn ghi: “Ô Man có tục hỏa táng, mặc đồ đen”.. “Bạch Man có tục giống người Hán…, mặc áo trắng”.

Tất cả các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến cư trú ở miền Tây Bắc hiện nay không có tục hỏa táng. Tục hỏa táng chỉ có ở người Thái Đen. Khi chết người Thái Đen đốt xác để linh hồn theo khói bốc lên trời với tổ tiên.

Người Hà Nhì,La Hủ và các dân tộc khác trong hệ ngôn ngữ Tạng – Miến cũng như người Thái Đen đều bận đồ đen riêng người Thái Đen việc ăn mặc đồ đen là một trong những đặc trưng của ngành.

Người Thái trắng ảnh hưởng phong tục tập quán của người Hán rất rõ nét. Đó là cách tính ngày tháng theo âm lịch [không theo lịch Thái] ăn Tết Nguyên Đán, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Xá Tội Vong Nhân, Trung Thu đó là một số lớn từ ngữ vay mượn trong thổ ngữ của vùng này. đó là hệ thống chức dịch của bộ máy thống trị của quý tộc Thái trắng ở miền Bắc cũng mang những tên hoàn toàn Hán [Xem tuần thứ tư…]

củ Lò Văn Khiêm ở bản tin tốc xã Mường Tùng huyện Mường Lay cũng nói rằng: “tổ tiên người Thái trắng là người Thay ở Xíp xong păn na nhưng vì ở gần người Hán nên có học được nhiều phong tục tập, quán của họ, biến nó thành của mình cũng vì lẽ đó nên có người Thái trắng hiện nay.

Ăn vận đồ trắng cũng là một trong những đặc trưng của người Thái trắng.

Căn cứ vào những bằng chứng ở trên quan niệm của người những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ tạm miến thấy rằng Thái trắng là một trong những thần thành phần của khối gạch men Tây toán. Họ đã đến thung lũng Mường Lay, Mường Tè tương đối sớm người Mường Lay đã xác nhận rằng xưa kia tổ tiên người Thái tự gọi là của Thay không phải của Tay như ngày nay. Nhóm phủ Thay tới đây ở cùng với người Pến gọi là [Hán Pên], Co, Uni.

Pến [Hán Pến] là tên chủ nhóm Lô lô pên ti [Lô lô bản địa]. có hai có xung là tên người Thái gọi người La Hủ. Uni là tên người Thái gọi chệch tên Hà Nhì. Đó là những tên gọi cho đến nay vẫn còn phổ biến trong người Thái. Và như vậy Pến, Co, Uni thời xa xưa đó là những nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến.

Như trên đã trình bày tên người Thái tự gọi là Thay và Tay đều mang một nghĩa. Song, cần chú ý: tên Thay thường là tên người Thái Tây Bắc dùng để chỉ nhóm Thái ở vùng Xíp Xong Pắn Na, Thái Lan và một phần ở Lào. Họ còn được gọi là Thay Lự, Thay Pong, Thay Nhuồn [Duồn] thay Thay Sa-dam.

Người Thái Mường Lay cũng xác nhận rằng tổ tiên của họ cũng thiên di từ vùng sipsongpanna đến. Họ đã giành lấy đất này trong tay các thủ lĩnh người Uni, Pến. Chính vì thế người Thái mới đặt tên là Mường Lay [tiếng Thái: Lay nghĩa là đuổi] một địa danh mang đầy hàm ý “đuổi người chủ cũ đi để mình thay thế”.

Khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, một nhánh người Thái Đen do Tạo Chiêu cầm đầu đã thiên di từ Mường Thanh lên ở thung lũng Mường Lay, Mường Tùng. Tạo Chiêu được làm thủ lĩnh Mường Lay và do đó xã hội của bộ phận người Thái Trắng ở đây đã tổ chức theo thể thức của vùng Thái Đen.

Đối với đất Phong Thổ, những diễn biến lịch sử của các tộc người ở đây có lẽ càng về sau càng tỏ ra êm dịu hơn. Có thể sau những cuộc binh đao giữa các bộ lạc rất xa xưa, vùng Mường So, Mường Lự [Bình Lư] đã trở lại yên ổn và cư dân người Thái đã vào cư trú cùng với người Màng.

Hiện nay có ý kiến cho rằng tộc danh Màng tức là Màng Là, tên gọi một ngành người Cống thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến hiện cư trú ở bản Tắc NGá [huyện Mường Tè]. Màng Là còn có nghĩa là Mường Là [nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc] giáp với huyện Phong Thổ của ta. Mường Là hiện có người Thái đồng thời có cả người Cống [ngành Màng Là].

Hồi đó bản Nà Ngọ [nay thuộc xã Bình Lư, huyện Phong Thổ] người Thái ở tương đối tập trung. Về sau, họ mới sang Mường So Luông bên Xíp Song Pắn Ná đón một người họ Lò về làm Tạo. Nhân đó một nhóm người Thái khác cũng theo về cư trú ở Mường So. Ông “tạo” Mường So Luông lấy con gái người Màng và sinh ra con cháu nối nghiệp cai quản đất Mường So. Cư dân Thái sau khi ồn định đã phát triển ngày một đông đúc. Qua nhiều năm khai phá, họ đã cùng các tộc anh em khác biến dần thành thung lũng Mường So, Mường Lự hoang vu thành ruộng đồng màu mỡ.

Từ Mường So, một số nhóm Thái lại tiếp tục thiên di theo các con suối xuống miền đất Than Uyên, Văn Bàn, hoặc thiên di sang miền đất đai thuộc lưu vực sông Hồng. Họ đi vào cả vùng Pa Kha [hay Pước Kha] tức huyện Bắc Hà tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày nay. Rồi từ Pa Kha họ lại xuôi theo sông Hồng tới cư trú ở Mường Hạ, Mường Mù [Mai Châu – Hòa Bình]. Bởi vậy người Thái ở Mai Châu mới có câu chuyện tổ tiên họ “đi thuyền da xuôi dòng sông Hồng từ Mường Hước, Pước Kha đến và họ tự nhận là “Tày Khào” [Thái Trắng].

Bây giờ còn một vấn đề rất nan giải cần bàn: vậy thời gian nào thì tổ tiên người Thái và Tạng – Miến đã có mặt ở khu Tây Bắc? và thời gian nào nơi đây chỉ có người Thái ở thung lũng làm ruộng nước?

Cũng căn cứ vào những tư liệu trên, thời gian có mặt tổ tiên hai nhóm Thái và Tạng – Miến có thể thấy rõ ràng hơn cả là lúc mà các thủ lĩnh người thuộc nhóm Tạng – Miến đã “bá chủ” cả miền Lai Châu và Vân Nam [như trong chuyện của người Hà Nhì, La Hủ]. Đó là thời kỳ quốc gia Nam Chiếu đang trên đà phát triển tới cực thịnh khoảng thế kỷ VII – VIII. Thời gian chỉ có thể xảy ra khi tổ tiên người Thái lợi dụng sự tấn công mãnh liệt của các tập đoàn phong kiến Hán vào nước Nam Chiếu làm cho nó suy vong, khoảng các thể kỷ thứ IX – X trở đi.

Như vậy tổ tiên người Thái thuộc ngành trắng đã bắt đầu ổn định ở Mường Lay, Mường Tè. Từ đó về sau mới có những nhóm theo sông Đà thiên di tới ở Mường Chiên [Quỳnh Nhai] và Mường Chiến [xã Ngọc Chiến huyện Mường La]. Thời gian tiến hành những đợt thiên di này phải xảy ra trước khi có nghành Thái Đen tới Nghĩa Lộ và vùng sông Đà, sông Mã thời thế kỷ thứ XI – XII, vì theo Quam Tô Mương [kể chuyện mường] của người Thái Đen thì khi họ tới nơi đã gặp nhóm Thái ở đây rồi.

Từ những tư liệu trên có thể nhận định tổng quát về nhóm Thái Trắng ở miền Bắc – Tây Bắc là một trong những nhóm Thái sau khi tách khỏi tộc người gốc [người Tày cổ] đã gia nhập nhóm “Bạch” gồm các tộc thiểu số, đặc biệt là những tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến cư trú ở miền thượng sông Đà, sông Nậm Na. Quá trình họ gia nhập nhóm “Bạch” cũng là quá trình mà tổ tiên họ di cư đến ở các thung lũng Mường Lay, Mường Tè và Phong Thổ trong khoảng những năm đầu thiên niên kỷ I Công nguyên.

Sau kho đã ổn định nơi cư trú ở các vùng thung lũng đó, có những bộ phận họ lại chuyển dịch theo các con suối và sông Đà tiến sâu hơn nữa xuống phía Nam Tây Bắc và các vùng lân cận khác ở nước ta.

1.2. Nhóm Thái Trắng phía Nam [Tấc – Sang] – BTV.

Cùng có tên gọi Thái Trắng, ở Tây Bắc còn có các nhóm hiện cư trú ở Mộc Châu và Phù Yên. Mộc Châu tên tiếng Thái là Mường Sang và Phù Yên tên tiếng Thái là Mường Tấc. Đây là vùng đất thuộc phía nam Tây Bắc, một khu vực Thái Trắng biệt lập hẳn với khu vực Thái Trắng ở phía bắc. Từ đó có vấn đề đặt ra vậy tại sao lại gọi là Thái Trắng?

1.2.1. Nhóm thái trắng mường sang [Mộc Châu] và lân cận – BTV

Thái Mộc Châu là một nhóm Thái đã thiên di từ Lào sang khoảng thể kỷ XIV. Đó là điều có thể khẳng định được sau khi đã nghiên cứu, so sánh ăn khớp giữa các ngồn tư liệu thành văn như: tập Piết mương [chuyện mường] của Mường Sang, tập Quam Tô Mương [chuyện bản mường] của người Thái Đen với các câu chuyện dân gian có nội dung tương tự của ngay chính Mường Sang.

Dưới đây là nhóm tóm tắt một chuyện dân gian mang tính chất nửa thực của thần thoại để nói về sự thiên di của người Thái Mộc Châu từ Lào sang:

“… Ngày xưa vua đất Viêng Chăn sinh được người con trai, đặt tên là Pha-nha Nhọt-chom-cằm. Chàng trai lớn lên ra tắm ở sông Nậm Khoong [Mê-kông] tinh cờ lấy được một hòn đá quý, có nhiều màu sặc sỡ ở trong bọt nước đem về làm vật bảo bối.

Khi trưởng thành Pha-nha Nhọt-chom-cằm được phép vua cha đi tìm đất mới để lập bản, dựng mường. Cùng đi với Nhọt-chom-cằm có nhiều binh, tướng và nhiều dân ở bản dưới, mường trên. Trước khi lên đường vua cha trao cho đoàn quân của Nhọt-chom-cằm 800 cây mác đồng đỏ với hàng chục thớt voi chiến.

Mang theo hòn đá quý trong người, chàng khởi binh từ đất Viêng Chăn về Mường Thanh [Điện Biên] xuống Mường Húak [thuộc Tuần Giáo] lên Mường So [Phong Thổ], Mường Là [thuộc Vân Nam]. Chàng lại tiếp tục kéo quân về mạn sông Hồng Mường Mả, Mường Sát, Cam Đường [nay thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn]. Đoàn người lại xuôi về Mường Cúc, Mường Át [Thu Cúc, Lai Đồng – Vĩnh Phú] xuống đến Pằn Panh, Thái Hòa [?], lại ngược lên Mường Pi, Mường Sàng [vùng Lương Sơn, Thạch Bi, Hòa Bình]. Với danh nghĩa là đoàn sứ giả vua Lào, đoàn Nhọt-chom-cằm đi tới đâu cũng được đón tiếp chu đáo.

Không ngờ hòn đá quý của Nhọt-chom-cằm mang theo cứ mỗi ngày một lớn và khi tới Mường Mùn, Mường Hạ [Mai Châu – Hòa Bình] thì hòn đá đó đã phải dùng tám người khiêng mới có thể tiếp tục đem đi được. Khi họ đến Phiêng Luông [vùng thảo nguyên Mộc Châu], hòn đá bỗng thốt lên: “chỗ đất này tốt!” [trong tiếng Thái tốt là đi]. Nhọt-chom-cằm mới đặt nơi đó là Chiềng Đi. Họ lại tiếp tục khiêng hòn đá qua núi “Kèm cọ” đến một bãi bằng, đá lại nói: “cho tôi xuống đây” [tiếng Thái: “khỏi chí lống”]. Chiều ý đá, Nhọt-chom-cằm bèn đặt đá ở đó và gọi tên đất là chí lông [xuống đây [có lẽ có nhầm lẫn khi tác giả dịch – BTV]]. Nay chí lống được phiên âm là Chò Lồng một xã thuộc huyện Mộc Châu. Hòn đá được mang tên là “Xửa-hin-lái” [áo với nghĩa là hồn mường có màu sặc sỡ]. Từ đó đất Chí Lống được chọn làm nơi trú ngụ của “hồn mường” của Mường Sang.

Đất Mường Sang thời đó đương có người Lếm, Lé ở. Người Thái do Nhọt-chom-cằm dẫn đến sau cũng đòi vào cư trú, nên xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Họ cược nhau bắn tên ai không cắm được vào vách đá mà rơi xuống đất, sẽ phải rời đi ở nơi khác. Với cây nỏ cánh cung và mũi tên bằng đồng, người đại liện bên Lếm, Lé giương lên bắn lần thứ nhất tên rơi xuống đất, lần thứ hai tên rơi xuống đất và lần thứ ba tên lại rơi xuống đất! Đến lượt bên Thái bắn, người đại diện dùng nỏ có cánh cung bằng tre với mũi tên tre có bịt sáp ong giương lên bắn lần thứ nhất tên cắm trên vách đá, lần thứ hai tên cũng cắm trên đá và lần thứ ba tên cũng lại cắm trên đá. Người Thái đã thắng cược. Song, người Lếm, Lé vẫn không chịu mà đòi hai bên phải làm lễ cúng “ma mường”. Nếu “ma mường” ưng bên nào ắt sẽ hiện lên mà phân rõ bên nào sẽ là chủ đất. Biết vậy Nhọt-chom-cằm bèn bố trí cho tướng Khăm Phông đem bông bọc toàn thân giả làm “ma mường” trèo lên nấp sẵn ở trên vách núi. Đến khi hai bên bày thủ tục cúng, thì “ma mường” giả đó hiện trên vách núi trắng toát mà nói rằng: “Đất này người Thái ở mới phát, còn người Lếm, Lé ở thì loài người sẽ tuyệt chủng”. Thế là người Lếm, Lé đành phải bỏ đi nơi khác cho người Thái vào cư trú.

Nhọt-chom-cằm lên làm “chẩu mường” đất Mườn Sang, mới đặt tên cho ngọn núi có vách đá cắm tên bịt sáp ong là “núi vách sáp ong” [Pom pha khỉ sút] và chia con cháu đi bản dưới, mường trên để làm chủ. các con cháu đó đều được phân một cây mác đồng của vua cha đất Viêng Chăn, và số còn lại họ đem đúc thành tượng đồng đặt ở chùa bản Vặt gọi là tượng Pha-nha Nhọt-chom-cằm. Nhọt-chom-cằm chính là ông tổ của họ xa nối nghiệp trị vì đất Mường Sang…”.

Ở Lào sang, người Thái Mộc Châu vẫn quen thờ Thích-ca Mô-ni, nên họ đã lập chùa ở bản Vặt [tên Vặt là âm chệch của Phật] và hàng năm tổ chức lễ Phật gọi là “Chách vặt, chách và” vào tháng 5 âm lịch.

Cho đến nay vẫn chưa có đủ cứ liệu để xác minh nhóm tộc người nào hiện có mặt ở Tây Bắc sẽ là hậu duệ của người mang tên “Lếm, Lé”. Theo như người Thái ở Mộc Châu kể thì sau khi thua cuộc với Nhọt-chom-cằm còn cử tướng Khăm Phông đi tiễn chân… Song đấy mới chỉ là một loại tư liệu chưa lấy gì đáng tin cậy lắm. Có thể đại bộ phận họ đã sang Lào nhưng ít nhất cũng còn nhóm lẻ tẻ rơi rớt?

Hiện nay ở Tây Bắc có tất cả 23 tộc anh em, trong đó riêng ở Mộc Châu có 7: Mông [đã được BTV sửa], Dao, Mường, Kinh, Thái, Xinh Mun và Khơ Mú. Trong bảy nhóm này ta có thể loại các nhóm Mông, Dao, vì họ mới tới đây khoảng thế kỷ XVII – XVIII; nhóm Mường vì người Thái không gọi là Lếm, Lé mà gọi là Mọi, Mang; người Kinh càng không phải cho nên chỉ có thể là hai nhóm Xinh Mun và Khơ Mú là hậu duệ người Lếm, Lé chăng? Ngôn ngữ của hai tộc này đều nằm trong hệ Môn – Khmer. Đó là một trong hệ ngôn ngữ cổ của các tộc người ở Tây Bắc.

Trong các hang động ở nhiều nơi trên đất Mộc Châu hiện còn những quan tài người xưa để lại và được người Thái gọi là “trùng Lếm, Lé” [nơi an táng người chết của người Lếm, Lé]. Nhiều người còn cho rằng đấy là di tích của người Lếm, Lé. Hiện nay ở Tây Bắc không có tộc người nào lại có tục chết bỏ vào quan tài rồi đem cất trong hang. Riêng hình mộ táng của người Khơ Mú xưa thì còn phảng phất bóng dáng của cách cất quan tài trong hang. Đó là lối đào huyệt thẳng xuống đất thật sâu rồi đào thành hàm ếch tựa ngách hang để đặt quan tài vào đó, sau mới lấp đất.

Còn chuyện về “cược bắn nỏ” để tranhd dất thì người Xinh Mun còn phổ biến hơn cả. Chúng tôi xin ghi lại câu chuyện đó do Nguyễn Văn Huy đã sưu tầm được ở bản Ái xã Chiềng On – Yên Châu: “Xưa kia người Xinh Mun bố cư trú ở bản Ái. Người Thái đến sau nhận đất bản Ái của mình. Hai bên tranh chấp nhau và cùng thì bắn cung [nỏ – TG]. Họ ước với nhau rằng mũi tên của ai dính vào núi đá thì toàn bộ đất đai quanh vùng sẽ thuộc về người đó. Khi bắn, người Xinh Mun dùng tên đồng, nên mũi tên bật ra. Còn người Thái dùng tên tre có bọc “khỉ sút” [sáp ong: tiếng Thái – TG] nên mũi tên dính vào vách đá. Vì thế người Xinh Mun phải nhường bản Ái cho người Thái”.

Như vậy để trở lại vấn đề hình thành nhóm Thái Trắng ở Mộc Châu và Phù Yên nữa, không thể không bàn tới đôi chút về lịch sử hình thành Vương quốc Lào ở phía tây nước ta.

Vương quốc Lào rõ ràng được hình thành trên cơ sở có dân tộc Thái thiên di từ miền bắc xuống miền nam. Như thế có nghĩa rằng trước khi người Thái tơi đất Lào hiện nay, tổ tiên họ sinh tụ trên các miền đất phìa bắc. Trên kia đã nói tới miền thượng sông Đà với chi nhánh quan trọng của nó là sông Nậm Na. Đó là đất quê hương của người Thái Trắng – nhóm cư trú ở phía bắc khu Tây Bắc ngày nay. Bây giờ tiếp tục nói đến miền thượng sông Nậm U với chi nhánh quan trọng của nó là sông Nậm Rốm và Nậm Núa. Đó là miền đất người Thái xưa gọi là Mường Bó Té Bó Rôm và Mường Then [Thanh] – đất của truyền thuyết sinh ra tộc người Thái ở miền tây. Không biết mấy ngàn năm tổ tiên họ đã sống trên dải đất này để từ một son người lấy sự chiếm đoạt thiên nhiên, nhảy vọt sang nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước. Cũng có thể từ những người chỉ mới biết dùng gậy, gộc và đá để làm công cụ kiếm sống mà nhảy vọt sang việc chế tác ra lưỡi cày bằng kim loại. Cho đến thời gian gần đây, hậu duệ của những người Thái cổ xưa đó sống ở Lào vẫn còn đúc lưỡi cày để cung cấp cho nhiều nơi và đặc biệt cho người Thái ở Tây Bắc thời cách mạng.

Nhờ nền tảng của nền kinh tế nông nghiệp trương đối ổn định mà tổ tiên người Thái ở miền đất thượng sông Nặm U, Nặm Rốm đã phát triển mạnh mẽ. Có thể trong các thế kỷ đầu Công nguyeenk, họ đã ở trong khối “Tây Thoán Bạch Man”. Cũng có thể họ đã tham gia nước Nam Chiếu khi nhà nước này phát triển sang phía tây?

Đến khi nhà nước Nam Chiếu suy yếu, khoảng thế kỷ thứ X, thì nhiều nhóm Thái cũng như nhiều nhóm Tạng – Miến đã theo sông Nặm U rời Nặm Khoong [Mê-kông] vào đất Lào. Đó là những lý do để cắt nghĩa rằng hiện nay người Lào ở nhiều nơi vẫn cho mình có nguồn gốc Thái Trắng [Thay Khao]. Họ vẫn còn những truyền thuyết về Mường Then và coi đất đó là “đất tổ” của mình.

Đến nay đã đủ chứng cớ để coi rằng người Thái Mộc Châu là một ngành Thái Thái Trắng nhưng đã trải qua các thời kỳ cư trú ở đất Lào. Những nét đặc trưng văn hóa của họ đã trải qua nhiều năm hòa hợp và tiếp thu ảnh hưởng luồng văn hóa của các dân tộc bản địa ở Lào, đặc biệt các dân tộc trong ngôn ngữ Môn – Khmer. Họ là con chảu của những người Thái đã cùng người tù trưởng Pha Ngum nổi tiếng, thành lập ra Vương quốc Lạng Xạng [Vạn Tượng] đóng đô ở Luông Pra Bang vào năm 1353; mà phù hiệu của nó là “Vạn Tượng đi ô trắng” [Lạn Xạng hôm khao].

1.2.2. nhóm thái trắng mương tấc [Phù yên] – BTV

Người Thái Trắng ở Phù Yên lại càng trải qua nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trước khi ngành người Thái Đen tới Mường Lò vào khoảng thể kỷ XI, thì ở đây đã có mặt một nhóm Thái cổ [Táy Pú Xớc đã nói đến hồi đó tạo người Thái ở Mường Tấc đã lấy vợ ở đất Kinh]. Về sau lại có những đợt thiên di của ngành người Thái trắng ở phía bắc tới cư trú. Đén khi Tạo Lò làm chủ đất Mường Lò [thế kỷ thứu XI] một nhóm Thái Đen cũng di cư tới ở cánh đồng Quang Huy thuộc Phù Yên ngày nay.

Từ Mộc Châu, một nhóm người Thái Trắng lại tổ chức những đợt thiên di sang ở Phù Yên. Đến khoảng thế kỷ XVIII, người Thái Đen ở Mường La cũng xâm nhập cánh đồng Mường Tấc, Mường Pùa [thuộc Phù Yên] [theo tập thơ Phanh mương [dựng mường] của Mường La]. Tiếp đến một nhóm Thái ở Mường Ảnh, Ca Gia [Thanh Hóa] cũng theo sông Đà đến cư trú ở Pá Ngà [nay là xã Pác Nga thuộc huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La][theo Tư liệu điền dã mùa xuân 1972, mùa đông 1971, mùa xuân 1964].

Như vậy nhiều yếu tố văn hóa địa phương khác nhau của các ngành người Thái Mang tới đây cộng với sự tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của người Mường rất đậm đã tạo ra ngành Thái Trắng ở Phù Yên có những nét riêng của nó. Song bao trùm lên tất cả vẫn là những nét văn hóa cơ bản của ngành người Thái Trắng, nhóm Mộc Châu thể hiện đặc trưng của nhóm Thái Trắng Phù Yên.

Mục lục

Video liên quan

Chủ Đề